LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ

3,742
458
96
vai trò điều hành nền kinh tế hội của một tỉnh sẽ trở thành một trở lực cho sự phát
triển kinh tế hội của địa phương. Để đáp ứng yêu cầu của snghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bức thiết hiện nay phải nâng cao năng lực và
trình độ tư duy lý luận, đoạn tuyệt với lối tư duy kinh nghiệm, giản đơn, giáo điều, cứng
nhắc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Với tầm quan trọng, tính cấp bách của đổi mới tư duy, đòi hỏi người cán bộ lãnh
đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị phải nổ lực cao hơn nữa, tận dụng mọi điều kiện để thúc đẩy
quá trình đổi mới duy. Để làm được điều đó, mỗi người cán bộ phải tăng cường công
tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, tự giáo
dục, nhất là học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Trong công tác lãnh đạo, phải tạo
ra được môi trường thuận lợi cho đổi mới tư duy, xây dựng bầu không khí dân chủ trong
xã hội, nhất là trong sinh hoạt đảng, trong nghiên cứu khoa học. Khi đất nước đã chuyển
sang con đường hội nhập quốc tế, tầm nhìn và mối quan hệ trở nên rộng lớn hơn, thực tế
này đòi hỏi người cán bộ phải thay đổi tư duy bằng cách làm quen với cơ chế thị trường,
mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo ra một thực tiễn sống động, đa dạng, phong phú. Từ hiện
thực đó sẽ đặt ra, đòi hỏi, kích thích đội ngũ cán bộ phải rèn luyện duy biện chứng,
phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong tư duy, suy nghĩ và hành động.
Trong thời đại hiện nay, thông tin, truyền thông ảnh hưởng không nhỏ đến sự đổi
mới tư duy của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Chúng đem lại những nội dung
mới, phương pháp mới, cách nghĩ mới cho người tiếp nhận. Bên cạnh đó, một số tổ chức,
cá nhân cũng lợi dụng sự rộng rãi, nhanh chóng của thông tin để xuyên tạc, bôi nhọ, tung
nhưng thông tin sai lệch. ở lĩnh vực này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo chủ chốt một mặt
phải tích cực thu thập, tiếp thu thông tin nhiều chiều, mặt khác phải biết phân loại, lựa
chọn những thông tin chính xác, kịp thời, truyền đạt lại những thông tin đó cho mọi
người một cách hợp lý để tránh hiểu lầm, hoang mang, dao động…
Những hạn chế về năng lực và trình độ tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp tỉnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực của
lối tư duy truyền thống, của cuộc sống kéo dài trong nền sản xuất nhỏ, của cơ chế quản lý
cũ, … không thể không nói tới ảnh hưởng do những hạn chế trong công tác giáo dục
vai trò điều hành nền kinh tế – xã hội của một tỉnh sẽ trở thành một trở lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhiệm vụ bức thiết hiện nay là phải nâng cao năng lực và trình độ tư duy lý luận, đoạn tuyệt với lối tư duy kinh nghiệm, giản đơn, giáo điều, cứng nhắc trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Với tầm quan trọng, tính cấp bách của đổi mới tư duy, đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị phải nổ lực cao hơn nữa, tận dụng mọi điều kiện để thúc đẩy quá trình đổi mới tư duy. Để làm được điều đó, mỗi người cán bộ phải tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận, đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, tự giáo dục, nhất là học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị. Trong công tác lãnh đạo, phải tạo ra được môi trường thuận lợi cho đổi mới tư duy, xây dựng bầu không khí dân chủ trong xã hội, nhất là trong sinh hoạt đảng, trong nghiên cứu khoa học. Khi đất nước đã chuyển sang con đường hội nhập quốc tế, tầm nhìn và mối quan hệ trở nên rộng lớn hơn, thực tế này đòi hỏi người cán bộ phải thay đổi tư duy bằng cách làm quen với cơ chế thị trường, mở rộng quan hệ đối ngoại, tạo ra một thực tiễn sống động, đa dạng, phong phú. Từ hiện thực đó sẽ đặt ra, đòi hỏi, kích thích đội ngũ cán bộ phải rèn luyện tư duy biện chứng, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong tư duy, suy nghĩ và hành động. Trong thời đại hiện nay, thông tin, truyền thông ảnh hưởng không nhỏ đến sự đổi mới tư duy của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Chúng đem lại những nội dung mới, phương pháp mới, cách nghĩ mới cho người tiếp nhận. Bên cạnh đó, một số tổ chức, cá nhân cũng lợi dụng sự rộng rãi, nhanh chóng của thông tin để xuyên tạc, bôi nhọ, tung nhưng thông tin sai lệch. ở lĩnh vực này đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo chủ chốt một mặt phải tích cực thu thập, tiếp thu thông tin nhiều chiều, mặt khác phải biết phân loại, lựa chọn những thông tin chính xác, kịp thời, và truyền đạt lại những thông tin đó cho mọi người một cách hợp lý để tránh hiểu lầm, hoang mang, dao động… Những hạn chế về năng lực và trình độ tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Ngoài những ảnh hưởng tiêu cực của lối tư duy truyền thống, của cuộc sống kéo dài trong nền sản xuất nhỏ, của cơ chế quản lý cũ, … không thể không nói tới ảnh hưởng do những hạn chế trong công tác giáo dục và
hoạt động tgiáo dục của người cán bộ. Năng lực duy luận “là một đặc tính bẩm
sinh dưới dạng năng lực của người ta” [32, tr.487], nhưng “năng lực ấy cần phải được
phát triển hoàn thiện” thông qua giáo dục tự rèn luyện. Để khắc phục những hạn chế
của lối tư duy cũ, tiếp thu một cách tự giác tư duy lý luận của thời đại mới, cần phải nâng
cao chất lượng giáo dục và hoạt động tự giáo dục đối với người cán bộ lãnh đạo chủ chốt.
Công việc này con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất đem lại cho họ một trình độ tri
thức, trí tuệ nhất định. Chính trình độ tư duy, trí tuệ là điều kiện quan trọng để con người
phát triển năng lực của mình về mọi mặt. Quá trình này mang lại cho con người không
chỉ nội dung các tri thức mà cả những phương pháp tư duy khoa học ngày càng một hoàn
thiện hơn. Thông qua giáo dục, đào tạo con người được hướng dẫn định hướng trong tư
duy. Nhờ quá trình tự học tập rèn luyện thì năng lực tư duy nói chung, năng lực tư duy lý
luận nói riêng được trau dồi, rèn luyện, củng cố, phát triển. Đó chính là nền tảng, là cơ sở
để con người mài dũa khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo. Nếu bị hạn chế về tri thức, trí
tuệ thì khó nâng cao được năng lực tư duy lý luận.
Cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị tuy trình độ lý luận chính trị khá,
nhưng trình độ chuyên môn chưa cao. Còn có sự chưa ngang tầm ở một số cán bộ so với
vị trí, chức vụ của mình. Công việc phổ biến ở tỉnh hiện nay chủ yếu là hành chính, giấy
tờ, người cán bộ luôn bị cuốn vào guồng máy đó mà quên đi việc phải nghiên cứu
luận. Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “Cán bộ đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc
quân sự xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy
thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa” [35, tr.231].
Trong những năm qua, công tác đào tạo nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo
cấp tỉnh đã nhiều cố gắng, nhưng thực tế cho thấy chất lượng đào tạo chưa cao.
Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chưa được cải tiến phù hợp với yêu cầu
của tình hình. Cần những lớp học, bồi dưỡng kiến thức kết hợp được luận với giải
quyết các vấn đề đang đặt ra địa phương. Người cán bộ đi học phải tự xây dựng cho
mình một thái độ, ý thức học tập đúng đắn, tích cực. Khi được cử đi học, người cán bộ sẽ
đối mặt với nhiều vấn đề bất lợi cho cá nhân như giảm thu nhập, mất thời gian, tiền bạc,
chức vụ,… và khi học xong vẫn không được quan tâm cân nhắc, bố trí công tác hợp lý,
hoạt động tự giáo dục của người cán bộ. Năng lực tư duy lý luận “là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta” [32, tr.487], nhưng “năng lực ấy cần phải được phát triển hoàn thiện” thông qua giáo dục và tự rèn luyện. Để khắc phục những hạn chế của lối tư duy cũ, tiếp thu một cách tự giác tư duy lý luận của thời đại mới, cần phải nâng cao chất lượng giáo dục và hoạt động tự giáo dục đối với người cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Công việc này là con đường nhanh nhất, hiệu quả nhất đem lại cho họ một trình độ tri thức, trí tuệ nhất định. Chính trình độ tư duy, trí tuệ là điều kiện quan trọng để con người phát triển năng lực của mình về mọi mặt. Quá trình này mang lại cho con người không chỉ nội dung các tri thức mà cả những phương pháp tư duy khoa học ngày càng một hoàn thiện hơn. Thông qua giáo dục, đào tạo con người được hướng dẫn định hướng trong tư duy. Nhờ quá trình tự học tập rèn luyện thì năng lực tư duy nói chung, năng lực tư duy lý luận nói riêng được trau dồi, rèn luyện, củng cố, phát triển. Đó chính là nền tảng, là cơ sở để con người mài dũa khả năng tư duy nhạy bén, sáng tạo. Nếu bị hạn chế về tri thức, trí tuệ thì khó nâng cao được năng lực tư duy lý luận. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị tuy có trình độ lý luận chính trị khá, nhưng trình độ chuyên môn chưa cao. Còn có sự chưa ngang tầm ở một số cán bộ so với vị trí, chức vụ của mình. Công việc phổ biến ở tỉnh hiện nay chủ yếu là hành chính, giấy tờ, người cán bộ luôn bị cuốn vào guồng máy đó mà quên đi việc phải nghiên cứu lý luận. Hồ Chí Minh đã từng nhắc nhở: “Cán bộ đảng viên ta, vì bận việc hành chính hoặc quân sự mà xao nhãng việc học tập. Đó là một khuyết điểm rất to. Khác nào người thầy thuốc chỉ đi chữa người khác, mà bệnh nặng trong mình thì quên chữa” [35, tr.231]. Trong những năm qua, công tác đào tạo nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh đã có nhiều cố gắng, nhưng thực tế cho thấy chất lượng đào tạo chưa cao. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chưa được cải tiến phù hợp với yêu cầu của tình hình. Cần có những lớp học, bồi dưỡng kiến thức kết hợp được lý luận với giải quyết các vấn đề đang đặt ra ở địa phương. Người cán bộ đi học phải tự xây dựng cho mình một thái độ, ý thức học tập đúng đắn, tích cực. Khi được cử đi học, người cán bộ sẽ đối mặt với nhiều vấn đề bất lợi cho cá nhân như giảm thu nhập, mất thời gian, tiền bạc, chức vụ,… và khi học xong vẫn không được quan tâm cân nhắc, bố trí công tác hợp lý,
tiền lương vẫn không tăng… Vì vậy, Trung ương và địa phương cũng cần phải có một
chế, chính sách ràng để họ yên tâm học tập. Phải thường xuyên tổng kết việc đào tạo
cán bộ để rút kinh nghiệm về chính sách, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp
đào tạo. Thực tế cho thấy rằng, nếu người cán bộ vừa kinh nghiệm thực tiễn, vừa
trình độ tư duy chính trị cao thì việc loại bỏ tư duy phiến diện, khắc phục giáo điều, máy
móc càng có hiệu quả. Chính vì thế mà nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh
đạo, chỉ đạo thực tiễn chính là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của họ. Chỉ có thông
qua đào tạo một cách nghiêm túc, bản trong các nhà trường kết hợp việc nâng cao ý
thức thường xuyên học tập, nghiên cứu luận thì người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
tỉnh mới có đủ năng lực tư duy lý luận ở mức độ nắm bắt thực chất phương pháp tư duy
biện chứng duy vật và vận dụng phương pháp đó trong nhận thức và trong hoạt động lãnh
đạo.
Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt khi được đào tạo cũng cần xác định cho mình ý
thức tự giác và tạo lập phương pháp học tập một cách khoa học. Quá trình đào tạo
nhiệm vụ phải kích thích, phát huy ý thức học tập, nghiên cứu ấy biến chúng thành
quá trình tự đào tạo. Sự chủ động, tích cực, sáng tạo của đội ngũ này sẽ là điều kiện nâng
cao năng lực tư duy lý luận cho họ.
