Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016
9,251
306
124
83
Điều đó cho thấy khi kinh tế phát triển không chỉ thay đổi cơ cấu lao động trong
các
ngành nghề mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn lao động, thúc đẩy cho giáo
dục ở địa phương phát triển.
3.1.3. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân
Nâng cao đời sống nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng của phát
triển kinh tế, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thủy Nguyên. Bám sát mục
tiêu
đó, trong những năm qua, huyện Thủy Nguyên tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp-thủ công nghiệp-dịch vụ, sản xuất nông
nghiệp
hàng hóa giá trị cao. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả và bền
vững, “hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản
phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện”. Việc dồn điền đổi thửa, quy hoạch thành
vùng
sản xuất tập trung được khuyến khích. Nhiều hộ đã chuyển đổi từ sản xuất cây
trồng
kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chú trọng đưa những
cây
có giá trị kinh tế và cây đặc sản vào sản xuất. Nhờ đẩy mạnh phát triển và
chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ nông nghiệp, cơ sở hạ tầng được xây dựng, cải
tạo
khang trang đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng nông thôn.
Khi kinh tế tăng trưởng sẽ tăng nguồn thu nhập cho người lao động, điều đó
làm cho tiêu dùng và tiết kiệm của người lao động cũng tăng lên,góp phần tăng
nhu
cầu tiêu dùng các thiết bị cuộc sống hiện đại của lao động. Ngoài ra tăng trưởng
kinh
tế còn là cơ sở tăng nguồn phúc lợi xã hội cho nhân dân, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo
trong nhân dân. Ngay năm 1990, 100% số xã có điện phục vụ sản xuất và thắp sáng,
hơn 80% số hộ dân trong huyện có điện sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt. Các công
trình lớn như chợ Núi Đèo, Nhà Văn hóa Trung tâm, Đài Liệt sỹ, đường vườn hoa,
Bệnh viện huyện, Trạm xá, Đài truyền thanh huyện, trường học... được xây mới và
nâng cấp. Nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn, đường ra đồng được tu sửa, làm
mới,
bảo đảm giao thông nông thôn. Đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt cả vật chất lẫn
tinh
thần, số gia đình sắm sửa đồ dùng tiện nghi, đắt tiền ngày càng nhiều, các mặt
hàng
thiết yếu, mặt hàng tiện ích phục vụ cho cuộc sống, giải phóng sức lao động của
nhân
dân ngày cảng được nhân dân mua sắm như máy giặt, tủ lạnh, điều hòa…Chứng tỏ
cuộc sống no đủ, nhân dân bắt đầu biết hưởng thụ, phục vụ cho tái tạo sức lao
động.
84
Có thể nói, bức tranh kinh tế Thuỷ Nguyên trong giai đoạn gần đây đã có
những gam màu sáng, hoạt động kinh tế sôi động hơn đã mang lại hơi thở mới trong
cuộc sống của người dân nơi đây. Đời sống vật chất cũng như tinh thần của người
dân
Thuỷ Nguyên được cải thiện rõ rệt nhờ các biện pháp chăm lo đầu tư cơ sở hạ
tầng,
phát triển văn hoá giáo dục. Công tác y tế, dân số và chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng
được quan tâm, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa. Đến nay, huyện đã hoàn
thành
chương trình đưa bác sỹ về cơ sở, sửa chữa các trạm y tế xã, đầu tư hệ thống
trang
thiết bị hiện đại, phục vụ tốt công tác khám, chữa bệnh. Đặc biệt, công tác giáo
dục
đầu tư giáo dục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đến năm 2000 các xã thị trấn
đều có trường học cao tầng, nhiều xã có từ hai trường trở lên. Toàn huyện có 9
trường
THPT, trong đó có 6 trường quốc lập 1 trường dân lập, 1 trường bán công, 1 trung
tâm giáo dục thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề và 37 xã thị trấn có trường cấp
1
(Tiểu học) và cấp 2(THCS). Thủy Nguyên là huyện đi đầu Thành phố trong phổ cấp
cấp tiểu học, THCS và THPT. Chăm sóc, bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên
bằng hành động thiết thực như duy trì tốt hoạt động giảng dạy ở các lớp học tình
thương, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hòa nhập cộng đồng. Công tác chăm
sóc người có công, gia đình liệt sỹ, thương binh thường xuyên được quan tâm. Các
hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ. Công tác xã hội hoá
thể
thao được đẩy mạnh từ cấp huyện đến cơ sở, góp phần rèn luyện sức khoẻ nhân dân.
