Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016
9,134
306
124
63
chính quyền huyện còn khuyến khích và quản lý các thành phần kinh tế tư nhân, hộ
cá thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong phát triển ngành nghề công nghệ
thông tin, sản xuất vật liệu xây dựng, sửa ch ữa cơ khí nhỏ. Đây là hình thức
phát triển
năng động, nhạy bén trong cơ chế thị trường. Là biện pháp có thể đưa lại hiệu
quả lớn
hơn mà không cần vốn đầu tư nhiều. Nó không những giải quyết việc làm cho dân cư
nông thôn mà còn có thể tranh thủ được công nghệ hiện đại, thích hợp để tạo ra
những sản phẩm có giá trị cao.
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp huyện
giai đoạn 2000 - 2016
Chỉ tiêu %
Năm
Huyện quản lý
Công nghiệp
Xây dựng
2000
202.2
66.2
136
2005
640.1
260.3
379.7
2010
768.1
824.3
943.8
2016
6117.1
2857.1
3260
(Nguồn: [13], [14])
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, giá trị sản xuất công nghiệp và thủ công
nghiệp của huyện Thủy Nguyên là tương đối lớn. Thủy Nguyên không chỉ có những
cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do huyện trực tiếp quản lý mà còn là chỗ
đứng chân của nhiều doanh nghiệp quốc doanh, liên doanh với nước ngoài. Về tỷ
trọng của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ
trong
cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng dần qua các năm, cùng với sự tăng lên
của
tỷ trọng ngành dịch vụ đã dẫn đến việc giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp.
2.2.4. Kinh tế thương mại và dịch vụ
Thương mại là một ngành kinh tế độc lập mà hoạt động của nó là mua, bán
hàng hóa và dịch vụ. Dịch vụ là toàn bộ các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu nào
đó
của con người mà sản phẩm của nó tồn tại dưới hình thái phi vật thể.
Kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển. Khi kinh tế càng
phát triển thì vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng. Dịch vụ là một bộ phận
cấu
thành của nền kinh tế quốc dân. Nền kinh tế quốc dân là một khối thống nhất với
hai
64
bộ phận hợp nhất chủ yếu là các ngành sản xuất vật chất và các ngành dịch vụ.
Dịch
vụ được xem là cầu nối giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất và tiêu dùng.
Trong quá khứ, vùng đất Thủy Nguyên đã là một trong những trung tâm buôn
bán sầm uất của miền Bắc Việt Nam. Qua các nghiên cứu, có thể khẳng định, Thủy
Nguyên nằm trên con đường giao thương giữa Kẻ chợ Vân Đồn với các thương nhân
vùng Đông Á và Đông Nam Á. Sử sách Trung Quốc có ghi: “Các tổng Yên Khoái,
Vạn Ninh huyện Nghiêu Phong (Cát Hải), dòng thuyền đi lại thông với miền Mỹ
Giang (sông Giá) tỉnh Hải Dương và Khâm Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc)”
[19] . Một hệ thống các chợ được hình thành từ khá sớm, trải khắp địa bàn huyện
gồm: Chợ Mỹ Giang (chợ Giá), chợ Lâm, chợ Tổng, chợ Phục, chợ Trịnh, chợ Si,
chợ Thanh Lãng,… Chợ quê Thủy Nguyên phản ánh sinh động những nét văn hóa
đặc trưng nhất của mỗi một vùng quê, mỗi làng xã; trong đó một số vẫn còn lưu
giữ
phương thức giao thương theo kiểu chợ phiên, đặc biệt có sức hấp dẫn đối với
khách
du lịch, nhất là đối tượng khách du lịch quốc tế, tiêu biểu như: chợ phiên Mỹ
Giang -
chợ Giá (xã Kênh Giang) họp phiên các ngày mùng 01, 06, 11, 16, 21, 26 hàng
tháng,
phiên chợ cầu may đầu năm xã An Lư vào sáng mùng 01 Tết Nguyên đán [30].
Người dân Thủy Nguyên vẫn có câu ca dao “Nhất đông chợ Giá”, Chợ Giá (xã
Kênh Giang, Thủy Nguyên) nằm bên con sông Giá nên thơ trước đây là trung tâm
buôn bán lớn nhất của huyện Thủy Nguyên và các vùng lân cận. Các nhà khoa học
cho biết chợ hình thành từ cuối triều Lý. Cách đây gần 20 năm, khi huyện có nhu
cầu
xây chợ mới, các nhà khoa học đã vận động địa phương giữ lại một góc kiến trúc
chợ
cổ. Góc chợ cổ tồn tại thêm được một thời gian nhưng về sau cũng không giữ được.
