Luận văn: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc
4,684
464
90
Giải quyết những vấn đề này phải trên cơ sở phát huy tinh thần tự lực tự cường,
khai thác cao nhất mọi tiềm năng trong nhân dân, kết hợp với đầu tư thích đáng
của Nhà
nước và sử dụng có hiệu quả các hoạt động từ thiện và dự án đầu tư của nước
ngoài vào
các vùng dân tộc thiểu số. Trong qua trình thực hiện, cần chú ý chống kẻ địch
lợi dụng
những khó khăn, rủi ro trong đời sống của đồng bào để kích động, chia rẽ, gây
mất ổn
định ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện các chiến lược lâu dài nhằm
tiến
hành "Diễn biến hòa bình" ở các vùng này.
Quán triệt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận
đã đánh giá: Kinh tế xã hội vùng dân tộc và miền núi chuyển biến chậm và còn
nhiều
khó khăn. Từ đó đề ra nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa,
hiện
đại hóa bằng động viên tất cả các tầng lớp nhân dân, phát huy và sử dụng có hiệu
quả
mọi nguồn lực. Chú trọng đặc biệt đến phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
và miền
núi, thực hiện mục tiêu xóa nạn đói giáp hạt ở miền núi.
Sau Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết 22/BCT và Quyết định 72/ HĐBT
năm 1993. Đến 1998 đã thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và phát triển kinh tế xã
hội
miền núi và tổng kết 5 năm thực hiện. Sau Hội nghị tổng kết năm 1998, Tỉnh ủy có
Nghị quyết số 16 và các cấp ủy Đảng, Ban cán sự Đảng, Đoàn cũng đã xây dựng
chương trình hành động để chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát
triển
kinh tế xã hội miền núi.
Đối với dân tộc Chăm, Tỉnh ủy đẩy mạnh việc thực hiện Thông tri 03 TT/TW
và xác định Ninh Thuận là tỉnh có đồng bào Chăm sinh sống đông nhất trong cả
nước.
Việc thực hiện tốt những chính sách đối với đồng bào Chăm của tỉnh là góp phần
chứng
minh cho sự đúng đắn của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Từ những việc làm trên đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, đảng
viên đối với miền núi và vùng dân tộc, coi sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh
tế - xã
hội miền núi và vùng dân tộc là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển
kinh tế -
xã hội của tỉnh nhà. Nhờ đó các ngành, các địa phương đã có những nỗ lực thiết
thực
tạo bước chuyển biến mới trong hoạt động đối với miền núi và vùng dân tộc, làm
cho
tình hình kinh tế xã hội miền núi và vùng dân tộc Ninh Thuận đạt được những kết
quả
đáng phấn khởi. Sản xuất đã có bước phát triển, đa số đồng bào đã định canh định
cư,
đời sống vật chất và tinh thần từng bước ổn định, nạn đói được thu hẹp, an ninh
chính
trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Nhiều hạng mục công trình kết cấu hạ
tầng
được xây dựng để phục vụ cho sản xuất, y tế văn hóa giáo dục. Hệ thống chính trị
ở cơ
sở được củng cố.
2.2. Những thành quả và thiếu sót về thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh
Ninh Thuận
2.2.1. Những thành quả bước đầu trong việc thực hiện chính sách dân tộc.
Tỉnh Ninh Thuận từ ngày tái lập (01-04-1992) trên lĩnh vực thực hiện chính
sách dân tộc đã đạt được những thành quả bước đầu.
Đối với vùng miền núi và dân tộc thiểu số.
Trong 9 năm qua nhờ sự quan tâm đầu tư liên tục của các ngành, các cấp trên
tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng các công trình thủy lợi, khai hoang,
phục hóa...
Diện tích trồng trọt ngày càng tăng lên. Đồng bào đã ứng dụng được những tiến bộ
khoa
học - kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, bước đầu sản xuất nông- lâm nghiệp
đã
phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Tổng diện tích gieo trồng ở các xã miền
núi
đến cuối năm 2000 là 41.530 ha. Trong đó cây lương thực là 17.192 ha, diện tích
lúa
13.084 ha, năng suất đạt 3,5 tấn/ha, bình quân lương thực đầu người đạt 300
kg/năm, ở
khu vực II đạt 269 kg/năm. Diện tích trồng mía 1.240 ha, thuốc lá 1.419 ha, đậu
các loại
3.039 ha, cây điều 2.876 ha (tăng 6 lần so với năm 1992), cây bắp lai trước 1993
chưa
trồng đến nay đã phát triển trên 1.300 ha, sản lượng trên 5.000 tấn bằng 50,9%
sản
lượng bắp lai cả tỉnh. Ngoài việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp, đồng
bào
còn trồng thêm các loại cây ăn quả (1.400 ha) góp phần cải thiện đời sống.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm được phát triển ở các vùng núi. Tổng số đàn bò trên
15.000 con (trong đó bằng nhiều nguồn vốn đã đầu tư gần 5 tỷ đồng cho hơn 2.000
hộ)
trên 5.200 con dê, cừu (tăng gấp hai lần năm 1992). Triển khai chương trình sind
hóa đàn
bò với số bê lai tạo trên 6.000 con. Đã bước đầu hình thành trang trại chăn nuôi
gia súc
kết hợp với vườn rừng (có 104 trang trại) chăn nuôi lợn, gà, vịt ở các xã miền
núi cũng
phát triển khá mạnh, tổng số đàn lợn trên 3.000 con.
Việc bảo vệ rừng, trồng mới, chăm sóc rừng đạt kết quả, công tác giao rừng
khoán quản, nhân dân nhận bảo vệ trên 59.000 ha rừng. Tổ chức khoanh nuôi rừng
tự
nhiên 13.891 ha, chăm sóc rừng 3.458 ha, trồng mới trên 5.691 ha. Đầu tư cho lâm
nghiệp trong những năm qua gần 28 tỷ đồng. Bộ mặt miền núi của tỉnh có bước phát
triển mới, có nhiều chuyển biến tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật
nuôi theo hướng phát triển hàng hóa góp phần vào việc nâng cao đời sống vật chất
và
tinh thần của đồng bào các dân tộc miền núi.
Bằng nhiều nguồn vốn của Trung ương và của địa phương đã đầu tư xây dựng
hơn 40 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, với tổng số vốn 35 tỷ đồng, đặc biệt
trong các
năm 1999, 2000 đã đầu tư hơn 160 tỷ đồng trong đó có hồ Tân Giang 100 tỷ đồng,
kênh
Tây Sông Pha tiêu lũ ở Ninh Phước, các công trình thủy lợi nhỏ ở miền núi, vùng
cao
năng lực tưới tăng thêm 4.500 ha, tưới chủ động 2- 3 vụ cho hơn 100 ha.
Chương trình nước sinh hoạt, tính đến năm 2000 tổng số các công trình đầu tư
cho các xã miền núi là 23 công trình cấp nước tập trung, nâng tổng số dân được
cấp
nước sạch là 71.989 khẩu đạt 44,72%.
Về giao thông với tổng số vốn gần 170,5 tỷ đồng đầu tư các tuyến đường từ
trung tâm huyện đến các xã miền núi đều được sửa chữa nâng cấp với tổng số 255
km
trong đó có 44 km đường nhựa, 148 km đường cấp phối. Hiện nay chỉ còn lại xã
Phước
Bình đường đi còn khó khăn. Đã có 100% số xã miền núi có lưới điện quốc gia,
trạm y
tế, trường học, bưu điện văn hóa...
Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản của chương trình 135 ở
18 xã miền núi đặc biệt khó khăn là 17,410 tỷ đồng gồm các công trình giao
thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, điện trung hạ thế, phòng học, trạm y tế...
trong đó vốn
ngân sách chiếm 88,6%, vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp chiếm 11,4%. Tổng vốn
thực
hiện 19,506 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch. Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã
được
thực hiện từ năm 1998 với
7 trung tâm và 54 công trình được đầu tư ở Phước Đại, Phước Tân, Núi Tháp,
Lợi Hải, Nhị Hà, Hòa Sơn và Công Hải. Tổng vốn thực hiện trong
3 năm 1998 - 2000 là 6,519 tỷ đồng đạt 74% kế hoạch. Chương trình 135 đã
đầu tư đúng mục tiêu, đúng đối tượng, một số công trình phát huy hiệu quả, bộ
mặt
nông thôn những vùng này đã có sự thay đổi đáng kể.
Tỉnh có 22 xã thuộc diện đầu tư định canh định cư. Đến năm 2000 đã hoàn
thành công tác định canh định cư 12/22 xã đạt 54% với 6.683 hộ đạt 80,6% kế
hoạch.
Tổng số vốn đầu tư giai đoạn 1992 - 2000 đạt 19,788 tỷ đồng. Nhờ kết quả đầu tư
của
chương trình định canh định cư, đời sống của đồng bào tại các vùng định canh
định cư
đã được cải thiện: 4.057 hộ với 25.683 khẩu được hưởng lợi từ 19 dự án đầu tư về
cơ sở
hạ tầng: giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, bình quân mỗi hộ 4,87 triệu đồng.
Sản
xuất nông nghiệp ở các vùng định canh định cư có chuyển biến, một số cây trồng
mới
được đưa vào trồng như cây mía, điều, thuốc lá... đã tạo ra giá trị hàng hóa
cao, từng
bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Năm 2000 mức bình quân lương thực ở các vùng
định canh định cư đạt 280 kg/ người. Trong những năm qua, công tác dịch vụ đối
với
miền núi được quan tâm đúng mức. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với
Trung tâm giống cây trồng đã tổ chức nhân rộng các loại giống cây trồng phù hợp
với
điều kiện miền núi, năng suất cao như giống lúa, bắp lai, sắn... Đồng thời thực
hiện
chính sách trợ cước trợ giá, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng cho gia súc ở những xã
miền
núi, nhất là các xã đặc biệt khó khăn. Đã thành lập được 20 câu lạc bộ khuyến
nông ở
29 xã. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức trình diễn các mô hình
sản
xuất nông lâm kết hợp, tập huấn các kỹ thuật trồng rừng và bảo vệ rừng, tham
quan các
mô hình trồng rừng tiên tiến trong và ngoài tỉnh, thực hiện chương trình khuyến
nông
miền núi, xây dựng các chương trình ứng dụng khoa học công nghệ tập trung vào 18
xã
đặc biệt khó khăn thông qua việc trình diễn trồng cây lúa nước, bắp lai, các
loại cây ăn
quả...
ở 29 xã miền núi, các xã thuộc khu vực I và khu vực II, dịch vụ buôn bán khá
phát triển, phong phú, đa dạng như dịch vụ ăn uống, đại lý phân bón, thuốc tây,
quầy
tạp phẩm... Các ngành nghề cũng phát triển ngày càng nhiều, tuy nhiên chỉ phục
vụ một
số nhu cầu tại chỗ như rèn, mộc, đan lát... Dịch vụ chế biến nông sản ở hầu hết
các xã
miền núi đều có cơ sở xay xát. Việc phát triển của hệ thống dịch vụ tư nhân đã
góp phần
thúc đẩy giao lưu hàng hóa, kích thích sản xuất phát triển, bước đầu hình thành
dần nền
kinh tế thị trường, từng bước đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân
Đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi có được nâng lên nhờ các chương
trình đầu tư trong các năm qua như xây dựng công trình thủy lợi, đường giao
thông, đầu
tư phát triển nông - lâm nghiệp, chương trình định canh định cư, chương trình
xây dựng
trung tâm cụm xã, chương trình hỗ trợ đồng bào đặc biệt khó khăn, chương trình
135...
đã mang lại lợi ích thiết thực cho người dân miền núi. Qua khảo sát có 5,9% hộ
khá,
31% hộ đủ ăn, 63,1% hộ nghèo. Về nhà ở có 1.491 nhà xây lợp ngói chiếm 24% còn
lại
là nhà lợp tôn, lợp lá vách đất 76%. Về các phương tiện sinh hoạt có 467 chiếc
tivi, bình
quân 13 hộ/chiếc, hầu hết các hộ đều có rađiô, 132 hộ có xe gắn máy.
Công tác vận đồng đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa. Đã xây dựng
44 làng văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc, mở lớp tập huấn và quán triệt Nghị
quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin, tổ
chức
nhiều đợt sưu tầm văn hóa Chăm, RagLai, Churu... Củng cố và phát triển các đội
văn
nghệ, bóng đá, bóng chuyền, thực hiện 85 buổi văn nghệ, 270 buổi chiếu phim phục
vụ
đồng bào miền núi, đưa vào sử dụng nhà truyền thống Bác ái. Phát động phong trào
"Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng nếp sống văn minh, mở
rộng
diện được nghe đài phát thanh, xem truyền hình, đọc sách báo. Đến nay đã có 100%
xã
được phủ sóng chương trình phát thành, truyền hình quốc gia, thực hiện chương
trình
phát thanh và truyền hình bằng tiếng dân tộc (tiếng Chăm, tiếng RagLai). Đời
sống văn
hóa của đồng bào các dân tộc miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc RagLai đã
được
nâng lên rõ rệt, nếp sống văn hóa mới đã biểu hiện rõ nét. Một số tập tục lạc
hậu, mê tín
dị đoan không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại đã được bà con bỏ dần như bầu
dầu,
cúng bái, bói toán.
