Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Kinh tế ở huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng từ năm 1986 đến năm 2016
9,269
306
124
33
hóa [5, tr.54]. Trồng cây rau màu” mùa nào thức ấy”, quá trình phát triển trồng
cây
rau màu đã hình thành nên những làng, xã trồng rau màu quanh năm như xã Thủy
Đường, Phục lễ, Ngũ Lão, Thiên Hương ... Sự đóng góp của trồng trọt trong 3 năm
(1991-1993) đưa kinh tế nông nghiệp Thủy Nguyên có những chuyển biến rõ rệt. Sản
phẩm trồng trọt từ chỗ chỉ đáp ứng nhu cầu của các gia đình (tự cung tự cấp) đến
thành sản phẩm hàng hóa trên thị trường, không chỉ thị trường huyện Thủy Nguyên
mà vươn ra đáp ứng nhu cầu của một bộ phận người dân trong nội thành Hỉa Phòng
và tỉnh lân cận như Quảng Ninh.
Từ những năm 1996 đến năm 2000 phát triển tương đối ổn định, việc chuyển
dịch cơ cấu nông nghiệp, cải biến cơ cấu kinh tế nông thôn được đẩy mạnh theo
hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, lấy giá trị kinh tế trên một đơn vị diện
tích là
chính, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp,
đưa
lại hiệu quả, đất đai được quản lý nề nếp, chú trọng thủy lợi do đó Thủy Nguyên
liên
tục được mùa đạt 91tạ/ha vượt chỉ tiêu Đại hội. Nhằm giúp hộ nông dân đẩy mạnh
sản xuất nông nghiệp huyện đã đầu tư kinh phí, chỉ đạo các điểm sản xuất giống,
đưa
kĩ thuật viên xuống cơ sở hướng dẫn nông dân trồng trọt.Các cấp ủy Đảng, chính
quyền phối hợp với các đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ nhằm đẩy mạnh việc
hoàn
thiện và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy ngành kinh tế nông
nghiệp phát triển trở thành nghành mũi nhọn của huyện trong những năm cuối thế
kỷ
XX. Trong năm 1991 toàn huyện có 16 hợp tác xã triển khai giao đất với tổng số
643
ha, 34 hợp tác xã cho đấu thầu đồi núi với diện tích là 550 ha [3, tr.13].
Thuỷ Nguyên có 1.535 ha đất đồi núi, là tiềm năng đáng kể và cũng là một lợi
thế so sánh so với nhiều địa phương bạn trong thành phố. Nhằm khai thác, phát
triển
kinh tế vườn đồi, năm 1995, các xã đưa đất đồi núi vào sử dụng để trồng cây lấy
gỗ,
cây ăn quả, với diện tích 615 ha. Tuy mới khai thác được 40,1% tổng diện tích
nhưng
đã bắt đầu phát huy hiệu quả trong cung cấp gỗ, củi, hoa quả và góp phần làm đẹp
cảnh quan, môi trường và cung cấp nguyên liệu phát triển nghề mộc, đáp ứng nhu
cầu
tiêu dùng của nhân dân.
