Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ trong quản lý nhà nước - Từ thực tiễn tỉnh Cao Bằng
3,720
584
98
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………../…………..
BỘ NỘI VỤ
…./….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HÀ NHẬT LỆ
VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC - TỪ THỰC TIỄN TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI - 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………../…………..
BỘ NỘI VỤ
…./….
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
HÀ NHẬT LỆ
VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC - TỪ THỰC TIỄN TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Mã số: 8 34 04 03
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI THỊ THANH THÚY
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Tác giả luận văn
Hà Nhật Lệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
..........................................................................................................
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ
NỮ VIỆT NAM TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ..................................... 8
1.1. Khái niệm về quản lý nhà nước và vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam trong quản lý nhà nước
................................................................. 8
1.2. Nội dung vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong quản lý nhà
nước
.............................................................................................................
15
1.3. Các điều kiện đảm bảo vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
trong quản lý nhà nước
................................................................................
23
1.4. Một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến vai trò của Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam trong quản lý nhà nước
............................................................... 29
Kết luận chƣơng 1
.........................................................................................
35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ
TỈNH CAO BẰNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC .............................. 36
2.1. Khái quát về tỉnh Cao Bằng và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cao Bằng . 36
2.2. Phân tích thực trạng vai trò của Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Cao Bằng
trong quản lý nhà nước
................................................................................
49
2.3. Đánh gía chung
.....................................................................................
61
Kết luận chƣơng 2
.........................................................................................
67
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ HỘI LIÊN HIỆP PHỤ
NỮ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC - TỪ THỰC TIỄN CỦA TỈNH
CAO BẰNG
...................................................................................................
68
3.1. Giải pháp chung
....................................................................................
68
3.2. Giải pháp cụ thể đối với Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh Cao Bằng ............ 73
Kết luận chƣơng 3
.........................................................................................
85
KẾT LUẬN
....................................................................................................
86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
..................................................... 88
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH, HĐH
CLB
CBCC
HĐND
LHPN
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Câu lạc bộ
Cán bộ công chức
Hội đồng nhân dân
Liên hiệp phụ nữ
UBND
QH
NXB
BĐG
Ủy ban nhân dân
Quốc hội
Nhà xuất bản
Bình đẳng giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng số liệu cán bộ Hội cấp tỉnh
........................................................................ 42
Bảng 2.2. Bảng số liệu cán bộ Hội cấp huyện tỉnh Cao Bằng
............................................ 44
Bảng 2.3. Số liệu cán bộ Hội cấp xã, phường, thị trấn tỉnh Cao Bằng
................................ 44
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy tỉnh Cao Bằng
.......................................................... 49
Đồ thị 2.2. Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
................................... 50
Đồ thị 2.3. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo UBND các cấp
....................................................... 50
Đồ thị 2.4. Tỷ lệ nữ tham gia lãnh đạo sở, ngành, đoàn thể
................................................ 51
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phụ nữ chiếm hơn một nửa dân số Việt Nam và là lực lượng lao động
quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ của xã
hội. Đánh giá về những cống hiến, đóng góp của phụ nữ Việt Nam, Bác Hồ
kính yêu đã có lời khen và căn dặn: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ
ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ” đã thấy rõ vai
