Luận văn: XÂY DỰNG THỊ TRƯỜNG HỢP ĐỒNG GIAO SAU VỀ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM
1,892
16
114
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 46
đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment – FII) vào Việt Nam
tăng cao so với năm 2004 (165 triệu USD) và năm 2005 (1,015 tỷ USD). Điều
này đã làm cho VN-Index chỉ trong chưa đầy 4 tháng đã đạt đỉnh điểm mới, ở
mức 750 điểm vào cuối năm 2006. Đầu năm 2007, do đầu tư gián tiếp nước
ngoài tiếp tục tăng mạnh, kéo theo hàng trăm ngàn các nhà đầu tư trong nước đổ
vốn vào TTCP, đã làm cho VN-Index thẳng tiến đạt đỉnh cao nhất 1.170,67
điểm vào 12/3/2007.
Ngày 21/12/2006, Tổng thống Bush chính thức ký phê chuẩn việc trao
quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam. Việc này đã gần như
tháo gỡ một rào cản cuối cùng những then chốt trong quan hệ thương mại và đầu
tư giữa hai nước.
Việt Nam vừa được xếp trong top các nước có môi trường đầu tư tốt nhất
2006. Đây lại cũng là một tin cực kỳ thuận lợi nữa củng cố niềm tin rằng làn
sóng đầu tư FDI và FII sẽ đổ vào Việt Nam.
Một nguyên nhân nữa là sự tham gia vào TTCP của đông đảo các nhà đầu
tư mới. Sau những khoá học ngắn hạn hay những tìm tòi của riêng mình, từng
lớp, từng lớp các nhà đầu tư mới bước vào các sàn với sự háo hức và với túi tiền
thực sự cũng nhiều hơn trước, theo đà tăng trưởng của cả nền kinh tế Việt Nam.
Từ những nguyên nhân trên, TTCP niêm yết của Việt Nam đã phát triển
mạnh mẽ trong năm 2006. Trong năm 2006 có hơn 100.000 tài khoản, tăng
333% so với năm 2005, trong đó có khoảng 1.000 tài khoản của nhà đầu tư nước
ngoài, số CTNY là 193, tăng 371% so với năm 2005, số CTCK là 55 tăng 293%.
Giá trị vốn hóa thị trường đạt 22,4% GDP. Đồng thời kể từ ngày 01/01/2007 tổ
chức niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán sẽ không được giảm 50% thuế
thu nhập doanh nghiệp trong 02 năm kể từ khi thực hiện việc niêm yết. Điều này
đã làm cho số CTNY tăng mạnh.
3.1.1.5. Từ tháng 3/2007 đến tháng 10/2007
Sau hơn 04 tháng tăng trưởng nóng của TTCP và VN-Index đạt kỷ lục
vào ngày 12/3/2007, TTCP bắt đầu có sự đảo chiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 47
đến sự giảm sút này trong đó nguyên nhân đưa đến tình trạng trầm lắng của thị
trường ở thời điểm cuối tháng 3 là do đợt tăng quá nóng của giai đoạn cuối năm
2006 và đầu năm 2007, mọi người đổ xô mua cổ phiếu sau đó ồ ạt bán ra vì đã
quá lời trong ngắn hạn. Từ đó cung lớn hơn cầu khiến giá cổ phiếu giảm mạnh.
Vào các ngày 10, 11, 12/3 năm 2007, hàng loạt cổ phiếu từ blue chip tới penny
stock đồng loạt tăng giá kịch trần và trở lên rất khan hiếm. Tuy nhiên, trong 3
phiên giao dịch ngày 13, 14, 15/3 hàng loạt cổ phiếu niêm yết đồng loạt giảm
giá kịch sàn, xuất hiện một cuộc "Tháo chạy" gần như chưa từng có trong tiền lệ
của ngành chứng khoán Việt Nam. Mặt khác, việc cung cấp thông tin bất nhất
của các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu ưu đãi không công bằng giữa các cổ
đông khiến các nhà đầu tư bất bình. Đồng thời tâm lý e ngại “Chờ đợi mua vào
khi chạm đáy” càng làm cho khối lượng giao dịch giảm.
Sau đợt giảm mạnh của quý 1, VN-Index trở về mức nhạy cảm ở ngưỡng
900 và thị trường có sự hỗ trợ bật dậy đáng kể. Tâm lý đón đầu kết quả kinh
doanh tốt của quý 2 khiến cho việc mua vào được thúc đẩy mạnh hơn. Tuy nhiên
không tăng ồ ạt mà có sự phân hóa rõ rệt. Tổng cầu tăng mạnh mẽ và vượt xa
cung đã đẩy giá của hầu hết các cổ phiếu tăng kịch trần. Cung cầu có sự đổi
chiều bất ngờ, gần như toàn bộ số lượng cổ phiếu chào bán đều được mua hết.
Tuy nhiên, TTCP lại tiếp tục giảm trong tuần cuối tháng 5 và nguyên
nhân chính là do:
- Ngày 23/5/2007, Chính phủ trình Ủy Ban Thường vụ Quốc hội dự luật
thuế thu nhập cá nhân, theo đó cổ phiếu được xếp vào nhóm đối tượng chịu
thuế. Dự thảo luật thuế thu nhập cá nhân đã trình quốc hội thông qua cuối năm
2007 và có hiệu lực vào ngày 01/01/2009. Thuế suất từ chuyển nhượng vốn,
chuyển nhượng chứng khoán là 20%. Ngay khi công bố nhà đầu tư phản ứng
mạnh và kết quả phiên giao dịch sáng ngày 24/5/2007, VN-Index giảm 2,5%.
- Lo ngại trước nguy cơ bùng nổ của quả bong bóng thị trường, Chính
phủ đã ban hành Chỉ thị 03 về khống chế mức cho vay đầu tư chứng khoán. Các
ngân hàng thương mại không được phép cho vay với mục đích đầu tư chứng
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 48
khoán vượt quá 3% tổng dư nợ của mình. Chỉ thị 03 đã làm cho các nhà đầu tư
hoang mang và phản ứng mạnh mẽ. Tâm trạng lo lắng và thất vọng khiến họ bán
ra mạnh cổ phiếu đang nắm giữ càng làm cho giá cổ phiếu sụt giảm. Giai đoạn
trên giảm cho đến cuối tháng 8 và có dấu hiệu tăng trở lại vào đầu tháng 9. Một
số nguyên nhân dẫn đến sự tăng trở lại này của VN-Index là:
- Chứng khoán thế giới tăng mạnh sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ
(Federal Reserve System - FED) cắt giảm lãi suất 0.5% vào khoảng tháng
9/2007 từ 5.25% xuống 4,75%. Chứng khoán Châu Á và các khu vực khác cũng
tăng mạnh. VN-Index cũng không nằm ngoài xu hướng thăng hoa chung của thị
trường. Nổi bật nhất là sự thăng hoa của hàng loạt cổ phiều ngành ngân hàng.
Nhưng cổ phiếu ngành ngân hàng chỉ là ngòi nổ, còn cơn địa chấn được tạo ra
với sự góp sức của những cổ phiếu mới niêm yết. Biểu hiện rõ nhất là sự xuất
hiện của hàng hóa mới có sức hấp dẫn cao đối với nhà đầu tư như VIC, PET ở
HOSE.
Bên cạnh đó là những dự báo khả quan cũng như tín hiệu đẩy mạnh đầu
tư vào của nhà đầu tư nước ngoài khiến nhà đầu tư trong nước yên tâm hơn
trong giao dịch. Tâm lý hưng phấn của thị trường lan tỏa rộng khắp và đẩy VN-
Index lên 1106.6 điểm ngày 03/10/2007.
3.1.1.6. Từ tháng 10/2007 đến tháng 2/2009
Ba tháng cuối năm 2007 thị trường đi xuống dốc với sự sụt giảm “Kép”
của khối lượng và giá trị giao dịch. Nguyên nhân của sự tụt dốc này là do:
Theo xu hướng của năm trước nhiều nhà đầu tư mua đón đầu đợt tăng giá
cuối năm nhưng thị trường đã không như mong đợi, sự suy giảm kéo dài đến
đầu năm 2008 vẫn chưa kết thúc. Trong khi lượng cầu cổ phiếu bị ảnh hưởng
bởi Chỉ thị 03 thì các doanh nghiệp lại đua nhau tăng cung làm cho chênh lêch
cung cầu tăng.
Quyết định cắt giảm lãi suất lần 2 của FED trong năm (giảm 0.25% từ
4.75% xuống 4.5%) và lần 3 ngày 11/12/2007 giảm tiếp 0.25% xuống còn
4.25% nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ trải qua thời kỳ khủng hoảng bắt đầu từ
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 49
tháng 08/2007 là tín hiệu tiêu cực cho thấy khả năng suy thoái tài chính, tín
dụng. Thêm vào đó là sự khủng hoảng về giá dầu (giá dầu thế giới cuối năm
2007 tăng 50% so với đầu năm) đang lan rộng đe dọa đến viễn cảnh kinh tế toàn
cầu khiến cho TTCK thế giới thêm ảm đạm.
Việc lỗi hẹn liên tục của IPO Vietcombank khiến cho nhiều nhà đầu tư
thất vọng và mất niềm tin cũng là yếu tố gây giảm sức mua trên thị trường. Sự
tác động tiêu cực từ thông tin về thuế thu nhập cá nhân, lạm phát cao làm cho
giới đầu tư lo ngại chính phủ sẽ tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ.
Hiện tượng chuyển đầu tư từ chứng khoán sang vàng, bất động sản do giá
vàng và bất động sản tăng cao, vừa tăng do giá đất tăng vừa tăng do giá xây
dựng (gồm giá vật liệu xây dựng, giá nhân công,…) tăng làm cho một lượng tiền
khá lớn mất đi cũng là nguyên nhân khiến cho giá cổ phiếu giảm. Chỉ trong một
thời gian ngắn chưa đến 3 tháng (tháng 12/2007 đến 2/2008), giá nhà đất đã tăng
bình quân 300%, thậm chí có nơi tăng đến 500%. Một số dự án xây dựng chung
cư tung hàng ra bán ngay thời điểm thị trường đang "Khát", chủ đầu tư vớ bở.
Đồng thời do là những tháng cuối năm chuẩn bị cho mùa tết Nguyên đán nên giá
tiêu dùng tăng cao đã hút vào thị trường hàng hóa, dịch vụ một lượng tiền khổng
lồ. CPI cả năm 2007 tăng cao kỷ lục với mức tăng 12,68% so với thời điểm cuối
năm 2006. Luồng tiền từ nhà đầu tư giảm mạnh do ảnh hưởng không mấy khả
quan từ tình hình thị trường tài chính thế giới.
Hiện tượng đua nhau phát hành tăng vốn điều lệ của các CTNY cộng với
một số công ty mới lên sàn hoặc sắp niêm yết cũng làm cho cung tăng cao hơn
cầu. Vì theo Nghị định 14/2007/NĐ-CP ban hành ngày 19/1/2007 là các CTNY
phải có vốn điều lệ tối thiểu là 80 tỷ đồng sau ngày 8/2/2009 mới được niêm yết
trên sàn HOSE.
Mặc dù những tháng cuối năm 2007 TTCP đi xuống nhưng nhìn chung
trong cả năm thì năm 2007 là năm hoạt động sôi nổi nhất trong lịch sử của
TTCP Việt Nam. Tổng lượng vốn huy động qua TTCP trong năm 2007 đạt
90.000 tỉ đồng, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2006. Tổng giá trị vốn hóa thị
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 50
trường là 43% GDP, giá trị niêm yết tăng hơn 2 lần so với năm 2006. Số tài
khoản giao dịch là 300.000 tài khoản tăng gấp 3 lần so với năm 2006. Số CTNY
và chứng chỉ quỹ là 249, tăng 30% so với năm 2006. Vốn FII vào Việt Nam năm
2007 gần 8 tỷ USD tăng gấp 3 lần so với năm 2006 (2,3 tỷ USD) tính trên thị
trường tập trung. Với sự gia tăng đột biến của luồng vốn gián tiếp nước ngoài
vào Việt Nam năm 2007, một số hệ quả đã tác động lên thị trường như thiếu tiền
đồng, lạm phát, chỉ số giá gia tăng. Tiếp nối đà suy giảm của TTCP tháng
10/2007, TTCP VN giảm mạnh cho đến giữa tháng 6/2008, là do những nguyên
nhân nổi bật như sau:
Thị trường tiền tệ nóng lên, lãi suất của hệ thống ngân hàng tăng cao,
ngân hàng nhà nước điều hành chính sách thắt chặt tiền tệ do lạm phát hai con
số cuối năm 2007 là 12.68%. Mặt khác cuối năm 2007, đợt IPO của
Vietcombank đã hút gần 10.000 tỷ đồng. Từ những điều này đã làm cho các
ngân hàng thương mại hạn chế cho vay, kéo luồng tiền chảy vào ngân hàng
nhiều hơn.
Ngày 01/02, Thống đốc NHNN chính thức ban hành Quyết định 03 thay
thế Chỉ thị 03 về cho vay đầu tư chứng khoán, hệ số rủi ro của các khoản cho
vay đầu tư chứng khoán để tính hệ số an toàn vốn tối thiểu là 250% (trước đây là
150%); tổng dư nợ cho vay loại này không vượt quá 20% vốn điều lệ. Quyết
định này hạn chế tiền đầu tư của các nhà đầu tư vào TTCK. Cũng do chính sách
tiền tệ thắt chặt nên nguồn vốn ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài đưa vào
Việt Nam rất khó chuyển sang VND vì ngân hàng Nhà nước không mua vào hay
hạn chế mua vào, tỷ giá VND/USD liên tục xuống thấp. Các nhà đầu tư nước
ngoài thiếu vốn đầu tư trên TTCK.
Một nguyên nhân nữa là cung chứng khoán tăng mạnh sau tết. Một yếu tố
khác đẩy cung chứng khoán tăng đó là khách hàng vay cầm cố cổ phiếu tại các
ngân hàng thương mại đến nay đến hạn phải trả nợ, hoặc chưa đến hạn nhưng do
giá cổ phiếu giảm mạnh so với thời điểm cầm cố vay vốn, nên phải bổ sung tài
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 51
sản hoặc rút giảm dư nợ, nên hầu như chỉ còn cách là bán cổ phiếu, bán chứng
khoán ra thị trường.
Yếu tố tâm lý cũng là một nguyên nhân làm cho TTCK càng ế ẩm, chỉ số
chứng khoán liên tục giảm, giá cổ phiếu xuống thấp, hàng loạt nhà đầu tư thua
lỗ, hụt vốn gây tâm lý chán nản cho các nhà đầu tư, khiến họ chạy sang vàng và
bất động sản.
Để cứu thị trường ngày 07/3/2008, UBCKNN đã chỉ đạo Tổng công ty
Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC)
tung tiền mua cổ phiếu thanh
khoản cao, đồng thời đã 4 lần điều chỉnh biên độ nhằm phục hồi TTCP
Bảng 3.2: Các lần điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu trong năm 2008
trên HOSE của UBCKNN
Ngày
HOSE
27/3/2008
+/
-
1%
7/4/2008
+/
-
2%
19/6/2008
+/
-
3%
18/8/2008
+/
-
5%
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bất ngờ bộc phát và lan nhanh trên
diện rộng ảnh hưởng nhanh chóng đến chứng khoán Việt Nam, góp phần kéo
VN-Index giảm xuống. Mua ít, bán nhiều khiến cho gía trị giao dịch mua khối
ngoại tính đến tháng 12 chỉ đạt 41.076 tỷ đồng, sụt 38,5% so với 2007.
Đồng thời lạm phát năm 2008 tăng cao 19,9%, thâm hụt thương mại trầm
trọng và VND đứng trước nguy cơ bị phá giá mạnh. Mặc dù vốn FDI đạt mức kỷ
lục 64 tỷ USD và kết quả về tăng trưởng xuất khẩu (30%) là những điểm khá
tích cực trong năm 2008. Tuy nhiên ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
mà theo nó là đà suy thoái kinh tế trên phạm vi toàn cầu vẫn đang lan rộng.
Trước tình hình đó, Chính phủ cũng đang có những nỗ lực rất lớn trong việc
chống lại đà suy thoái trong việc sử dụng kết hợp cả chính sách tài khóa và tài
chính như việc nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất, giảm thuế, tăng cường
chi
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 52
tiêu công. Trong đó đáng chú ý có việc đề cập đến gói kích cầu 1 tỷ USD của
chính phủ.
Năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ khi VN-Index giảm tới 66% và sự
sụt giảm 6 tháng đầu năm chủ yếu là do những bất ổn của nền kinh tế vĩ mô
trong nước, VN-Index thiết lập mức đáy 366,02 điểm vào ngày 20/6/2008. Sau
đó có sự phục hồi trong hai tháng (tháng 7 và tháng 8) khi mà những yếu tố vĩ
mô trong nước đã bắt đầu có những dấu hiệu được cải thiện.
Những tháng đầu năm 2009 TTCP Việt Nam cũng không có gì khả quan,
VN-Index vẫn ở mức trên dưới 300 điểm.
3.1.1.7. Từ tháng 2/2009 đến tháng 6/2009
TTCP Việt Nam trong 6 tháng đầu năm có sự tăng trưởng khá mạnh sau
khi chỉ số VN-Index giảm xuống mức đáy 235 điểm vào cuối tháng 2/2009 và
đạt đỉnh 525 điểm vào tháng 6/2009. Thị trường giao dịch sôi động trở lại với
quy mô giao dịch lớn phá kỷ lục của hơn 8 năm kể từ khi thành lập TTCK Việt
Nam. Giá trị giao dịch toàn thị trường trung bình đạt hơn 1.400-5.000 tỷ/phiên.
Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới trong năm 2009 tăng mạnh, trên
200.000 tài khoản, nâng tổng số tài khoản chứng khoán lên trên 600.000 tài
khoản. Như vậy, riêng 06 tháng đầu năm 2009, số tài khoản mở mới chiếm 30%
tổng số tài khoản giao dịch chứng khoán của Việt Nam. Nhiều nhà phân tích,
chuyên gia đều nhất trí với nhận định rằng, thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế
thế
giới đã qua. Những tín hiệu ổn định về kinh tế đã xuất hiện:
- Kinh tế Mỹ đã có một số tín hiệu tích cực từ quý 2 khi với nhiều tỷ USD
hỗ trợ hệ thống tài chính và thúc đẩy tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã
giảm dần đà tăng qua từng tháng, niềm tin người tiêu dùng tại Mỹ đã gia tăng,
chỉ số nhà đất ngày càng phục hồi, hàng tồn kho đã được xử lý hết.
- Sau nhiều biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài khoá nhằm kiềm chế lạm
phát, cùng với sự sụt giảm của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát đã không còn là
vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, với việc nền kinh tế
toàn cầu có một số tín hiệu khả quan, khiến giá dầu mỏ gia tăng, và gói kích cầu
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 53
khiến lượng cung tiền đổ ra nền kinh tế tăng mạnh, lạm phát đã có xu hướng
tăng nhẹ trong 2 tháng gần đây. Tính trong 5 tháng đầu năm, lạm phát tăng
2,12% so với cuối năm 2008.
- Việc chuyển từ chính sách tiền tệ thắt chặt áp dụng từ nửa đầu năm 2008
sang mở rộng có giới hạn và mở rộng mạnh mẽ để kích thích tăng trưởng kinh tế
từ cuối năm 2008 đã phát huy tác dụng. Chính phủ đã sử dụng gói kích cầu lên
tới 8 tỷ USD, trong đó có 1 tỷ USD dùng để hỗ trợ lãi suất cho hệ thống tín
dụng. Được hỗ trợ lãi suất 4%, tăng trưởng tín dụng của hệ thống Ngân hàng đã
gia tăng đột biến. Tính đến 28/5, đã có trên 319 nghìn tỷ đồng được đưa ra nền
kinh tế qua con đường hỗ trợ lãi suất. Nhất quán với mục tiêu kích thích tăng
trưởng, ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì lãi suất cơ bản ở mức 7% và ban
hành Chỉ thị 01 quy định hệ thống ngân hàng cần đưa ra mức lãi suất huy động
hợp lý, ngân hàng Nhà nước cũng mở rộng các biện pháp hỗ trợ thanh khoản
cho hệ thống ngân hàng qua việc nới lỏng điều kiện chiết khấu giấy tờ có giá.
- Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2009 ước tính đạt 4,4 tỷ USD,
tăng 2,8% so với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm 2009, kim ngạch hàng
hóa xuất khẩu ước tính đạt 22,9 tỷ USD, giảm 6,8% so với cùng kỳ năm 2008.
Mặc dù tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu chậm lại, trong khi giá hàng xuất khẩu
có tín hiệu gia tăng khi đã xuất hiện một số tín hiệu tích cực từ nền kinh tế
toàn
cầu, cho thấy việc tăng sản lượng xuất khẩu là khá khó khăn trong giai đoạn
kinh tế suy giảm hiện nay.
- Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu đạt 24 tỷ
USD, giảm 37% so với cùng kỳ năm 2008. Nhưng với các biện pháp thúc đẩy
tăng trưởng, đặc biệt có những loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có tỷ
trọng nguyên liệu nhập khẩu khá lớn, kim ngạch nhập khẩu của nước ta đang có
sự gia tăng khá mạnh qua các tháng.
Nhìn chung, TTCP tại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nhất định
sau hơn 8 năm đi vào hoạt động, tạo ra một kênh huy động vốn trung và dài hạn
hiệu quả, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, góp phần thúc
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 54
đẩy TTCK hội nhập nhanh với thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kể
trên, TTCP vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn và rủi ro cần phải được nhận diện.
3.1.2. Những rủi ro trên TTCP tại Việt Nam
3.1.2.1. Thị trường vẫn còn bất ổn
Đề tài: Xây dựng thị trường hợp đồng giao sau về cổ phiếu tại Việt Nam
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế 55
Bảng 3.3: Chỉ số VN-index và tỷ lệ từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2009
Nguồn: www.phantichcophieu.com