Luận văn: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc
4,619
464
90
vốn gần 200 tỷ đồng nhằm phục vụ nước tưới cho các xã vùng đồng bào Chăm của
huyện Ninh Phước gồm các xã Phước Nam, Phước Hữu.
Việc tạo điều kiện cho bà con vay vốn được Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Ngân hàng người nghèo và các nguồn vốn khác cho đồng bào vay
trên
11,356 tỷ đồng. Với nguồn vốn này bà con đã sử dụng đúng mục đích đầu tư vào sản
xuất có hiệu quả trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển
các
ngành nghề.
ở những vùng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt hoặc ở những vùng có thiên tai
xảy ra, tỉnh đã miễn giảm các khoản thuế, nợ cho bà con. Cụ thể như ở xã Phước
Nam
năm 1998 - 1999 xảy ra lũ lụt, tỉnh đã miễn giảm thuế cho 1.229 hộ, đồng thời
cho các
hộ tiếp tục vay vốn để có điều kiện khôi phục sản xuất.
Nhìn chung, kinh tế trong vùng đồng bào Chăm đã có bước phát triển rõ nét,
đời sống của đại đa số bà con hiện nay đã được nâng lên so với trước. Huyện Ninh
Phước số hộ khá tăng lên đáng kể, số hộ nghèo giảm 2,5%. Huyện Ninh Hải hộ khá
và
trung bình năm 1992 là 51,4% đến năm 2000 tăng lên 86%, số hộ nghèo đói từ 45,6%
đến nay chỉ còn 14%. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện về
nhiều
mặt, tổng thu nhập tăng gấp hai lần so với năm 1992. Số nhà xây kiên cố, mua sắm
các
phương tiện phục vụ sản xuất như máy cày, máy tuốt lúa, máy xay xát, mua sắm các
phương tiện phục vụ đời sống sinh hoạt ngày càng tăng, bình quân 100 hộ: 32 hộ
có xe
máy, 60 hộ có phương tiện nghe, nhìn. Đến nay 22 làng Chăm đã có điện thắp sáng,
có
điện thoại...
Đã quan tâm xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào Chăm. Đến nay đã
xây dựng được 9 làng văn hóa Chăm. Một số tập tục lạc hậu được xóa bỏ dần, bản
sắc
văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được bảo tồn, phát huy và phát triển
theo hướng
tiến bộ như các lễ hội: Lễ hội Katê, Ramadan... Trung tâm nghiên cứu văn hóa
Chăm đã
được xây dựng, củng cố và đi vào hoạt động. Các làng Chăm đều có đội văn nghệ,
bóng
đá, bóng chuyền, Đoàn nghệ thuật dân gian Chăm của Tỉnh cũng được thành lập nhằm
mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm, thường lưu diễn phục vụ trong các
dịp lễ
hội, đi lưu diễn ở các tỉnh, tham gia các cuộc thi trong toàn quốc, đã đạt được
29 huy
chương vàng, 17 huy chương bạc và nhiều bằng khen.
Nhiều làng Chăm đã hình thành các loại quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ tộc
họ, quỹ người cao tuổi nhằm động viên khuyến khích con em người Chăm, nhằm giúp
đỡ nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đội ngũ nghiên cứu sưu tầm văn hóa
Chăm ngày càng nhiều ở hầu hết các lĩnh vực: văn học, thơ ca, điêu khắc, nhạc,
múa...
tiêu biểu như học giả Isara, tiến sĩ Thành Phần, nghệ nhân Trượng Tốn, họa sĩ
Đàng
Năng Thọ, đạo diễn múa Đàng Quang Dũng, nhạc sĩ Amư Nhân... chữ viết của dân tộc
được nghiên cứu biên soạn và đưa vào giảng dạy cho học sinh ở bậc tiểu học trong
các
làng Chăm. Đến nay đã có 100% trường tiểu học vùng Chăm và 98% học sinh Chăm
được học tiếng Chăm mỗi tuần 4 tiết. Tiếng Chăm được đài phát thanh và truyền
hình
Tỉnh xây dựng thành chương trình phát sóng tạo thuận lợi cho bà con dân tộc. Các
Tháp
Chăm như Pôklông Gia Rai, Pôrômê đã được trùng tu tạo điều kiện cho bà con lên
cúng
tế và múa hát vào các ngày lễ hội và phục vụ khách tham quan du lịch. Văn hóa
Chăm
cũng được bảo tồn, phát triển đã viết thành sách như cuốn Văn hóa Chăm, Từ điển
Chăm - Việt, Văn học Chăm...