Các môn bơi lặn, bóng đá thiếu niên nhi đồng, điền kinh trong sân đều đạt thành
tích
cao. Các khu vui chơi giải trí, các trung tâm mua sắm ra đời, đã và đang hoạt
động
tích cực vào những ngày cuối tuần, góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh
thần
cho nhân dân toàn huyện.
Bảng 3.2. Thống kê tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người
Năm
1995
2000
2010
2016
Tốc độ tăng
trưởng kinh tế
hàng năm
8%
14%
16,7%
17,6%
Thu nhập bình
quân đầu
người hàng
năm
31 triệu
đồng
70 triệu
đồng
120 triệu
đồng
210 triệu
đồng
(Nguồn: [15])
85
Như vậy tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng dần đều. Khoảng cách 20
năm (từ 1995 đến 2016) tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng hơn hai lần. Cùng với
tăng
trưởng kinh tế thì thu nhập bình quân của người dân cũng tăng theo, tăng dần
đều,
trong vòng 20 năm thu nhập người dân tăng gấp 3 lần. Như vậy tỉ lệ thu nhập bình
quân đầu người trên có tốc độ nhanh hơn tăng trưởng kinh tế. Điều đó chứng tỏ
kinh
tế phát triển, đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện đúng đắn, hiệu quả.
Bảng 3.3. Số liệu trung bình sử dụng đồ dùng tiện ích của nhân dân huyện
(ĐV:chiếc/ vạn dân)
Sản phẩm
Năm
Tủ lạnh
Mày giặt
Điều hòa
1995
100
50
10
2000
500
300
100
2010
1500
1000
800
2016
2700
2500
3000
(Nguồn: [15])
Khi kinh tế phát triển, nguồn thu nhập của người dân được ổn định và nâng
cao, có tích lũy, người dân có xu hướng tận hưởng cuộc sống, trang bị các thiết
bị
hiện đại,phục vụ sinh hoạt. Số lượng các thiết bị hiện đại được sử dụng trong
các hộ
gia đình ngày càng tăng theo thời gian, nhiều hộ gia đình còn có sử dụng nhiều
thiết
bị cùng lúc.
Bảng 3.4: Thu nhập bình quân theo tháng của các hộ sản xuất theo lĩnh vực kinh
tế huyện Thủy Nguyên giai đoạn 2000 - 2016
(Đv: triệu đồng)
Ngành
Năm
Nông nghiệp
Nuôi trồng,
đánh bắt
thủy, hải sản
Hộ công nghiệp,
tiểu thủ công
nghiệp
Hộ thương
nghiệp và
dịch vụ
2000
2.4
3.2
3.5
3.3
2005
2.9
4.3
4.6
4.2
2010
4.2
12
8.6
8.7
2016
5,1
15
10.5
11
(Nguồn: [24], [16], [11])
86
3.1.4. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa
Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các
mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống. Những năm cuối thế kỷ XX, dưới
tác động của phát triển kinh tế và đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông thôn
Thủy
Nguyên có nhiều đổi mới tốc độ đô thị hóa ở các xã, thị trấn diễn ra khá nhanh.