3.2. Tăng cường và nâng cao tính hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn
Đại hội IX của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên
cứu luận, thảo luận dân chủ, sớm làm kết luận những vấn đề mới bức xúc nảy
sinh từ thực tiễn”[8, tr.141]. Đại hội X cũng nhấn mạnh nhiệm vụ: “Thường xuyên tổng
kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống
đặt ra”[10, tr.131]. Tổng kết thực tiễn là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong quy
trình lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Tổng kết thực tiễn có kết quả
sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo rút ra được những bài học kinh nghiệm để bổ sung, hoàn
thiện những quyết định của mình; khắc phục được bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, góp
phần quan trọng vào quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tổng kết
thực tiễn là phương thức cơ bản để bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Tổng kết thực tiễn vừa là nhiệm vụ, vừa là yêu cầu bắt buộc đối
tiền lương vẫn không tăng… Vì vậy, Trung ương và địa phương cũng cần phải có một cơ chế, chính sách rõ ràng để họ yên tâm học tập. Phải thường xuyên tổng kết việc đào tạo cán bộ để rút kinh nghiệm về chính sách, chương trình, nội dung, thời gian, phương pháp đào tạo. Thực tế cho thấy rằng, nếu người cán bộ vừa có kinh nghiệm thực tiễn, vừa có trình độ tư duy chính trị cao thì việc loại bỏ tư duy phiến diện, khắc phục giáo điều, máy móc càng có hiệu quả. Chính vì thế mà nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn chính là nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của họ. Chỉ có thông qua đào tạo một cách nghiêm túc, cơ bản trong các nhà trường kết hợp việc nâng cao ý thức thường xuyên học tập, nghiên cứu lý luận thì người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh mới có đủ năng lực tư duy lý luận ở mức độ nắm bắt thực chất phương pháp tư duy biện chứng duy vật và vận dụng phương pháp đó trong nhận thức và trong hoạt động lãnh đạo. Người cán bộ lãnh đạo chủ chốt khi được đào tạo cũng cần xác định cho mình ý thức tự giác và tạo lập phương pháp học tập một cách khoa học. Quá trình đào tạo có nhiệm vụ phải kích thích, phát huy ý thức học tập, nghiên cứu ấy và biến chúng thành quá trình tự đào tạo. Sự chủ động, tích cực, sáng tạo của đội ngũ này sẽ là điều kiện nâng cao năng lực tư duy lý luận cho họ. 3.2. Tăng cường và nâng cao tính hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn Đại hội IX của Đảng đề ra nhiệm vụ: “Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới bức xúc nảy sinh từ thực tiễn”[8, tr.141]. Đại hội X cũng nhấn mạnh nhiệm vụ: “Thường xuyên tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra”[10, tr.131]. Tổng kết thực tiễn là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong quy trình lãnh đạo của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Tổng kết thực tiễn có kết quả sẽ giúp cho cán bộ lãnh đạo rút ra được những bài học kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện những quyết định của mình; khắc phục được bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều, góp phần quan trọng vào quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tổng kết thực tiễn là phương thức cơ bản để bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổng kết thực tiễn vừa là nhiệm vụ, vừa là yêu cầu bắt buộc đối
với người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Xét về bản chất, đây là hoạt động trí tuệ; là quá trình
bằng tư duy khoa học với phương pháp biện chứng duy vật phân tích, đánh giá, khái quát
hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động cải tạo chính trị xã hội, cải tạo các quan hệ xã
hội; hoạt động thực nghiệm khoa học nhằm kiểm tra tính đúng sai của lý luận để bổ sung,
hoàn thiện, phát triển lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động thực
tiễn và hoạt động lý luận tiếp theo.
Với tầm quan trọng như vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo, mà cụ
thể nâng cao được năng lực tư duy luận, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần phải
tăng cường nâng cao tính hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn. Để được điều đó,
cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây:
Một , đổi mới cách thức và tăng cường tổng kết thực tiễn. Đây là một trong
những biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn. Để đổi mới
cách thức tổng kết thực tiễn cần thực hiện phối hợp đồng bộ các biện pháp. Đầu tiên
việc xác định đúng mục đích, yêu cầu tổng kết thực tiễn. Đối với cán bộ chủ chốt tỉnh
Quảng Trị, cần xác định rõ việc tổng kết thực tiễn nhằm rút ra được những bài học
kinh nghiệm chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự, an
toàn hội; phát triển đảng, xây dựng đời sống văn hóa mới… trên địa bàn tỉnh. Xác
định đúng mục đích, yêu cầu của tổng kết thực tiễn sẽ giúp hoạt động này có định hướng,
mang tính tự giác cao. Từ yêu cầu của công việc, người cán bộ sẽ xác định được phương
pháp vận dụng trong tổng kết. Ngoài những quan điểm phương pháp luận chung, để hoạt
động tổng kết có hiệu quả cần đề cao tính trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, phát huy tự
do tư tưởng, thảo luận dân chủ,… chỉ như vậy mới có thể phản ánh đúng thực trạng tình
hình, đưa ra được những đề xuất mới, đúng đắn để giải quyết các vấn đề thực tiễn
cuộc sống trên địa bàn đặt ra.
Trên cơ sở những vấn đề nảy sinh, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải xác định
đúng những vấn đề trọng điểm và địa bàn thích hợp mà việc tổng kết các vấn đề đó trên
địa bàn tương ứng sẽ mang lại nhận thức chung cho vấn đề tổng kết cần quan tâm. Nếu
xác định vấn đề trọng tâm không đúng lựa chọn địa bàn không tiêu biểu sẽ gây khó
khăn cho tổng kết thực tiễn. Chẳng hạn ở Quảng Trị thì một trong những vấn đề nổi trội
với người cán bộ lãnh đạo, quản lý. Xét về bản chất, đây là hoạt động trí tuệ; là quá trình bằng tư duy khoa học với phương pháp biện chứng duy vật phân tích, đánh giá, khái quát hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động cải tạo chính trị – xã hội, cải tạo các quan hệ xã hội; hoạt động thực nghiệm khoa học nhằm kiểm tra tính đúng sai của lý luận để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm chỉ đạo hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận tiếp theo. Với tầm quan trọng như vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác lãnh đạo, mà cụ thể là nâng cao được năng lực tư duy lý luận, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cần phải tăng cường và nâng cao tính hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn. Để có được điều đó, cần thực hiện tốt các giải pháp cơ bản sau đây: Một là, đổi mới cách thức và tăng cường tổng kết thực tiễn. Đây là một trong những biện pháp quan trọng nâng cao hiệu quả công tác tổng kết thực tiễn. Để đổi mới cách thức tổng kết thực tiễn cần thực hiện phối hợp đồng bộ các biện pháp. Đầu tiên là việc xác định đúng mục đích, yêu cầu tổng kết thực tiễn. Đối với cán bộ chủ chốt tỉnh Quảng Trị, cần xác định rõ việc tổng kết thực tiễn là nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm chỉ đạo phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; phát triển đảng, xây dựng đời sống văn hóa mới… trên địa bàn tỉnh. Xác định đúng mục đích, yêu cầu của tổng kết thực tiễn sẽ giúp hoạt động này có định hướng, mang tính tự giác cao. Từ yêu cầu của công việc, người cán bộ sẽ xác định được phương pháp vận dụng trong tổng kết. Ngoài những quan điểm phương pháp luận chung, để hoạt động tổng kết có hiệu quả cần đề cao tính trung thực, nhìn thẳng vào sự thật, phát huy tự do tư tưởng, thảo luận dân chủ,… chỉ như vậy mới có thể phản ánh đúng thực trạng tình hình, đưa ra được những đề xuất mới, đúng đắn để giải quyết các vấn đề mà thực tiễn cuộc sống trên địa bàn đặt ra. Trên cơ sở những vấn đề nảy sinh, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải xác định đúng những vấn đề trọng điểm và địa bàn thích hợp mà việc tổng kết các vấn đề đó trên địa bàn tương ứng sẽ mang lại nhận thức chung cho vấn đề tổng kết cần quan tâm. Nếu xác định vấn đề trọng tâm không đúng và lựa chọn địa bàn không tiêu biểu sẽ gây khó khăn cho tổng kết thực tiễn. Chẳng hạn ở Quảng Trị thì một trong những vấn đề nổi trội
ô nhiễm các nhà máy sản xuất tinh bột sắn Hải Lăng, Hướng Hóa, nhà máy gỗ
MDF ở Đông Hà. Theo đó, các cơ quan chuyên môn như Sở khoa học – công nghệ, Sở
tài nguyên – môi trường, Sở y tế, phòng cảnh sát môi trường … phải là những người chủ
trì việc tổng kết thực tiễn. Những bộ phận tổng hợp cũng phải dựa trên kết quả báo cáo và
khảo sát trực tiếp để có những nhận thức nhất định, độc lập về vấn đề cần tổng kết, sau
đó phải lấy ý kiến của các chuyên gia từ trung ương đến địa phương để thẩm định kết
quả.