Một số nghi thức trong các nghi lễ gây tốn kém, kéo dài thời gian ảnh hưởng
đến vệ sinh môi trường đã được các chức sắc và các tín đồ xóa bỏ dần, rõ nhất là
trong
đám thiêu của người Chăm Bà la môn.
Đến nay tất cả các xã có đồng bào Chăm sinh sống đều có trạm y tế. Một trạm
có từ 3 - 5 y sĩ, y tá, được trang bị dụng cụ y khoa và thuốc men cần thiết để
khám và
chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đồng thời tiêm chủng phòng ngừa 6 bệnh cho trẻ em,
vận
động và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, vận động thực hiện nếp sinh hoạt vệ
sinh,
phòng ngừa các dịch bệnh... Nhờ đó ý thức phòng và chữa bệnh của đồng bào đã
tiến
bộ. Không còn tình trạng cúng bái khi bị bệnh mà thường đưa đến trạm xá, bệnh
viện để
khám và điều trị. Vì vậy, các dịch bệnh ít xảy ra, tỷ lệ sinh đẻ có giảm. Trước
đây mỗi
cặp vợ chồng thường có từ 5 con trở lên thì hiện nay đặc biệt là các cặp vợ
chồng trẻ
thường có tối đa là 4 con, ít nhất là 2 con. Chính sách miễn giảm viện phí cho
các gia
đình nghèo cũng được tỉnh và huyện quan tâm, chẳng hạn huyện Ninh Phước đã cấp
323 thẻ bảo hiểm y tế cho các hộ nghèo, các đối tượng chính sách. Đội ngũ y, bác
sĩ là
người Chăm phát triển ngày càng nhiều, đã có hơn 40 bác sĩ và hơn 200 y sĩ, y tá
làm
việc tại các trạm xá, trung tâm y tế huyện và bệnh viện tỉnh.
Từ 1992 đến nay hệ thống trường lớp, đội ngũ giáo viên và học sinh ở vùng
Chăm ngày càng phát triển. Có 718 giáo viên người Chăm trên tổng số 5.442 giáo
viên
toàn tỉnh đạt 13,3%. Tất cả các làng Chăm đều có trường tiểu học, ở các xã có
trường
trung học cơ sở, lên phổ thông trung học thì có trường ở huyện, thị xã và trường
dân tộc
nội trú của tỉnh. Số lượng học sinh Chăm ở các cấp năm học 1999 - 2000 như sau:
Tiểu
học 10.185 đạt tỉ lệ 13,6%, trung học cơ sở 2.858 đạt tỉ lệ 15,3%, trung học phổ
thông 308
đạt tỉ lệ 13,5%. Bình quân 4 người Chăm có 1 người đi học. Công tác xóa mù chữ
được
thực hiện và đạt kết quả tốt ở các làng Chăm. Quan tâm tạo điều kiện cho học
sinh người
Chăm tốt nghiệp phổ thông trung học vào học trường Dự bị Đại học dân tộc Trung
ương
và các lớp riêng trong toàn quốc. Nhờ vậy đến nay số sinh viên người Chăm đã học
và tốt
nghiệp ở các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước (đã ra trường và đang học)
trên 600
người. Đây là một thành quả rất lớn của Đảng và Nhà nước ta từ sau ngày giải
phóng.
Chính từ đó đã tạo ra được đội ngũ cán bộ, trí thức ngày càng nhiều, đáp ứng
được việc
xây dựng và phát triển vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới. Đến nay trong
đồng
bào Chăm có 3 tiến sĩ, 1 thạc sĩ và trên 200 người tốt nghiệp đại học.
Tình hình an ninh chính trị ở vùng dân tộc Chăm nhìn chung được giữ vững.