Phong trào “ngói hóa”, nhà ở cao tầng được người dân quan tâm, số nhà tranh vách
đất không còn, nhà xây dựng kiên cố tăng nhanh, những ngôi nhà không chỉ kiên cố
mà còn đẹp, hiện đại, theo những kiến trúc phương tây như biệt thự, mái thái,
nhà
vườn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực, huy động cả
hệ thống chính trị và nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm
2015, huyện có 9 xã về đích nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2018 đạt huyện nông
thôn mới. Như vậy việc đầu tư, chú ý phát triển kinh tế góp phần thay đổi bộ mặt
nông thôn huyện Thủy Nguyên, thúc đẩy cho các hoạt động khác của huyện đạt thành
tựu cao.
Hệ thống lưới điện phủ kín đến toàn huyện, tới cả những vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh đó, công tác quản lý phương tiện, giải toả hành lang an toàn giao thông
được tăng cường, thường xuyên thực hiện chế độ duy tu, sửa chữa hệ thống đường
sá.
Đến nay, huyện Thuỷ Nguyên đã cơ bản hoàn thành việc bàn giao lưới điện trung áp
ở các xã, thị trấn, đưa vào sử dụng 5 công trình bằng nguồn vốn phụ thu và một
phần
đóng góp của nhân dân trị giá 644 triệu đồng. Bênh cạnh đó, ngành Bưu điện Thuỷ
Nguyên cũng đạt được nhiều bước tiến vượt bậc. Công tác quản lý trật tự xây
dựng,
chỉnh trang đô thị được tăng cường, tạo sự kết nối giữa các đô thị vệ tinh của
huyện với
thành phố. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn
với
tiến trình đô thị hóa đang ngày càng phát triển tại các khu vực các xã và thị
trấn. Các địa
phương đã và đang tích cực nghiên cứu ứng dụng chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới,
nhất
là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng các chuỗi liên kết
từ sản
xuất đến tiêu thụ, xây dựng các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đáp ứng
nhu
cầu người tiêu dùng, quy hoạch và sử dụng đất đai hiệu quả.
Nhờ vậy, kinh tế nông thôn nói chung, năng suất, chất lượng sản xuất nông
nghiệp của huyện ngày càng nâng cao hiệu quả đóng góp quan trọng cho sự phát
triển
87
kinh tế, xã hội của thành phố Hải Phòng. Thuỷ Nguyên - khởi nguồn của dựng xây,
của những tín hiệu mới đang ngày một khởi sắc. Mảnh đất này, chẳng bao lâu nữa,
sẽ
trở thành một trung tâm đô thị hành chính của Thành phố Cảng. Trong thời gian
tới,
khi quy hoạch của thành phố được triển khai, Thuỷ Nguyên sẽ hứa hẹn nhiều điều
bất
ngờ, đột phá trong tốc độ phát triển kinh tế và văn hoá - xã hội. Đưa Thủy
Nguyên trở
thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua phát triển của các quận huyện ở Hải
Phòng
Bảng 3.5. Thống kê thu ngân sách của huyện trong những năm gần đây
Năm
Nguồn tổng thu
(Tỷ)
Kế hoạch
huyện đạt (%)
Kế hoạch thành
phố đạt (%)
2001
42,702
125
130
2005
59,2
103,9
150,4
2010
85,63
116,6
200,8
2012-2016
48,8
82
91
(Nguồn: [26])
3.2. Tác động tiêu cực
3.2.1. Suy giảm nguồn tài nguyên khoáng sản
Hiện không ít mỏ đá trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nằm giữa khu dân cư,
có tính chất an ninh quốc phòng, song vẫn bị “liệt” vào danh sách các núi phải
“xẻ
thịt”. Được quyền khai thác, vì lợi nhuận doanh nghiệp cứ “nhắm mắt làm liều”
trong