Hiện nay ở 29 xã miền núi đã có trạm y tế (trong đó có 25 trạm được xây mới).
Mỗi trạm có từ 2- 3 y sĩ trực thường xuyên để khám và chữa bệnh ban đầu cho bà
con.
Trước năm 1992 có 11/29 xã miền núi chưa có nữ hộ sinh, 2/29 xã chưa có y sĩ đa
khoa
và 29 xã chưa có trạm y tế thôn, bản thì hiện nay ở 29 xã miền núi đều có y sĩ
đa khoa,
có nữ hộ sinh, nhân viên y tế thôn, bản. Có 5 bác sĩ về công tác tại các trạm xá
trên
miền núi, 27/29 xã được nhận trang thiết bị như tủ đầu giường, giường bệnh nhân,
giường sản khoa, dụng cụ khám sản khoa, đa khoa. Chương trình tiêm chủng cho trẻ
em
hàng năm đạt trên 90%, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 80%, bệnh
phong đang được loại trừ dần, bệnh nhân lao được đa hóa trị liệu và trên 80%
được điều
trị khỏi. Về phòng các dịch bệnh như sốt rét có 100% số dân được bảo vệ bằng hóa
chất
tẩm màn, phun thuốc, được điều trị và uống thuốc phòng, qua các năm sốt rét giảm
từ
10 - 15%. Về phòng chống bướu cổ có 29 xã được cấp muối iốt, người dân bị bướu
cổ
được khám và điều trị không thu tiền. Về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em năm
1999
số trẻ em suy dinh dưỡng là 75% đến nay còn 48%. Việc phòng chống tiêu chảy,
nhiễm
khuẩn hô hấp, sinh đẻ có kế hoạch tại các trạm xá được phát động và thực hiện có
hiệu
quả. 100% hộ nghèo ở miền núi được cấp thẻ bảo hiểm y tế điều trị tại các bệnh
viện.
Đến nay ở các xã miền núi thuộc khu vực I và khu vực II, ở các thôn đều có
trường tiểu học, trung tâm xã có trường trung học cơ sở. Đối với các xã thuộc
khu vực
III, cụ thể là vùng đồng bào RagLai và K’ho ở trung tâm xã đều có trường tiểu
học.
Tỉnh đã xây dựng 3 trường phổ thông dân tộc nội trú. Trường Phổ thông dân tộc
nội trú
Pi Năng Tắc ở xã Phước Đại - huyện Bác ái, Trường Phổ thông dân tộc nội trú Ninh
Sơn và Trường Phổ thông dân tộc nội trú Phan Rang. Số lượng học sinh người dân
tộc
ngày càng tăng và chất lượng ngày càng được nâng lên, đáp ứng bước đầu trong
công
tác đào tạo cán bộ ở các vùng đồng bào dân tộc miền núi. Bậc học mầm non trước
năm
1998 chưa có trường mẫu giáo phải học nhờ các trường tiểu học. Đến năm 2000 đã
có 8
trường mẫu giáo với 53 lớp 1.419 học sinh.
Giáo dục tiểu học đến năm học 2000 - 2001 ở 29 xã miền núi có 58 trường với
888 lớp, 27.709 học sinh. Số học sinh tăng hàng năm là 1.438 em. Số giáo viên
tiểu học
là 845 người.
Trung học cơ sở có 28 trường 179 lớp, 6.207 học sinh, bình quân mỗi năm tăng
524 em. Số giáo viên trung học cơ sở là 307 người. Trong số giáo viên đang dạy ở
miền
núi, số giáo viên tại chỗ 60%, giáo viên người dân tộc thiểu số 34,5%. Hàng năm
các xã
miền núi đặc biệt khó khăn được cung cấp miễn phí sách giáo khoa, giấy vở,
bút... Tỷ lệ
học sinh trong độ tuổi đến lớp đạt 85 - 90%. Công tác xóa mù ở miền núi trong
những
năm qua đạt kết quả đáng phấn khởi. Đến nay đã có 82% số người trong độ tuổi từ
15 - 25
biết chữ. Hàng năm có từ 10 - 20 em học sinh thuộc khu vực này đi học ở các
trường đại
học, trường dân tộc trung ương và các lớp cử tuyển trong toàn quốc.