34
Bảng 2.1. Số liệu thống kê thành tựu nông nghiệp
Chỉ tiêu Đại Hội
Đảng bộ lần thứ
XXI
Thành tựu thực tế
năm 1998
Thành tựu thực tế
năm 2000
Năng suất
80-90 tạ/ha
84 tạ/ha
91 tạ/ha
Sản lượng
72000-> 76000 tấn
73.525 tấn
79.500 tấn
(Nguồn: [5, tr.83])
Thủy Nguyên là địa bàn chịu ảnh hưởng khá lớn của quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa, một số tuyến trục giao thông đi qua huyện được cải tạo mở
rộng,
một số nhà máy, cơ sở sản xuất mới được xây dựng, do vậy đã tác động mạnh đến
tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện, nhất là ngành trồng trọt, nhiều hộ
nông
dân chỉ cấy 1 vụ/ năm, để ruộng không, hoặc chuyển diện tích ruộng trồng trọt
sang
mục đích khác. Tuy nhiên việc ứng dụng khoa học kĩ thuật, đưa các giống mới có
năng suất và chất lượng cao (năm 2013 giống lúa mới chiếm 97% diện tích trồng
lúa)
vào sản xuất đã đưa sản lượng ngành nông nghiệp vẫn giữ được vị trí... vẫn đảm
bảo
nhu cầu của nhân dân toàn huyện, nhiều hộ có sản phẩm thành hàng hóa, thu nguồn
lợi không nhỏ trong trồng trọt. Xã Thủy Đường thâm canh tăng vụ trồng cây rau
màu
đạt 40 tr/ ha/năm [4, tr 76]. Năm 2005, giá trị thực hiện 225 tỷ đồng, đạt 99,8%
kế
hoạch thành phố, 100,2% kế hoạch huyện. Diện tích gieo cấy lúa cả năm là 15.414
ha, giảm 2,3%; năng suất đạt 49,8 tạ/ha; sản lượng 76.683 tấn. Diện tích rau các
loại
là 1.397,5 ha, sản lượng 26.194 tấn, đạt 102,7% kế hoạch, giảm 9,5%. Diện tích
đất
đai có biến động mạnh, đất thổ cư có biến động nhưng không lớn, sự biến động ở
đây
chỉ tập trung vào đất nông nghiệp và đất chuyên dùng. Diện tích đất sản xuất
nông
nghiệp của huyện đã giảm từ năm 2000 trở lại đây, trong đó tập trung vào diện
tích
trồng cây hàng năm. Năm 2000 diện tích đất nông nghiệp của huyện có 13.255 ha
thì
đến năm 2005 chỉ còn 10.918 ha [20].
35
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất nông nghiệp từ 2005 -2016
Năm
Giá trị thực hiện
Đạt kế hoạch
của huyện
Đạt kế hoạch
của thành phố
2005
225 tỷ đồng
100,2%
99,8%
2010
245 tỷ đồng
100,5%
100%
2015
243 tỷ đồng
100,9%
98,8%
2016
227 tỷ đồng
101,2%
99%
(Nguồn: [20], [11])
Lực lượng lao động của huyện tham gia sản xuất nông nghiệp, chiếm 78% so
với số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Do sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu ngành nông nghiệp, và sự đầu tư kĩ thuật mới. Nên lực lượng lao
động
trong nông nghiệp đã giảm còn 64%. Lực lượng đang độ tưổi lao động (từ 18 đến
45)
chuyển sang các ngành nghề khác, chỉ còn lao động già nên làm giảm số lượng các
sản phẩm trồng trọt. Nhưng mặt tích cực là các khu dân cư nông thôn của huyện
Thuỷ
Nguyên được phân bố và phát triển theo hướng tập trung thành các cụm dân cư nông
thôn, sự hình thành các điểm dân cư gắn liền với quá trình sản xuất nông nghiệp.
Chăn nuôi được coi trọng trong xu thế mới, đã chuyển dịch theo hướng từ
chăn nuôi cá thể ở các hộ gia đình (số lượng ít) sang tập trung quy mô trang
trại, gia
trại (vườn - ao - chuồng), ứng dụng khoa học kỹ thuật về giống và thức ăn công
nghiệp. Công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm, gia súc được chỉ đạo kiên
quyết.
Đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm gà, vịt, phát triển chăn nuôi dê cung cấp thực
phẩm
ra thị trường. Nhưng chú trọng chăn nuôi gia cầm và dê để đáp ứng nhu cầu thực
phẩm của thị trường. Năm 2010 toàn huyện có 134 trang trại, các vùng sản xuất có
giá trị kinh tế cao tập trung ở các xã Kênh Giang, Minh Tân, hình thành “Cánh
đồng
mẫu lớn” giá trị thực hiện 174 tỷ đồng, đạt 103% kế hoạch thành phố, 100% kế
hoạch
huyện, tăng 6,7%. Tổng đàn lợn 115.000 con, giảm 12,2%; đàn trâu, bò 5.910 con,
tăng 11,3%; tổng đàn gia cầm 780.000 con, tăng 20% [26]. Sản phẩm chăn nuôi của
cư dân huyện không chỉ đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho 3 vạn dân của huyện mà còn
cung cấp thực phẩm cho cư dân nội thành và các tỉnh lân cận. Quá trình chăn nuôi
lớn
của các hộ gia đình, hình thành nên những hộ gia đình làm kinh tế giỏi, điển
hình
tiên tiến của huyện.