khi chính quyền địa phương thì “khổ sở” khi liên tục phải giải quyết các kiến
nghị
của nhân dân. Hai năm trở lại đây, hoạt động khai thác khoáng sản ở huyện Thủy
Nguyên dần đi vào nền nếp. Với sự “mạnh tay”, quyết liệt của các cấp chính quyền
địa phương, tình trạng khai thác trái phép nguồn tài nguyên đa vôi lộn xộn, tràn
lan
từng gây bức xúc trong dư luận đến nay cơ bản đã chấm dứt. Tuy nhiên, hiện sự
phức
tạp lại nảy sinh từ phía các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân được cấp phép khai
thác…
mà nguyên nhân chính là do cơ chế quản lý hoạt động này còn nhiều bấtcập. Nạn
khai thác trái phép nguồn đá vôi ở Thủy Nguyên không đảm bảo an toàn, người dân
luôn nơm nớp nỗi lo sợ vì có mỏ đá vôi mà khu vực bắn mìn lấy đá chỉ cách hơn
200m là hang quân sự chứa khí tài từ thời kháng chiến chống Mỹ. Nếu bom, mìn,
thủy lôi… chứa trong hang phát nổ thì hậu quả thật khó lường. Thế nhưng, các
công
88
nhân ở đây vẫn vô tư nổ mìn bắn đá trong khi “tử thần” rình rập. Khai thác đá
làm
ảnh hưởng tới nhà cửa, ruộng lúa, hoa màu… của các hộ dân xung quanh.
Đó là chưa kể lượng khói bụi ô nhiễm, tiếng ồn gây bức xúc cho cả thôn.
Huyện Thủy Nguyên có 6 dự án xi măng, trong đó 5 nhà máy đang hoạt động gồm: xi
măng Hải Phòng, xi măng Chinfon - Hải Phòng, xi măng Phúc Sơn, xi măng Tân Phú
Xuân, xi măng Xuân Thủy và 1 nhà máy đang được xây dựng trên địa bàn xã Gia
Đức. hiện nguồn tài nguyên đá vôi ở Thủy Nguyên có trữ lượng khoảng 380 triệu
m3.
Nếu hoạt động trong vòng 50 năm, với công suất như hiện nay thì 6 dự án này phải
“ngốn” 500 triệu m3. “Do vậy, muốn có đủ nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà
máy xi măng này, trong tương lai thì chỉ còn cách là san bằng tất cả các quả núi
trên
địa bàn huyện.” khiến những ngọn núi nơi đây đang từng bước bị "xóa sổ" và trong
tương lai Thủy Nguyên sẽ không còn núi đá. Ngoài tài nguyên đá vôi, còn có mỏ
sắt
ở Dương Quan, cao lanh ở Doãn Lại, tuy nhiên nguồn tài nguyên này trữ lượng
thấp,
kỹ thuật khai thác lạc hậu nên suy giảm nguồn tài nguyên này chậm hơn đá vôi.
Việc cấp phép khai thác mỏ theo thời gian hiện nay cũng nảy sinh bất cập
khác. Nhiều đơn vị tổ chức khai thác mỏ với "tốc độ" nhanh, thường vượt trước
thời
hạn được cấp phép đã hết đá, sẽ gây thất thu cho ngân sách. Việc xử lý các đơn
vị vi
phạm còn nảy sinh nhiều khó khăn vướng mắc. Ðối với các doanh nghiệp được Bộ
TN-MT và thành phố cấp phép, huyện chỉ có thể ra thông báo yêu cầu các đơn vị
này
chấp hành quy định về thuê đất trước khi thực hiện khai thác mỏ, thực hiện quy
trình
khai thác an toàn, tuân thủ quy định về vành đai khai thác mỏ... còn việc xử lý
vi
phạm lại phải trông chờ vào các cơ quan chức năng khác, không thuộc thẩm quyền
của địa phương. Vì thế, việc khai thác đá bừa bãi tại Thủy Nguyên đang khiến
nguồn
tài nguyên này cạn kiệt, ảnh hưởng lớn địa chất cũng như đời sống người dân.Như
vậy sẽ không chỉ suy giảm nguồn tài nguyên, mà tác động đến môi trường sống của
con người. Các khu vực khai thác khoáng sản, nằm rải rác ở nhiều khu vực của
huyện, không tập trung nên dẫn đến việc ô nhiễm môi trường đối với người dân và
sản xuất nông nghiệp xảy ra trên diện rộng.
