Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm toán chi Ngân sách nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Kiểm toán nhà nước
4,004
709
95
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------------
L
-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------------------------
-
i
Em xin cam đoan luận văn thạc sỹ với đề tài „„Kiểm toán chi Ngân sách
nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Kiểm toán nhà
nước” là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu của riêng em.
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn được thu thập ban
đầu hoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc
xử lý, phân tích và đánh giá các số liệu được thực hiện một cách trung thực,
khách quan...
Người viết cam đoan!
ii
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học
Thương mại, đến quý thầy cô trong Khoa Kế toán, Đại học Thương mại đã
tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến PGS.TS. Đỗ Minh Thành, người
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, phương pháp nghiên cứu,
phương pháp trình bày để em có thể hoàn thiện nội dung và cả hình thức của
luận văn.
Cuối cùng, em xin dành lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
i
..........................................................................................................
i
...............................................................................................................
ii
.........................................................................
iiiii
.......................................................... iv
...........................................................................................................
1
..........................................................................................
1
..............................................
3
.................................................................................................
4
4.
...................................................................................................
5
5.
........................................................................... 5
.........................................................................................
6
6.1. Nghiên cứu tài liệu tại bàn
.....................................................................................
8
6.2. Phương pháp chuyên gia
.......................................................................................
8
.................................................................................
9
...............................................................................................
9
CHI NGÂN
11
................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm, loại hình kiểm
toán......................................................................... 11
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của
KTNN............................................................................16
Ngành...................
18
1.2.1. Khái niệm nội dung chi Ngân sách nhà nước
................................................ 18
1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi NSNN tại các Bộ, Ngành
.......................................... 19
1.2.3. Quy trình ngân sách bộ, ngành
........................................................................ 20
........................................................... 22
1.3.2. Ý nghĩa của kiểm toán chi NSNN
.................................................................... 23
ii
1.3.4. Quy trình kiểm toán chi NSNN
........................................................................ 28
........................................ 39
................................ 39
2.1.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động và quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
......................................................................................................................
39
2.1.2. Nội dung và quy định quản lý chi thường xuyên NSNN tại Bộ NN&PTNT40
............................................................................................................
43
2.2.1. Một số kết quả đạt được
.....................................................................................
43
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế
......................................................................................
45
2.2.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
........................................................................... 53
..................................................................................................................
57
...............................................................................................................
58
nông thôn
......................................................................................................................
58
3.1.1 Hoàn thiện công tác xác định mục tiêu, phạm vi, nội dung kiểm toán
.......... 58
3.1.3. Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán
......................................................... 70
3.1.4. Hoàn thiện giai đoạn kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán
...................... 72
............................................................................. 73
..................................................................................................................
80
.................................................................. a
.......................................................................................................................
c
iii
STT
T vit tt
Gi
1
BBKT
Biên bản kiểm toán
2
BBXNSL
Biên bản xác nhận số liệu
3
BCKT
Báo cáo kiểm toán
4
BCTC
Báo cáo tài chính
5
KHKT
Kế hoạch kiểm toán
6
KTNN
Kiểm toán nhà nước
7
Ngân sách địa phương
8
NSNN
Ngân sách nhà nước
9
NSTW
Ngân sách Trung ương
10
KTV
Kiểm toán viên
iv
STT
TRANG
1
Hình 1: Quy trình phân tích của Luận văn
07
2
Hình 2: Quy trình kiểm toán NSNN
36
3
Bảng 1: Đánh giá về xác định mục tiêu, nội dung, phạm vi kiểm toán
46
4
Bảng 2: Đánh giá tổ chức thực hiện, áp dụng phương pháp kiểm toán
48
5
Bảng 3: Đánh giá về Hồ sơ kiểm toán
50
6
Bảng 4: Đánh giá về Báo cáo kiểm toán
51
7
Bảng 5: Đánh giá về thực hiện kiến nghị của KTNN
52
1
Qua 20 năm hoạt động và phát triển, Kiểm toán nhà nước đã khẳng
định được vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan kiểm tra, kiểm
soát của Nhà nước. Có được vị thế và uy tín đó, một phần quan trọng là sự
tiến bộ về chất lượng và hiệu quả kiểm toán, không ngừng hoàn thiện hệ
thống chuẩn mực, quy trình kiểm toán, nâng cao chất lượng và tính chuyên
nghiệp của hoạt động kiểm toán, đặc biệt là kiểm toán NSNN.
