Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ văn học và Văn hoá Việt Nam: Hát xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường phổ thông
6,794
769
105
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------
BÙI THỊ NGHỆ
HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG, HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
THÁI NGUYÊN - 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------
BÙI THỊ NGHỆ
HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG, HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC
Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN THỊ MINH THU
THÁI NGUYÊN - 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học “Hát Xoan ở xã Hy Cƣơng,
huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trƣờng phổ thông”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn
Bùi Thị Nghệ
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám
hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý thầy, cô giáo khoa Ngữ văn
trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý thầy, cô giáo trực tiếp giảng dạy,
giúp
đỡ trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo, giáo viên trường, học sinh THPT
Lâm Thao và trường THPT Ba Vì và cá nhân gia đình bà Nguyễn Thị Sen ... đã tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn: PGS.TS.
Nguyễn Thị Minh Thu, người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K26 chuyên ngành Ngữ văn trường ĐHSP
Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
...................................................................................................
i
LỜI CẢM ƠN
.......................................................................................................
ii
MỤC
LỤC............................................................................................................
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
......................................................................... v
MỞ ĐẦU
..............................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài
..............................................................................................
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
...............................................................................
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
.................................................................. 7
5. Phương pháp nghiên cứu
.................................................................................
8
6. Đóng góp của luận văn
....................................................................................
9
7. Bố cục của luận văn
.........................................................................................
9
NỘI DUNG
........................................................................................................
11
Chƣơng 1: HÁT XOAN Ở XÃ HY CƢƠNG TRONG KHÔNG GIAN VĂN
HÓA HUYỆN LÂM THAO, PHÚ THỌ
............................................................ 11
1.1 Khái quát về xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
...................... 11
1.2. Khái quát về Hát Xoan
...............................................................................
14
1.2.1. Khái
niệm.................................................................................................
14
1.2.2. Nguồn gốc của hát Xoan
......................................................................... 16
1.2.3. Đặc trưng của hát Xoan
........................................................................... 20
1.3 Khái quát về hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. ...... 24
Tiểu kết
..............................................................................................................
27
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÁT XOAN Ở XÃ HY
CƢƠNG, HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ ...........................................
28
2.1. Nội dung của hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ .......
28
2.1.1. Hát Xoan phản ánh đời sống tín ngưỡng, phong tục của người lao động .....
28
2.1.2. Hát Xoan phản ánh ước mơ, niềm lạc quan của người lao động ............
33
iv
2.1.3 Hát Xoan phản ánh tình yêu lứa đôi
......................................................... 38
2.2. Nghệ thuật
...................................................................................................
45
2.2.1. Thể thơ
.....................................................................................................
45
2.2.2. Kết cấu
.....................................................................................................
46
2.2.3. Ngôn ngữ
.................................................................................................
49
2.2.4. Diễn xướng hát Xoan
...............................................................................
53
Tiểu kết
..............................................................................................................
60
Chƣơng 3: HÁT XOAN XÃ HY CƢƠNG VỚI VẤN ĐỀ GIÁO DỤC,
GIẢNG DẠY Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG
........................................................ 62
3.1. Thực trạng hoạt động giáo dục và giảng dạy hát Xoan ở huyện Lâm
Thao, tỉnh Phú Thọ
..................................................................................
62
3.1.1. Kết quả khảo sát công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh trung học
phổ thông ở trường THPT Lâm Thao và trường THCS xã Hy
Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
.................................................. 62
3.1.2. Một số kết quả đã đạt được trong công tác giáo dục hát Xoan cho
học sinh phổ thông tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ ..........................
67
3.1.3. Một số hạn chế trong công tác giáo dục hát Xoan cho học sinh phổ
thông tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
................................................ 69
3.2. Đề xuất bổ sung một số hoạt động giáo dục hát Xoan cho học sinh
phổ thông ở huyện Lâm Thao, Phú Thọ
.................................................. 70
3.2.1. Cơ sở, nguyên tắc, quy trình
.................................................................... 70
3.2.2. Đề xuất một số hoạt động giáo dục cụ thể
.............................................. 74
Tiểu kết
..............................................................................................................