3.2.2. Suy giảm diện tích đất nông nghiệp
Trong 5 năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch nhanh theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, kéo theo nhu cầu đất cho các các mục đích phi
nông
89
nghiệp của huyện tăng liên tục. Đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm dần nhằm
giải quyết cho nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thúc đẩy sản xuất công
nghiệp
và các mục đích khác làm tăng trưởng kinh tế phù hợp với tiềm năng đất đai. Quỹ
đất
dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển
đô thị
được mở rộng. Tính đến nay, cả huyện có khoảng 5 cụm, khu công nghiệp được
thành lập với tổng diện tích tự nhiên 7800ha. Hiện tại quỹ đất nông nghiệp của
huyện
là 11.761,15 ha, chiếm 48,44% tổng diện tích tự nhiên. Đất phi nông nghiệp của
huyện là 11.580,13 ha, chiếm 47,69% diện tích tự nhiên. Diện tích đất chưa sử
dụng
là 938,62 ha, chiếm 3,87% diện tích đất tự nhiên. Qua phân tích tình hình biến
động
sử dụng đất cho thấy giai đoạn 2005 - 2010 đất nông nghiệp giảm 603,47 ha, đất
phi
nông nghiệp tăng 813,83 ha. Nhìn chung đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế -
xã
hội của địa phương phù hợp với xu thế biến động đất đai trong thời kỳ đổi mới và
phát triển.Tuy nhiên, việc sử dụng đất còn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao như :
xác
định nhu cầu sử dụng đất cho các dự án chưa tiết kiệm, hiệu suất đầu tư thấp, cứ
mỗi
ha nông nghiệp bị chuyển đổi sẽ có 20 lao động bị mất việc làm. Phần lớn các lao
động này sống chủ yếu bằng nghề nông, nay buộc chuyển đổi sang các lĩnh vực khác
như công nghiệp, dịch vụ… do không có trình độ nên khó có thể đáp ứng nhu cầu
công việc mới. Và thực tế là xảy ra sự thiếu hụt đội ngũ lao động trẻ có trình
độ
chuyên môn kỹ thuật, công nhân lành nghề cung cấp cho thị trường lao động trong
khi thừa lao động giản đơn, trình độ thấp chưa qua đào tạo nghề.
Đất ở đô thị và nông thôn tăng lên phù hợp với quá trình gia tăng dân số tự
nhiên.Trong quá trình thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thực hiện xây dựng các
khu
đô thị, các khu, cụm công nghiệp, các công trình hạ tầng, công cộng trên địa bàn
huyện đã xảy ra những tham những, tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách
đất
đai, gây ra nhiều kiến nghị, khiếu nại liên quan đến quyền lợi của cộng đồng,
người
dân; một số di tích lịch sử, di tích văn hóa, di tích làng nghề.... mất đi, phải
di chuyển,
thu hẹp. Huyện Thủy Nguyên là huyện giáp ranh với nội thành nên phải đối mặt với
những khó khăn tồn tại trong việc quản lý, sử dụng đất đai, đặc biệt là tình
trạng lấn
chiếm đất công, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, đất để hoang hóa và sử
dụng không hiệu quả.
90
Ở Thủy Nguyên ngoài diện tích đất trồng trọt bị suy giảm, diện tích đất để
nuôi trồng thủy hải sản cùng bị thu hẹp, ngoài ra còn đất trồng rừng, đặt ra yêu
cầu
nhân dân cần bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh diện tích đất trồng đồi núi trọc
giảm
nguy cơ xói mòn, rửa trôi đối với đất đai, phòng chống giảm nhẹ thiên tai và
biến đổi
khí hậu. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, xác định giá đất, hỗ trợ tái
định
cư còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập. Lợi ích của Nhà nước và người dân có đất
bị
thu hồi chưa được bảo đảm tương xứng.