Có lẽ bởi môi trường thương mại đã thay đổi theo hướng hiện đại, kéo theo là sự
thay
đổi thói quen mua sắm của người dân.Tuy nhiên hiện nay chợ Giá vẫn còn họp theo
phiên hàng tháng vào các ngày mùng 01, 06, 11, 16, 21, 26. Đây là chợ phiên duy
nhất còn ở huyện đến nay, cùng với kiến trúc chợ là đền Chợ Giá, tạo nên một cụm
di
tích lịch sử văn hóa của địa phương xã Kênh Giang- Thủy Nguyên.
Chợ Tổng nằm ở xã Lưu Kiếm, Thủy Nguyên, Hải Phòng nơi cách xa trung
tâm thành phố Hải Phòng 14km về phía Bắc của Thành phố. Nơi đây trước đây là
một vùng thuần nông với hơn 90% dân cư sản xuất và thâm canh lúa nước. Hiện nay
65
Chợ Tổng - Lưu Kiếm đã có nhiều đổi thay nhanh chóng cả về dân trí lẫn đời sống
con người. Ở khu vực ngã ba cửa sông Nam Triệu với sông Cấm (Lập Lễ) trong lịch
sử đã tồn tại phố Châu là điểm buôn bán sầm uất trên bến dưới thuyền. Thuyền của
thương nhân nước ngoài, nhất là thuyền của người Hoa, thường ghé vào đây trao
đổi
hàng hóa. Chưa hiểu lý do gì mà phố Châu bị triệt hạ, đến nay dấu tích không
còn.
Thuyền bè từ các vùng đến Thủy Nguyên trao đổi sản vật và thuyền bè của người
Thủy Nguyên cũng theo sông lên miền ngược rất nhiều.Còn các chợ khác thì đã
chuyển mình theo xu thế mới trở thành các chợ buôn bán đa dạng mặt hàng, hoặc là
trung tâm mua bán của cụm các xã.
Với ưu thế đó, từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thành phố đã chọn Thủy
Nguyên là vùng đất thuận lợi về giao thông thủy bộ đến với các tỉnh lân cận và
tỏa đi
các tỉnh trên miền Bắc, vùng đất có nguồn nguyên vật liệu dồi dào để xây dựng
một
vùng kinh tế động lực, một hướng phát triển đô thị của thành phố. Do vậy, trong
một
thập kỷ, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, kinh tế phát triển đột phá, cơ cấu
chuyển
mạnh sang công nghiệp, thương mại - dịch vụ, nông nghiệp, thủy sản. Hoạt động
thương mại không chỉ là buôn bán nhỏ trong phạm vi huyện, mà còn mở rộng hoạt
động giao lưu với bên ngoài. Cùng với việc mở rộng các khu, cụm công nghiệp, đẩy
mạnh thu hút đầu tư, thời gian qua, huyện Thủy Nguyên luôn chú trọng phát triển
thương - mại dịch vụ theo hướng hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình tổ chức
thương mại, phương thức giao dịch và dịch vụ hỗ trợ. Từ đó, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân. Với những
thành tựu đó, huyện Thủy Nguyên luôn ở tốp đầu của thành phố Hải Phòng.
