Luận văn: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc

4,678
464
90
Trong những năm đổi mới đất nước, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng
và Nhà ớc ta đã thu được những thành quả bước đầu song vẫn còn nhiều hạn chế
thiếu sót. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật nói đúng sự thật, tại Hội nghị lần thứ
4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khi đánh giá về "vấn đề phát triển kinh
tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu vùng xa"
Đảng ta chỉ rõ:
Từ Đại hội VII Đại hội VIII Đảng ta đã nói nhiều về vấn đề này
nhưng làm chưa được bao nhiêu. Kinh tế vùng này vẫn chậm phát triển nhất,
đời sống nhân dân các vùng này vẫn khó khăn nhất. ý định của chúng ta
tốt, các chính sách vạch ra là đúng nhưng phải có giải pháp thế nào làm thay
đổi được tình hình? Phải chăng cần xây dựng các nông trường, lâm trường, cơ
sở công nghiệp, thương mại... vùng này để giúp đỡ đồng bào phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội và nâng cao đời sống [26, tr. 20].
Quán triệt những quan điểm, chủ trương chính sách, của Đảng và Nhà nước về
dân tộc, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã luôn luôn quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số
và miền núi ngay sau khi có Nghị quyết 22 Bộ chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng
Bộ trưởng, Tỉnh ủy Thuận Hải cũ đã nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển
khai Nghị quyết, đối với Tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt cho cán bộ lãnh đạo ở cấp
tỉnh và cấp huyện. Sau đó tổ chức các đoàn khảo sát, nắm lại thực trạng tình hình kinh
tế xã hội vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh và đề ra Nghị quyết 07 Tỉnh ủy, ủy ban
nhân dân tỉnh đã có Quyết định 49, riêng huyện miền núi Ninh Sơn có Nghị quyết của
Huyện ủy và Quyết định của ủy ban nhân dân huyện đề ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể
để chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội miền núi và thành lập Ban xây dựng miền núi.
Quá trình tổ chức thực hiện phải có sơ kết tổng kết rút ra những kinh nghiệm
thực tiễn. Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ba lần tổ chức tổng kết Nghị quyết 22 Bộ Chính trị
vào các năm 1993, 1998, 2001, tổ chức tổng kết 8 năm thực hiện Thông tri 03 TT/TW
về công tác đối với đồng bào Chăm (năm 1992 - 2000). Tỉnh ủy đã nhiều chương
Trong những năm đổi mới đất nước, việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã thu được những thành quả bước đầu song vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Với phương châm nhìn thẳng vào sự thật nói đúng sự thật, tại Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) khi đánh giá về "vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu vùng xa" Đảng ta chỉ rõ: Từ Đại hội VII và Đại hội VIII Đảng ta đã nói nhiều về vấn đề này nhưng làm chưa được bao nhiêu. Kinh tế vùng này vẫn chậm phát triển nhất, đời sống nhân dân các vùng này vẫn khó khăn nhất. ý định của chúng ta là tốt, các chính sách vạch ra là đúng nhưng phải có giải pháp thế nào làm thay đổi được tình hình? Phải chăng cần xây dựng các nông trường, lâm trường, cơ sở công nghiệp, thương mại... ở vùng này để giúp đỡ đồng bào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và nâng cao đời sống [26, tr. 20]. Quán triệt những quan điểm, chủ trương chính sách, của Đảng và Nhà nước về dân tộc, Tỉnh ủy Ninh Thuận đã luôn luôn quan tâm đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngay sau khi có Nghị quyết 22 Bộ chính trị và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng, Tỉnh ủy Thuận Hải cũ đã nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của việc triển khai Nghị quyết, đối với Tỉnh đã tổ chức Hội nghị quán triệt cho cán bộ lãnh đạo ở cấp tỉnh và cấp huyện. Sau đó tổ chức các đoàn khảo sát, nắm lại thực trạng tình hình kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi trong tỉnh và đề ra Nghị quyết 07 Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định 49, riêng huyện miền núi Ninh Sơn có Nghị quyết của Huyện ủy và Quyết định của ủy ban nhân dân huyện đề ra nhiệm vụ và giải pháp cụ thể để chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội miền núi và thành lập Ban xây dựng miền núi. Quá trình tổ chức thực hiện phải có sơ kết tổng kết rút ra những kinh nghiệm thực tiễn. Tỉnh ủy Ninh Thuận đã ba lần tổ chức tổng kết Nghị quyết 22 Bộ Chính trị vào các năm 1993, 1998, 2001, tổ chức tổng kết 8 năm thực hiện Thông tri 03 TT/TW về công tác đối với đồng bào Chăm (năm 1992 - 2000). Tỉnh ủy đã có nhiều chương
trình, dự án cụ thể định kỳ có bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình nhằm thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó chính quyền các cấp
xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp. Nhờ sự
lãnh đạo sát sao, thường xuyên liên tục nên kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi đã
có bước phát triển khá. Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (12/2000) nêu
rõ:
Sản xuất nông - lâm nghiệp ở 29 xã miền núi, vùng sâu vùng xa tăng
trưởng khá sản lượng lương thực đạt 45.000 tấn tăng 17% so với năm 1995,
bình quân 300 kg/ người. Diện tích các loại cây công nghiệp phát triển như
mía, thuốc lá, điều, bông vải. Chăn nuôi gia súc sừng phát triển theo
hướng sản xuất hàng hóa, trang trại chăn nuôi trồng cây công nghiệp qui
vừa và nhỏ đang phát triển. Đến đầu năm 2000 có 95% thôn đã được sử dụng
điện quốc gia, 6 xã có hệ thống nước sạch [1, tr. 31].
