Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
2,027
327
124
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
.............../............... ......./.......
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ HOÀNG HIỆP
PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ -
TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
.............../............... ......./.......
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
VŨ HOÀNG HIỆP
PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ -
TỪ THỰC TIỄN QUẬN THANH XUÂN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Mã số: 60 38 01 02
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHAN VĂN HÙNG
HÀ NỘI, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được
công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các thông tin trích dẫn
trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Vũ Hoàng Hiệp
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới:
Ban giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia cùng các thầy giáo, cô
giáo đã trang bị những kiến thức quý báu và giúp đỡ em trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu tại Học viện Hành chính Quốc gia.
Tiến sĩ Phan Văn Hùng, người thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học, tận
tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.
Gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và thu thập tài liệu, số liệu để thực hiện luận văn.
Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù em đã rất cố gắng nhưng
khó tránh khỏi luận văn còn những thiếu sót. Em kính mong nhận được những
ý kiến đóng góp, chỉ dẫn quý báu của các thầy, các cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Vũ Hoàng Hiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
..................................................................................................
1
CHƢƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ
.......................................................... 9
1.1. Thực hiện dân chủ cơ sở
.................................................................... 9
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, vai trò của pháp luật về thực hiện
dân chủ cơ sở
...........................................................................................
17
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở và
điều kiện bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở .......................
28
CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN
CHỦ CƠ SỞ VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI QUẬN THANH
XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
........................................................... 37
2.1. Thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở
............................ 37
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn quận
Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
.............................................................. 50
CHƢƠNG 3.QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ CƠ SỞ TỪ THỰC TIỄN
QUẬN THANH XUÂN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................. 80
3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở .......... 80
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở ............ 84
3.3. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ............... 96
KẾT LUẬN
..........................................................................................
101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................... 102
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐND :
Hội đồng Nhân dân
UBND :
Ủy ban Nhân dân
MTTQ :
Mặt trận Tổ quốc
QCDC :
Quy chế dân chủ
BCĐ :
Ban chỉ đạo
TTND :
Thanh tra Nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG / BIỂU ĐỒ
Số hiệu bảng
/ biểu đồ
Tên bảng / biểu đồ
Trang
Bảng 2.1
Tóm tắt nội dung Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11
39
Bảng 2.2
Tổng hợp tình hình tổ chức hoạt động kiểm tra công
tác thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở của BCĐ
Quận, giai đoạn 2012 – 2016
56
Bảng 2.3
Số liệu thống kê công tác tiếp nhận và giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Nhân dân tại các
phường giai đoạn 2012 – 2016
62
Biểu đồ 2.4
Mức độ hiểu biết của người dân đối với Pháp lệnh
34/2007/PL-UBTVQH11
69
Biểu đồ 2.5
Xu hướng thay đổi các hoạt động sau khi thực hiện
Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11
71
Biểu đồ 2.6
Hiệu quả hoạt động giám sát của Ban thanh tra nhân
dân và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng
75
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Dân chủ là một hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội, trong
đó thừa nhận Nhân dân là nguồn gốc của quyền lực. Dân chủ là khát vọng
vươn tới và là mục tiêu đấu tranh của xã hội loài người. Trong quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định dân chủ xã hội chủ
nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của xã hội. Đặc biệt, tại
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) của Đảng ta xác định: “Dân chủ gắn liền với kỷ
luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo
đảm”. Chính vì vậy, xây dựng và thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở là chủ
trương quan trọng của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa đột phá để giải quyết
nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến quyền làm chủ của Nhân dân, củng cố hệ
thống chính trị ở cơ sở.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa nói chung và dân chủ cơ sở nói riêng hiện
nay không chỉ được khẳng định trong chủ trương của Đảng, mà còn được thể
chế hóa và đảm bảo thực hiện thông qua Hiến pháp và hệ thống pháp luật của
Nhà nước. Từ khi Đảng và Nhà nước ta ban hành chủ trương xây dựng và
thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ
chức,…, đến nay, chúng ta đã triển khai thực hiện rộng khắp trong cả nước và
thu được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt đời sống xã hội của
đất nước. Việc triển khai xây dựng và thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở,
đặc biệt là ở cấp xã, thời gian qua đã chứng tỏ đây là chủ trương đúng đắn,
hợp lòng dân, đáp ứng được nhu cầu bức thiết và lợi ích to lớn của đông đảo
quần chúng Nhân dân. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện, vẫn còn một số
địa phương, đơn vị chưa có chuyển biến nhiều do nhận thức chưa đầy đủ,
đúng đắn, thiếu trách nhiệm khi thực hiện trong một bộ phận cán bộ, đảng
2
viên và Nhân dân. Vì thế, chất lượng thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở bị
hạn chế. Trước tình hình đó, vấn đề nghiên cứu pháp luật và thực tiễn thực
hiện dân chủ cơ sở để đề xuất những giải pháp thích hợp, nhằm nâng cao chất
lượng pháp luật về dân chủ cơ sở trở thành yêu cầu khách quan, cấp bách.
Quận Thanh Xuân có vị trí nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của Hà Nội.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm cho các làng xã xưa của quận
Thanh Xuân có những thay đổi mạnh mẽ, tác động không nhỏ đến mọi mặt
đời sống của Nhân dân địa phương. Hiện tại trên địa bàn quận, các khu dân cư
thuộc làng xã xưa đã trở thành những khu vực đan xen với các khu nhà lắp
ghép, tập thể, nhà cao tầng khép kín tách biệt và các khu chung cư hiện đại.