Những năm qua, để khai thác có hiệu quả tiềm năng, đẩy mạnh phát triển
thương mại dịch vụ, huyện đã xây dựng đề án phát triển thương mại dịch vụ. Đồng
thời, tập trung làm tốt công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, làng nghề
gắn
với quy hoạch các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, đẩy mạnh quá trình xã hội
hóa
trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chợ, trung tâm thương mại; tích cực hỗ trợ
các
doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý, kêu
gọi
các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực thương mại dịch vụ. Để
thương mại dịch vụ phát triển tương xứng với tiềm năng và bắt nhịp với tốc độ
tăng
66
trưởng của ngành công nghiệp, thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai đề án
phát triển
thương mại dịch vụ. Tập trung hoàn thiện hệ thống các chợ theo quy hoạch; khai
thác
có hiệu quả các chợ mới xây dựng. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều
kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn để các hộ đầu tư mở rộng sản
xuất,
kinh doanh; chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp, chất lượng cao
tại 3 thị
trấn và các khu công nghiệp của huyện. Phát huy thế mạnh của các làng nghề
truyền
thống, phát triển các dịch vụ du lịch như: Nhà hàng, khách sạn, bán hàng lưu
niệm,
hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gốm. Đặc biệt, huyện tập trung phát triển các hoạt
động
dịch vụ gắn với xu thế phát triển các khu đô thị, khu, cụm công nghiệp như: Dịch
vụ
vận tải, kho bãi, nhà hàng, khách sạn, nhà ở cho công nhân
Thủy Nguyên đã có nhiều cố gắng vươn lên trong việc phục vụ đời sống nhân
dân trong huyện, làm động lực thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp phát triển.
Đời
sống nhân dân ngày càng được cải thiện do vậy hàng hoá bán lẻ trên địa bàn tăng
khá
mạnh. Hiện nay trên địa bàn huyện có 56 chợ (kể cả chợ cóc) trong đó có 4 chợ
kiên
cố, một số trung tâm thương mại đã và đang được hình thành phát triển ở các khu
vực
trung tâm của huyện. Lượng hàng hoá ngày càng phong phú, đa dạng, có cả những
sản phẩm ngoại nhập lưu thông trên thị trường,công tác kiểm tra, kiểm soát đã
được
tăng cường hoạt động, góp phần đảm bảo trật tự, ổn định giá cả, chất lượng hàng
hoá,
hạn chế các hoạt động gian lận thương mại. Cơ cấu các thành phần kinh tế tham
gia
thị trường đã có sự biến đổi mạnh. Số đơn vị kinh doanh thương mại ngoài quốc
doanh tăng nhanh. Hoạt động thương mại của Thuỷ Nguyên hiện nay vẫn do tư nhân
nắm vai trò chủ yếu.
Hàng hoá chủ yếu tập trung phục vụ tiêu dùng, trong đó có các mặt hàng thường
xuyên như: lương thực, thực phẩm, vải, muối, dầu hoả và các đồ dùng gia đình
khác,…
Các mặt hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hoá bán lẻ, các mặt hàng
cao
cấp như điện tử, điện lạnh đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Số lao động
làm
việc trong lĩnh vực này lên đến hơn 6.000 người. Phát triển đa dạng các loại
hình kết
cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương
mại hiện đại, thương mại điện tử. Đối với loại hình bán buôn: đầu tư Trung tâm
thương mại bán buôn Chợ Núi Đèo, Siêu thị G. Mart, siêu thị G7; Chợ gia súc, gia
cầm
67
(Chợ Tổng); và mở rộng chợ đầu mối nông sản (Cau - Cao Nhân, rau - Phục Lễ, Thủy
Đường ). Ngoài ra còn nhiều loại hình chợ địa phương như chợ Minh Đức, An Lư,
chợ
Chùa, chợ Mĩ Đồng…vừa là nơi mua bán hàng hóa từ nhân dân, đồng thời cũng là cửa
hàng làm chức năng mua bán nông sản, công nghệ phẩm, vật liệu, nguyên liệu…
Đối với dịch vụ thương mại - xuất nhập khẩu: Xây dựng triển khai thí điểm và
từng bước thực hiện việc chuyển giao một số chợ loại 3 cho hợp tác xã quản lý,
kinh
doanh và khai thác. Cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh: giải quyết vốn, mặt
bằng, lao động, xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng thông tin. Tăng cường
công
tác quản lý nhà nước đối với các hiện diện thương mại nước ngoài tại Thủy
Nguyên,
đặc biệt tập trung vào các phương thức bán hàng mới như: bán hàng đa cấp, các
dịch
vụ thương mại hiện đạị. Tiếp tục phát triển nhóm hàng nông sản thực phẩm, đảm
bảo
cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc. Dọc theo tuyến đường về
trung
tâm huyện, các loại hình thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển. Các hàng quán
ăn
uống, shop quần áo, kinh doanh hàng điện tử, điện thoại, trang trí nội thất, nhà
nghỉ
mọc lên đông đúc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, trao đổi hàng hóa của người dân địa
phương. Ngay từ năm 1989 chủ trương của huyện là sắp xếp cải tạo tiểu thương,
quản
lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, móc ngoặc tuồn hàng Nhà Nước ra ngoài.
Như
vậy thương mại- dịch vụ tổng hợp phát triển với tốc độ nhanh. Thương nghiệp quốc
doanh được sắp xếp lại cho phù hợp với cơ chế thị trường để kinh doanh có hiệu
quả,
chủ động tham gia điều tiết các quan hệ cung - cầu, góp phần ổn định giá cả,
thúc đẩy
sản xuất phát triển.
Thuỷ Nguyên nằm giữa hai trung tâm kinh tế lớn của vùng duyên hải Bắc Bộ
là Hải Phòng và Quảng Ninh, có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế thương mại,
du
lịch, dịch vụ, vận tải… Sở dĩ có tình trạng như vậy vì Thủy Nguyên là huyện vừa
có
núi, vừa có biển thuận tiện cho việc phát triển công nghiệp sản xuất xi măng,
khai
thác đá và công nghiệp đóng, sửa chữa tàu biển. Trên địa bàn huyện có những đơn
vị
thu hút hàng ngàn lao động như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xi măng Hải Phòng,
Công ty xi măng Chinfon, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, Tổng
Công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giày Aurora
Việt Nam... Trong những năm 2013-2014, lao động trong ngành công nghiệp của
68
huyện giảm vì ảnh hưởng của tập đoàn Vinashin tới các đơn vị thành viên, chưa
thể
khắc phục ngay được.
Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện xu hướng phát triển về số lượng ở khu vực dịch
vụ và thu hút lao động ở khu vực sản xuất công nghiệp Theo kết quả Tổng điều
tra,
tính đến 1 - 7 - 2012, số lượng các đơn vị hoạt động trong các ngành dịch vụ
chiếm
81,5%, lao động chiếm 34,21%. Ngành dịch vụ có tỷ trọng cao nhất về số lượng đơn
vị và lao động, gồm: Hoạt động kinh doanh thương mại 58,65% về cơ sở và 51,51%
về số lao động. Những năm cuối thế kỷ XX, sự nhanh nhạy của cấp ủy đã đưa Thủy
Nguyên vươn lên xóa đói giảm nghèo, khong còn hộ đói, giảm hộ nghèo,có tới 40%
hộ khá giàu trở lên. Thành tựu này tạo đà cho Thủy Nguyên vươn lên trong những
năm đầu thế kỷ XXI, huyện Thủy Nguyên hiện có 4.450 cơ sở thương mại và dịch vụ.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ 8 tháng của năm 2016 là 3.875 tỷ đồng, đạt
71,1%
kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2015[13], [14]. Đây là tín hiệu vui cho
thấy
sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế của huyện Thủy Nguyên theo hướng thương
mại, dịch vụ. Để có được kết quả đó, thời gian qua, huyện Thủy Nguyên đã khuyến
khích, tạo sự thông thoáng cho các doanh nghiệp, tiểu thương mua bán. Cùng với
đó
là đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo an ninh trật tự, tạo môi trường kinh
doanh
thuận lợi [14].
Bên cạnh đó, phát huy lợi thế của vùng ven đô giáp hải cảng, có 37 di tích lịch
sử, văn hoá, kiến trúc nghệ thuật được xếp hàng quốc gia và 70 di tích chưa xếp
hạng,
tài nguyên cảnh quan của huyện Thuỷ Nguyên chứa đựng tiềm năng du lịch to
lớn. Tài nguyên du lịch ở huyện Thuỷ Nguyên rất phong phú và đa dạng, có thể
khai
thác trên các mặt: Du lịch sinh thái; du lịch văn hoá, ẩm thực; du lịch thể
thao, lễ hội...
Trong huyện Thuỷ Nguyên có nhiều loại hình du lịch hoạt động như: du lịch tham
quan thắng cảnh khu vực “Hạ Long cạn” Tràng Kênh, Việt Khê; du lịch tham quan
các hang động như hang Vua, hang Lương, hang Đốc Tít; điểm du lịch tâm linh -
lịch
sử mới phát triển là khu quần thể du tích, danh thắng Tràng Kênh Bạch Đằng
Giang,
các ngôi chùa như chùa Mỹ Cụ. Chùa Hàm Long...những ngôi đền thờ các anh hùng
dân tộc như đền Trần Quốc Bảo...Du lịch tham dự các lễ hội tại các điểm di tích
cấp
69
quốc gia, các lễ hội văn hóa như hát đúm ở Phả lễ, Lập lễ, Phục Lễ... hoặc tham
quan
các trang trại, vườn, làng nghề, nghiên cứu các mộ cổ, di vật ngày xưa.
