LUẬN VĂN: Vấn đề nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh ở Bắc Trung bộ
3,739
458
96
Chương 2
Năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng bắc trung Bộ -
thực trạng và những yêu cầu mới
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng Bắc Trung bộ (qua thực tế tỉnh Quảng Trị)
2.1.1. Nhân tố khách quan
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đây là nhân tố có ảnh hưởng khá quan trọng đến việc hình thành tư duy, tính
cách của con người mỗi vùng, miền. Với những nơi có điều kiện tự nhiên ưu đãi,
đời
sống con người dễ dàng phát triển thì tính cách con người ở đó sẽ phóng khoáng,
tự do,
cởi mở; họ sẽ dễ dàng tiếp thu cái mới. Còn ở những vùng khó khăn, tư duy con
người sẽ
bị bó hẹp, họ phải biết tính toán, lo xa, dựa nhiều vào kinh nghiệm, họ rất thận
trọng nên
sẽ ngại áp dụng cái mới. Vì vậy, có thể thấy rõ cách tư duy khác nhau giữa các
vùng
miền, và ngay ở trong mỗi vùng, ở mỗi địa phương khác nhau, những thời điểm khác
nhau, con người ở đó cũng có cách tư duy khác nhau. Thiên nhiên khắc nghiệt, tài
nguyên nghèo nàn hơn các địa phương khác chính là một nhân tố khách quan làm cho
tư
duy con người Quảng Trị nói chung và tư duy của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp
tỉnh ở đây nói riêng có những nét đặc trưng so với những vùng, miền khác.
Tháng 7 năm 1989, Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (kỳ họp thứ V,
khóa VIII) đã quyết định tái lập Quảng Trị thành đơn vị hành chính cấp tỉnh trực
thuộc
Trung ương với diện tích là 4.760,1 km
2
dân số là 630.000 người (số liệu năm 2009)
sống trên địa bàn gồm 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện (trong đó có 2 huyện miền
núi, 1
huyện hải đảo) và 141 xã phường, thị trấn. So với các tỉnh Bắc Trung Bộ thì
Quảng Trị là
tỉnh có diện tích nhỏ nhất, dân số ít nhất.
Quảng Trị là một tỉnh nằm ở phía Bắc của miền Trung, cách thủ đô Hà Nội 582
km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam. Tỉnh có hệ
thống
quốc lộ 1A, quốc lộ 9 xuyên á, hai nhánh đông và tây đường Hồ Chí Minh, đường
quốc
phòng ven biển và một hệ thống đường bộ, đường sắt khá hoàn chỉnh. Từ xa xưa,
Quảng
Trị là một địa bàn có vị trí quân sự trọng yếu, một trung tâm kinh tế – văn hóa
phát triển.
Tọa độ địa lý vùng đất liền: cực Bắc tại thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện
Vĩnh
Linh: 17
0
10’23” vĩ bắc, 106
0
59’29” kinh đông; cực Nam ở xã A Bung, huyện
Đakrông:16
0
18’30” vĩ bắc, 107
0
02’52” kinh đông; cực Đông ở thôn Thâm Khê, xã Hải
Khê, huyện Hải Lăng: 16
0
45’14” vĩ bắc, 107
0
23’09” kinh đông; cực Tây ở bản Cù Bai,
xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa: 16
0
55’22” vĩ bắc, 106
0
31’01” kinh đông. Phía bắc
tỉnh Quảng Trị giáp Quảng Bình với chiều dài 79 km, Phía nam giáp Thừa Thiên –
Huế
với chiều dài 107,5 km, phía Tây giáp với Savanakhét (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào)
với đường biên giới dài 186,8 km, phía đông giáp biển Đông với bờ biển dài 75
km,
Quảng Trị có một cửa khẩu quốc tế (Lao Bảo) và một cửa khẩu quốc gia (Lalay); có
hải
cảng Cửa Việt. Cách đất liền 30 km về phía Đông là huyện đảo Cồn Cỏ.