36
Trong nông nghiệp thì nuôi trồng và khai thác thủy sản phát triển mạnh ở cả
bốn lĩnh vực: nuôi trồng, khai thác, chế biến và dịch vụ; trong đó khai thác hải
sản đó
tăng nhanh cả về phương tiện tàu thuyền và sản lượng đánh bắt. Mô hình nuôi cá
vược thâm canh cao ở xã Lập Lễ đem lại hiệu quả kinh tế cao, các dự án bến, cảng
cá
được đầu tư xây dựng. Coi đây là ngành mũi nhọn, có nhiều tiềm năng, thế mạnh
của
huyện. Năm 2005 diện tích nuôi trồng thủy sản là 2.126 ha, đạt 103,4% kế hoạch,
sản
lượng 6.500 tấn, đạt 108% kế hoạch thành phố, 100% kế hoạch huyện, tăng 7,4%,
vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra [5, tr 150].
Xác định ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn, có lợi thế của
huyện, do đó, Ủy ban nhân dân huyện đã tích cực chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc
nuôi
trồng, khai thác thủy sản đạt hiệu quả cao. Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy
sản
duy trì từ 1.550-1.600 ha, với sản lượng nuôi trồng đạt 5.500-6.000 tấn, chủ yếu
là cá
vược. Khai thác thủy hải sản có nhiều bước phát triển tập trung ở các xã Lập Lễ,
Phả
Lễ: Với đội tàu khai thác 1.299 chiếc, trong đó: tàu có công suất trên 400CV là
72
chiếc, từ 250-400CV là 89 chiếc, từ 90-250 CV là 325 chiếc đã thực hiện việc
khai
thác, đánh bắt hàng năm đạt từ 35.000-40.000 tấn/năm. Công tác quy hoạch trong
những năm qua đã được các cấp, các ngành quan tâm và chỉ đạo tích cực. Trên cơ
sở
quy hoạch được phê duyệt, các xã đã tổ chức rà soát hợp đồng đã ký để điều chỉnh
lại
hạn điền và thời hạn hợp đồng với việc thuê đất ổn định lâu dài.
Các hộ nông dân trở thành các chủ trang trại phát triển theo mô hình VAC. Có
những hộ kết hợp vốn tự có, vốn vay ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
nạo
vét, kè đầm ao, mua sắm dụng cụ, mua giống, thuê nhân công lên đến hàng tỷ đồng.
So với giai đoạn 1995 - 2001, thì giai đoạn 2002 - 2013 có số vốn đầu tư cho
nuôi
trồng thủy, hải sản của huyện tăng mạnh, đầu tư chuyển đổi từ hình thức quảng
canh
sang phổ biến mô hình bán thâm canh và thâm canh,trên cơ sở ứng dựng những tiến
bộ khoa học - kỹ thuật trong nuôi trồng. Hình thức nuôi trồng hải sản nước mặn
bằng
lồng bè ngày càng được áp dụng nhiều. Năm 2009 có khoảng 60 hộ nuôi trồng thuộc
hai xã Lập Lễ và Phả Lễ tiến hành nuôi cá Vược và cá Song nước mặn bằng các lồng
bè ở khu vực huyện đảo Cát Hải cho giá trị kinh tế cao.