Với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội phức tạp đã dẫn đến đặc điểm thực
hiện pháp luật về dân chủ cơ sở ở nơi đây có sự đan xen giữa đô thị và nông
thôn. Cùng với các địa phương trong cả nước, việc xây dựng và thực hiện các
quy định pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở trên địa bàn quận Thanh Xuân
đã và đang góp phần tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính
quyền, khối đoàn kết Nhân dân địa phương. Bên cạnh đó, trải qua quá trình
thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trên địa bàn quận cũng bộc lộ những mặt
hạn chế cần phải nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề để khắc phục. Vì vậy, nghiên
cứu pháp luật và việc thực hiện pháp luật dân chủ cơ sở ở các phường trên địa
bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và phân tích để đưa ra các giải pháp
hoàn thiện có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triển của một địa
phương điển hình và trong sự nghiệp phát triển chung của đất nước.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp
luật về thực hiện dân chủ cơ sở - Từ thực tiễn quận Thanh Xuân, thành phố
Hà Nội” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn góp phần hoàn
thiện chất lượng các quy định, việc thực hiện dân chủ cơ sở ở địa bàn nghiên
cứu và nhân rộng ra các địa phương có đặc điểm tương đồng trong cả nước.
3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Những nội dung liên quan đến vấn đề pháp luật về thực hiện dân chủ cơ
sở nói chung và ở xã, phường, thị trấn nói riêng được nhiều nhà khoa học,
những người làm công tác lý luận nghiên cứu ở nhiều khía cạnh, góc độ khác
nhau được công bố dưới dạng đề tài khoa học, chuyên đề, luận án tiến sĩ, luận
văn thạc sĩ và các bài báo đăng tải trên các tạp chí, sách, báo...., có thể kể
đến
một số công trình như:
- Viện Chính sách công và Pháp luật – Viện Nhà nước và Pháp luật
(Đồng chủ biên: GS.TSKH. Đào Trí Úc – PGS.TS. Trịnh Đức Thảo – TS. Vũ
Công Giao – TS. Trương Hồ Hải, 2014), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về
dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam (Kỷ yếu hội
thảo), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách gồm tập hợp những bài
tham luận tại cuộc Hội thảo “Dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và
ở Việt Nam”, trong đó, các tác giả đã chia sẻ kiến thức, thông tin và trao đổi,
thảo luận về một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn và các mô hình tổ chức thực
hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời
đề xuất những quan điểm, giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và các cơ
chế bảo đảm dân chủ trực tiếp và dân chủ cơ sở ở nước ta trong thời gian tới.
- Viện Chính sách công và Pháp luật (Đồng chủ biên: GS.TSKH. Đào
Trí Úc – TS. Vũ Công Giao, 2014), Dân chủ trực tiếp (Số tay IDEA Quốc tế),
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách nghiên cứu bốn cơ chế dân chủ
trực tiếp cung cấp cho các cử tri nhiều cơ hội hơn khi tham gia vào các hoạt
động của chính phủ của họ, đó là trưng cầu dân, sáng kiến của công dân, sáng
kiến chương trình nghị sự và bãi miễn. Thông qua khảo sát phạm vi sử dụng
bốn cơ chế đó tại một số quốc gia trên thế giới, cuốn sách cung cấp các
khuyến nghị và bài học thực tiễn thành công nhất, đưa ra những phân tích
quan trọng dành cho những người có thể đang xem xét áp dụng một hoặc
4
nhiều công cụ của dân chủ trực tiếp, hoặc cho những người có thể đang tìm
cách làm cho các thể chế và quy trình hiện có hoạt động hiệu quả hơn.
- Viện Chính sách công và Pháp luật (Đồng chủ biên: GS.TSKH. Đào
Trí Úc – TS. Vũ Công Giao, 2014), Dân chủ ở cấp địa phương (Số tay IDEA
Quốc tế), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn sách nghiên cứu tập trung vào
cấp quản trị thường bị bỏ qua - cấp địa phương – cấp gần gũi với người dân
nhất. Cuốn sách khuyến khích mọi người xem xét lại một cách chi tiết về mục
đích, hình thức, và bản chất của nền dân chủ địa phương trên thế giới, đồng
thời cũng là để chia sẻ kinh nghiệm phổ biến và cung cấp những kiến thức
một cách sâu rộng, dễ tiếp cận, rõ ràng và có sự sắp xếp cẩn thận.
- Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp, TS. Nguyễn Văn Hiển, 2014,
Về thi hành Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007,
Nxb. Chính trị Quốc gia. Cuốn sách nghiên cứu thực trạng thi hành Pháp lệnh
thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhằm phục vụ việc hoàn thiện thể
chế pháp lý và nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật về dân chủ ở xã,
phường, thị trấn, đồng thời, khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức
và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương.
- Đỗ Văn Dương, Thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị
trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Luật, Hà Nội, 2014.
Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã,
phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, từ đó nêu và đề xuất
những quan điểm cơ bản và hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm thực
hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn các tỉnh Tây
Nguyên hiện nay.
- Nguyễn Hồng Chuyên, Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cấp xã theo
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án
tiến sĩ Luật học, 2014, Hà Nội. Luận án làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và