Các dân tộc cư trú xen kẽ với nhau đoàn kết, thân tình, giúp đỡ lẫn nhau trong
cuộc
sống. Bà con thường đi thăm lẫn nhau trong các ngày lễ tết của từng dân tộc. Khi
có
những vụ việc mâu thuẫn xích mích xảy ra, mặt trận, chính quyền thôn, xã hết sức
quan
tâm động viên hòa giải giữ gìn đoàn kết. Một số vụ việc phức tạp gây mất đoàn
kết
trong nội bộ dân tộc, tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với nhau đều được tập
trung
giải quyết có lý có tình trên cơ sở pháp luật. Một số thanh thiếu niên hư hỏng,
chia băng
nhóm uống rượu gây gổ mất trật tự công cộng đều được phát hiện, ngăn chặn giáo
dục
kịp thời. Mặt khác, cũng đã xử lý nghiêm những kẻ kích động gây chia rẽ trong
đồng
bào. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc được các địa phương phát động
và
thực hiện có hiệu quả trong vùng đồng bào Chăm.
Trong những năm qua nhờ sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền công
tác quần chúng ở vùng dân tộc Chăm đã có những tiến bộ đáng kể, tất cả các thôn
Chăm
đều có tổ chức đoàn thanh niên, phụ nữ và hội nông dân. Công tác xây dựng lực
lượng
cốt cán, phát triển Đảng cũng được các ngành các cấp quan tâm. Đến năm 2000 toàn
tỉnh đã có 172 đảng viên là người Chăm. Hầu hết các đảng viên người Chăm đều còn
trẻ, có trình độ và lòng nhiệt tình cách mạng. Hiện nay ở vùng dân tộc Chăm đã
xây
dựng được 3 đảng bộ và 7 chi bộ đảng.
Công tác đào tạo cán bộ ở vùng Chăm cũng đã được quan tâm đúng mức. Hầu
hết các xã có đồng bào Chăm sinh sống, các cán bộ chủ chốt ở xã đều có người
Chăm,
có trên 100 đại biểu Hội đồng nhân dân. Tính chung cán bộ cấp xã thuộc dân tộc
thiểu
số ở tỉnh Ninh Thuận chiếm 28,4% so với bình quân chung cả nước tỷ lệ này là
15,5%.
ở cấp huyện một số chức vụ quan trọng cũng có người Chăm đảm nhiệm như trong
Thường vụ Huyện ủy như Chủ tịch ủy ban nhân huyện, Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch
Mặt trận, Chủ tịch Hội Nông dân... ở cấp tỉnh trong cấp ủy, đại biểu Quốc hội,
đại biểu
Hội đồng nhân dân cũng có người Chăm tham gia.
Tóm lại, nhờ những thành quả đạt được trong phát triển kinh tế xây dựng cơ sở
hạ tầng trên lĩnh vực văn hóa, xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số đã có nhiều
chuyển
biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số
từng
bước được cải thiện, sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế có những bước tiến, hầu
khắp các
xã trong tất cả các dân tộc thiểu số đều đã có trường phổ thông cơ sở, hệ thống
trường
dân tộc nội trú được hình thành ở nhiều nơi, việc chăm sóc sức khỏe cho đồng bào
dân
tộc thiểu số được quan tâm chú ý, đã bước đầu khắc phục được những căn bệnh mà
dân
cư miền núi, vùng cao thường gặp như sốt rét, bướu cổ, tiêu chảy... Bộ mặt nông
thôn
miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang thay da đổi thịt hàng ngày. Tuy
nhiên
những thành quả nêu trên chỉ là bước đầu.
2.2.2. Những thiếu sót trong việc thực hiện chính sách dân tộc
Hiện nay về cơ bản vùng dân tộc và miền núi tỉnh Ninh Thuận vẫn là vùng kinh
tế chậm phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn
Về kinh tế: Vùng dân tộc và miền núi phát triển còn chậm, chưa đồng đều giữa
các vùng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng phát triển hàng
hóa
mới chỉ là bước đầu. ở khu vực III còn chưa thoát khỏi tính tự túc tự cấp, trình
độ canh
tác còn lạc hậu, năng suất và sản lượng đạt thấp. Trong nông nghiệp trồng trọt
là chủ
yếu, 85% diện tích canh tác phụ thuộc vào thiên nhiên, việc áp dụng khoa học kỹ
thuật
vào sản xuất chưa đáng kể. Về chăn nuôi còn phân tán, chăn thả tự nhiên, chưa
hình
thành những trang trại chăn nuôi lớn. Đàn gia súc có phát triển về số lượng
nhưng chất
lượng thấp, chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường. Công tác qui hoạch đồng cỏ, qui
hoạch vùng để phát triển chăn nuôi chưa được thực hiện dẫn đến tình trạng vào
mùa khô
thiếu thức ăn, nước uống... Việc thực hiện cơ cấu kinh tế nông lâm kết hợp chưa
được
chú trọng. Chưa qui hoạch chi tiết cây trồng, vật nuôi, việc quản lý đất đai ở
các xã
miền núi chưa chặt chẽ. Từ đó một số người miền xuôi lợi dụng lên miền núi mở
trang
trại để phát triển chăn nuôi không đúng qui hoạch. Việc giao rừng khoán quản cho
đồng
bào các dân tộc tại chỗ thực hiện chưa tốt, chưa gắn được việc giao rừng chăm
sóc bảo
vệ với nghề rừng. Tình trạng đốt nương làm rẫy ở một số nơi vẫn còn tái diễn.
Những năm qua đã có sự quan tâm đầu tư cho miền núi khá lớn, tính tất cả các
chương trình, dự án Trung ương và địa phương đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi
mỗi năm trên 22 tỷ đồng (chưa kể các công trình lớn trên 100 tỷ đồng như công
trình hồ
Tân Giang, hồ Sông Sắt, quốc lộ 27B...) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của
vùng dân tộc và miền núi. Một số công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, trụ sở,
trạm xá,
trường học chất lượng kém và không phát huy hiệu quả. Một số công trình giao
thông
được nâng cấp tu sửa nhưng vẫn còn bị ách tắc vào mùa mưa. Công tác định canh
định
cư chưa phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào. Lưới điện quốc gia đã về
100%
xã miền núi, nhưng nhiều hộ vẫn chưa có điện sinh hoạt do điều kiện dân cư phân
tán,
chưa có chính sách hợp lý để hỗ trợ cho đồng bào. Đầu tư cho dân tộc và miền núi
nhiều nhưng hiệu quả không cao, còn nôn nóng áp đặt.
Đối với đồng bào Chăm kinh tế tuy có phát triển nhưng còn chậm, việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi có thực hiện nhưng còn tự phát, một số diện tích
sản xuất
còn dựa vào nước trời nên năng suất đạt thấp. Trên hệ thống thủy lợi sông Lu,
sông
Quao, những nơi thường xảy ra lũ lụt gây ngập úng chưa được khắc phục, làm ảnh
hưởng đến sản xuất lúa của các xã Phước Hữu, Phước Hậu, Phước Thái... Một số
công
trình kết cấu hạ tầng mang lại hiệu quả thấp do chất lượng các công trình kém.
Việc cho
nông dân vay vốn để phát triển sản xuất có được quan tâm nhưng thời gian cho vay
còn
ngắn, số tiền ít và thủ tục còn phiền hà. Tình trạng sang nhượng ruộng đất trái
phép
trong đồng bào đang tiếp diễn, các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn chưa được
quan
tâm củng cố để chuyển đổi theo Luật hợp tác xã mới. Hàng thổ cẩm tuy có tiêu thụ
được
nhưng thị trường không ổn định.
Về văn hóa, xã hội: Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc và
miền núi tuy có được nâng lên so với năm 1992 nhưng vẫn còn thấp. Số hộ nghèo
đói
tuy có giảm nhưng vẫn còn cao tới 63,1%, vẫn còn tình trạng đói giáp hạt, điều
kiện ăn,
ở, sinh hoạt thiếu thốn, còn 76% số hộ ở trong những căn nhà vách đất. Đời sống
tinh
thần còn đơn điệu, mức hưởng thụ văn hóa còn thấp, các điều kiện tiếp cận với
phim
ảnh, sách báo, truyền thanh, truyền hình còn rất hạn chế. Một số tập tục lạc hậu
tốn kém
tiền của, công sức và thời gian của đồng bào chưa được xóa bỏ. Bản sắc văn hóa
truyền
thống dân tộc có hiện tượng bị xói mòn. Thanh niên hiểu về phong tục, tập quán,
văn
hóa của dân tộc mình chưa nhiều.
Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc ở khu vực III còn thấp, nạn mù chữ và tái
mù còn nhiều. Tỷ lệ trẻ em đến trường trong độ tuổi hàng năm đạt từ 85 - 90%
nhưng
duy trì đến cuối năm học chỉ còn 55%. Số lượng học sinh cấp 3 là dân tộc RagLai
còn
quá ít.
Mạng lưới y tế các xã dân tộc và miền núi nhất là ở khu vực III còn yếu, dụng
cụ y tế, thuốc men không đảm bảo. Trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao, các dịch
bệnh
nhất là sốt rét vẫn còn chiếm tỷ lệ cao.
Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể quần chúng: ở các xã
thuộc khu vực III đảng viên tuy đông nhưng chưa mạnh, đảng viên mù chữ chiếm
18,2%, trình độ và năng lực chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới. Đối
với
dân tộc Chăm tỷ lệ phát triển đảng viên ở thôn xã, trong cán bộ công chức còn
quá ít,
nhất là đảng viên nữ, có những đơn vị không phát triển được đảng viên nào như cơ
quan
Ban biên soạn chữ Chăm, Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm.
Đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số ở Ninh Thuận vừa thiếu về số lượng vừa yếu
kém về chất lượng. Đó cũng là tình trạng chung của cả nước, theo Trịnh Quang
Cảnh
Trình độ
học vấn
T
ổng số
trong
cả nước
Dân t
ộc
Kinh
(số người)
Dân t
ộc
thi
ểu số
(số người)
T
ỷ lệ so
v
ới dân
tộc Kinh
T
ỷ lệ so
với dân tộc
thiểu số
T
ốt nghiệp trung học
chuyên nghiệp
1.145.447
1.072.789
72.658 2,26% 0,85%
Tốt nghiệp đ
ại học,
629.245 617.774 11.471 1,36% 0,13%
cao đẳng
Tốt nghiệp trên đại học
9.173 9.047 126 0,019% 0,001%
So với số dân của từng dân tộc thiểu số, số người tốt nghiệp đại học,
cao đẳng và trên đại học ở các dân tộc thì dân tộc Tày là 0,3%, dân tộc
Mường là 0,7%, dân tộc Dao là 0,1%, dân tộc H’mông là 0,06%... Và còn 10
dân tộc chưa có người qua bậc đại học là: Xin mun, Churu, La hủ, Lự, Phà
Thẻn, Cống, Brâu, Si la, Pu Péo, Rơ măm [6, tr. 41].
ở Ninh Thuận cũng có tình trạng không đồng đều giữa các dân tộc. Dân tộc
Chăm số người có trình độ trên đại học là 4 người, trong khi đó các dân tộc khác
không
có, trình độ cao đẳng đại học ở người Chăm cũng cao hơn hẳn so với các dân tộc
khác.
Về tình hình an ninh chính trị: Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội ở vùng dân tộc và miền núi vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp và nhạy
cảm. Việc
truyền đạo trái phép ngày càng phát triển theo chiều hướng đa dạng với nhiều
hình thức
tinh vi. Nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép vẫn chưa ngăn chặn triệt để.
Một số
người ở miền xuôi vì lợi ích cá nhân lên làm ăn kinh doanh buôn bán chưa hiểu
nhiều
về phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc miền núi, chưa thông hiểu về chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là chính sách đối với các dân
tộc,
xảy ra tình trạng lợi dụng sự cả tin của đồng bào để mua đất canh tác ở những
nơi tốt,
thuận tiện đường giao thông, chủ động nước với giá rẻ. Một số hộ lên miền núi
thành
lập trang trại chăn nuôi bò làm hư hại nhiều nương rẫy của đồng bào.
Từ 1992 đến nay trong vùng Chăm vẫn còn xảy ra một số vụ việc mâu thuẫn
trong nội bộ đồng bào. Có vụ việc gây mất trật tự kéo dài. Một số người từ nước
ngoài
tăng cường quan hệ với bà con Chăm với các vị chức sắc, tôn giáo quyên tiền gửi
về
xây mới thánh đường. Có người lợi dụng về thăm thân nhân đi truyền đạo Tin lành.