Cùng với việc đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành thủy sản thì vấn
đề đào tạo nguồn nhân lực cũng được quan tâm. Trong năm 2010, các trường Cao
37
đẳng Thủy sản miền Bắc, trường Trung cấp Nghề của huyện mở các lớp đào tạo ngắn
hạn (1- 3 tháng) đào tạo nâng cao trình độ cho hơn 600 lượt học viên trên đại
bàn các
xã được coi là trung tâm nuôi trồng thủy sản của huyện. Khâu cung cấp giống cũng
được quan tâm nhắm khắc phục tình trạng các hộ sản xuất phải liên hệ mua giống
tại
một số cơ sở miền Trung trong giai đoạn trước. Năm 2009, toàn huyện có 3 trại
sản
xuất cá giống và 2 trại sản xuất tôm giống. Trong đó trại cá giống cá Vược ở xã
Lập
Lễ trung bình mỗi năm cung cấp khoảng gần 60 vạn cá giống cho các cơ sở nuôi cá
Vược. Trại giống tôm Gia Minh, cung cấp hàng năm cho các đầm nuôi tôm khoảng
gần 2 triệu con giống. Cùng với hoạt động nuôi trồng, công tác phòng trừ bệnh
dịch
cũng được quan tâm chỉ đạo và khuyến cáo kịp thời đến người nuôi. Công tác quản
lý
chất lượng giống, thức ăn, thuốc thú ý thủy sản và quản lý môi trường được tăng
cường. Hàng năm huyện tổ chức cho các xã có nhiều hộ nuôi trồng thủy sản đi khảo
sát thực tế tại Cát Hải, Đồ Sơn và một số tỉnh như Quảng Ninh, Thanh Hóa để học
hỏi và
trao đổi kinh nghiệm về nuôi, trồng thủy sản. Đồng thời, Trung tâm Khuyến ngư,
Chi
cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản của huyện thường xuyên khảo sát nhằm kiểm tra,
đánh giá
chất lượng giống, thức ăn, môi trường…để kịp thời đưa ra những khuyến cáo nhằm
hạn
chế tối đa những rủi ro gây thiệt hại trong hoạt động nuôi trồng.
Đối tượng nuôi trồng cũng được mở rộng, ngoài cá Vược, cá Song, tôm Sú là
những vật nuôi cho giá trị kinh tế và sản lượng cao thì các hộ nuôi trông cũng
nuôi
thử nghiệm một số loài mới như ca Bống, cá Bớp, Tôm Càng Xanh…Việc bố trí thời
vụ, cơ cấu con nuôi được bố trí hợp lý hơn với nhiều hình thức nuôi như: Nuôi
đơn,
nuôi ghép, nuôi luân canh, nuôi đa con hoặc nuôi 1 vụ thành 2 - 3 vụ trong năm.
Hình
thức nuôi ghép được nhân dân sử dụng nhiều nhưng phổ biến nhất là nuôi luân
canh,
đây là hình thức nuôi phổ biến và phù hợp với khí hậu miền Bắc. Vào các tháng
mùa
đông, khi nhiệt độ hạ thấp, không phù hợp với khả năng sinh trưởng, phát triển
của
tôm Sú, cá Vược thì các hộ chuyển sang nuôi tôm Rảo, Cua, cá Bớp, đây là những
loài có khả năng chịu lạnh. Nuôi đơn thường áp dụng ở mô hình nuôi cá Vược, cho
năng suất cao nhưng lại không phát huy được những giống chỉ thích ứng được với
một mùa. Nuôi ghép là hình thức nuôi tiến tiến, tận dụng triệt để điều kiện tự
nhiên
cũng như chuỗi thức ăn. Xét về giá trị kinh tế, hình thức này cho hiệu quả kinh
tế
38
không cao bằng nuôi đơn, vì sản phẩm thu hoạch gồm nhiều loại, không tập trung,
song lại hạn chế được những rủi ro trong nuôi trồng khi xuất hiện dịch bệnh. Do
đó,
nuôi ghép là hình thức nuôi phổ biến. Mô hình đầm trồng rau câu tập trung ở hai
xã
Lập Lễ và Phả Lễ với hơn 40 hộ trồng với sản lượng trung bình đạt 1000 tấn/năm.
Về diện tích nuôi trồng: Trên cơ sở diện tích đất nông nghiệp cho năng suất
thấp, Huyện ủy Thủy Nguyên đã chỉ đạo chuyển đổi sang mô hình đầm, ao nuôi trồng
thủy sản ở khu vực các xã Gia Minh, Gia Đức, Lập Lễ, Phả Lễ, tổng số diện tích
đất
nông nghiệp được chuyển đổi sang nuôi trồng của huyện trong giai đoạn 2002 -
2005
là hơn 300 ha với số vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng.