3.2.3. Gây ô nhiễm môi trường
Bên cạnh mặt tích cực, phát triển kinh tế cũng có những tác động mạng tính
tiêu cực, như việc phát triển làng nghề. Phát triển làng nghề là một mục tiêu
quan
trọng nhằm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Song ở nhiều nơi, làng
nghề
càng phát triển thì tình trạng ô nhiễm môi trường càng trở nên bức xúc. Bên cạnh
sự
phát triển của các làng nghề làm cho bộ mặt nông thôn đổi mới, nhưng hiện tượng
ô
nhiễm môi trường ở nhiều nơi đã đến mức báo động. Nhiều địa phương, sau một thời
gian làng nghề phát triển mạnh, thì nay đang đối mặt với vấn đề bức xúc về môi
trường do lượng phát thải từ quá trình sản xuất trong các làng nghề chưa được
kiểm
soát và xử lý một cách khoa học và triệt để. Thực trạng ô nhiễm trong các làng
nghề
nhiều nơi rất nghiêm trọng tới mức có ý kiến cho rằng, làng nghề càng phát triển
thì
nguy cơ ô nhiễm và suy thoái môi trường càng cao.
Một số nghiên cứu đã đưa ra mấy số liệu tiêu biểu rằng, ở các làng tái chế kim
loại, các khí độc hại từ các lò đúc nhôm, chì không qua xử lý đã làm ô nhiễm môi
trường không khí. Chẳng hạn, ở làng đúc đồng Mĩ Đồng (Thủy Nguyên), có nồng độ
chì trong không khí vượt quá 2.600 lần tiêu chuẩn cho phép. Làng nghề làm bún,
làm
miến dong, tinh bột sắn... cứ 1 tấn cần khoảng 100 đến 150 m
3
nước, khi thải ra lẫn
tinh bột, làm cho nước nhanh bị hôi thối. Đối với môi trường đất thì các làng
nghề có
sử dụng hóa chất, kim loại nặng, các chất thải rắn và lỏng dần dần ngấm sâu
xuống
lòng đất. Đó là chưa kể nhiều làng nghề gây ra tiếng ồn và bụi quá mức cho phép.
Do
môi trường bị ô nhiễm và lao động không có dụng cụ bảo hiểm, sinh hoạt hàng ngày
chung với môi trường sản xuất nên tình hình sức khỏe của người dân làng nghề bị
ảnh
hưởng, nhiều bệnh tật và tai nạn lao động đã xảy ra. So với làng thuần nông, các
bệnh
91
về hô hấp, đau mắt, đường ruột, bệnh ngoài da... của người dân ở những làng có
nghề
phát triển thường cao hơn, đó là chưa kể các bệnh nguy hiểm như ung thư, nhiễm
độc
kim loại nặng. Phát triển làng nghề theo hướng tập trung, chuyên môn hóa để xử
lý
chất thải một cách hiệu quả là hướng đi đúng đắn nhằm giải quyết vấn đề này, bảo
đảm cho một sự phát triển bền vững các làng nghề ở nước ta hiện nay.
Sự chuyển đổi mô hình kinh tế thành công trong thời gian vừa qua đã đưa
Thủy Nguyên từ một huyện có nền kinh tế phát triển chậm, sang nền kinh tế phát
triển nhanh, đa dạng. Điều này diễn ra đồng thời với quá trình đô thị hóa và mở
rộng
địa giới hành chính đô thị, dẫn tới dân sốtập trung ở các đô thị, trung tâm công
nghiệp
tăng. Tốc độ đô thị hóa nông thôn tăng nhanh, nhu cầu năng lượng và phát thải
lượng
khí thải cacbon (có nguồn gốc từ giao thông, công nghiệp, các hoạt động xây dựng
và
công trình) tăng, đã gây ra những ảnh hưởng đáng kể đến môi trường và tài nguyên
thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái. Tại nhiều vùng đô thị hóa nông thôn
nhanh,
những vành đai xanh bảo vệ môi trường không được quy hoạch và bảo vệ, giảm cây
xanh, tăng các tòa nhà kiên cố…thiếu quy hoạch phân khu, quy hoạch hệ thống hạ
tầng kỹ thuật BVMT. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng dân số và nhu
cầu cuộc sống, lượng nước thải sinh hoạt tiếp tục tăng cao... Thành phần các
chất gây
ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt là TSS, BOD5 , COD, Nitơ và Phốt pho.
Ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Lượng
nước
thải sinh hoạt phát sinh dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống
và
thói quen sinh hoạt của người dân.
Nhưng ngoài một số khu công nghiệp đã chú trọng đầu tư các hệ thống xử lý
chất thải và tuân thủ tốt các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, công tác
quản
lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm ở nhiều nơi còn nhiều hạn chế. Nhiều nơi hiệu
quả xử lý không cao, chưa đạt quy định của các quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
(QCVN). Đây sẽ là nguồn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự đa dạng của môi trường
và tổn thất về kinh tế. Cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm, tạo sức ép lớn đến môi
trường và xã hội trong những nam gần đây. Đồng thời với việc phát triển công
nghiệp, hạ tầng kỹ thuật là sự tăng mức độ ô nhiễm môi trường thiên nhiên (tăng
khai
thác khoáng sản, xây dựng nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp, diện tích rừng
phòng
hộ giảm,...).
92
Trong các hoạt động của các loại hình dịch vụ thì tình trạng ô nhiễm môi
trường từ hoạt động của các nhà hàng ăn uống là tương đối lớn. Nếu như không có
hệ
thống thu gom nước thải cho khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn
nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại
dịch
bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ
vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn hoạt động dịch vụ
du
lịch trên địa bàn huyện cũng có những tác động tiêu cực đến môi trường như : Vứt
rác
thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch. Ðây là nguyên nhân gây mất
cảnh
quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói", nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm
khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các
trọng
điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các
công
trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông.
Đối với sự phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt và chăn nuôi cũng thải
ra môi trường nhiều khí độc hại từ sản xuất. Trong trồng trọt nông dâ sử dụng
thuốc
trừ sâu, thuốc kích thích… các loại hóa chất trong nông nghiệp làm ô nhiễm môi
trường đất, môi trường nước tưới tiêu của địa phương, thậm chí còn ô nhiễm cả
nguồn thức ăn từ trồng trọt. Còn chăn nuôi, việc nuôi các con vật gia súc, gia
cầm,
đặc biệt là nuôi lợn sử dụng thức ăn công nghiệp, làm cho nguồn thức ăn từ động
vật
của con người không còn sạch và chất thải của các loài vật nuôi này khi ra môi
trường khó phân hóa, ảnh hưởng đến môi trường không khí.
Tất cả các tác động tiêu cực từ các ngành nghề trên địa bàn huyện Thủy
nguyên đều tác động đến con người, gây hại cho con người. Đó là những tác động
mang tính tiêu cực của nền kinh tế nói chung, của các ngành kinh tế nói riêng
đến
cuộc sống của nhân dân huyện Thủy Nguyên. Tác động rõ nhất là ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống như bệnh tât, hình thành các làng ung
thư trên địa bàn huyện Thủy Nguyên.
3.2.4. Xuất hiện các tệ nạn xã hội
Khi kinh tế phát triển các vấn đề xã hội nảy sinh, các tệ nạn xã hội có cơ hội
bùng phát. Người nông dân các huyện ngoại thành trước đây là nông dân thuần túy