Đặc điểm cơ bản của lãnh thổ Quảng Trị là sự phân hóa rõ rệt về mặt tự nhiên từ
nam ra bắc, từ đông sang tây theo chiều thẳng đứng và các hợp phần tự nhiên
trong hệ
thống các bồn khu vực được tạo ra do những nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm
ngang
ra biển. ở phần hạ lưu của các con sông được che chắn bởi các dãy cồn cát biển
cao hơn
hẳn đồng bằng cửa sông. Theo hướng từ đông sang tây, địa hình Quảng Trị được
phân
hóa thành nhiều bậc, có độ cao gần 2000 m ở phía tây đến 1 – 2 m liền kề với mực
nước
biển.
Đất tự nhiên ở Quảng Trị có hai hệ thống chính; đất phù sa hình thành trên trầm
tích do sông suối và biển bồi lấp, hệ đất feralit phát triển trên nền địa chất
đa dạng ở các
địa hình đồi núi.
Đất phù sa gồm đất cồn cát, đất cát biển và đất ven sông, ven thung lũng tạo
thành đồng bằng nhỏ hẹp chỉ chiếm gần 20% diện tích đất tự nhiên, có độ cao
trung bình
1,5 – 2,5 m so với mực nước biển. Xen kẽ giữa các đồng bằng ven biển là những
cồn cát,
động cát không ổn định, thường di động, có xu hướng lấn dần đồng ruộng.
Đất feralit gồm đất đỏ các vùng đồi cao, núi thấp và đất mùn trên các núi cao
với
21.969 ha đất đỏ bazan và 91.249 ha đất lâm nghiệp. Đây là vùng tiếp giáp giữa
đồng
bằng với miền núi. Rừng núi Quảng Trị chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, có nhiều
động
thực vật quý. Vùng núi cao thuộc dãi Trường Sơn Bắc, chạy theo hướng tây bắc –
đông
nam, tiếp giáp với Lào, được cấu tạo chủ yếu là đá granit, địa hình hiểm trở.
Càng đi về
phía đông, núi càng thấp dần. Sông ngòi ở đây phân bổ đều từ bắc đến nam, có ba
hệ
thống sông lớn: Bến Hải, Thạch Hãn và Ô Lâu cùng các sông nhỏ khác tạo thành
mạng
lưới sông ngòi dày đặc, sông ở đây có hàm lượng chất hữu cơ thấp, biến đổi theo
thời
gian, lượng khoáng nhỏ. Sông ngắn, lòng sông có độ dốc cao, nhiều thác gềnh, hạ
lưu có
nhiều khúc uốn và bị các dòng cồn cát che chắn, mỗi khi có mưa lớn, dài thường
xảy ra
lũ lụt đột ngột. Lượng mưa ở Quảng Trị tuy lớn nhưng không đều, lượng nước lưu
lại ở
các dòng sông nhỏ, thêm vào đó là việc địa hình bị chia cắt nhiều, mỗi lưu vực
sông trở
thành một bồn trũng gần như khép kín ngăn trở việc điều hòa dòng chảy.
Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới tương đối điển
hình: gió Tây Nam khô nóng về mùa hạ, gió Đông Bắc ẩm ướt, lạnh lẽo về mùa đông.
Tỉnh có nền nhiệt tương đối cao, tổng lượng nhiệt cả năm hơn 9000
0
C. Về chế độ nhiệt,
nhiệt độ trung bình ở hầu hết các vùng khoảng 23 – 25
0
C, chênh lệch nhiệt độ khá cao,
nhiệt độ trung bình tháng cao nhất có thể lên 35 – 40
0
C, nhiệt độ trung bình tháng thấp
nhất có thể xuống dưới 8 - 9
0
C. Nhiệt chế có sự phân hóa theo độ cao, tạo nên sự đa dạng
về khí hậu. Lượng mưa trong vùng khá cao, vùng đồng bằng khoảng 2300 – 2700
mm/năm, ở miền núi là 1800 – 2000 mm/năm. Mùa mưa ít bắt đầu từ tháng 2 đến
tháng 6
hoặc tháng 7. Mùa mưa nhiều tập trung khoảng tháng 9 – 11 với lượng mưa chiếm
đến
70 – 80% cả năm. Do lượng mưa tập trung với cường độ lớn nên gây rửa trôi, úng
ngập
và xói mòn rất mạnh.
Vào mùa đông, khu vực này chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc gây thời tiết
lạnh. Trong mùa hè, luồng gió ẩm phía Tây thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại
gây khô
nóng ở phía Đông. Vì thế, Quảng Trị khác với các tỉnh và các vùng trong cả nước
là có
mùa lạnh, mùa mưa, mùa nóng và mùa khô.
Quảng Trị chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây – Nam khô nóng, thổi từ tháng 3 –
8, đây là địa phương có thời gian và cường độ gió thổi nhiều và mạnh nhất ở miền
Trung.
Chính gió khô nóng đã góp phần tạo nên khí hậu khắc nghiệt của vùng đất này, gây
cạn
kiệt nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân. Ngoài khí hậu
khô
nóng, tỉnh còn là vùng phải chịu ảnh hưởng nặng của bão, mùa bão trùng với mùa
mưa
nên xảy ra tình trạng lụt lội nghiêm trọng.
Tài nguyên khoáng sản chưa có điều kiện khảo sát điều tra cơ bản. Nhìn chung,
chủng loại khoáng sản thì nhiều nhưng trữ lượng lại nhỏ, phân bố rãi rác, khó
cho việc
quy hoạch và khai thác. Quảng Trị có cơ hội để phát triển ngành công nghiệp khai
khoáng cũng như ngành chế biến sản xuất các loại hàng hóa từ khoáng sản phục vụ
cho
mục tiêu phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Vàng thuộc nhóm
khoáng sản
kim loại quý nhất được phát hiện trên địa bàn với 5 điểm quặng. Bên cạnh đó là
các kim
loại và phi kim khác như anion, chì, titan. Nguyên liệu cho xi măng có đá vôi xi
măng,
sét xi măng, bazan và sắt, đất sét, sét gạch ngói, cát thủy tinh. Đá vôi là
khoáng sản có trữ
lượng lớn nhất trong tỉnh, có thể cho phép xây dựng nhà máy xi măng với công
suất
khoảng 1,4 triệu tấn/năm. Ngoài ra còn có một số mỏ nước khoáng cho phép phát
triển
công nghiệp sản xuất, du lịch, chữa bệnh. Lãnh hải Quảng Trị có diện tích khá
rộng
nhưng nguồn cá lại kém phong phú, vùng ven biển có các đầm phá nhỏ và các nơi
sản
xuất muối thủ công. Quảng Trị có hai cửa biển là Cửa Việt và Cửa Tùng, là những
danh
thắng có bãi tắm lý tưởng, là đầu mối giao thông biển quan trọng trong tương
lai.
Đất đai, nguồn nước và sinh vật là những dạng tài nguyên có khả năng dẫn tới sự
tái tạo lớn. Nhưng vừa qua, do chiến tranh tàn phá, hủy diệt, nhiều nơi đã thành
vùng
trắng. Thêm vào đó, khí hậu khắc nghiệt làm cho môi trường càng ngày càng xấu
đi. Đó
là những thách thức, đồng thời cũng là trách nhiệm nặng nề đang đặt ra cho Đảng
bộ và
nhân dân tỉnh Quảng Trị phải không ngừng cải tạo, giữ gìn và khai thác, tô điểm
cho quê
hương ngày càng giàu có và tươi đẹp hơn.