Bảng 2.3: Diện tích nuôi trồng của huyện trong giai đoạn 2002 - 2016
Năm
Diện tích nước lợ
(đv: ha)
Diện tích nước mặn
(đv: ha)
Diện tích nước
ngọt (đv: ha)
2002
843
1607
2450
2005
850
1820
2131
2010
650
1354
2004
2012
593
1261
1854
2016
571
1121
1741
(Nguồn: [9], [10], [11], [12])
Từ số liệu bảng 2.3 cho thấy, diện tích nuôi trồng không ổn định và có chiều
hướng thu hẹp qua các năm. Mặc dù thu hẹp diện tích nuôi trồng song sản lượng
thủy
sản nuôi trồng vẫn cao hơn so với giai đoạn trước do việc áp dụng khoa học kỹ
thuật
vào nuôi trồng với hình thức luân canh, thâm canh
Về sản lượng khai thác, nuôi trồng: Trong khai thác, trên cơ sở được đầu tư
mạnh về vốn, phương tiện kỹ thuật hiện đại nên sản lượng khai thác tăng nhanh so
với thời kỳ 1986 - 2001.
Bảng 2.4: Sản lượng khai thác, nuôi trồng từ 2002 - 2012
(ĐVT: tấn)
Năm
Sản lượng khai thác
Sản lượn nuôi trồng
Tổng
2002
5833
3940
9773
2005
11500
4290
15790
2010
18500
6500
25000
2012
21909
6735
28644
2016
23205
7016
30221
(Nguồn: [9], [10], [11], [12])
39
Phân tích bảng trên ta thấy, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản
của huyện Thủy Nguyên tăng dần qua các giai đoạn, đặc biệt năm 2016 tăng 20448
tấn (tăng gấp hơn 3 lần) so với năm 2002, là năm có sản lượng thấp nhất. Tổng
sản
lượng thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 2002 - 2016 là do sự tăng lên đáng kể
của
lĩnh vực khai thác. Điều này phản ánh sự quan tâm đầu tư đóng tàu có công suất
lớn,
trang bị hiện đại để vươn khơi, mở rộng ngư trường. Trong nuôi trồng, việc tăng
diện
tích nuôi trồng và áp dụng hình thức luân canh, cải tiến kỹ thuật đã làm cho
năng suất
tăng nhanh.
Trong những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo của Huyện ủy, chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân huyện, sự tập trung của hệ thống khuyến nông, khuyến ngư, thú y
bảo vệ thực vật, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn có sự phát triển, cơ cấu nội
bộ
ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm trồng trọt, tăng thủy sản,
dịch
vụ nông nghiệp và chăn nuôi. Tỷ trọng của lĩnh vực trồng trọt giảm từ 29,5% năm
2014 xuống còn 27% năm 2016; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 27,5% năm2014
tăng lên 29,9% năm 2016; tỷ trọng lĩnh vực thủy sản tăng từ 40% năm 2014 lên
43,5% năm 2016 [6], [14].
Giai đoạn 2000-2016, cũng là giai đoạn có nhiều mô hình sản xuất nông
nghiệp mang lại hiệu quả cao được triển khai áp dụng, cụ thể.Mô hình xây dựng
nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vùng chăn nuôi gia cầm ở Lại Xuân, vùng chăn
nuôi lợn thịt tập trung tại xã Chính Mỹ, vùng trồng hoa ứng dụng công nghệ cao
tại
xã Đông Sơn. Nông nghiệp chuyển mạnh theo hướng hàng hóa, từ trồng lúa chính
sang nuôi trồng thủy hải sản và chăn nuôi với qui mô lớn. Những thành tựu của
nông
nghiệp tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển, đồng thời làm chuyển
dịch cơ cấu dân cư giữa các ngành nghề. Nông nghiệp trở thành ngành quan trọng
góp phần bổ trợ cho các ngành kinh tế khác.
Trong 30 năm đổi mới (1986 - 2016), nông nghiệp huyện Thủy Nguyên đạt
được mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài, cơ cấu nông
nghiệp
chuyển dịch theo hướng tích cực. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện tăng
trưởng
trung bình với tốc độ 1,26%/ năm giai đoạn (1986 - 2015), nông thôn vẫn là ngành
giữ được tốc độ tăng trưởng tương đối ổn định, bảo đảm cân bằng cho nền kinh tế,
40
đánh dấu sự hồi phục và tăng trưởng cao. Chất lượng tăng trưởng tiếp tục được
cải
thiện, tỷ trọng giá trị gia tăng trong tổng giá trị sản xuất ngành đã tăng từ
47% (2010)
lên 54,7% (2013); 57,8% (2014) và khoảng 58% (2015); năng suất lao động xã hội
ngành nông, lâm, thủy sản tăng gần gấp đôi từ 16,3 triệu đồng năm 2010 lên
khoảng
31 triệu đồng năm 2015. Ngành chăn nuôi đã chuyển từ hình thức nhỏ, lẻ, phân tán
sang hình thức trang trại, gia trại. Tỷ trọng giá trị ngành chăn nuôi trong tổng
giá trị
nông nghiệp tăng. Giá các sản phẩm chăn nuôi ổn định, bảo đảm thu nhập cho người
chăn nuôi. Ngành thủy sản đã chuyển dịch cơ cấu giữa khai thác với nuôi trồng.