NSNN bao gồm Ngân sách trung ương và Ngân sách địa phương. Bộ
phận quan trọng cấu thành ngân sách trung ương là ngân sách các Bộ, ngành.
Có thể hiểu ngân sách Bộ, ngành là tổng hợp các khoản thu, chi theo quy định
của pháp luật được cơ quan có thẩm quyền giao cho Bộ, ngành để thực hiện
chức năng, nhiệm vụ do Nhà nước giao.
Kiểm toán chi NSNN là quy trình và cơ chế được thiết lập để đảm bảo
rằng việc ngân sách được phân bổ gắn với thực tế hoạt động của các chương
trình chi tiêu. Qua đó giúp đảm bảo thực hiện chi ngân sách theo đúng kế
hoạch được giao; tránh việc sử dụng sai nguồn ngân sách, phát hiện và chấn
chỉnh các trường hợp sử dụng sai ngân sách; Đánh giá tính hiệu quả của các
hoạt động và tìm cách cải thiện hiệu quả đó...
Hiện nay, kiểm toán chi NSNN được áp dụng chung đối với kiểm toán
lĩnh vực NSNN, các cuộc kiểm toán ngân sách trung ương, các cuộc kiểm
toán NSNN các cấp của địa phương. Tuy nhiên, kiểm toán chi NSNN còn một
số hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động kiểm toán. Khi
tiến hành các cuộc kiểm toán ngân sách Bộ, ngành, các thành viên của Đoàn
kiểm toán còn gặp nhiều khó khăn trong việc áp dụng Quy trình, không ít
kiểm toán viên còn lúng túng khi thực hiện kiểm toán, chất lượng kiểm toán
2
chưa cao. Trong khi đó, Kiểm toán ngân sách Bộ, ngành là một trong những
nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của KTNN.
Trong những Bộ, Ngành thuộc đối tượng kiểm toán của Kiểm toán nhà
nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ,
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, bao gồm
nhiều ngành và lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế. Kinh phí NSNN cấp
cho hoạt động thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước là khá lớn và bao
gồm nhiều nội dung chi, kiểm toán ngân sách nhà nước tại Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn luôn là cuộc kiểm toán được Kiểm toán nhà nước chú
trọng và đầu tư.
Hoạt động kiểm toán chi NSNN của KTNN tại các Bộ, Ngành còn một
số bất cập trong các khâu khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm
toán, lập Báo cáo kiểm toán và kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán, như:
Các đơn vị được lựa chọn kiểm toán chưa bao quát hết đối tượng được kiểm
toán (toàn bộ các hoạt động liên quan đến ngân sách, tiền và tài sản của Bộ,
Ngành và các đơn vị trực thuộc); Một số KHKT số liệu còn sơ sài, chưa gắn
với tình hình thực tế của đơn vị, vẫn còn mang tính hình thức, chưa đi sâu vào
đánh giá đặc thù hoạt động của đơn vị; Việc tổ chức đoàn kiểm toán còn tồn
tại bất cập (vai trò của phó trưởng đoàn còn hạn chế). Do vậy, các kết quả,
phát hiện kiểm toán chưa được trao đổi, phổ biến giữa các Tổ kiểm toán và
các KTV; Chưa có quy định về sự phối hợp sử dụng các tư liệu, kết quả kiểm
toán giữa các kiểm toán chuyên ngành, KTNN các khu vực và các đoàn kiểm
toán với nhau để đảm bảo hoạt động kiểm toán có hiệu quả…
Do vậy, "Kiểm toán chi ngân sách nhà nước tại Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn của Kiểm toán nhà nước" là yêu cầu cần thiết đối với
hoạt động kiểm toán của KTNN, góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa