Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả lớp 6 THCS ở Lào (từ kinh nghiệm dạy học của Việt Nam)
7,404
427
133
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
SIHACKSA KhamBone
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
TRONG DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 6 THCS Ở LÀO
(TỪ KINH NGHIỆM DẠY HỌC CỦA VIỆT NAM)
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_______________________
SIHACKSA KhamBone
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
TRONG DẠY VĂN MIÊU TẢ LỚP 6 THCS Ở LÀO
(TỪ KINH NGHIỆM DẠY HỌC CỦA VIỆT NAM)
Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học môn văn
Mã số : 601410
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN THỊ MINH THUÝ
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn trên là công trình nghiên cứu của riêng
tôi và chưa được công bố ở đâu.
Tác giả
HV: SIHACKSA KhamBone
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận
tình của nhiều thầy cô. Nhân đây, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành
và sâu sắc của mình đối với các thầy cô Khoa Ngữ Văn, các thầy cô Phòng
sau đại học trường Đại học Sư Phạm TPHCM. Tôi cũng cin cảm ơn Ban
Giám hiệu và các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp trường THCS Su Khu Ma,
THCS Don Say Tỉnh Cham Pa Sac – CH DCND Lài – nơi tôi đang công tác,
đã tạo điều kiện giúp đỡ, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn
này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Thị Minh Thúy,
người đã không ngại khó khăn, tận tình hướng dẫn và động viên tôi về
mọi mặt, về tinh thần cũng như những kiến thức quý báu, giúp tôi hoàn
thành luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2012
Tác giả
SIHACKSA KhamBone
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
..........................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài
.................................................................................................
1
2. Lịch sử vấn đề
.....................................................................................................
3
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
...................................................................... 10
4. Phương pháp nghiên cứu
..................................................................................
11
5. Dự kiến đóng góp khoa học của đề tài
............................................................. 12
6. Cấu trúc luận văn
.............................................................................................
13
NỘI DUNG
.....................................................................................................
15
Chương 1
........................................................................................................
15
Những vấn đề lí thuyết về giao tiếp và hoạt động giao tiếp trong dạy làm
văn
..................................................................................................................
15
1.1. Các nhân tố cơ bản của hoạt động giao tiếp
............................................... 15
1.1.1. Ngữ cảnh
......................................................................................................
15
1.1.2. Hiện thực ngoài diễn ngôn
........................................................................ 17
1.2. Khái niệm về hoạt động giao tiếp và giao tiếp bằng ngôn ngữ
................... 17
1.3. Giao tiếp và việc dạy − học LVMT theo quan điểm giao tiếp
.................... 20
1.3.1. Về hình thức
.................................................................................................
21
1.3.2. Về nội dung
..................................................................................................
22
Chương 2
........................................................................................................
24
Tổ chức dạy học làm văn miêu tả cho HS lớp 6 ở Lào theo quan điểm giao
tiếp
Từ kinh nghiệm dạy học của
VN................................................................... 24
2.1. Thực tế dạy và học làm văn miêu tả lớp 6 ở Lào
....................................... 24
2.1.1. Cấu trúc chương trình
..................................................................................
24
2.1.2. Các kiểu văn miêu tả trong chương trình THCS ở Lào và phương pháp dạy
các dạng văn miêu tả
.............................................................................................
25
2.1.3. Nhận xét về thực tế dạy và học LVMT lớp 6 THCS ở Lào và ở Việt Nam ......
29
2.1.4. Những khó khăn của GV và HS trong việc dạy và học làm văn miêu tả
........ 33
2.2. Một số vấn đề chung về dạy học LVMT theo quan điểm giao tiếp ............
35
2.2.1. Nguyên tắc và phương pháp dạy học LV theo quan điểm giao tiếp ...........
36
2.2.1.2. Một số phương pháp dạy học đặc thù, tích cực theo hướng “giao tiếp
hóa“giờ dạy làm văn
.............................................................................................
38
2.2.2. Kĩ năng LVMT cần rèn luyện cho HS theo quan điểm giao tiếp
................ 41
2.2.2.1. Kĩ năng tìm hiểu đề, xác định các nhân tố giao tiếp khi LVMT
............ 42
2.2.2.2. Kĩ năng lập dàn ý phù hợp với chiến lược giao tiếp
.................................. 44
2.2.2.3. Kĩ năng triển khai bài LVMT phù hợp với các nhân tố giao tiếp
............... 49
2.2.2.4. Kĩ năng tự kiểm tra kết quả bài làm văn miêu tả
................................... 53
2.3. Cách tổ chức dạy học làm văn miêu tả
.................................................... 54
2.3.1. Cách dạy phần lí thuyết làm văn miêu tả.
..................................................... 54
2.3.1.1. Thiết kế nội dung dạy học bằng cách xây dựng những tình huống giao tiếp
cụ
thể
........................................................................................................................
54
2.3.1.2. Hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức thông qua các tình huống giao tiếp
...... 57
2.3.2. Cách dạy phần thực hành làm văn miêu tả
................................................... 60
2.3.2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, xác định các nhân tố giao tiếp
................... 61
2.3.2.2. Hướng dẫn HS tiến hành lập dàn ý theo "chiến lược giao tiếp"
................. 66
2.3.2.3. Hướng dẫn HS triển khai bài viết dưới sự chi phối của các nhân tố giao
tiếp .. 70
2.3.2.4. Hướng dẫn HS tự kiểm tra bài làm của mình
............................................ 79
2.4. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc ra đề làm văn ở bậc THCS ........
81
2.4.1. Những hạn chế trong cách ra đề làm văn miêu tả trước đây
......................... 81
2.4.2. Định hướng mới trong cách ra đề LVMT hiện nay
....................................... 82
2.4.3. Vận dụng quan điển giao tiếp trong việc ra đề làm văm miêu tả
................... 83
2.4.3.1. Một số nguyên tắc ra đề làm văn theo quan điểm giao tiếp
................... 83
2.4.3.2. Cách ra đề làm văn theo quan điểm giao tiếp
............................................ 84
2.5. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực
hành làm văn MT lớp 6 THCS
......................................................................... 84
2.5.1. Mục đích kiểm tra, đánh giá hoạt động thực hành LVMT lớp 6 THCS
.......... 84
2.5.2. Vận dụng quan điểm giao tiếp trong việc kiểm tra, đánh giá hoạt động thực
hành LVMT
...........................................................................................................
85
Chương 3
........................................................................................................
91
Thực nghiệm sư phạm
....................................................................................
91
3.1. Mục đích thực nghiệm
............................................................................. 91
3.2. Kế hoạch thực nghiệm
............................................................................. 91
3.2.1. Địa điểm, thời gian thực nghiệm
................................................................ 91
3.2.2. Đối tượng thực nghiệm
...............................................................................
92
3.2.3. Điều kiện thực nghiệm
................................................................................
93
3.3. Nội dung thực nghiệm
............................................................................. 93
3.3.1. Giáo án thực nghiệm
..................................................................................
93
3.3.2. Tiến trình thực nghiệm
................................................................................
93
3.4. Kết quả thực nghiệm
................................................................................
94
3.4.1. Kết quả các tiết dạy thực nghiệm
............................................................... 94
3.4.2. Kết quả thăm dò ý kiến HS
......................................................................... 97
KẾT LUẬN
...................................................................................................
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
............................................................................ 123
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT
VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ
1
HS
Học sinh
2
THCS
Trung học cơ sở
3
SGK
Sách giáo khoa
4
DH
Dạy học
5
LV
Làm văn
6
HTDH
Hình thức dạy học
7
GV
Giáo viên
8
GVTH
Giáo viên trung học
9
DHLV
Dạy học làm văn
10
PP
Phương pháp
11
VN
Việt Nam
12
PPDH
Phương pháp dạy học
13
VMT
Văn miêu tả
14
NL
Năng lực
15
KN
Kĩ năng
16
KNLV
Kĩ năng làm văn
1
MỞ ĐẦU
Giao tiếp là hoạt động mang tính xã hội của con người, là một trong những
điều kiện quan trọng để xã hội loài người tồn tại và phát triển, trong đó, “ngôn
ngữ
là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” (V.I.Lênin). [241-257]
Đối với nền giáo dục trên thế giới nói chung, việc dạy bản ngữ bao giờ cũng
giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Vì nó không chỉ góp phần phát triển năng lực
giao tiếp, giáo dục ý thức gìn giữ bản sắc của tiếng mẹ đẻ mà còn nâng cao năng
lực tư duy, làm cơ sở để học tốt các môn học khác trong nhà trường. Chính vì
vậy,
nhiệm vụ cơ bản của việc dạy Tiếng là: “Phải làm cho thế hệ trẻ nói và viết tốt
hơn…, dần dần có ý thức, trình độ rồi đi đến thói quen nói và viết đúng tiếng
Việt”
( Phạm Văn Đồng -Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt). [142-156]
Văn miêu tả chiếm một vị trí rất quan trọng trong toàn bộ chương trình dạy
Tiếng nói chung và dạy học Ngữ văn bậc THCS nói riêng. Đây là một phân môn
mang tính “tích hợp” cao nhất so với phân môn khác: tích hợp giữa lý thuyết với
thực hành, giữa các kiến thức ngôn ngữ, logic... với những tri thức về văn hoá,
đời
sống − xã hội, giữa kiến thức về ngữ liệu với kiến thức về phương pháp tư duy …
Văn miêu tả được hình thành từ thời xưa và phát triển cùng với sự phát triển về
tư
tưởng, văn hóa của nhân loại. Ngày nay, nó thâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, giúp con người nhận thức thế giới đúng đắn, hướng dẫn, thúc đẩy
hoạt
động thực tiễn của con người. Văn miêu tả là sự vận dụng tổng hợp các kiến thức
làm văn đã học, góp phần rèn luyện khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, khả năng lập
luận, khả năng tư duy chính xác để tìm hiểu vấn đề, như vậy, HS sẽ có thái độ
ứng
xử linh hoạt trước các tình huống xảy ra trong cuộc sống. Văn miêu tả còn góp
phần tích cực vào việc rèn luyện kĩ năng tạo lập ngôn bản, hình thành thế giới
quan
khoa học và hoàn thiện nhân cách người HS.
1. Lí do chọn đề tài
Chúng tôi chọn đề tài này vì những lí do sau:
1.
Mục đích chính của việc dạy Tiếng là phát triển năng lực giao tiếp bằng
ngôn ngữ cho HS mà làm văn là quá trình tạo lập ngôn bản phục vụ cho hoạt động
giao tiếp. Cho nên có thể nói nó cũng là khâu cuối cùng, quyết định hiệu quả,
chất
2
lượng của việc dạy Tiếng. Trong trường phổ thông ở Lào, bài văn miêu tả của HS
được lấy làm cơ sở chủ yếu để đánh giá kết quả, chất lượng dạy và học tiếng Lào
vì
nó thể hiện đầy đủ, tổng hợp kiến thức, sự hiểu biết của HS về nhiều phương
diện:
tư duy − ngôn ngữ − văn học − vốn sống... Để thực hiện được nhiệm vụ ấy, chương
trình dạy tiếng Lào cung cấp cho HS những tri thức cơ bản của tiếng mẹ đẻ và các
kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ quan trọng (gồm kĩ năng lĩnh hội và kĩ năng tạo lập
ngôn bản).
2. Công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay đặt ra những nhiệm vụ, mục tiêu mới cho
ngành giáo dục trong đó có yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học. Dạy học theo
định hướng giao tiếp là một xu thế mới mang tính tích cực của quá trình đổi mới
về
phương pháp dạy học trên thế giới nói chung và trong việc dạy học tiếng Lào nói
riêng.
Đồng thời, phương pháp này còn phù hợp với phương pháp dạy học đã được Unesco
công nhận: "học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định
mình".
Việc dạy học Làm văn theo hướng giao tiếp thực chất là đưa HS vào các tình huống
giao tiếp, tạo ra môi trường giao tiếp cụ thể để thúc đẩy nhu cầu tạo lập ngôn
bản
(sản phẩm là bài làm của HS); rèn luyện cho các em kĩ năng định hướng, kĩ năng
dùng từ, đặt câu, viết đoạn… sao cho phù hợp với các nhân tố của hoạt động giao
tiếp.
Hạn chế trước đây khi dạy học làm văn là trong hoạt động dạy học, chỉ có
thầy cô làm trung tâm, thời gian trên lớp chủ yếu là “độc giảng”, “độc diễn”,
không
có sự đối thoại – giao tiếp với HS.
Hiện nay việc thay đổi phương pháp theo định hướng giao tiếp yêu cầu GV
phải thay đổi những hoạt động dạy học ở trên lớp. Đó là hoạt động trao đổi giữa
thầy và trò theo xu hướng lấy học làm chính, lấy thực hành làm trọng tâm để HS
được làm việc nhiều hơn trong giờ học: được bộc lộ nhiều hơn, được nỗ lực và
sáng
tạo nhiều hơn.
Để làm được điều này, toàn bộ quá trình dạy Tiếng phải được tổ chức thành một
chương trình hoạt động ngôn ngữ toàn diện, sao cho ngôn ngữ thực hiện được tốt
nhất
chức năng giao tiếp của mình. Tư tưởng chủ đạo của việc vận dụng quan điểm giao
tiếp trong dạy học văn miêu tả chính là lấy giao tiếp làm môi trường, làm cách
thức
và mục đích cho toàn bộ quá trình dạy học.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Vận dụng
quan điểm giao tiếp trong dạy văn miêu tả lớp6 THCS ở Lào (từ kinh nghiệm dạy
3
học của Việt Nam với mong muốn góp phần đổi mới về phương pháp dạy học nói
chung và về cách dạy học Làm văn miêu tả ở Lào nói riêng, nhằm hướng đến mục
tiêu nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Lào ở bậc THCS.
2. Lịch sử vấn đề
a) Về vấn đề dạy học Tiếng theo quan điểm giao tiếp
Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng đề cao chức năng giao tiếp của ngôn
ngữ đã cho rằng cần phải tập trung vào việc phát triển năng lực giao tiếp hơn là
chỉ
dạy cho người học cách nắm vững các vấn đề về cấu trúc ngôn ngữ. Các học giả
đầu tiên đi theo quan điểm này là Widdowson H.G (1972), Wilkins D.A (1972),
Caandlin C.N(1976), Brumfit C.J và Johnsonk (1979). Họ đã dựa vào công trình
nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học chức năng Anh ( John Firth M.A.K. Halliday
(1970), công trình nghiên cứu về xã hội học của các nhà nghiên cứu Mĩ ( Hymes D.
Và Gumperz J.J (1972), Labov W.(1972) và các kết quả nghiên cứu ngữ dụng học
của Austin J.L (1962) và Searle J.R (1969), để đề ra cơ sở lí luận cho việc dạy
học
Tiếng theo quan điểm chức năng hay còn gọi là quan điểm giao tiếp. Từ giữa
những năm 70 đường hướng dạy học theo quan điểm này đã được phát triển rộng
rãi ở Anh và ở Mĩ. Mục đích chính của nó là làm cho năng lực giao tiếp trở thành
mục tiêu chính của việc dạy và học Tiếng.
Tiếng mẹ đẻ có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống cộng đồng và đời
sống của mỗi con người. Chính vì vậy mà bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng
ưu
tiên cho việc giảng dạy môn học này trong nhà trường. HS cần được học tiếng mẹ
đẻ
một cách kĩ lưỡng và khoa học để có thể sử dụng công cụ này trong những năm
tháng học tập ở trường cũng như trong suốt cuộc đời.
Xu hướng dạy học tiếng mẹ đẻ theo hướng giao tiếp không phải là quá mới
mẻ đối với các nước trên thế giới. Nó đã được thể hiện rõ ở mục tiêu và phương
hướng giảng dạy môn học này trong chương trình giáo dục của nhiều nước.
Về việc dạy văn miêu tả (từ trước đến nay) ở Lào:
Việc dạy văn miêu tả từ trước đến nay ở Lào là dạy theo SGK do Bộ Giáo
dục biên soạn. Đến năm 2010, Bộ Giáo dục đã biên soạn lại SGK tiếng Lào gồm 4
chương: chương 1 là "Đọc"; chương 2 là "Biết"; chương 3 là "Nghe và nói";
chương 4 là "Phương pháp vận dụng chữ". Đặc biệt là chương 2 có 6 bài trong đó
có 4 loại bài văn miêu tả như tả đồ vật, tả con vật, tả người và tả cảnh. Mỗi
loại văn
miêu tả trong SGK thường chỉ chú ý đến ý nghĩa của bài văn, đến cách miêu tả và