Hầu hết các hoạt động này diễn ra quanh năm thu hút được một lượng lớn
khách nội thành Hải Phòng và các tỉnh lân cận. Du lịch đã mang lại cho Thủy
Nguyên
cơ hội to lớn trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp chuyển sang một nền kinh tế dựa vào dịch vụ. Hoạt động du lịch phát
triển,
tạo nguồn ngân sách cho các địa phương từ các khoản trích nộp ngân sách của các
cơ
sở du lịch trực thuộc quản lý trực tiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải
nộp
của các doanh nghiệp du lịch kinh doanh trên địa bàn. Do nhu cầu đi lại, ăn
uống,
nghỉ ngơi vui chơi, thông tin liên lạc, vận chuyển nên mạng lưới giao thông, cầu
cống, điện nước được hoàn thiện phục vụ nhu cầu du lịch ngày càng tăng.
Trên địa bàn huyện Thủy Nguyên được nhà nước đầu tư xây dựng một khu thể
thao “Trung tâm huấn luyện đua thuyền cấp quốc gia” bện cạnh dòng sông Giá thơ
mộng, dự án Resort sông Giá. Với các công trình thể thao phục vụ cho trung tâm,
cảnh quan của Resort trở thành nơi thu hút khách tham quan du lịch, đến thăm
quan
ngắm cảnh sông, nước thơ mộng của địa phương, đồng thời nơi đây cũng phát triển
thêm các dịch vụ đi kèm trong những đợt tổ chức các cuộc thi cấp quốc gia, thành
phố..như dịch vụ ngủ, nghỉ, ăn ướng, khách sạn…
Là một huyện có nguồn tài nguyên du lịch rất lớn nhưng trong các năm qua khả
năng khai thác các tiềm năng này để phát triển kinh tế - xã hội còn khá khiêm
tốn. Nếu
tiềm năng ấy được đầu tư khai thác sẽ là tiền đề cho việc phát triển của ngành
du lịch
địa phương. Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục gặp nhiều khó
khăn
song với sự nỗ lực, quyết tâm cao của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân,
nhìn
chung kinh tế - xã hội của huyện vẫn tiếp tục ổn định và đạt được nhiều kết quả
đáng
ghi nhận. Phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế có tốc độ phát triển
mạnh trên
cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá
lịch sử
là một mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững trong tương lai của huyện.
Thực
hiện tốt các giải pháp toàn diện và lâu dài cho phát triển du lịch, tin rằng
Thủy
Nguyên sẽ trở thành một trong những trung tâm du lịch khu vực phía Bắc của thành
phố Hải Phòng và của đất nước.
70
Định hướng phát triển mạnh du lịch gắn liền với công nghiệp - dịch vụ trong
tương lai gần của Thủy Nguyên sẽ có tác dụng thúc đẩy nhiều ngành cùng phát
triển
như: việc khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, dịch
vụ
thương mại. Cùng với đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cả về trình độ nghiệp
vụ
và phong cách giao tiếp đối với những người tham gia trong lĩnh vực du lịch, đặc
biệt
là hướng dẫn viên, lễ tân, tiếp thị; nâng cao chất lượng thực hiện quy chế chống
ô
nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan sinh thái và các di sản thiên nhiên… đang
được
huyện tích cực triển khai trong thời gian tới. Ở các địa phương có làng nghề
truyền
thống, họ tận dụng thế mạnh của mình để phát triển kinh tế bằng việc giới thiệu
bán
các sản phẩm thủ công. Không chỉ bán cho các du khách đến thăm quan mà đây còn
là cơ hội tăng thu nhập địa phương bằng hình thức xuất khẩu.