78
KẾT LUẬN
........................................................................................................
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..................................................................................
82
PHỤ LỤC
...............................................................................................................
v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DSVH
Di sản văn hóa
DSVHPVT
Di sản văn hóa phi vật thể
GS.TS/ PGS.TS
Giáo sư. Tiến sĩ/ Phó giáo sư. Tiến sĩ
HĐNK
Hoạt động ngoại khóa
NXB
Nhà xuất bản
THCS, THPT
Trung học cơ sở, Trung học phổ thông
UBND
Ủy ban nhân dân
UNESCO
Tổ chức Văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hợp quốc
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam có rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, mỗi loại hình
lại có nét đặc sắc riêng. Trong số các loại hình nghệ thuật phi vật thể được thế
giới công nhận, hát Xoan là một trong những di sản văn hóa đáng tự hào nhất
của Việt Nam nhờ có lịch sử hình thành rất lâu đời và mang bản sắc rất riêng.
Nhắc đến Phú Thọ là chúng ta nhắc đến một nền văn hóa sinh hoạt dân
gian hát Xoan và là nơi Đất Tổ Hùng Vương - Kinh đô của nước Văn Lang, nhà
nước đầu tiên của người Việt. Ở nơi hợp lưu 3 con sông Đà, sông Lô và sông
Thao, từ cách đây mấy nghìn năm trước, dưới sự trị vì của vua Hùng Vương, đất
nước Văn Lang vui hưởng thái bình, muôn dân ấm no, ngày đêm ca hát.
Trong tiến trình phát triển của lịch sử hàng nghìn năm ấy, vùng đất Phú
Thọ đã hình thành nên một kho tàng di sản văn hóa phi vật thể phong phú và
quý giá, trong đó phải kể đến nghệ thuật hát Xoan, một loại hình dân ca nghi lễ
đặc sắc, thường được biểu diễn tại các đình làng vào dịp mùa Xuân nhằm tưởng
nhớ ơn đức Vua Hùng. Với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Trống, Hát và Múa,
phường hát Xoan biểu diễn cũng là để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng
tươi tốt, đồng thời ca ngợi cảnh vật thiên nhiên, mô tả lao động, sinh hoạt ở
nông thôn...
Là loại hình dân ca nghi lễ, hát Xoan phải tuân theo những quy tắc khá
nghiêm ngặt của phong tục, tín ngưỡng như chỉ được biểu diễn vào những ngày
nhất định trong năm (thường là vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch); biểu diễn
hát Xoan phải ở phía trước nhang án trong gian Đình cũng như việc tập luyện
chỉ được tổ chức trong nhà. Mỗi làn điệu hát Xoan khi biểu diễn phải kết hợp
được nhuần nhuyễn, linh hoạt giữa múa và hát cùng nhạc cụ cơ bản là Trống
cái, Trống quân.
Xét từ góc độ văn học, lời hát Xoan là di sản văn học dân gian rất tiêu
biểu của người dân Phú Thọ nói chung và xã Hy Cương nói riêng. Việc nghiên
2
cứu về hát Xoan ở xã Hy Cương và vấn đề giáo dục học sinh phổ thông ở huyện
Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ chính là tìm hiểu sâu sắc về di sản văn học dân gian đó
ở một địa bàn văn hóa tiêu biểu và mối liên hệ giữa di sản văn hóa đó với vấn đề
giáo dục học sinh ở các trường phổ thông trong địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh
Phú Thọ, để từ đó nâng cao ý thức bảo tồn và phát triển hát Xoan ở xã Hy
Cương nói riêng ở học sinh phổ thông của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Thực trạng nhận thức và giữ gìn, phát huy giá trị hát Xoan trong đời
sống, cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác, hát Xoan đang chịu
những tác động tiêu cực của xã hội hiện đại và đang có nguy cơ mai một dần.