Đổi mới phương thức tổng kết thực tiễn đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng
thông tin, bảo đảm tính chân thật, tính đầy đủ, tính kịp thời của thông tin. Điều đó đòi hỏi
người cán bộ nói chung phải khắc phục tình trạng quan liêu chủ nghĩa, xa rời thực tiễn
cuộc sống.
Cùng với những đổi mới về phương thức tổng kết thì cần phải tăng cường tổng
kết thức tiễn. Đây là công việc liên tục, thường xuyên, không có giới hạn cuối cùng. Thực
tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển, do vậy mà tổng kết thực tiễn phải được tiến hành
thường xuyên. Chính việc tăng cường tổng kết thực tiễn là con đường vô cùng quan trọng
để nâng cao năng lực tư duy lý luận.
Hai , chống chủ nghĩa nhân, bệnh thành tích chủ nghĩa hình thức trong
tổng kết thực tiễn. Chủ nghĩa cá nhân nguyên nhân của nhiều thứ bệnh. Nếu tổng kết
thực tiễn dựa trên sở nhân thì sẽ đi đến những kết luận nhằm phục vụ cho những
mục đích nhân, hoặc rơi vào bao biện, tâng bốc, thiếu tính khách quan, khoa học. Từ
chủ nghĩa cá nhân rất dễ dẫn đến chủ nghĩa cơ hội, tư tưởng cục bộ chủ nghĩa thành
tích. Những đặc trưng bản của hội chủ nghĩa như ngã nghiêng không định
hướng đường lối rõ rệt; thõa hiệp, hợp tác vô nguyên tắc; trong lý luận thì mắc phải chủ
nghĩa chiết trung, ngụy biện. Những đặc trưng ấy phản ánh sự mơ hồ về sự vật, không
tìm ra bản chất hoặc quy luật phát triển của sự vật. Những kẻ cơ hội thường tổng kết thực
tiễn theo một ý đồ chủ quan định sẵn, hoặc dùng kết quả thực tiễn để chứng minh cho
một mục đích cá nhân mang tính chất chủ quan nào đó.
Bệnh thành tích chỉ chú ý đến thành tích và thường là thành tích cá nhân. Người
mắc bệnh này dùng mọi thủ đoạn để thông qua chứng minh cho thành tích ấy. Từ đó
là ô nhiễm ở các nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Hải Lăng, Hướng Hóa, nhà máy gỗ MDF ở Đông Hà. Theo đó, các cơ quan chuyên môn như Sở khoa học – công nghệ, Sở tài nguyên – môi trường, Sở y tế, phòng cảnh sát môi trường … phải là những người chủ trì việc tổng kết thực tiễn. Những bộ phận tổng hợp cũng phải dựa trên kết quả báo cáo và khảo sát trực tiếp để có những nhận thức nhất định, độc lập về vấn đề cần tổng kết, sau đó phải lấy ý kiến của các chuyên gia từ trung ương đến địa phương để thẩm định kết quả. Đổi mới phương thức tổng kết thực tiễn đòi hỏi cần phải nâng cao chất lượng thông tin, bảo đảm tính chân thật, tính đầy đủ, tính kịp thời của thông tin. Điều đó đòi hỏi người cán bộ nói chung phải khắc phục tình trạng quan liêu chủ nghĩa, xa rời thực tiễn cuộc sống. Cùng với những đổi mới về phương thức tổng kết thì cần phải tăng cường tổng kết thức tiễn. Đây là công việc liên tục, thường xuyên, không có giới hạn cuối cùng. Thực tiễn luôn vận động, biến đổi, phát triển, do vậy mà tổng kết thực tiễn phải được tiến hành thường xuyên. Chính việc tăng cường tổng kết thực tiễn là con đường vô cùng quan trọng để nâng cao năng lực tư duy lý luận. Hai là, chống chủ nghĩa cá nhân, bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức trong tổng kết thực tiễn. Chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân của nhiều thứ bệnh. Nếu tổng kết thực tiễn dựa trên cơ sở cá nhân thì sẽ đi đến những kết luận nhằm phục vụ cho những mục đích cá nhân, hoặc rơi vào bao biện, tâng bốc, thiếu tính khách quan, khoa học. Từ chủ nghĩa cá nhân rất dễ dẫn đến chủ nghĩa cơ hội, tư tưởng cục bộ và chủ nghĩa thành tích. Những đặc trưng cơ bản của cơ hội chủ nghĩa như ngã nghiêng không có định hướng đường lối rõ rệt; thõa hiệp, hợp tác vô nguyên tắc; trong lý luận thì mắc phải chủ nghĩa chiết trung, ngụy biện. Những đặc trưng ấy phản ánh sự mơ hồ về sự vật, không tìm ra bản chất hoặc quy luật phát triển của sự vật. Những kẻ cơ hội thường tổng kết thực tiễn theo một ý đồ chủ quan định sẵn, hoặc dùng kết quả thực tiễn để chứng minh cho một mục đích cá nhân mang tính chất chủ quan nào đó. Bệnh thành tích chỉ chú ý đến thành tích và thường là thành tích cá nhân. Người mắc bệnh này dùng mọi thủ đoạn để thông qua và chứng minh cho thành tích ấy. Từ đó
để lấy danh hiệu chứ không đi vào thực chất, nội dung tổng kết thực tiễn. thể thấy
được rất rõ điều này trong thời bao cấp, vì ảnh hưởng của bệnh thành tích mà ở lĩnh vực
nào, ở đâu cũng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch của mình, nhưng kinh tế
vẫn khủng hoảng, suy thoái. Ngay trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Quảng Trị, nhiều
nhà máy, quan luôn báo cáo vượt công suất thiết kế, tăng doanh thu, đời sống của
cán bộ, công nhân được nâng lên rõ rệt, theo đó, đã đạt được nhiều bằng khen của tỉnh,
của Trung ương như: xí nghiệp sản xuất quạt Điện Cotico được giải thưởng Sao vàng
đất Việt, tổng công ty Đông Trường Sơn được phong danh hiệu Anh hùng thời đổi mới…
thế nhưng thực chất thì làm ăn thua lỗ, không có chổ đứng trên thị trường và dẫn tới phá
sản hoặc chuyển hình thức quản lý ngay sau khi nhận giải thưởng.