trò
của phụ nữ Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước. Nhìn lại suốt chiều
dài lịch sử đất nước, thời kỳ nào và ở đâu cũng in đậm dấu ấn và những cống
hiến to lớn của phụ nữ Việt Nam, đã chung tay góp sức cùng cả dân tộc xây
dựng cơ đồ đất nước Việt Nam. Từ Bà Trưng, Bà Triệu, Đô đốc Bùi Thị Xuân
đến Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, nữ tướng Nguyễn Thị Định, các Bà
Mẹ Việt Nam anh hùng, cùng biết bao những người phụ nữ khác đã tích cực
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà tên tuổi của họ đã được khắc ghi
trong lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Trong sự nghiệp đổi mới, phụ nữ Việt Nam vẫn luôn sát cánh cùng nam
giới phấn đấu vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng,
văn minh" và có những đóng góp đáng kể trong các lĩnh vực xóa đói giảm
nghèo, phát triển kinh tế, ổn định xã hội cũng như những cống hiến xuất sắc
trong việc chăm lo xây dựng gia đình, nuôi dưỡng các thế hệ tương lai của đất
nước, có nhiều phụ nữ còn mang lại những vinh quang lớn cho đất nước trong
các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học,... Nhận thức rõ vị trí và vai trò quan
trọng của người phụ nữ trong xã hội nên ngay từ khi nước nhà mới giành
được độc lập, các quyền của công dân nói chung và quyền của phụ nữ nói
riêng đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận và khẳng định, trong đó có các
quyền tham gia quản lý đất nước của phụ nữ... Điều đó đã tạo điều kiện nền
2
tảng cho phụ nữ tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động kinh tế, xã
hội và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hiện nay, ở nước ta có hơn 320 tổ chức hội quy mô hoạt động toàn
quốc, hàng ngàn hội cấp tỉnh, hàng vạn hội cấp huyện, xã... nhưng chỉ có 6 tổ
chức chính trị - xã hội. Các tổ chức này đều do Đảng lãnh đạo, là cơ sở chính
trị - xã hội của Đảng và gắn bó với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Đảng lãnh đạo Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội bằng cương lĩnh
đường lối chiến lược, bằng nghị quyết, các định hướng về chủ trương, chính
sách… bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục và vận động, tổ chức kiểm
tra, bằng hành động gương mẫu của mọi đảng viên và cán bộ. Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và
Nhà nước; tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước tham gia phát triển kinh tế, xã hội và bảo
vệ Tổ quốc.
Chiếm trên 51% dân số và 48% lực lượng lao động xã hội, phụ nữ Việt
Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực, góp phần cùng toàn dân
thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Mặc dù vậy, trên thực tế ở Việt Nam, quyền bình đẳng tham gia
quản lý đất nước của phụ nữ vẫn chưa được bảo đảm một cách tương xứng so
với vai trò và khả năng của phụ nữ trong xã hội. Trong quá trình tham gia
công tác quản lý, phụ nữ ngày càng có nhiều điều kiện thuận lợi song cũng có
nhiều rào cản ảnh hưởng tới con đường lãnh đạo của họ mà bao trùm là định
kiến giới về năng lực, về phong tục tập quán lạc hậu, từ phía gia đình hay từ
những chính sách xã hội đã kéo theo những bất cập khác khi họ tham gia vào
công tác quản lý đất nước.Vì thế, Đảng và nhà nước cần phải có những chính
sách phù hợp để vị thế và vai trò của phụ nữ được nâng cao.
3
Là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, nơi
Bác Hồ sau hơn 30 tìm đường cứu nước Bác trở về quê hương trên mảnh đất
Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, với tinh thần giàu lòng yêu nước,
yêu quê hương, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Hội LHPN tỉnh
Cao Bằng đã có nhiều cố gắng phát huy vai trò trong quản lý nhà nước, hoạt
động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia tích cực phát triển kinh tế, xã
hội địa phương. Tuy không phải là một cơ quan quản lý nhà nước nhưng Hội
LHPN tỉnh có vai trò nhất định trong việc tham gia quản lý nhà nước, thể hiện
trên cả mặt lý luận và thực tiễn. Việc tham gia quản lý nhà nước của Hội
LHPN trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận
thức của cấp ủy, chính quyền các cấp; bảo đảm để các vấn đề giới được phản
ánh trong quá trình ra quyết định. Qua đó, khẳng định về năng lực, trí tuệ của
phụ nữ, góp phần quan trọng trong quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, là một tỉnh miền núi, biên giới khó khăn với trên 90% phụ
nữ là dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại
khó khăn, là tỉnh nghèo nhất nước, kinh tế chưa phát triển, Vì vậy, việc tham
gia quản lý nhà nước của Hội LHPN tỉnh Cao Bằng vẫn còn những hạn chế,
khó khăn nhất định. Để khắc phục những khó khăn, hạn chế đó, đồng thời đáp
ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa phương, của Hội LHPN, cần
thiết phải có các giải pháp thúc đẩy vai trò tham gia quản lý nhà nước của Hội
LHPN các cấp, làm cho việc tham gia quản lý nhà nước của Hội LHPN tỉnh
Cao Bằng có hiệu quả và rõ nét hơn. Xuất phát từ những lý do trên việc lựa
chọn đề tài: “Vai trò -
để triển khai luận văn thạc sỹ Quản lý công là hoàn
toàn cấp thiết về lý luận và thực tiễn.