Năm
2015, tổng sản lượng thủy sản đạt 2,55 triệu tấn (tăng 3,4%) Giá trị sản phẩm
thu
được trên 1ha đất trồng trọt đã tăng từ 24,6 triệu đồng/ha năm 2010 lên 39,3
triệu
đồng/ha năm 2014 và khoảng 62 - 63 triệu đồng/ha năm 2015; cứ mỗi ha mặt nước
nuôi trồng thủy sản tăng từ 83,8 triệu đồng/ha (2013) lên 107,4 triệu đồng/ha
(2014)
và khoảng 153 triệu đồng/ha (2015). Thu nhập của người dân nông thôn huyện Thủy
Nguyên năm 2015 tăng khoảng 2 lần so với năm 2010 [6].
Trong xu thế hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu cũng như với đặc điểm tự
nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù thì đẩy mạnh phát triển nông nghiệp là một hướng
phát
triển phù hợp tại Việt Nam. Để phát triển nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhằm
phát triển bền vững cần định hướng cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ
cao và xây dựng thương hiệu nông sản nông thôn. Chính hai định hướng cơ bản này
sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản
nhằm góp phần nâng cao doanh thu trong sản xuất nông nghiệp và mức thu nhập cho
nông dân. Vai trò, vị trí của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhằm đáp
ứng sự
phát triển của nền kinh tế thị trường, đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm của xã
hội,
nhu cầu tiêu dùng của dân cư. Là điều kiện và nhu cầu để mở rộng thị trường, tạo
cơ
sở cho việc thay đổi bộ mặt nông thôn nói chung và bộ mặt nông nghiệp nói riêng,
đồng thời tạo ra một nền sản xuất chuyên môn hóa cao, thâm canh tiên tiến và các
ngành liên kết chặt chẽ với nhau hơn. CNH, HĐH nông nghiệp tạo điều kiện giải
quyết vấn đề xoá đói giảm nghèo ởnhiều vùng ở nông thôn. Tạo điều kiện để phát
triển năng lực sản xuất khuyến khích mọi lực lượng lao động trong các thành phần
kinh tế hướng vào việc sản xuất nông sản hàng hoá. Giải quyết tốt quan hệ giữa
sản
41
xuất và tiêu thụ sản phẩm. Quan hệ giữa việc hoạch định phương hướng, mục tiêu
sản xuất trong từng thời kỳ. Chính việc tạo điều kiện giải quyết các mối quan hệ
trên
là việc tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vì chuyển dịch cơ cấu
kinh
tế nhằm thực hiện giải quyết các mối quan hệ trên. Do đó CNH-HĐH nông nghiệp là
cơ sở để thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng
“Công
nghiệp, xây dựng - dịch vụ và nông nghiệp”.
2.2.2. Nghề thủ công
Nghề thủ công là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản xuất chủ
yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các nghề thủ
công
có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của công nghiệp trong một
số
công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết định chất lượng và hình thức đặc
trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay. Nguyên liệu của các nghề thủ công thường
lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn
giản.
Từ xa xưa, các nghề tiểu thủ công nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong
đời sống kinh tế ở các vùng quê Việt Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại
hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển các nghề tiểu thủ công
nghiệp
rất có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát
huy
những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Làng nghề phát triển góp phần
giải
quyết việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn,đặc biệt tạo ra bộ mặt đô thị
mới
cho nông thôn để nông dân ly nông nhưng không ly hương và làm giàu trên quê
hương mình.
Thuỷ Nguyên được thiên nhiên ưu đãi, có trữ lượng khá lớn các loại khoáng
sản phi kim loại như đá vôi,có ý nghĩa đối với phát triển các ngành nghề thủ
công.