Như vậy, so với các tỉnh trong cả nước, và so với vùng Bắc Trung bộ, Quảng Trị
là một tỉnh nhỏ, có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, đây trở thành mảnh đất của
những
thử thách khắc nghiệt. Từ khi còn thuộc quận Nhật Nam đời nhà Hán cho đến thời
điểm
trở thành một tỉnh với các đơn vị hành chính toàn vẹn như hiện nay, có thể nói
con người
nơi đây đã nếm trãi hầu hết những vận hạn của cuộc sống. Những những vận hạn ấy
đã bị
khuất phục bởi những con người kiên cường trên mảnh đất này. Chính điều kiện đã
hình
thành ở con người Quảng Trị tính chịu thương, chịu khó, không khuất phục trước
khó
khăn, gian khổ để vượt lên chiến thắng thiên tai, địch họa. Quá trình tồn tại và
phát triển
là quá trình con người tự chinh phục, đấu tranh, để khẳng định mình. ý thức tin
tưởng vào
ngày mai “còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” đã trở thành nền tảng cho con người
vượt
lên tất cả và chiến thắng. Đất và người Quảng Trị cứ thế chạm khắc vào lịch sử
dân tộc
với bao biến cố thăng trầm, dâu bể.
Cũng do thiên nhiên không ưu ái cho con người nơi đây nên cũng đã hình thành
lối tư duy phụ thuộc, thụ động, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Cuộc sống khó khăn
làm
cho con người không đủ tự tin để thử thách với cái mới, cũng không dám sáng tạo
vì sợ
thất bại. Trong điều kiện cuộc sống hạn chế, chỉ cần một hành động sai cũng có
thể dẫn
đến hậu quả khôn lường: sai trong sản xuất sẽ dẫn đến thất thu lương thực, đói
kém; sai
trong phòng chống thiên tai dẫn đến mất mát tính mạng, tài sản; sai trong đối
nhân xử thế
sẽ mất người ủng hộ, giúp đỡ lúc khó khăn… Đặt trong trường hợp điều đó xảy ra ở
những người có địa vị xã hội cao hơn, sự ảnh hưởng của người đó đối với người
khác
càng lớn hơn – nhất là khi đó là người cán bộ lãnh đạo chủ chốt – thì nếu thất
bại thì hậu
quả càng nặng nề hơn. Bởi vậy mà con người ở đây luôn phải lo xa, phải cẩn thận
trong
suy nghĩ và hành động. Đôi khi có những phát kiến, sáng tạo mới cũng không dám
thực
hiện vì sợ sai lầm, và nếu không thì cũng sợ những người khác không ủng hộ, một
trong
những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại. Chính vì vậy mà lối tư duy phụ thuộc vào
kinh
nghiệm – cái đã đem lại thành công mà người đi trước truyền lại – trở thành đặc
trưng
chủ yếu. Tư tưởng an bài, chủ nghĩa kinh nghiệm đã ăn sâu vào tâm thức của nhân
dân,
và cả trong hàng ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh.
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế – chính trị – văn hóa – xã hội
Môi trường kinh tế – xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tư duy lý luận
của con người. Sự phát triển về năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào môi trường
kinh tế
– xã hội mà trong đó chủ thể tư duy sống và hoạt động. Đó là toàn bộ những điều
kiện,
hoàn cảnh khách quan liên quan đến đời sống, đến quá trình học tập, rèn luyện và
công
tác của mỗi người. C. Mác đã chỉ rõ, "con người là sản phẩm của hoàn cảnh", hoàn
cảnh
kinh tế – xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra con người thực tiễn như thế ấy. Bản
thân tư
duy cũng là sự phản ánh của tồn tại xã hội, là sản phẩm của lịch sử – xã hội. Cơ
chế tập
trung quan liêu bao cấp một thời tồn tại ở nước ta đã góp phần hình thành thói
lười suy
nghĩ, tìm tòi, tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại. Cơ chế quan liêu bao cấp,
mệnh lệnh
hành chính đã giới hạn suy nghĩ, hành động của con người vào những quan điểm lý
luận
bị chính trị hóa, vào những bậc thang đẳng cấp xã hội. Mọi suy nghĩ, hành động
sáng tạo
vượt ngoài khuôn mẫu đó bị coi là xa rời chủ nghĩa Mác – Lênin. Cơ chế đó triệt
tiêu
dân chủ, triệt tiêu môi trường sống của tư duy khoa học, lối tư duy độc lập,
sáng tạo.