2.3.2. Phải hiểu các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, lối sống,
sinh hoạt, văn hóa của từng dân tộc thiểu số, nội dung và phương pháp thích
hợp
Thực hiện chính sách dân tộc đòi hỏi phải tăng cường công tác nghiên cứu, hiểu
biết đầy đủ sâu sắc tình hình cụ thể của từng vùng từng dân tộc, quan hệ giữa các dân
tộc ở nước ta.như vậy mới đề ra và tự giác thực hiện tốt những chủ trương, chính
sách, biện pháp về vấn đề dân tộc. Tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí, rập khuôn, áp
đặt máy móc những hình thức tổ chức cách làm không phù hợp với tình hình đặc
điểm các vùng dân tộc.
Những yếu kém, hạn chế của công tác dân tộc hiện nay có nhiều nguyên nhân,
trong đó phổ biến là do chưa nghiên cứu sâu, nắm vững những vấn đề có tính đặc thù, xa
rời thực tế, thoát ly trình độ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn rất thấp của vùng
dân tộc thiểu số.
trình, dự án cụ thể định kỳ có bổ sung điều chỉnh cho phù hợp với tình hình nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số. Trên cơ sở đó chính quyền các cấp xây dựng chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội cho phù hợp. Nhờ sự lãnh đạo sát sao, thường xuyên liên tục nên kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi đã có bước phát triển khá. Nghị quyết Đại hội X Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (12/2000) nêu rõ: Sản xuất nông - lâm nghiệp ở 29 xã miền núi, vùng sâu vùng xa tăng trưởng khá sản lượng lương thực đạt 45.000 tấn tăng 17% so với năm 1995, bình quân 300 kg/ người. Diện tích các loại cây công nghiệp phát triển như mía, thuốc lá, điều, bông vải. Chăn nuôi gia súc có sừng phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, trang trại chăn nuôi trồng cây công nghiệp qui mô vừa và nhỏ đang phát triển. Đến đầu năm 2000 có 95% thôn đã được sử dụng điện quốc gia, 6 xã có hệ thống nước sạch [1, tr. 31]. 2.3.2. Phải hiểu rõ các điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán, lối sống, sinh hoạt, văn hóa của từng dân tộc thiểu số, có nội dung và phương pháp thích hợp Thực hiện chính sách dân tộc đòi hỏi phải tăng cường công tác nghiên cứu, hiểu biết đầy đủ sâu sắc tình hình cụ thể của từng vùng từng dân tộc, quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta. Có như vậy mới đề ra và tự giác thực hiện tốt những chủ trương, chính sách, biện pháp về vấn đề dân tộc. Tránh được bệnh chủ quan, duy ý chí, rập khuôn, áp đặt máy móc những hình thức tổ chức và cách làm không phù hợp với tình hình đặc điểm các vùng dân tộc. Những yếu kém, hạn chế của công tác dân tộc hiện nay có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là do chưa nghiên cứu sâu, nắm vững những vấn đề có tính đặc thù, xa rời thực tế, thoát ly trình độ và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn rất thấp của vùng dân tộc thiểu số.
Do đó cần phải hiểu vị trí, vai trò của miền núi và vùng đồng bào dân tộc
thiểu số. Xét cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đây là địa bàn
chiến lược quan trọng. Miền núi vùng đồng bào dân tộc RagLai là căn cứ địa cách mạng
trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đế quốc Mỹ. Đồng bào truyền
thống yêu nước, tinh thần cách mạng kiên cường, một lòng một dạ trung thành với
Đảng. Đồng bào dân tộc RagLai là cư dân bản địa sinh sống từ lâu đời, là dân tộc có các
phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên nơi trú của đồng bào lại là
vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài. Địa bàn thì ngăn cách, cơ sở
vật chất, kết cấu hạ tầng còn rất thiếu thốn, mặt bằng dân trí thấp, cùng với nhiều hủ tục
lạc hậu chưa được xóa bỏ.