Theo nghệ nhân Nguyễn Thị Sen chia sẻ: "Trước đây, hát Xoan rất được ưa
chuộng, nó có mặt trong tất cả các đêm hội của làng. Nhưng cùng với sự đổi
thay của lịch sử, nghệ thuật hát Xoan cũng trải qua nhiều biến cố thăng trầm,
các nghệ nhân hát Xoan ngày càng vắng bóng. Gần chục năm trở lại đây, tôi đã
mở lớp truyền dạy hát Xoan miễn phí nhưng cũng mới có gần ít dần người theo
học" (phỏng vấn ngày 18-9-2020). Và trong Nhà trường đặc biệt là môi trường
THPT các em học sinh không hào hứng và không thích đối với lĩnh vực văn
hóa văn học dân gian này.
Lí do cá nhân, do môi trường công tác của tác giả luận văn có khoảng
cách gần với địa danh xã Hy Cương, đây là động lực để tác giả thực hiện
nghiên cứu luận văn về hát Xoan nơi đây
Với những lí do trên, tác giả quyết định chọn nghiên cứu về “Hát xoan ở
xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với vấn đề giáo dục ở trường
phổ thông”.
Đề tài Hát Xoan ở xã Hy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ với
vấn đề giáo dục ở trường phổ thông là cần thiết và là đề tài hoàn toàn mới,
nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu của lý luận và thực tiễn đang diễn ra trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào
trước đó.
3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hát Xoan là một trong những loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian tiêu
biểu của người Việt khu vực đồng bằng và trung du Bắc bộ, vì thế hát Xoan trở
thành đối tượng nghiên cứu của khá nhiều công trình. Tuy nhiên các công trình
nghiên cứu chủ yếu từ góc độ văn hóa, bảo tồn, từ góc độ âm nhạc. Còn nghiên
cứu hát Xoan dưới góc độ văn học thì chưa có nhiều công trình đề cập đến. Tuy
vậy, để thực hiện vấn đề nghiên cứu trong luận văn này, chúng tôi đã khảo cứu,
kế thừa một số những kết quả nghiên cứu dưới đây trong các sách tham khảo và
bài báo khoa học đã công bố, đăng tải.
Đầu tiên, công trình nghiên cứu về hát Xoan đó là Hát Xoan- dân ca cội
nguồn- Công trình nghiên cứu văn hóa dân gian, xuất bản năm 1965 [tr 40-46]
của Dương Huy Thiện. Ở bài nghiên cứu này tác giả đã khái lược và đưa ra giả
thuyết về nguồn gốc của hát Xoan của từng khu vực dân cư như: người dân ở
Cao Mại (Lâm Thao) với giả thuyết hát Xoan có từ thời vua Hùng; người dân ở
phường Xoan Kim Đới (Việt Trì) với giả thuyết hát Xoan có từ nhà Lê; người
dân ở Nhang Nộn (Tam Nông) với giả thuyết hát Xoan có từ thời nhà Lý;
người dân phường Xoan Thét (Phù Ninh) với truyền thuyết hát Xoan phát tiết
từ mối quan hệ kết nghĩa giữa hai làng Tử Du và Phù Liễn. Tác giả cũng nêu
những vấn đề về tổ chức, sinh hoạt và trang phục về những đặc điểm và giá trị
nghệ thuật của hát Xoan; những đặc trưng của âm nhạc, lời ca và điệu múa
trong hát Xoan. Tuy nhiên ở luận văn này, tôi muốn đưa đến cho người đọc
những đóng góp, đổi mới của hát Xoan đến với người đọc dưới góc nhìn văn
học trên nền tảng những công trình đi trước đã đề cập đến hát Xoan.
Tiếp theo chúng ta phải kể đến là công trình nghiên cứu Hát Xoan - dân
ca nghi lễ, phong tục, Nxb Âm nhạc (1997) của tác giả Tú Ngọc [tr 165]. Đây
là công trình nghiên cứu đa chiều về hát Xoan Phú Thọ. Tác giả đưa ra những
nghiên cứu sâu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của hát Xoan trên cơ sở nhận
định và đánh giá những truyền thuyết, huyền thoại, những thư tịch, tư liệu cổ