Sống lâu trong cơ chế đó, người cán bộ chủ chốt trở nên thụ động trong suy nghĩ
và hành
động. Nhận thức được những hạn chế trong tư duy của đội ngũ cán bộ do ảnh hưởng
của
cơ chế, Đảng ta đã chủ trương xóa bỏ cơ chế cũ, đồng thời khởi xướng đổi mới tư
duy.
Tuy nhiên, đây là một việc làm lâu dài chứ không thể hoàn thành sớm trước mắt
được.
Năng lực tư duy lý luận của con người đặc biệt phụ thuộc vào nền tảng văn
hóa, khoa học mà xã hội đạt được. Thật vậy, năng lực tư duy lý luận chịu sự chi
phối
chặt chẽ bởi sự phát triển của bản thân khoa học và trình độ văn hóa xã hội. Nền
tảng
văn hóa với sức mạnh cuốn hút của cái chân, thiện, mỹ, có tác động mạnh mẽ đến
sự
phát triển các tư chất đặc thù của mỗi người, mở rộng, khơi sâu thêm nền tảng
tâm –
sinh lý, khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn của con người. Cùng với sự phát triển của
khoa
học, năng lực tư duy lý luận cũng có quá trình phát sinh, phát triển của mình;
nó
không phải là một cái gì vĩnh viễn, sinh ra và mãi mãi như vậy. Khi đánh giá về
sự
phát triển của năng lực tư duy lý luận, Ăngghen nhận xét: "Tư duy lý luận của
mỗi
một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta là một sản phẩm lịch sử mang
những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội
dung rất khác nhau" [32, tr.487]. Điều đó có nghĩa là, ứng với mỗi giai đoạn
khác
nhau trong sự phát triển của khoa học, tư duy của con người cũng có những loại
hình
khác nhau. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, sự nâng
cao trình độ văn hóa, khoa học, sự phát triển nhanh chóng các phương tiện thông
tin
hiện đại... nên việc nâng cao năng lực tư duy lý luận lại càng gắn liền với sự
phát triển
của khoa học. Vì vậy, nâng cao năng lực tư duy lý luận trước hết phải nâng cao
trình
độ tri thức khoa học, phương pháp tư duy khoa học, đặc biệt là phương pháp tư
duy
biện chứng.
Môi trường chính trị – xã hội ảnh hưởng quan trọng tới năng lực tư duy lý luận.
Sự phát triển của năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào những điều kiện chính
trị – xã
hội của một chế độ xã hội nhất định. Sự ảnh hưởng này diễn theo hai hướng, tích
cực và
tiêu cực. Trong điều kiện thiết chế – xã hội tiến bộ, tự do tư tưởng, đời sống
văn hóa, tinh
thần lành mạnh… sẽ là những môi trường thuận lợi thúc đẩy mọi năng lực của con
người
phát triển, trong đó có năng lực tư duy lý luận. Còn trong điều kiện mất tự do,
dân chủ, trí
tuệ con người bị đè nén, không được phát huy thì chúng sẽ kìm hãm sự phát triển
tư duy
lý luận của con người. Tuy nhiên, cần phải thống nhất rằng, khái niệm dân chủ
lúc này
cũng phải được hiểu không phải là vô nguyên tắc, dân chủ quá trớn, mà dân chủ
phải tập
trung, dân chủ đi liền với kỷ cương, pháp luật. Vấn đề này đã được thực tiễn
lịch sử
chứng minh. Trong môi trường phi dân chủ, cục bộ, bè phái không có tự do về thân
thể
cũng như tư tưởng thì tư duy của nhân dân khó có thể phát huy được. Còn trong
thời đại
ngày nay, lúc mà toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện công cuộc đổi mới, vấn đề
dân
chủ được đề cao, thực tế này đã tạo điều kiện cho trí tuệ, năng lực tư duy lý
luận phát
triển.