Bên cạnh đó cũng là dân tộc thiểu số nhưng người Chăm lại sống ở đồng bằng,
có trình độ trồng lúa nước, có nền văn hóa độc đáo, có tiếng nói,chữ viết riêng... Đồng
chí Cha ma léa Điêu - Bí thư Tỉnh ủy khẳng định:
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phải được vận dụng sát
thực tế cuộc sống, tập quán của từng dân tộc. Ninh Thuận hai dân tộc
thiểu số Chăm và RagLai có số dân đông nhưng hai dân tộc này có trình độ
dân trí, nơi cư trú, điều kiện sản xuất và mức sống khác nhau [31, tr. 15].
Tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu các yếu tố trong từng vùng và từng dân
tộc để có cơ sở hoạch định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như
các mục tiêu nhiệm vụ từng thời kỳ nhất định, đưa miền núi và vùng đồng bào dân tộc
thiểu số vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có hiểu rõ từng tiểu vùng địa hình, thổ
nhưỡng, khí hậu khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, sinh
hoạt, xã hội truyền thống, phương thức canh tác... của từng dân tộc thì mới có thể đưa
chính sách dân tộc vào cuộc sống.
Công tác vận động quần chúng trong đồng bào các dân tộc thiểu số thời gian
qua đã có những bước chuyển biến quan trọng.
Do đó cần phải hiểu rõ vị trí, vai trò của miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xét cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng đây là địa bàn chiến lược quan trọng. Miền núi vùng đồng bào dân tộc RagLai là căn cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đồng bào có truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng kiên cường, một lòng một dạ trung thành với Đảng. Đồng bào dân tộc RagLai là cư dân bản địa sinh sống từ lâu đời, là dân tộc có các phong tục, tập quán, lễ hội, ngôn ngữ riêng. Tuy nhiên nơi cư trú của đồng bào lại là vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nắng hạn kéo dài. Địa bàn thì ngăn cách, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng còn rất thiếu thốn, mặt bằng dân trí thấp, cùng với nhiều hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ. Bên cạnh đó cũng là dân tộc thiểu số nhưng người Chăm lại sống ở đồng bằng, có trình độ trồng lúa nước, có nền văn hóa độc đáo, có tiếng nói,chữ viết riêng... Đồng chí Cha ma léa Điêu - Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước phải được vận dụng sát thực tế cuộc sống, tập quán của từng dân tộc. Ninh Thuận có hai dân tộc thiểu số Chăm và RagLai có số dân đông nhưng hai dân tộc này có trình độ dân trí, nơi cư trú, điều kiện sản xuất và mức sống khác nhau [31, tr. 15]. Tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu các yếu tố trong từng vùng và từng dân tộc để có cơ sở hoạch định đúng đắn các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như các mục tiêu nhiệm vụ từng thời kỳ nhất định, đưa miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Chỉ có hiểu rõ từng tiểu vùng địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu khác nhau, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, sinh hoạt, xã hội truyền thống, phương thức canh tác... của từng dân tộc thì mới có thể đưa chính sách dân tộc vào cuộc sống. Công tác vận động quần chúng trong đồng bào các dân tộc thiểu số thời gian qua đã có những bước chuyển biến quan trọng.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, thời gian
qua đại bộ phận cán bộ, đảng viên đã đi vào quần chúng, dựa vào quần chúng, tuyên
truyền tổ chức, lãnh đạo quần chúng thực hiện đường lối chính sách của Đảng, biến
quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của quần chúng.
Làm chuyển biến tốt tình hình kinh tế -hội, đời sống nhân dân vùng đồng
bào dân tộc thiểu số tình hình hội ngày càng ổn định. Mặt trận Tổ quốc các
đoàn thể nhân dân đã phát huy mọi tiềm năng vật chất, tinh thần và trí tuệ của đồng bào
dân tộc thiểu số và các tầng lớp xã hội, các già làng trưởng bản, đội ngũ trí thức, các
chức sắc trong tôn giáo, tập hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Muốn tạo ra phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng không chỉ
đường lối chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà còn phải làm tốt
công tác giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức động viên phát huy tính tích cực xã hội
của các tầng lớp nhân dân đoàn kết toàn dân, đi đôi với việc đổi mới phương thức hoạt
động và biện pháp tổ chức đúng, đặc biệt chú ý phát huy quyền dân chủ sở của
nhân dân. Đoàn kết với quần chúng, dân chủ với quần chúng, chăm lo lợi ích đoàn viên,
hội viên, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Các đoàn thể đã chuyển mạnh về cơ sở, sâu sát cơ sở, sát đoàn viên, khắc phục
tệ nhà nước hóa, hành chính hóa. Đi sâu vào từng đối tượng và từng loại hình cơ sở tìm
ra những hình thức sinh động thiết thực để liên hệ và hướng dẫn, giáo dục đoàn viên,
hội viên biết cách làm giàu chính đáng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào các
phong trào cách mạng.
2.3.3. Tập trung đầu phát triển kinh tế - hội vùng dân tộc thiểu số,
quan tâm đến lợi ích thiết thực của đồng bào các dân tộc
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động quần chúng, thời gian qua đại bộ phận cán bộ, đảng viên đã đi vào quần chúng, dựa vào quần chúng, tuyên truyền tổ chức, lãnh đạo quần chúng thực hiện đường lối chính sách của Đảng, biến quyết tâm của Đảng thành quyết tâm của quần chúng. Làm chuyển biến tốt tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và tình hình xã hội ngày càng ổn định. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã phát huy mọi tiềm năng vật chất, tinh thần và trí tuệ của đồng bào dân tộc thiểu số và các tầng lớp xã hội, các già làng trưởng bản, đội ngũ trí thức, các chức sắc trong tôn giáo, tập hợp trong khối đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Muốn tạo ra phong trào cách mạng sâu rộng trong quần chúng không chỉ có đường lối chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà còn phải làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng và đạo đức động viên phát huy tính tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân đoàn kết toàn dân, đi đôi với việc đổi mới phương thức hoạt động và biện pháp tổ chức đúng, đặc biệt chú ý phát huy quyền dân chủ ở cơ sở của nhân dân. Đoàn kết với quần chúng, dân chủ với quần chúng, chăm lo lợi ích đoàn viên, hội viên, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Các đoàn thể đã chuyển mạnh về cơ sở, sâu sát cơ sở, sát đoàn viên, khắc phục tệ nhà nước hóa, hành chính hóa. Đi sâu vào từng đối tượng và từng loại hình cơ sở tìm ra những hình thức sinh động thiết thực để liên hệ và hướng dẫn, giáo dục đoàn viên, hội viên biết cách làm giàu chính đáng, thu hút đông đảo quần chúng tham gia vào các phong trào cách mạng. 2.3.3. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, quan tâm đến lợi ích thiết thực của đồng bào các dân tộc
Tập trung sức đầu tư phát triển chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng
bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các cấp, các
ngành. Trung ương, Tỉnh phải có chính sách phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc
quan tâm đầu tư, chỉ đạo. Các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã, thôn, bản tổ chức
thực hiện. Đồng bào các dân tộc thiểu số là người thực hiện mọi chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngay trên từng địa bàn của mình. Tránh
tình trạng cái gì cũng đòi Nhà nước và trông chờ vào Nhà nước bao cấp mà không thấy
trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi địa phương, mỗi người dân. Không thể có một nước Việt
Nam hòa bình, ổn định, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà
trong đó còn nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đói, kém phát triển. Không
thể có một tỉnh Ninh Thuận nhiều dân tộc anh em sinh sống và phát triển bền vững
bên cạnh đó dân tộc thiểu số còn khó khăn, nghèo nàn lạc hậu, chênh lệch về đời
sống và thu nhập giữa các vùng, các dân tộc quá xa nhau. Không thể nói đến việc thực
hiện sự bình đẳng dân tộc trong khi cả nước và từng tỉnh còn có dân tộc thiểu số trình
độ dân trí thấp. Do vậy, đầu tư phát triển vùng dân tộc nhiệm vụ rất quan trọng lại
càng quan trọng và bức xúc hơn.
Đầu phát triển vùng dân tộc thiểu số chính đầu cho phát triển công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước đó cũng chính sự đền ơn đáp nghĩa đối với
vùng dân tộc và miền núi. Thực tế qua các năm đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ
sản xuất nông lâm nghiệp và áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất cho vùng đồng
bào Chăm và RagLai ở Ninh Thuận đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống
vật chất, văn hóa tinh thần của một số vùng đồng bào được cải thiện.