Chủ nghĩa hình thức nhìn chung chỉ chú ý đến hình thức mà quên mất nội dung,
từ đó mà làm bất cứ việc gì cũng hời hợt, bề ngoài. Trong tổng kết thực tiễn thì làm một
cách đại khái, qua loa cho xong chuyện để báo cáo thành tích, để phô trương. Với chủ
nghĩa hình thức thì cái gì cũng làm, cái gì cũng có, nhưng không có cái nào đến nơi đến
chốn, không đi vào bản chất, nội dung của vấn đề. Bệnh hình thức biểu hiện không riêng
ở Quảng Trị và ở bất cứ ngành, lĩnh vực nào. Chẳng hạn Nhà máy xi măng Đông Hà khi
chỉ sản xuất xi măng vôi thì m ăn rất phát đạt, tuy nhiên, sau khi phát triển thêm
nhiều ngành nghề như phân bón, vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, nhà hàng khách
sạn thì ngay lập tức biểu hiện sự yếu kém trong quản lý và không thể phát triển được.
Ba là, nâng cao đạo đức người cán bộ lãnh đạo, phát huy được vai trò của các bộ
phận giúp việc trong tổng kết thực tiễn.
Đạo đức là cái gốc của người cán bộ, nó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải quán
triệt quan điểm khách quan trong công tác tổng kết thực tiễn. Cụ thể là tránh tô hồng hoặc
bôi đen đối tượng cần tổng kết. Phải thái độ trung thực, tránh chủ nghĩa chủ quan;
không được lấy ý đồ có sẵn mang tính chất cá nhân chủ quan để áp đặt cho công việc, bởi
lẽ đây điều kiện cho bệnh chủ quan duy ý chí. Cũng không thể lấy kết quả của việc
tổng kết để chứng minh cho ý đồ chủ quan định sẵn. Điều quan trọng ở đây là chống chủ
nghĩa chủ quan. Những người theo khuynh hướng ch quan rất coi thường hiện thực
khách quan và ở những mức độ nhất định thường phủ nhận hoặc không tính đến những
để lấy danh hiệu chứ không đi vào thực chất, nội dung tổng kết thực tiễn. Có thể thấy được rất rõ điều này trong thời bao cấp, vì ảnh hưởng của bệnh thành tích mà ở lĩnh vực nào, ở đâu cũng cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, kế hoạch của mình, nhưng kinh tế vẫn khủng hoảng, suy thoái. Ngay trong giai đoạn hiện nay, ở tỉnh Quảng Trị, có nhiều nhà máy, cơ quan luôn báo cáo là vượt công suất thiết kế, tăng doanh thu, đời sống của cán bộ, công nhân được nâng lên rõ rệt, theo đó, đã đạt được nhiều bằng khen của tỉnh, của Trung ương như: xí nghiệp sản xuất quạt Điện cơ Cotico được giải thưởng Sao vàng đất Việt, tổng công ty Đông Trường Sơn được phong danh hiệu Anh hùng thời đổi mới… thế nhưng thực chất thì làm ăn thua lỗ, không có chổ đứng trên thị trường và dẫn tới phá sản hoặc chuyển hình thức quản lý ngay sau khi nhận giải thưởng. Chủ nghĩa hình thức nhìn chung chỉ chú ý đến hình thức mà quên mất nội dung, từ đó mà làm bất cứ việc gì cũng hời hợt, bề ngoài. Trong tổng kết thực tiễn thì làm một cách đại khái, qua loa cho xong chuyện để báo cáo thành tích, để phô trương. Với chủ nghĩa hình thức thì cái gì cũng làm, cái gì cũng có, nhưng không có cái nào đến nơi đến chốn, không đi vào bản chất, nội dung của vấn đề. Bệnh hình thức biểu hiện không riêng ở Quảng Trị và ở bất cứ ngành, lĩnh vực nào. Chẳng hạn Nhà máy xi măng Đông Hà khi chỉ sản xuất xi măng và vôi thì làm ăn rất phát đạt, tuy nhiên, sau khi phát triển thêm nhiều ngành nghề như phân bón, vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, nhà hàng khách sạn thì ngay lập tức biểu hiện sự yếu kém trong quản lý và không thể phát triển được. Ba là, nâng cao đạo đức người cán bộ lãnh đạo, phát huy được vai trò của các bộ phận giúp việc trong tổng kết thực tiễn. Đạo đức là cái gốc của người cán bộ, nó đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải quán triệt quan điểm khách quan trong công tác tổng kết thực tiễn. Cụ thể là tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng cần tổng kết. Phải có thái độ trung thực, tránh chủ nghĩa chủ quan; không được lấy ý đồ có sẵn mang tính chất cá nhân chủ quan để áp đặt cho công việc, bởi lẽ đây là điều kiện cho bệnh chủ quan duy ý chí. Cũng không thể lấy kết quả của việc tổng kết để chứng minh cho ý đồ chủ quan định sẵn. Điều quan trọng ở đây là chống chủ nghĩa chủ quan. Những người theo khuynh hướng chủ quan rất coi thường hiện thực khách quan và ở những mức độ nhất định thường phủ nhận hoặc không tính đến những
quy luật khách quan diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Trong tổng kết thực tiễn, chủ quan
thể hiện từ khâu lựa chọn vấn đề, lập chương trình và thu thập, xử lý thông tin. Chính
mắc bệnh chủ quan nên dẫn đến sai lệch, xuyên tạc sự thật, làm cho người khác hiểu
không đúng vấn đề cần tổng kết. Trung thực trong tổng kết thực tiễn đòi hỏi cần phải
tránh hai thái cực: hoặc chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan hoặc chỉ đổ lỗi cho những
thiếu sót, khuyết điểm chủ quan. Đạo đức cách mạng biểu hiện ở người cán bộ lãnh đạo
chủ chốt đòi hỏi khi tổng kết thực tiễn phải có tính mục đích đúng đắn. Điều này thể hiện
ở chổ dù ở cấp nào, ngành nào đều phải hướng đến phục vụ cho mục đích dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hiệu quả của việc tổng kết thực tiễn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực của chủ thể
tiến hành công việc này, trong đó còn có năng lực của các cán bộ phòng, ban, chuyên gia
chuyên môn. Việc tổ chức lực lượng, động viên, phát huy vai trò của họ là một giải pháp
quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên, công tác này ở
cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bắc Trung bộ nói chung, và ở Quảng Trị nói riêng còn rất nhiều
hạn chế. Thường thì công việc này được tiến hành bởi những người chuyên làm luận
mà thiếu sự tham gia của những người làm thực tiễn. Còn khi những người làm thực tiễn
muốn tổng kết thì lại không khuyến khích được những người làm lý luận. Điều này làm