Môi trường kinh tế – xã hội còn bao hàm trong nó môi trường, điều kiện làm việc
của con người, chủ thể tư duy lý luận. Chẳng hạn, điều kiện làm việc tốt, trang
thiết bị
máy móc, phương tiện … được trang bị hiện đại, đầy đủ sẽ giúp tư duy con người
năng
động, chính xác, hiệu quả hơn. Ngược lại, điều kiện làm việc không thuận lợi thì
những
năng lực của con người không có điều kiện để phát triển.
Điều kiện kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Trị đến nay vẫn đang còn khó khăn,
tốc độ phát triển kinh tế ở mức độ khá, thời kì 1996 – 2000 GDP tăng bình quân
là 8,5%,
2001 – 2005 là 8,7%, 2006 – 2008 là 10,8%. Năm 2008 là thời kì khó khăn chung
của cả
nước, tăng trưởng GDP của tỉnh trong năm này là 10,3%, cao hơn nhiều so với mức
trung
bình chung của cả nước (6.23%), nhưng so với các tỉnh trong khu vực thì không
nhiều
hơn (Thừa Thiên – Huế: 10,05%, Quảng Bình: 11,42%, Hà Tĩnh: 10%, Nghệ An: 10,6%,
Thanh Hóa: 11,3%). GDP trung bình theo giá hiện hành trên đầu người là 665 USD
(11,2
triệu đồng), mặc dù đã thu hẹp khoảng cách là 5% so với năm 2007 nhưng vẫn mới
chỉ bằng
65% bình quân của cả nước. Nguồn chi chủ yếu của tỉnh vẫn phụ thuộc từ ngân sách
Nhà
nước. Thành phần dân tộc ở đây khá phong phú nhưng không đồng đều. Trên địa bàn,
người
Kinh chiếm trên 90% dân số, rồi đến người Bru – Vân Kiều, Pako – Tà ôi và một số
dân tộc
khác như Hoa, Mường, Tày, Thái, Cà tu, Bana, Ê đê, Stiêng, Xê đăng, Dao. Các dân
tộc cư
trú trên đất Quảng Trị tuy trình độ khác nhau nhưng bản sắc văn hóa hết sức
phong phú, độc
đáo. Phần lớn các dân tộc thiểu số đều có tập quán du canh, du cư. Họ rất cần cù
lao động, có
tinh thần yêu nước, đoàn kết, anh dũng chống ngoại xâm.
Tuy vậy, do hậu quả của chiến tranh, do môi trường sống ngày càng xuống thấp,
do trình độ văn minh và dân trí chưa cao nên đời sống của nhân dân vẫn còn rất
thấp. Hệ
thống hạ tầng cơ sở của tỉnh mặc dù đã được quan tâm nâng cấp, sửa chữa và xây
dựng
mới, chất lượng được nâng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt
của nhân dân nhưng năng lực phục vụ của cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Trị cho thấy
thấp
hơn các tỉnh khác trong vùng. Mặt bằng đời sống kinh tế – xã hội như vậy ảnh
hưởng đến
việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân nói chung và năng lực tư duy lý luận
của
người cán bộ lãnh đạo nói riêng. Trong nhiệm kì 2005 – 2010 này, Đảng bộ tỉnh
Quảng
Trị vừa trãi qua giai đoạn khó khăn, cùng sự giúp sức của Trung ương, nội bộ cán
bộ chủ
chốt cấp tỉnh đã khắc phục một bước tình hình mất đoàn kết, cục bộ địa phương.