Một
số nơi có tình hình bà con Chăm bị lôi kéo từ bỏ phong tục tập quán và bản sắc
văn hóa
truyền thống của mình đi theo tôn giáo khác. Hiện nay theo Công giáo và Tin lành
trên
700 người. Đây là những diễn biến mới trong đồng bào Chăm cần phải được kịp thời
giáo dục phê phán để đồng bào xác định đúng thái độ của mình trước tình hình
phức tạp
đó.
Nguyên nhân của những thiếu sót trên xuất phát từ nhận thức về tính đặc thù
của vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở một số cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và
các
cơ quan Nhà nước các cấp chưa sâu sắc. Chưa thật sự coi trọng sự nghiệp xây dựng
kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược
phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước. Còn một số ban ngành chưa thật
sự coi
nhiệm vụ chăm lo phát triển kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc và miền núi là trách
nhiệm
và nghĩa vụ của ngành mình. Từ đó sự lãnh đạo và tổ chức thực hiện chính sách
dân tộc
còn nhiều lúng túng và chồng chéo.
Đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi trong những năm qua khá lớn
nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Việc hướng dẫn cách làm ăn cho đồng bào theo
phương thức mới còn hạn chế, việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong đồng bào dân
tộc
còn yếu, công tác khuyến nông, khuyến lâm chưa được quan tâm đúng mức.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ người dân tộc thiểu số làm chưa tốt nhất là
đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật và quản lý nhà nước. Chưa có chính sách thỏa
đáng
để khuyến khích động viên cán bộ người Kinh lên công tác ổn định lâu dài ở vùng
dân
tộc và miền núi.
Trong đồng bào dân tộc thiểu số nhất là trong đồng bào Chăm, tôn giáo tồn tại
nhiều nghi lễ quá phức tạp và tốn kém tiền của công sức của đồng bào, mặc dù sau
giải
phóng được cải tiến nhiều nay có chiều hướng phục hồi trở lại. Bên cạnh đó thì
có
những bất đồng trong nội bộ các vị chức sắc trong cùng một tôn giáo hoặc giữa
tôn giáo
này với tôn giáo khác có lúc gay gắt nhưng chưa hòa giải được. Do đó trong bà
con rất
lo lắng nhưng không dám nói và đó cũng là nguyên nhân làm cho một bộ phận thanh
niên phản ứng lại, bỏ đạo truyền thống theo tôn giáo khác. Tình hình này diễn
biến ngày
càng sâu sắc nhưng các vị chức sắc trong các tôn giáo, các vị bô lão, nhân sĩ
trong các
làng Chăm còn lúng túng chưa tìm cách tháo gỡ để giảm bớt gánh nặng cho bà con.
ý thức tự vươn lên của cấp ủy, chính quyền cơ sở và đồng bào dân tộc chưa cao
còn trông chờ ỷ lại vào Nhà nước và cấp trên.
Những điểm nêu trên là những tồn tại cần sớm khắc phục trong quá trình xây
dựng, phát triển kinh tế - xã hội các vùng nông thôn, miền núi, vùng đồng bào
dân tộc
thiểu số ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay.
2.3. Những kinh nghiệm trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc ở
tỉnh Ninh Thuận
2.3.1. Nắm vững và vận dụng sáng tạo chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước, chăm lo đoàn kết các dân tộc
Trong lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vấn đề dân
tộc. Chính sách đối với dân tộc thiểu số là một bộ phận trong chính sách đại
đoàn kết
dân tộc của Đảng. Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta là nhất quán song
trong
từng giai đoạn cách mạng, từng thời kỳ xây dựng đất nước nội dung chính sách có
sự bổ
sung phát triển cho phù hợp. Đặt trong tương quan với cả hệ thống chính sách nói
chung
của Đảng và Nhà nước ta, chính sách dân tộc có nội dung xuyên suốt, bao trùm là:
thực
hiện bình đẳng, đoàn kết tương trợ giữa các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới,
công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nhằm phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội
giải quyết tốt mối quan hệ dân tộc ở nước ta hiện nay.