hạn chế kết quả của công tác tổng kết thực tiễn. Chẳng hạn như việc lập làng sinh thái
ven biển ở các xã Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Sơn,…thuộc huyện Triệu Phong. Những
người lãnh đạo người dân ở đây rất muốn tổng kết thực tiễn để rút ra bài học kinh
nghiệm, qua đó để kêu gọi thêm đầu tư để nhân rộng mô hình. Họ là người có thực tiễn,
có những dữ kiện thực tiến phong phú, tuy nhiên họ không có năng lực và không quen sử
dụng các phương pháp của luận để rút ra những bài học tính khái quát cao. Trong
khi đó, những người làm lý luận thì có ưu điểm về phương pháp tư duy, có khả năng khái
quát hóa, trừu tượng hóa nhưng họ thiếu thông tin và những trãi nghiệm thực tiễn. Những
người làm lý luận và thực tiễn cần phải kết hợp lại với nhau mới phát huy những ưu điểm
và hạn chế những yếu kém của mình. Lực lượng cán bộ, chuyên gia sẽ là người có vai trò
lớn trong việc lựa chọn vấn đề tổng kết thực tiễn, thu thập xử lý thông tin, đưa ra
những kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm chính xác hơn. Cuối cùng, họ cũng chính là
quy luật khách quan diễn ra trong tự nhiên và xã hội. Trong tổng kết thực tiễn, chủ quan thể hiện từ khâu lựa chọn vấn đề, lập chương trình và thu thập, xử lý thông tin. Chính vì mắc bệnh chủ quan nên dẫn đến sai lệch, xuyên tạc sự thật, làm cho người khác hiểu không đúng vấn đề cần tổng kết. Trung thực trong tổng kết thực tiễn đòi hỏi cần phải tránh hai thái cực: hoặc chỉ đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan hoặc chỉ đổ lỗi cho những thiếu sót, khuyết điểm chủ quan. Đạo đức cách mạng biểu hiện ở người cán bộ lãnh đạo chủ chốt đòi hỏi khi tổng kết thực tiễn phải có tính mục đích đúng đắn. Điều này thể hiện ở chổ dù ở cấp nào, ngành nào đều phải hướng đến phục vụ cho mục đích dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hiệu quả của việc tổng kết thực tiễn tùy thuộc rất nhiều vào năng lực của chủ thể tiến hành công việc này, trong đó còn có năng lực của các cán bộ phòng, ban, chuyên gia chuyên môn. Việc tổ chức lực lượng, động viên, phát huy vai trò của họ là một giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng, hiệu quả tổng kết thực tiễn. Tuy nhiên, công tác này ở cán bộ lãnh đạo chủ chốt Bắc Trung bộ nói chung, và ở Quảng Trị nói riêng còn rất nhiều hạn chế. Thường thì công việc này được tiến hành bởi những người chuyên làm lý luận mà thiếu sự tham gia của những người làm thực tiễn. Còn khi những người làm thực tiễn muốn tổng kết thì lại không khuyến khích được những người làm lý luận. Điều này làm hạn chế kết quả của công tác tổng kết thực tiễn. Chẳng hạn như việc lập làng sinh thái ở ven biển ở các xã Triệu Vân, Triệu Lăng, Triệu Sơn,…thuộc huyện Triệu Phong. Những người lãnh đạo và người dân ở đây rất muốn tổng kết thực tiễn để rút ra bài học kinh nghiệm, qua đó để kêu gọi thêm đầu tư để nhân rộng mô hình. Họ là người có thực tiễn, có những dữ kiện thực tiến phong phú, tuy nhiên họ không có năng lực và không quen sử dụng các phương pháp của lý luận để rút ra những bài học có tính khái quát cao. Trong khi đó, những người làm lý luận thì có ưu điểm về phương pháp tư duy, có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa nhưng họ thiếu thông tin và những trãi nghiệm thực tiễn. Những người làm lý luận và thực tiễn cần phải kết hợp lại với nhau mới phát huy những ưu điểm và hạn chế những yếu kém của mình. Lực lượng cán bộ, chuyên gia sẽ là người có vai trò lớn trong việc lựa chọn vấn đề tổng kết thực tiễn, thu thập và xử lý thông tin, đưa ra những kết luận và rút ra bài học kinh nghiệm chính xác hơn. Cuối cùng, họ cũng chính là
người giúp đỡ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong việc vận dụng các bài
học kinh nghiệm vào chỉ đạo thực tiễn tiếp theo trên địa bàn của mình. Ngay cả bản thân
của nhưng người m công tác chuyên môn cũng phải được phát huy tính tích cực chủ
động, sáng tạo trong việc tự phấn đấu, rèn luyện năng lực tổng kết thực tiễn.
Tóm lại, với việc tăng cường nâng cao tính hiệu quả của công tác tổng kết
thực tiễn thông qua thực hiện các giải pháp đồng bộ trên thì năng lực tư duyluận của
người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị phần nào sẽ được nâng cao hơn.
3.3. Phân cấp quản giữa Trung ương và địa phương để đội ngũ cán bộ
lãnh đạo quản cấp tỉnh phát huy được tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm
Một trong nhà những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong tư duy hành động
của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh chính là không tạo cho họ quyền chủ động
và không khuyến khích được tính tự giác, dám nghĩ, dám làm dám chịu trách nhiệm.
Đất nước ta đã trãi qua thời kỳ bao cấp, nhưng ảnh hưởng của chế quản lý tập trung,
quan liêu – một cơ chế trói buộc con người, làm thui chột tính năng động, sáng tạo của tư
duy độc lập của con người nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
tỉnh – vẫn còn nặng nề. Chính vì thế, mà cho đến ngày hôm nay, trong tư duy người cán
bộ vẫn còn sự e ngại, không m nói làm ngoài, khác và trái ý kiến chỉ đạo của cấp
trên và Trung ương. Điều đó đã làm mất đi bầu không khí dân chủ, triệt tiêu môi trường
sống của tư duy khoa học, lối tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Con người trong điều kiện
đó bị khuôn vào những trật tự an bài, bất biến dưới sự chỉ đạo, kiểm soát tối đa của cấp
trên. Sống trong môi trường ấy, người cán bộ cảm giác rất ổn định, an toàn, loại trừ
những mạo hiểm, rủi ro. Nhưng cũng chính vì chế ấy người cán bộ không dám
thoát ra, vượt lên bứt phá, đổi mới, không có những quyết định táo bạo để thúc đẩy nền
kinh tế tỉnh nhà phát triển.