Cơ sở vật chất phòng học, đồ dùng dạy học cũng được đầu tư thỏa đáng, hầu hết
cơ sở trường học ở miền núi được xây dựng trong đó có
101 phòng lầu.
Công tác xây dựng Đảng: Tỉnh ủy và các Huyện ủy đã quan tâm xây dựng củng
cố và kiện toàn tổ chức cơ sở đảng, đến nay ở 29 xã miền núi có 22 đảng bộ và 7
chi bộ
cơ sở. Hầu hết các thôn đều có đảng viên, trong đó có 75 thôn lập được chi bộ,
73 thôn
có tổ đảng. Qua phân loại cơ sở đảng năm 2000 có 6 cơ sở đảng đạt trong sạch
vững
mạnh chiếm 20,5%, không còn cơ sở yếu kém.
Đội ngũ đảng viên ở các xã miền núi phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng.
Đa số thể hiện được vai trò tiền phong gương mẫu, kiên định lập trường người
đảng
viên cộng sản, một lòng một dạ đi theo Đảng, cần cù trong lao động sản xuất, giữ
vững
phẩm chất đạo đức, chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Lớp
cán bộ đảng viên trẻ thể hiện ý thức cố gắng vươn lên trong học tập để nâng cao
trình
độ. Tổng số đảng viên ở 29 xã miền núi là 1.139 trong đó đảng viên là người dân
tộc
640 chiếm 51,5%. Trong 29 cơ sở đảng có 211 cấp ủy viên trong đó người dân tộc
132
chiếm 62,5%.
Trong thời gian qua hệ thống chính quyền ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi
được tăng cường xây dựng và củng cố. Có 01 đại biểu Quốc hội là người RagLai, có
3
đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, có 15 đại biểu Hội đồng nhân dân huyện. Hội
đồng
nhân dân cấp xã dân tộc RagLai tham gia 63 người.
Hệ thống tổ chức Mặt trận và các tổ chức đoàn thể được tăng cường và củng cố.
Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động. Công tác bồi dưỡng và
tập
huấn cho cán bộ được quan tâm nên số đông anh chị em đã phát huy được tác dụng,
làm
tốt công tác vận động quần chúng. Vì thế trong những năm qua nhiều phong trào do
Mặt
trận và Đoàn thể phát động như phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm
nghèo,
đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ an ninh Tổ quốc, đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu
dân
cư... được đông đảo nhân dân tham gia và đạt kết quả cao.
Xác định địa bàn miền núi có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và an
ninh nên Tỉnh ủy luôn chỉ đạo cho các địa phương xây dựng các lực lượng dân
quân, tổ
an ninh nhân dân cùng với lực lượng Mặt trận và các đoàn thể thường xuyên cảnh
giác
trước mọi âm mưu của kẻ địch trong việc chống phá cách mạng ở nước ta, chia rẽ
khối
đoàn kết dân tộc. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc truyền đạo trái phép, các
vụ việc
gây mất đoàn kết, ngăn chặn một số tệ nạn như rượu chè, bầu dầu, chặt phá rừng,
buôn
bán lâm sản trái phép... Vì thế an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở vùng
dân tộc
thiểu số được giữ vững.
Đối với vùng đồng bào Chăm
Trước đây, dân tộc Chăm chủ yếu là trồng lúa nước, thì hiện nay ngoài việc
trồng lúa nước bà con đã trồng thêm cây công nghiệp như cây thuốc lá, cây mía,
cây
điều, cây ăn quả, cây nho, cây hoa màu... Việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ
thuật
đã được thực hiện thay thế cách làm theo kinh nghiệm như sản xuất đúng thời vụ,
chọn
giống tốt, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăm sóc cây trồng, vật nuôi.