Đây
cũng là thời gian mà toàn tỉnh cố gắng ổn định môi trường chính trị – xã hội
nhằm lấy lại
lòng tin của nhân dân và đưa tỉnh nhà phát triển.
Tư duy là sản phẩm của lịch sử, bởi vậy, tư duy truyền thống cũng có ảnh hưởng
đến sự phát triển của năng lực tư duy lý luận. Tư duy không xuất hiện trên mảnh
đất
trống không mà nó có sự kế thừa, ảnh hưởng của trình độ, phong cách tư duy của
thời đại
trước ở mức độ nhất định. Tư duy của người cán bộ chủ chốt vừa phải chịu ảnh
hưởng
của lối tư duy truyền thống Việt Nam, vừa phải mang nặng lối tư duy đặc sắc của
vùng,
miền mình đã sinh ra và đang sinh sống.
Tư duy truyền thống Việt Nam có những đặc điểm như “tư duy tổng hợp”,
“mang đậm đà màu sắc kinh nghiệm”, “mang tính trực giác, trực quan, cảm tính”
[51,
tr.70-71-73]. Đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo của vùng Bắc Trung bộ nói
chung
và tỉnh Quảng Trị nói riêng, lối tư duy chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thụ động,
không
quyết đoán, lối tư duy nông dân, của người sản xuất nhỏ đã ảnh hưởng rất lớn đối
với
hoạt động chỉ đạo thực tiễn của họ. ảnh hưởng của tư duy truyền thống đối với tư
duy lý
luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh hiện nay thể hiện trên nhiều
khía
cạnh, góc độ, chẳng hạn như kinh nghiệm, trực quan, cảm tính, tình cảm, đạo đức,
…
Những cái đó đã góp phần đáng kể hạn chế phát triển tư duy lý luận ở họ, từ đó
gây nên
những hậu quả tiêu cực về lối sống, tác phong công tác của họ
Trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi chúng ta phải
tiến hành đổi mới tư duy theo phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Một mặt,
chúng ta
phải biết kế thừa, chọn lọc, lấy những cái tốt đẹp, phù hợp với chuẩn mực xã hội
mới,
loại bỏ những hạn chế của lối tư duy cũ kỹ, lạc hậu; mặt khác, chúng ta phải
tiếp cận với
phương pháp tư duy khoa học, logic.
Con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Năng lực, trình độ tư duy của con người một
phần quan trọng là kết quả là kết quả tác động của môi trường kinh tế – xã hội,
mà trước hết
là của phương thức sản xuất. Sản xuất nhỏ là phương thức sản xuất đã tồn tại ở
nước ta hàng
ngàn năm và kéo dài cho đến bây giờ.
Nền sản xuất nhỏ, theo C. Mác “đã hạn chế lý trí của con người trong những
khuôn khổ chật hẹp nhất làm cho nó trở thành một công cụ ngoan ngoãn của mê tín,
trói
buộc nó bằng những xiềng xích nô lệ của cái quy tắc cổ truyền, tước đoạt nó mọi
sự vĩ
đại, mọi tính chủ động lịch sử … làm cho con người phục tùng hoàn cảnh bên ngoài
chứ
không nâng cao con người lên địa vị làm chủ những hoàn cảnh ấy” [31, tr.177].
Nền sản xuất nhỏ nông nghiệp lạc hậu trong khung cảnh làng xã đã tồn tại ở Việt
Nam hàng ngàn năm. Mặc dù hiện nay, kinh tế nước ta đã có bước phát triển rõ
rệt, nhất
là từ lúc giai đoạn thực hiện đổi mới, nhưng nhìn chung, nền kinh tế vẫn còn lạc
hậu so
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đã
tạo những bước đổi thay trong xã hội, nhưng lối tư duy của nền sản xuất nhỏ vẫn
còn in
đậm trong mỗi con người; do đó nó đã ảnh hưởng rất lớn đến tư duy của con người
Việt
Nam nói chung, con người Bắc Trung bộ và đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt
ở khu vực này.