Thị trường ngày càng được mở rộng đến các điểm dân cư đã đặt ra yêu cầu mở
rộng dịch vụ vận tải. Đây là hình thức vận chuyển thông dụng và được sử dụng
nhiều
nhất trong các loại hình vận tải. Vận tải đường bộ luôn chủ động về thời gian và
đa
dạng trong vận chuyển các loại hình hàng hóa. Phương tiện vận tải bằng đường bộ
cũng có nhiều lựa chọn như: ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe container, rơ
mooc…
Mỗi loại phương tiện chuyển chở phù hợp cho từng chức năng vận tải hàng hóa khác
nhau. Thuỷ Nguyên có hơn 1.750 phương tiện vận tải, trong đó có trên 1.300
phương
tiện vận tải đường bộ và hơn 400 phương tiện vận tải đường thuỷ.
Các cơ sở kinh doanh phương tiện vận tải hầu hết do tư nhân quản lý, hoạt
động tại địa bàn huyện, hàng hoá từ bên ngoài vào huyện đều do các phương tiện
vận
tải lớn khác chở đến. Hàng năm số lượng lao động thu hút vào các hoạt động vận
tải
là khá lớn, trung bình mỗi năm có khoảng 2.500 lao động hoạt động trong ngành
vận
tải. Khối lượng hành khách luân chuyển trên địa bàn chủ yếu luân chuyển bằng
đường bộ. Nhìn chung ngành vận tải của huyện đã đáp ứng được yêu cầu vận tải
ngày
càng tăng trong huyện cả về hàng hoá lẫn nhu cầu đi lại của hành khách. Nhờ
triển
khai các giải pháp phù hợp, những năm gần đây, hoạt động thương mại dịch vụ vận
tải trên địa bàn huyện phát triển mạnh, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất,
sinh
hoạt. Kết cấu hạ tầng thương mại dịch vụ được đầu tư, nâng cấp. Chất lượng dịch
vụ
được cải thiện, các loại hình dịch vụ phát triển nhanh và ngày càng phong phú,
đa
dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy các hoạt động dịch vụ
của
71
huyện, đặc biệt là khối dịch vụ vận tải và thương mại phát triển nhanh. Năm
2007, giá
trị GDP của ngành dịch vụ vận tải trên địa bàn đã đạt 498 tỷ đồng, đạt 100,5 kế
hoạch, tăng 23,6%, hoạt động vận tải chiếm 8,7% và 15,37%.
Là một huyện có nền nông nghiệp lâu đời nên dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp ở đây khá phát triển, hàng năm dịch vụ cung cấp hàng nghìn tấn đạm, lân,
kali và
hàng chục tấn thuốc bảo vệ thực vật phục vụ sản xuất. Dịch vụ giống cây trồng và
vật
nuôi trên địa bàn địa bàn huyện cũng phát triển mạnh với hàng trăm lao động tham
gia
trong cung cấp dịch vụ nông nghiệp, đây cũng là hình thức dịch vụ thương mại.
Thấy rõ
lợi ích của việc mua sắm máy để làm dịch vụ nông nghiệp, nhiều hộ nông dân trong
huyện đã đầu tư mua máy gặt đập liên hợp công suất lớn có giá trị trên 400 triệu
đồng, mỗi giờ có thể gặt được khoảng 8 đến 10 sào lúa, vừa phục vụ cho gia đình,
vừa làm dịch vụ thuê cho những hộ nông dân khác. Tại các xã trong huyện các dịch
vụ nông nghiệp phát triển mạnh, không chỉ có dịch vụ máy cày, máy làm đất, máy
gặt
mà còn có nhiều dịch vụ khác, như dịch vụ phun thuốc trừ sâu, làm cỏ, vận chuyển
giống và phân bón ra đồng, đưa sản phẩm sau thu hoạch về nhà... Các dịch vụ này
phát triển đang minh chứng cho sự phong phú, đa dạng và bước tiến mới trong sản
xuất nông nghiệp, minh chứng cho những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật khi
đã
sản xuất được những máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, như máy gặt, máy
phun thuốc sâu, máy diệt cỏ, máy bóc tách vỏ hạt...
Tài chính ngân hàng là loại hình dịch vụ đặc biệt, không chỉ huy động nguồn vốn
trong dân, còn đáp ứng các yêu cầu tiết kiệm, thanh toán, cho vay tiêu dùng, thẻ
tín
dụng, thẻ ghi nợ, cho vay bổ sung vốn sản xuất kinh doanh, cho vay trả góp… Mạng
lưới các ngân hàng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên rộng khắp, nhưng các ngân hàng
có trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện tập trung phần lớn ở trung tâm huyện-
thị trấn
Núi Đèo như ngân hàng Sacombank, Agribank, Vietcombank, ACB, VIB bank,
Vietinbank…. Tuy nhiên các ngân hàng sử dụng hình thức phân bố tương đối hợp lý
có mặt ở hầu hết các xã tiêu biểu là quỹ tiết kiệm hoặc máy ATM, đáp ứng nhu cầu
giao dịch vay, gửi hoặc rút tiền của nhân dân. Ở Thủy Nguyên đa dạng hóa các
loại
hình tổ chức tín dụng như Ngân hàng Thương mại: Ngân hàng nước ngoài, liên
doanh, thương mại nhà nước, thương mại cổ phần; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng,
phát triển phương thức giao dịch hiện đại, ngân hàng tự động, ngân hàng điện tử.
72
Dịch vụ thanh toán: Đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng
tiền
mặt, thanh toán điện tử, thanh toán quốc tế. Trong dịch vụ huy động vốn các ngân
hàng sử dụng đa dạng hóa phương thức, hình thức huy động. Cạnh tranh dựa vào
chất
lượng, tính tiện lợi, hiệu quả, uy tín. Thay đổi cơ cấu nguồn huy động theo
hướng
tăng nguồn trung, dài hạn. Dịch vụ tín dụng và đầu tư cho nền kinh tế: Đa dạng
hóa
và nâng cao chất lượng các dịch vụ tín dụng; Mở rộng tín dụng trung, dài hạn,
đẩy
mạnh phương thức cho vay đồng tài trợ; triển khai các dịch vụ mới, nghiệp vụ
phái
sinh tín dụng và lãi suất. Với loại hình dịch vụ này đem đến những thuận lợi cho
nhân
dân như người nghèo được vay vốn làm ăn, người giàu có thể tiết kiệm tiền an
toàn
không lo mất trộm…
Tiếp đó là hoạt động dịch vụ khách sạn, ăn uống, đây là loại hình thương mại
bổ trợ cho các dịch vụ khác như du lịch. Được các cấp chính quyền khuyến khích
phát triển. Phát triển du lịch ăn uống là cần thiết đáp ứng nhu cầu ăn uống của
cư dân
địa phương và khách du lịch.Việc phát triển dịch vụ ăn uống đã, đang và sẽ là
loại hình
sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn với nhiều đối tượng khách. Do địa bàn Thủy
Nguyên
rộng lớn, nhiều cơ quan xí nghiệp nên dịch vụ ăn uống mọc khắp nơi, những trung
tâm,
cụm công nghiệp thì khối lượng nhà hàng khách sạn và dịch vụ ăn uống rất cao.
Thị trấn Núi Đèo có nhiều nhà hàng ăn uống như nhà hàng Phương Tám, Tuấn
Bảo, Vườn 666, Quang Minh… nơi đây không chỉ có dịch vụ ăn uống còn phục vụ
các cuộc họp, tổng kết lớn, khu vui chơi liên hoàn. Ở thị trấn Minh Đức có nhà
hàng
dê Hồng Kỳ, Quốc Viễn, Xứ Lạng, Lầu cua đồng Hồng Thủy…nhà hàng không chỉ
phục vụ thức ăn bình dân mà còn có những món ăn đặc sản, đáp ứng nhu cầu thưởng
thức của khách hàng. Không chỉ phục vụ khách địa phương, khách từ các cơ quan xí
nghiệp trên địa bàn huyện mà còn phục vụ cho khách tham quan du lịch các danh
lam
thắng cảnh của huyện. Dịch vụ ăn uống của huyện chiếm 21,47% và 18,42% [18].
Loại hình dịch vụ này không chỉ mang nguồn lợi cho các chủ nhà hàng mà còn có ý
nghĩa quảng bá sản phẩm đặc sản địa phương (dê, cua đồng).
Phát triển mạng đại lý, cung cấp dịch vụ bưu chính kết hợp với đại lý thu cước
viễn thông, thu hộ cước (điện, nước) và bán các loại bảo hiểm. Nâng cấp điểm
truy
nhập Internet tại 100% điểm bưu điện văn hoá xã để dân sử dụng các dịch vụ công
qua mạng; Trang bị thêm điểm truy cập Internet công cộng cho các xã miền núi,
địa