Trong hoàn cảnh như vậy, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ngày càng trở
nên thụ động trong suy nghĩ, lời nói và việc làm. Họ không tự và không dám suy nghĩ mà
chỉ dựa hoàn toàn vào cấp trên; làm việc gì cũng phải chờ và xin ý kiến. Họ tư duy không
bằng cái đầu của mình bằng cái đầu của cấp trên. Từ đó, họ thường đi theo hướng
người giúp đỡ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh trong việc vận dụng các bài học kinh nghiệm vào chỉ đạo thực tiễn tiếp theo trên địa bàn của mình. Ngay cả bản thân của nhưng người làm công tác chuyên môn cũng phải được phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong việc tự phấn đấu, rèn luyện năng lực tổng kết thực tiễn. Tóm lại, với việc tăng cường và nâng cao tính hiệu quả của công tác tổng kết thực tiễn thông qua thực hiện các giải pháp đồng bộ trên thì năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt tỉnh Quảng Trị phần nào sẽ được nâng cao hơn. 3.3. Phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương để đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp tỉnh phát huy được tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm Một trong nhà những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong tư duy và hành động của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh chính là không tạo cho họ quyền chủ động và không khuyến khích được tính tự giác, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đất nước ta đã trãi qua thời kỳ bao cấp, nhưng ảnh hưởng của cơ chế quản lý tập trung, quan liêu – một cơ chế trói buộc con người, làm thui chột tính năng động, sáng tạo của tư duy độc lập của con người nói chung, trong đó có đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh – vẫn còn nặng nề. Chính vì thế, mà cho đến ngày hôm nay, trong tư duy người cán bộ vẫn còn sự e ngại, không dám nói và làm ngoài, khác và trái ý kiến chỉ đạo của cấp trên và Trung ương. Điều đó đã làm mất đi bầu không khí dân chủ, triệt tiêu môi trường sống của tư duy khoa học, lối tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo. Con người trong điều kiện đó bị khuôn vào những trật tự an bài, bất biến dưới sự chỉ đạo, kiểm soát tối đa của cấp trên. Sống trong môi trường ấy, người cán bộ có cảm giác rất ổn định, an toàn, loại trừ những mạo hiểm, rủi ro. Nhưng cũng chính vì cơ chế ấy mà người cán bộ không dám thoát ra, vượt lên bứt phá, đổi mới, không có những quyết định táo bạo để thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà phát triển. Trong hoàn cảnh như vậy, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh ngày càng trở nên thụ động trong suy nghĩ, lời nói và việc làm. Họ không tự và không dám suy nghĩ mà chỉ dựa hoàn toàn vào cấp trên; làm việc gì cũng phải chờ và xin ý kiến. Họ tư duy không bằng cái đầu của mình mà bằng cái đầu của cấp trên. Từ đó, họ thường đi theo hướng
tuyên truyền, giải thích, thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương, của cấp trên.
Họ quên vai trò của mình là người chỉ đạo thực tiễn mà chỉ dựa vào sự đồng tình ủng hộ,
bảo trợ của cấp trên.
Sự nghiệp đổi mới đang yêu cầu sự thay đổi trong cách lãnh đạo quản
cho phù hợp với điều kiện mới. Trong hoàn cảnh đất nước thay đổi hằng ngày, tình hình
kinh tế – xã hội có những biến đổi mau chóng, phức tạp, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp tỉnh cần phải năng động hơn bao giờ hết. Họ chỉ có sự chủ động hoàn toàn khi hội tụ
những điều kiện như:
Một , Trung ương chế cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh
thực quyền lãnh đạo toàn diện trong lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Bên cạnh đó
cũng những quy định, chế tài để người cán bộ thực hiện tốt đường lối, chính sách;
không độc quyền, độc tài, hoạt động không vượt quá khuôn khổ, thẩm quyền cho phép.
Hai là, người cán bộ lãnh đạo có đầy đủ phẩm chất, năng lực cần thiết, trong đó
có cả năng lực tư duy lý luận. Họ là những người am hiểu chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước; biết đưa chính sách đó vào áp dụng hợp lý tại địa phương; năng động, dám
nghĩ, dám làm, biết chịu trách nhiệm.
Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải cần thiết sự phân cấp quản lý ràng
giữa Trung ương và địa phương. Cần những chính sách quy định rõ những việc
Trung ương làm, những việc cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải thực hiện cả những
việc họ có quyền thực hiện. Về chế quản lý, nên chăng, Trung ương chỉ là người đưa
ra đường lối, chính sách và kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ địa phương thực hiện.
Thực ra, những điều này Trung ương đã biết và đã làm, nhưng trong điều kiện mới, cần
phải thay đổi cho cơ chế mới dần đi vào thực chất hơn. Đã có những lúc, những nơi,
Trung ương đã can thiệp quá sâu vào địa phương để giải quyết những công việc đơn giản;
trong khi đó lại chưa đưa ra được một quyết định tích cực để chỉ đạo, định hướng cho đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương dựa vào đó thực hiện. Chẳng hạn như việc hải
quan tỉnh Quảng Trị bắt giữ 03 sừng giác khi bọn buôn lậu đưa mặt hàng này qua cửa
khẩu quốc tế Lao Bảo. Theo quyết định của UBND tỉnh thì chúng được đem đấu giá công
khai và thu tiền về cho ngân sách nhà nước theo quy định như những mặt hàng khác. Tuy
tuyên truyền, giải thích, thực hiện đường lối, chủ trương của Trung ương, của cấp trên. Họ quên vai trò của mình là người chỉ đạo thực tiễn mà chỉ dựa vào sự đồng tình ủng hộ, bảo trợ của cấp trên. Sự nghiệp đổi mới đang yêu cầu có sự thay đổi trong cách lãnh đạo và quản lý cho phù hợp với điều kiện mới. Trong hoàn cảnh đất nước thay đổi hằng ngày, tình hình kinh tế – xã hội có những biến đổi mau chóng, phức tạp, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cần phải năng động hơn bao giờ hết. Họ chỉ có sự chủ động hoàn toàn khi hội tụ những điều kiện như: Một là, Trung ương có cơ chế cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh có thực quyền lãnh đạo toàn diện trong lĩnh vực, địa bàn quản lý của mình. Bên cạnh đó cũng có những quy định, chế tài để người cán bộ thực hiện tốt đường lối, chính sách; không độc quyền, độc tài, hoạt động không vượt quá khuôn khổ, thẩm quyền cho phép. Hai là, người cán bộ lãnh đạo có đầy đủ phẩm chất, năng lực cần thiết, trong đó có cả năng lực tư duy lý luận. Họ là những người am hiểu chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; biết đưa chính sách đó vào áp dụng hợp lý tại địa phương; năng động, dám nghĩ, dám làm, biết chịu trách nhiệm. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải cần thiết có sự phân cấp quản lý rõ ràng giữa Trung ương và địa phương. Cần có những chính sách quy định rõ những việc mà Trung ương làm, những việc mà cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải thực hiện và cả những việc họ có quyền thực hiện. Về cơ chế quản lý, nên chăng, Trung ương chỉ là người đưa ra đường lối, chính sách và kiểm tra, giám sát, đôn đốc cán bộ địa phương thực hiện. Thực ra, những điều này Trung ương đã biết và đã làm, nhưng trong điều kiện mới, cần phải thay đổi cho cơ chế mới dần đi vào thực chất hơn. Đã có những lúc, những nơi, Trung ương đã can thiệp quá sâu vào địa phương để giải quyết những công việc đơn giản; trong khi đó lại chưa đưa ra được một quyết định tích cực để chỉ đạo, định hướng cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương dựa vào đó thực hiện. Chẳng hạn như việc hải quan tỉnh Quảng Trị bắt giữ 03 sừng tê giác khi bọn buôn lậu đưa mặt hàng này qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo. Theo quyết định của UBND tỉnh thì chúng được đem đấu giá công khai và thu tiền về cho ngân sách nhà nước theo quy định như những mặt hàng khác. Tuy
nhiên, Thủ tướng Chính phủ lại công văn buộc UBND tỉnh Quảng Trị không được
đem bán mà nộp chúng về cho Trung ương. Sự việc trên cho thấy sự bất cập trong cơ chế,
pháp luật. Bởi lẽ, Trung ương đã có quy định về việc xử lý những mặt hàng buôn lậu bị
bắt, việc làm của tỉnh như vậy đúng. Còn nếu Trung ương bảo đó hàng quý hiếm,
cần phải đem nộp và bảo cách làm của tỉnh là sai thì quan điểm đó chưa đúng, bởi
lúc đó, chưa quy định nào quy định những mặt hàng quý hiếm, cụ thể chưa xếp
sừng tê giác vào danh mục mà địa phương phải nộp cho Trung ương. Những chính sách
của Trung ương phải thật bao quát, tính chất định hướng, không nên quá đi vào chi
tiết, thậm chí can thiệp vào hoạt động lãnh đạo của cán bộ cấp dưới. Từ đó khuyến khích
người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải biết tư duy, căn cứ trên những điều kiện chủ
quan khách quan của tỉnh nhà mà đưa ra những quyết định sáng suốt, phù hợp, kịp
thời. Điều đó sẽ khuyến khích sự sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm và dám tự chịu
trách nhiệm. Bản thân người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải quyền điều hành
địa phương mình theo những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, chứ không phải bất cứ cái
cũng phải xin ý kiến, chờ ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Bởi lẽ, chính người cán bộ lãnh
đạo ở địa phương là người hiểu rõ hơn hết trong những điều kiện cụ thể cần phải làm gì, làm
như thế nào, làm từ đâu, làm lúc nào. Quảng Trị là tỉnh cách khá xa thủ đô Hà Nội, mặc dù
càng ngày, cơ sở vật chất của ngành giao thông càng hoàn thiện hơn, thời gian đi lại càng rút
ngắn, nhưng không thể hễ bất cứ việc gì xảy ra, tỉnh cũng chờ cán bộ Trung ương vào
nghiên cứu, chỉ đạo. Tất cả mọi việc, trước tiên, phải do chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt tại chỗ giải quyết.
Thực hiện Nghị quyết, chính sách của Trung ương là yêu cầu bắt buộc, nhưng
cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cần tránh lối suy nghĩ là mình phải luôn luôn chấp hành
mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên. Hiểu như vậy chưa đúng chưa đủ về đường lối, chính
sách của Đảng Nhà nước ta. Người cán bộ lãnh đạo phải làm những điều người
dân tỉnh mình đang cần, phải biết đề nghị với cấp trên những người dân đang
muốn. Lâu nay cơ chế quản lý tập trung, bao cấp làm cho người cán bộ thích nghe những
gì mình muốn, chứ không quan tâm những điều người khác cần. Từ đó đã làm cho họ
thói quen thích người khác nói cho mình vừa ý, cấp dưới phải tuân thủ sự chỉ đạo cấp
nhiên, Thủ tướng Chính phủ lại có công văn buộc UBND tỉnh Quảng Trị không được đem bán mà nộp chúng về cho Trung ương. Sự việc trên cho thấy sự bất cập trong cơ chế, pháp luật. Bởi lẽ, Trung ương đã có quy định về việc xử lý những mặt hàng buôn lậu bị bắt, việc làm của tỉnh như vậy là đúng. Còn nếu Trung ương bảo đó là hàng quý hiếm, cần phải đem nộp và bảo cách làm của tỉnh là sai thì quan điểm đó là chưa đúng, bởi vì lúc đó, chưa có quy định nào quy định những mặt hàng quý hiếm, mà cụ thể chưa xếp sừng tê giác vào danh mục mà địa phương phải nộp cho Trung ương. Những chính sách của Trung ương phải thật bao quát, có tính chất định hướng, không nên quá đi vào chi tiết, thậm chí can thiệp vào hoạt động lãnh đạo của cán bộ cấp dưới. Từ đó khuyến khích người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải biết tư duy, căn cứ trên những điều kiện chủ quan và khách quan của tỉnh nhà mà đưa ra những quyết định sáng suốt, phù hợp, kịp thời. Điều đó sẽ khuyến khích sự sáng tạo, chủ động, dám nghĩ, dám làm và dám tự chịu trách nhiệm. Bản thân người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh phải có quyền điều hành địa phương mình theo những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, chứ không phải bất cứ cái gì cũng phải xin ý kiến, chờ ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Bởi lẽ, chính người cán bộ lãnh đạo ở địa phương là người hiểu rõ hơn hết trong những điều kiện cụ thể cần phải làm gì, làm như thế nào, làm từ đâu, làm lúc nào. Quảng Trị là tỉnh cách khá xa thủ đô Hà Nội, mặc dù càng ngày, cơ sở vật chất của ngành giao thông càng hoàn thiện hơn, thời gian đi lại càng rút ngắn, nhưng không thể hễ có bất cứ việc gì xảy ra, tỉnh cũng chờ cán bộ Trung ương vào nghiên cứu, chỉ đạo. Tất cả mọi việc, trước tiên, phải do chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt tại chỗ giải quyết. Thực hiện Nghị quyết, chính sách của Trung ương là yêu cầu bắt buộc, nhưng cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh cần tránh lối suy nghĩ là mình phải luôn luôn chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị cấp trên. Hiểu như vậy là chưa đúng và chưa đủ về đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Người cán bộ lãnh đạo phải làm những điều mà người dân tỉnh mình đang cần, phải biết đề nghị với cấp trên những gì mà người dân đang muốn. Lâu nay cơ chế quản lý tập trung, bao cấp làm cho người cán bộ thích nghe những gì mình muốn, chứ không quan tâm những điều người khác cần. Từ đó đã làm cho họ có thói quen thích người khác nói cho mình vừa ý, cấp dưới phải tuân thủ sự chỉ đạo cấp