Năng
suất lúa ngày càng tăng, năm 1992 năng suất chỉ đạt 35 tạ/ ha/vụ, đến năm 2000
tăng
lên là 50 - 60 tạ/ha/vụ. Có nơi đạt 70 - 80 tạ/ha/vụ. Bình quân lương thực đầu
người
tăng từ 300 kg lên 500 kg/người/ năm. Đặc biệt xã Phước Thái đạt 1.026
kg/người/năm,
xã Phước Hậu đạt 902 kg/ người. Trong quá trình phát triển sản xuất đã nổi lên
một số
hộ điển hình làm ăn giỏi. Về trồng lúa có ông Đổng Hoàng, Quảng Nói (xã Phước
Thái), ông Nguyễn Tỏi (Thành Hải), ông Dương Minh Nhã, Quảng Đại Tập (Phước
Hậu), Từ Tức, Kiều Minh Tiến (An Hải), Đạt Văn Thất, Đàng Đồng, Trượng Bộ
(Phước Dân) đạt từ 7 - 10 tấn/ha/ vụ. Trồng thuốc lá có hộ đạt 45 tạ/ha/vụ như
hộ ông
Quảng Đại Lách (Phước Thái). Cây mía có hộ đạt 110 tấn/ha/vụ như hộ ông Quảng
Thanh. ở các vùng không chủ động được nước như thôn Hậu Sanh (xã Phước Hữu),
thôn Hiếu Thiện, thôn Vụ Bổn, thôn Văn Lâm (xã Phước Nam) đã trồng các loại cây
hoa màu và các cây họ đậu cũng đạt năng suất cao, nhiều hộ thu nhập từ 05 - 10
triệu
đồng/năm.
Về chăn nuôi ở các vùng đồng bào Chăm đã có chiều hướng phát triển tốt, đặc
biệt là đàn gia súc có sừng, trước đây ở các vùng đồng bào Chăm theo đạo Bà la
môn
rất ít nuôi bò nay đã phát triển khá mạnh. Tổng số đàn trâu bò ở các xã có đồng
bào
Chăm từ 8.117 con (1992) đã phát triển lên 16.202 con. Hầu hết các hộ người Chăm
Bà
la môn đều nuôi lợn, bình quân mỗi hộ nuôi 2- 3 con, đặc biệt có hộ nuôi từ 40 -
50 con.
Đàn dê cừu tăng từ 2.782 con (1992) lên 7.253 con. Hiện nay có 75 trang trại ở
vùng
đồng bào Chăm, trong đó số trang trại chăn nuôi có qui mô đàn gia súc từ 50 -
100 con
như hộ Quảng Tài, Hán Tơ (xã Phước Thái), Đàng Ngộ (Phước Hữu), có hộ nuôi từ
200
- 300 con như hộ ông Từ Tứ (xã Phước Hải)... ở vùng đồng bào Chăm theo đạo Bà
ni,
phát triển chăn nuôi bò, dê, cừu là chính như ở các thôn Văn Lâm, An Nhơn, Phước
Nhơn, Lương Tri... Chăn nuôi không chỉ phát triển về số lượng mà cả chất lượng,
đồng
bào đã quan tâm đến việc chọn giống tốt, làm chuồng trại, thức ăn, phòng ngừa
dịch
bệnh... Vì thế chăn nuôi đã trở thành một thế mạnh và nguồn thu nhập quan trọng
trong
đời sống kinh tế của đồng bào Chăm.
Bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành nghề truyền thống trong đồng
bào Chăm được khôi phục phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa như dệt thổ cẩm ở
thôn Mỹ Nghiệp (Phước Dân). Nhiều hộ đã đầu tư cải tiến kỹ thuật, mẫu mã và sản
xuất
có lãi, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, thu hút nhiều lao động có
thu
nhập cao. Nghề làm đồ gốm tuy có phát triển nhưng việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp
rất
nhiều khó khăn. Ngoài ra còn phát triển ngành nghề dịch vụ khác như kinh doanh
thuốc
tây, tạp phẩm, đại lý vật tư, dịch vụ làm đất, xay xát lương thực, trồng và bán
thuốc
nam... Chính từ sự phát triển đa dạng các ngành nghề đã làm cho ý thức tự lực,
tự
cường, tư tưởng năng động trong đồng bào được nâng lên góp phần rất lớn trong
quá
trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.
Quá trình đầu tư cho phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng đồng
bào Chăm như công trình thủy lợi, đường giao thông, hệ thống điện, nước sinh
hoạt
nông thôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư trong những năm qua với tổng số