Vùng Bắc Trung bộ là vùng có nền kinh tế phát triển không cao so với các vùng
kinh tế khác của cả nước, đời sống của đại bộ phận người dân ở đây vẫn còn khó
khăn.
Tỉnh Quảng Trị lại là tỉnh nghèo nhất trong khu vực, Đến năm 2008, tỉ trọng
ngành công
nghiệp – xây dựng chiếm 31,9%, nông – lâm – ngư nghiệp là 33,5%, ngành dịch vụ
đạt
34,6%. Mặc dù tỉnh đã có chủ trương thu hút đầu tư nhưng hiện nay, nền công
nghiệp của
tỉnh vẫn còn nhỏ bé, manh mún, sản xuất kém hiệu quả, chưa cạnh tranh được với
các sản
phẩm cùng loại khác. Đến quý 2 năm 2009, toàn tỉnh có 2 khu công nghiệp, tổng
ngân
sách đầu tư vào đây là 68 tỷ đồng, trong đó khu công nghiệp Nam Đông Hà có diện
tích
là 99,635 ha, được đầu tư 54,4 tỷ đồng, khu công nghiệp Quán Ngang diện tích 205
ha,
nhưng chỉ mới được đầu tư 14 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng, so với dự toán
quy
hoạch phê duyệt là 549 tỷ đồng thì số vốn đổ vào đây quá ít ỏi. Đến đầu năm 2009
diện
tích dự án lấp đầy rất thấp, các khu công nghiệp của tỉnh thu hút được 23 dự án
với số
vốn 1.567 tỷ đồng, trong đó Nam Đông Hà có 19 dự án, chiếm 1.044 tỷ đồng, nhưng
chỉ
có 3 dự án đi vào hoạt động. Quán Ngang có 4 dự án đăng ký với số vốn là 523,6
tỷ
đồng, nhưng đến nay chỉ mới có 1 dự án hoạt động. Quảng Trị có 5 cụm điểm công
nghiệp
đang hoạt động, 13 cụm khác đang quy hoạch và mới lập xong quy hoạch với tổng
diện tích
là 700 ha, thu hút 39 dự án với mức đầu tư là 344,217 tỷ đồng, chỉ có 13 dự án
hoạt động, 9
dự án đang xây dựng, giải quyết khoảng 3000 lao động. Khu kinh tế Thương mại đặc
biệt
Lao Bảo mới thu hút một số doanh nghiệp trong ngành sản xuất nước giải khát, săm
lốp xe
máy, kinh doanh dịch vụ… Các ngành sản xuất truyền thống như thêu, dệt, làm nón,
.. sản
xuất có tính mùa vụ và hiệu quả kinh tế thấp, chủ yếu đáp ứng nhu cầu lao động
trong thời
gian nông nhàn. Mặc dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ kết cấu hạ tầng, ưu đãi về
giá thuế đất,
thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng vẫn chưa tạo được lực hút hấp dẫn. Có thể dẫn
ra nhiều lý
do cho, đó là điều kiện địa lý, nền kinh tế của tỉnh chưa phát triển, môi trường
chưa rộng mở,
khả năng liên kết vùng thiếu chặt chẽ, thủ tục giải quyết còn rườm rà, hầu hết
các cụm điểm
công nghiệp chưa thật sự đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, kết cấu hạ tầng còn kém
hoàn
thiện. Quảng Trị là tỉnh có nền sản xuất không cao, đây là một trong những điều
kiện quan
trọng làm hạn chế năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt trong
tỉnh.
Nền sản xuất nhỏ là mảnh đất làm nảy sinh và dung dưỡng lối tư duy kinh
nghiệm. Bên cạnh đó, tính tản mạn, manh mún của nó đã in vào trong ý thức lối tư
duy
phiến diện, siêu hình. Tư duy kinh nghiệm, phiến diện, siêu hình chưa phải là
lối tư duy