Đối với dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện
khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Xác định rõ hơn vai trò vị trí của từng dân tộc trong đại
gia đình dân tộc Việt Nam, xóa đi những mặc cảm tự ti trong dân tộc, làm cho đồng bào
hiểu nhiều hơn về Đảng, càng gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa. Đầu tư phát triển tập
trung hơn về kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi. Vận động đồng bào chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề thủ công, dịch vụ
Tập trung sức đầu tư phát triển chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các cấp, các ngành. Trung ương, Tỉnh phải có chính sách phù hợp với đặc điểm của từng dân tộc và quan tâm đầu tư, chỉ đạo. Các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện, xã, thôn, bản tổ chức thực hiện. Đồng bào các dân tộc thiểu số là người thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngay trên từng địa bàn của mình. Tránh tình trạng cái gì cũng đòi Nhà nước và trông chờ vào Nhà nước bao cấp mà không thấy trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi địa phương, mỗi người dân. Không thể có một nước Việt Nam hòa bình, ổn định, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà trong đó còn nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đói, kém phát triển. Không thể có một tỉnh Ninh Thuận nhiều dân tộc anh em sinh sống và phát triển bền vững mà bên cạnh đó có dân tộc thiểu số còn khó khăn, nghèo nàn lạc hậu, chênh lệch về đời sống và thu nhập giữa các vùng, các dân tộc quá xa nhau. Không thể nói đến việc thực hiện sự bình đẳng dân tộc trong khi cả nước và từng tỉnh còn có dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp. Do vậy, đầu tư phát triển vùng dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng lại càng quan trọng và bức xúc hơn. Đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số chính là đầu tư cho phát triển công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước mà đó cũng chính là sự đền ơn đáp nghĩa đối với vùng dân tộc và miền núi. Thực tế qua các năm đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất cho vùng đồng bào Chăm và RagLai ở Ninh Thuận đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của một số vùng đồng bào được cải thiện. Đối với dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước cần quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Xác định rõ hơn vai trò vị trí của từng dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, xóa đi những mặc cảm tự ti trong dân tộc, làm cho đồng bào hiểu nhiều hơn về Đảng, càng gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa. Đầu tư phát triển tập trung hơn về kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông, thủy lợi. Vận động đồng bào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề thủ công, dịch vụ
thương mại, du lịch, từng bước xóa bỏ thế độc canh thuần nông. Để khắc phục tình
trạng dân trí còn thấp, tập quán canh tác còn đơn giản lạc hậu phải đầu thích đáng
cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Cần trang bị một số hiểu biết nhất định cho
đồng bào để họ tự làm chủ được bản thân, làm chủ quê hương và góp phần làm chủ đất
nước. Phải đào tạo cán bộ là người tại chỗ trình độ sản xuất, kinh doanh, áp dụng
được những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Bên cạnh việc chăm lo đào tạo cán bộ tại chỗ, trước mắt Đảng và Nhà nước cần
có chính sách thu hút cán bộ khoa học, chuyên gia về vùng dân tộc thiểu số giúp đồng
bào về mọi mặt. Cán bộ về vùng dân tộc thiểu số công tác, nhất là ở vùng sâu vùng xa
ngoài chính sách ưu đãi của Nhà nước, đòi hỏi phải tinh thần trách nhiệm cao,
lòng yêu thương đồng bào để đem hết sức lực trí tuệ giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào biết
tự xây dựng cuộc sống gia đình, làng xã của mình, biết làm giàu cho từng gia đình, góp
phần làm giàu cho từng địa phương và cả nước.
2.3.4. Chú trọng xây dựng củng cố hệ thống chính trị nhất là ở cơ sở và đào
tạo cán bộ người dân tộc thiểu số
Hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, hiệu lực điều
hành quản lý của chính quyền cơ sở có sự chuyển biến. Đội ngũ đảng viên vùng dân tộc
thiểu số và miền núi được phát triển cả về số lượng và chất lượng, hầu hết các thôn bản
đều có đảng viên.