Trước đây đá vôi là nguồn nguyên liệu cho nghề thủ công chế tác từ đá: ngành
khắc
đá, đánh đá ở xã Lại Xuân, Minh Đức. Từ những năm 1990 trở về trước nghề đánh
đá, khắc đá rất phát triển, đá trở thành vật liệu chính xây nhà. Ngoài nghề đánh
đá,
khắc đá, nguyên liệu đá vôi còn là nguyên liệu để phát triển nghề nung vôi, hệ
thống
các lò vôi có công suất từ 50 đến 100 tấn vôi mỗi ngày xuất hiện ở các xã Lại
Xuân,
Kỳ Sơn, An Sơn, Minh Đức, Minh Tân [5, tr.284]. Nhưng do ngày nay nguyên liệu
xây dựng phong phú, vôi xây dựng dùng ít nên các lò vôi giảm dần, chỉ còn ở xã
42
Minh Tân 4 lò có công suất 100 đến 120 tấn /ngày, xã Lại Xuân còn 2 lò có công
suất
120 đến 150 tấn / ngày. Trước đây làm 100% thủ công nên thu hút lực lượng lao
động
lớn ở các lò vôi, nhưng ngày nay các chủ lò vôi sử dụng máy móc như máy tời, máy
xúc đưa than, đưa đá vào lò, múc vôi lên ô tô, đã giảm lực lượng lao động ở nghề
nung vôi. Các ngành khai thác vật liệu xây dựng, đúc kim loại và mộc dân dụng,
đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải, chế biến lương thực thực phẩm, đan
lưới
đánh cá, thủ công thêu ren, đan mây tre... trong đó một số các làng nghề truyền
thống
đã được khôi phục phát triển mạnh; có nhiều làng nghề trở thành mô hình tiên
tiến,
làm ăn có hiệu quả như: Làng nghề Mỹ Đồng, Hiệp hội vận tải Đoàn Kết - An Lư,
đan mây tre Chính Mỹ, bánh chưng ở Thủy Đường, gốm Dưỡng Động ở Minh Tân,
làm hương ở Kiền Bái …
Làng nghề Đúc kim loại Mỹ Đồng - phố nghề Mỹ Đồng luôn đỏ lửa tạo sức
sống mới cho cả một vùng quê phía Tây Bắc Thủy Nguyên. Đây là làng nghề hình
thành từ đầu thế kỷ XX và bắt đầu nổi tiếng từ năm 1938, xuất phát từ nhu cầu
chế
tác công cụ lao động, các sản phẩm sinh hoạt của cư dân như muôi, muỗng, cày,
bừa,
liềm, dao kéo... Ban đầu chỉ vài hộ gia đình mở các lò đúc, rèn những lúc nông
nhàn
(tức là nghề phụ, sau nông nghiệp), sau đó do nhu cầu ngày càng cao của dân cư
các
xã lân cận như Thiên Hương, Trịnh Xá, Quảng Thanh…nên số lượng các hộ gia đình
tham khảo học nghề từ những hộ ban đầu lan rộng,học được bí quyết nghề từ những
người thợ giỏi đến đúc lưỡi cày, cuốc ở làng. Mỹ Đồng hình thành làng nghề lớn.
Làng nghề Mỹ Đồng luôn chế tác các sản phẩm từ kim loại, sản phẩm chủ lực của
nghề rèn ở Mỹ Đồng là đinh thuyền, trong đó, nghề rèn được hình thành từ rất
sớm,
đã từng nổi tiếng nhất vùng, được duy trì và phát triển đến tận ngày nay. [31]
Khi các
nghệ nhân trong làng đúc bộ phận giữ thăng bằng đuôi, gọi là "con rùa đối trọng"
nặng khoảng một tấn cho con tàu ngoại quốc bị hỏng ở cảng Hải Phòng, từng được
mệnh danh làng nghề “vua biết mặt, nước nhớ tên”. Từ đó, nghề đúc và nghề rèn ở
Mỹ Đồng phát triển nhanh, trở thành nghề truyền thống, là kế sinh nhai của nhiều
hộ
gia đình trong xã.
Hiện nay, Mỹ Đồng là một trong số ít địa phương có khu công nghiệp làng
nghề, là một trong những làng nghề lớn sản xuất hàng cơ khí số lượng các sản
phẩm