Hệ thống tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể luôn luôn được củng cố, góp
phần làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện có hiệu quả các phong trào như
giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cuộc sống mới
khu dân cư, bảo vệ an ninh Tổ quốc, không để quần chúng bị lôi kéo theo đạo trái
phép và các việc làm sai trái khác. Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực
sự "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" những việc có quan hệ đến lợi ích thiết
thân của nhân dân các dân tộc ở cơ sở. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, không chỉ
thương mại, du lịch, từng bước xóa bỏ thế độc canh thuần nông. Để khắc phục tình trạng dân trí còn thấp, tập quán canh tác còn đơn giản lạc hậu phải đầu tư thích đáng cho việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. Cần trang bị một số hiểu biết nhất định cho đồng bào để họ tự làm chủ được bản thân, làm chủ quê hương và góp phần làm chủ đất nước. Phải đào tạo cán bộ là người tại chỗ có trình độ sản xuất, kinh doanh, áp dụng được những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Bên cạnh việc chăm lo đào tạo cán bộ tại chỗ, trước mắt Đảng và Nhà nước cần có chính sách thu hút cán bộ khoa học, chuyên gia về vùng dân tộc thiểu số giúp đồng bào về mọi mặt. Cán bộ về vùng dân tộc thiểu số công tác, nhất là ở vùng sâu vùng xa ngoài chính sách ưu đãi của Nhà nước, đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng yêu thương đồng bào để đem hết sức lực trí tuệ giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào biết tự xây dựng cuộc sống gia đình, làng xã của mình, biết làm giàu cho từng gia đình, góp phần làm giàu cho từng địa phương và cả nước. 2.3.4. Chú trọng xây dựng củng cố hệ thống chính trị nhất là ở cơ sở và đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng dân tộc thiểu số được củng cố, hiệu lực điều hành quản lý của chính quyền cơ sở có sự chuyển biến. Đội ngũ đảng viên vùng dân tộc thiểu số và miền núi được phát triển cả về số lượng và chất lượng, hầu hết các thôn bản đều có đảng viên. Hệ thống tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể luôn luôn được củng cố, góp phần làm tốt công tác vận động quần chúng thực hiện có hiệu quả các phong trào như giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư, bảo vệ an ninh Tổ quốc, không để quần chúng bị lôi kéo theo đạo trái phép và các việc làm sai trái khác. Thực hiện tốt qui chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm thực sự "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" những việc có quan hệ đến lợi ích thiết thân của nhân dân các dân tộc ở cơ sở. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, không chỉ
đảm bảo mà còn phải tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện các quyền đó, đề phòng và
khắc phục các vi phạm qui chế dân chủ, sống xa dân, quan liêu, mệnh lệnh với dân.
Làm tốt công tác cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện và
phát huy quyền làm chủ của dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đảm
bảo dân tộc nào cũng có cán bộ là người của mình. Công tác qui hoạch, đào tạo bồi
dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số được các cấp ủy đảng đặc biệt quan tâm. Cùng
với chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng hợp lý cần quan tâm động viên tạo điều kiện
thuận lợi để cán bộ dân tộc an tâm, phấn khởi học tập đạt kết quả. Sau khi được đào tạo
bồi dưỡng, cần bố trí sử dụng cán bộ dân tộc phù hợp để phát huy được vai trò, tác dụng
tích cực của họ, thường xuyên giúp đỡ để họ xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Những nơi còn thiếu cán bộ dân tộc tại chỗ cần bố trí cán bộ là người Kinh hoặc người
dân tộc ở nơi khác đến đã lâu năm ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, am
hiểu địa phương, tâm huyết với các dân tộc, có tinh thần đoàn kết. Thực hiện chủ trương
tăng cường cho cơ sở, cần kết hợp tốt giữa cán bộ ở trên đưa về với cán bộ đang hoạt
động ở các xã. Đồng thời phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ...
tạo nên sức mạnh chung cho cơ sở.
đảm bảo mà còn phải tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện các quyền đó, đề phòng và khắc phục các vi phạm qui chế dân chủ, sống xa dân, quan liêu, mệnh lệnh với dân. Làm tốt công tác cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đảm bảo dân tộc nào cũng có cán bộ là người của mình. Công tác qui hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số được các cấp ủy đảng đặc biệt quan tâm. Cùng với chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng hợp lý cần quan tâm động viên tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ dân tộc an tâm, phấn khởi học tập đạt kết quả. Sau khi được đào tạo bồi dưỡng, cần bố trí sử dụng cán bộ dân tộc phù hợp để phát huy được vai trò, tác dụng tích cực của họ, thường xuyên giúp đỡ để họ xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Những nơi còn thiếu cán bộ dân tộc tại chỗ cần bố trí cán bộ là người Kinh hoặc người dân tộc ở nơi khác đến đã lâu năm ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, am hiểu địa phương, tâm huyết với các dân tộc, có tinh thần đoàn kết. Thực hiện chủ trương tăng cường cho cơ sở, cần kết hợp tốt giữa cán bộ ở trên đưa về với cán bộ đang hoạt động ở các xã. Đồng thời phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ... tạo nên sức mạnh chung cho cơ sở.
Kết Luận
Chính sách dân tộc là một bộ phận trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong
sự nghiệp cách mạng. Cùng với đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào các dân tộc thiểu số
đều có truyền thống cách mạng kiên cường và rất vẻ vang, gắn bó sắt son với Đảng, với
Bác Hồ. Trước cách mạng nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số nhất là vùng rừng
núi là nơi để Đảng tập hợp và xây dựng lực lượng. Trong đấu tranh giành độc lập là căn
cứ địa cách mạng và ngày nay vùng núi và vùng dân tộc thiểu số vẫn được Đảng ta xác
định là địa bàn chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để đền đáp công lao to lớn của đồng bào các dân tộc trong suốt quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn trăn trở, tìm mọi giải pháp để thực hiện cho
được mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Ninh Thuận là một tỉnh đông c dân tộc thiểu số. Trải qua 9 năm thành lập
tỉnh (1992 - 2000) vấn đề thực hiện chính sách dân tộc đã được cấp ủy Đảng và chính
quyền quan tâm và đã thu được không ít thành tựu. Bộ mặt nông thôn miền núi, vùng
đồng bào dân tộc đã có thay đổi nhiều. Đời sống được nâng lên, cơ bản giải quyết nạn
đói giáp hạt. Lĩnh vực văn hóa có nhiều chuyển biến, hầu hết các thôn bản có lớp tiểu
học, các xã đều có trường học, trạm y tế, có điện lưới quốc gia, 100% số xã có máy điện
thoại, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đang đi vào chiều
sâu.
Quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những
thành tựu còn rất nhiều thiếu sót, khuyết điểm. Vùng dân tộc và miền núi vẫn là vùng
kinh tế khó khăn nhất, trình độ dân trí vẫn là vùng thấp nhất trong tỉnh.
Kết Luận Chính sách dân tộc là một bộ phận trong đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc luôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Cùng với đồng bào dân tộc Kinh, đồng bào các dân tộc thiểu số đều có truyền thống cách mạng kiên cường và rất vẻ vang, gắn bó sắt son với Đảng, với Bác Hồ. Trước cách mạng nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số nhất là vùng rừng núi là nơi để Đảng tập hợp và xây dựng lực lượng. Trong đấu tranh giành độc lập là căn cứ địa cách mạng và ngày nay vùng núi và vùng dân tộc thiểu số vẫn được Đảng ta xác định là địa bàn chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để đền đáp công lao to lớn của đồng bào các dân tộc trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn trăn trở, tìm mọi giải pháp để thực hiện cho được mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Ninh Thuận là một tỉnh có đông các dân tộc thiểu số. Trải qua 9 năm thành lập tỉnh (1992 - 2000) vấn đề thực hiện chính sách dân tộc đã được cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm và đã thu được không ít thành tựu. Bộ mặt nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc đã có thay đổi nhiều. Đời sống được nâng lên, cơ bản giải quyết nạn đói giáp hạt. Lĩnh vực văn hóa có nhiều chuyển biến, hầu hết các thôn bản có lớp tiểu học, các xã đều có trường học, trạm y tế, có điện lưới quốc gia, 100% số xã có máy điện thoại, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" đang đi vào chiều sâu. Quá trình thực hiện chính sách dân tộc trong thời kỳ đổi mới, bên cạnh những thành tựu còn rất nhiều thiếu sót, khuyết điểm. Vùng dân tộc và miền núi vẫn là vùng kinh tế khó khăn nhất, trình độ dân trí vẫn là vùng thấp nhất trong tỉnh.
Trên cơ sở những thành tựu, những tồn tại thiếu sót và những kinh nghiệm được
rút ra. Việc thực hiện chính sách dân tộc ở Ninh Thuận cần phải:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi tầng lớp nhân dân
thấy được vấn đề đoàn kết dân tộc là truyền thống quí báu của dân tộc ta, là tư tưởng và
mong muốn suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là đường lối chiến lược nhất quán của
Đảng và Nhà nước ta. Thông qua các qui định cơ chế cụ thể để các ng trong tỉnh đều
được nâng cao dân trí, có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ. Vùng thuận lợi phải có
trách nhiệm giúp đỡ vùng khó khăn để cùng phát triển, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về
đời sống vật chất và tinh thần, tiến tới sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc.
- Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số
trong cộng đồng các dân tộc Ninh Thuận. Sử dụng mọi nguồn lực tiềm năng và lợi thế
hiện có của vùng dân tộc và miền núi. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng nông - lâm kết hợp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Tăng cường công tác quốc
phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị để đồng bào an tâm sản xuất.
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn nơi khó khăn kém phát
triển nhất tỉnh Ninh Thuận hiện nay. Do đó một mặt động viên đồng bào cố gắng vươn
lên, tự lực tự cường "mang sức ta mà tự giải phóng cho ta". Mặt khác các cấp ủy Đảng,
chính quyền các cấp, các ngành cũng cần chú ý hơn nữa đến vùng cao, vùng sâu, vùng
xa trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cần tăng cường công tác quản lý, thay
đổi phương thức đầu tư sao cho thực sự có hiệu quả, nhất là cần đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng theo thứ tự ưu tiên đường giao thông, thủy lợi, phát triển giáo dục - đào tạo,
khuyến ng, khuyến lâm, nước sạch, điện, trường, trạm. Chú trọng công tác định canh
định cư, xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm.
- Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể
thực sự vững mạnh. Cần có hình thức thích hợp để phát huy vai trò tích cực của những
người tiêu biểu, uy tín trong đồng bào các dân tộc, nhất đối với các nhân sĩ, trí
Trên cơ sở những thành tựu, những tồn tại thiếu sót và những kinh nghiệm được rút ra. Việc thực hiện chính sách dân tộc ở Ninh Thuận cần phải: - Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho mọi tầng lớp nhân dân thấy được vấn đề đoàn kết dân tộc là truyền thống quí báu của dân tộc ta, là tư tưởng và mong muốn suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là đường lối chiến lược nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Thông qua các qui định cơ chế cụ thể để các vùng trong tỉnh đều được nâng cao dân trí, có điều kiện tiếp thu khoa học công nghệ. Vùng thuận lợi phải có trách nhiệm giúp đỡ vùng khó khăn để cùng phát triển, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần, tiến tới sự bình đẳng thực sự giữa các dân tộc. - Phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số trong cộng đồng các dân tộc Ninh Thuận. Sử dụng mọi nguồn lực tiềm năng và lợi thế hiện có của vùng dân tộc và miền núi. Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nông - lâm kết hợp, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị để đồng bào an tâm sản xuất. - Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là nơi khó khăn kém phát triển nhất tỉnh Ninh Thuận hiện nay. Do đó một mặt động viên đồng bào cố gắng vươn lên, tự lực tự cường "mang sức ta mà tự giải phóng cho ta". Mặt khác các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành cũng cần chú ý hơn nữa đến vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Cần tăng cường công tác quản lý, thay đổi phương thức đầu tư sao cho thực sự có hiệu quả, nhất là cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo thứ tự ưu tiên đường giao thông, thủy lợi, phát triển giáo dục - đào tạo, khuyến nông, khuyến lâm, nước sạch, điện, trường, trạm. Chú trọng công tác định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm. - Tăng cường công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể thực sự vững mạnh. Cần có hình thức thích hợp để phát huy vai trò tích cực của những người tiêu biểu, có uy tín trong đồng bào các dân tộc, nhất là đối với các nhân sĩ, trí
thức, già làng, trưởng bản. Khơi dậy tình cảm dân tộc, tình cảm cách mạng, cùng nhau
xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc trên mảnh đất Ninh Thuận. Đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay các thế lực thù địch đang tập trung chống phá nhằm chia rẽ khối đại đoàn
kết dân tộc của ta.vậy, cần hết sức nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống
những biểu hiện kích động tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân
tộc. Đối với các phần tử ngoan cố chống lại chính sách đại đoàn kết dân tộc thì kiên
quyết trừng trị. Đối với những người nhẹ dạ, cả tin mắc mưu bọn phản động có những
hành vi quá khích cần đưa ra kiểm điểm trước dân. Thông qua đó để giáo dục đối tượng
vi phạm và là dịp để đồng bào hiểu rõ hơn chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời
đó cũng là biện pháp phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, thực hiện dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra.
Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng chính là con đường giải quyết tốt các
quan hệ dân tộc ở Ninh Thuận, thắt chặt thêm sức mạnh đoàn kết của cộng đồng các dân
tộc để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà, để đưa Ninh Thuận sớm thoát
khỏi tỉnh nghèo.
thức, già làng, trưởng bản. Khơi dậy tình cảm dân tộc, tình cảm cách mạng, cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc trên mảnh đất Ninh Thuận. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các thế lực thù địch đang tập trung chống phá nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của ta. Vì vậy, cần hết sức nêu cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống những biểu hiện kích động tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Đối với các phần tử ngoan cố chống lại chính sách đại đoàn kết dân tộc thì kiên quyết trừng trị. Đối với những người nhẹ dạ, cả tin mắc mưu bọn phản động có những hành vi quá khích cần đưa ra kiểm điểm trước dân. Thông qua đó để giáo dục đối tượng vi phạm và là dịp để đồng bào hiểu rõ hơn chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đó cũng là biện pháp phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng chính là con đường giải quyết tốt các quan hệ dân tộc ở Ninh Thuận, thắt chặt thêm sức mạnh đoàn kết của cộng đồng các dân tộc để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa tỉnh nhà, để đưa Ninh Thuận sớm thoát khỏi tỉnh nghèo.