Luận văn: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc
4,620
464
90
hội sẽ không quán triệt đầy đủ tính chất, đặc điểm, tầm quan trọng của lĩnh vực
công tác
này, hạn chế thậm chí mắc sai lầm trong thực tiễn công tác.
Chính sách dân tộc cũng không thể đồng nhất với chính sách miền núi. Miền
núi có địa hình phức tạp, xa các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Điều
kiện để phát
triển kinh tế xã hội ở miền núi thường gặp khó khăn. Đồng bào các dân tộc thiểu
số
thường sống ở miền núi. Vì vậy thực hiện chính sách miền núi có nội dung quan
trọng
là thực hiện chính sách dân tộc của Đảng. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, số
lượng
người Kinh sống ở miền núi đã tăng lên đáng kể. Trong số các dân tộc thiểu số,
có dân
tộc sống cả ở đồng bằng, đồng bào dân tộc Chăm sống ở vùng đồng bằng và miền núi
của Ninh Thuận, Bình Thuận, đồng bào Khmer sống ở đồng bằng sông Cửu Long, còn
người Hoa chủ yếu sống ở các thành thị. Do vậy, chính sách miền núi quan tâm đến
điều kiện cụ thể của dân cư sống ở miền núi, không hoàn toàn đồng nhất với chính
sách
dân tộc quan tâm đến các điều kiện đặc thù của các dân tộc thiểu số.
Quan niệm chính sách dân tộc với chính sách dân vận đồng nhất với nhau cũng
không đầy đủ. Chính sách dân vận hiểu theo nghĩa hẹp có đối tượng là các tầng
lớp dân
cư theo đặc điểm của lứa tuổi, giới tính, tôn giáo, nghề nghiệp, địa bàn cư
trú... trong
các dân tộc đều có các đối tượng trên thuộc phạm vi của công tác dân vận. Nhưng
chính
sách dân tộc chú ý đến đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán,
tâm lý,
điều kiện phát triển của mỗi dân tộc, nên không hoàn toàn đồng nhất với chính
sách dân
vận.
Vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề dân tộc và giải
quyết các mối quan hệ dân tộc. Xuất phát từ đặc điểm tình hình các dân tộc và
phát triển
quan hệ dân tộc đáp ứng những nhiệm vụ chính trị cụ thể trong từng thời kỳ, từ
khi
thành lập đến nay và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn luôn đề ra chính sách dân tộc đúng đắn trong hệ thống các chủ
trương, chính sách chung. Do đó đã góp phần thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng
dân
tộc dân chủ nhân dân và đã giành nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa
xã hội.
Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta có nội dung xuyên suốt là đoàn
kết, bình đẳng tương trợ để các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ chung của
đất
nước. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951) đã viết: "Các dân tộc
sống
trên đất Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ, đoàn kết giúp đỡ lẫn
nhau để
kháng chiến và kiến quốc" [28, tr. 440].
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chính sách dân tộc đã được xác
định:
Làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, các dân tộc thiểu số tiến kịp
các dân tộc đa số, giúp các dân tộc phát huy tinh thần cách mạng và khả năng
to lớn của mình. Trong cán bộ cũng như nhân dân cần khắc phục tư tưởng
dân tộc lớn và tư tưởng dân tộc hẹp hòi đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc để
cùng nhau tiến lên chủ nghĩa xã hội [15, tr. 112].
Bình đẳng giữa các dân tộc xuất phát từ quyền cơ bản của con người: "Tất cả mọi
người đều sinh ra có quyền bình đẳng" được ghi trong Tuyên ngôn độc lập của nước
Mỹ
mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng khẳng định trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2
tháng 9 năm 1945. Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam năm 1946 ghi rõ: "Tất cả
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống
nòi, gái
trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo... Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi những
quốc dân
thiểu số được giúp đỡ về mọi phương diện để chóng tiến kịp miền xuôi" [32, tr.
5].
Các Hiến pháp 1959, 1980, 1992 đều long trọng công bố quyền bình đẳng giữa
các dân tộc. Mọi hành vi khinh miệt, áp bức, chia rẽ các dân tộc đều bị nghiêm
cấm.
Tại Điều 6 Hiến pháp 1946 ghi: "Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền
về mọi phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa".
Đến Hiến pháp 1959 khẳng định lại một lần nữa quyền của các dân tộc. Điều 3
Hiến pháp 1959 chỉ rõ: "Các dân tộc trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về
quyền
lợi và nghĩa vụ".
Hai bản Hiến pháp sau đó vẫn khẳng định lại quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Bản Hiến pháp năm 1980 tuyên bố các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt
Nam
đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ (Điều 5). Và bản Hiến pháp năm 1992 nhấn
mạnh:
"Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng giữa các dân tộc" (Điều 5).
Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau là một tất yếu khách quan trong quan hệ giữa các
dân tộc. Tuyên bố quyền bình đẳng về mặt pháp lý và việc thực hiện quyền bình
đẳng
trên thực tế còn có một khoảng cách bởi điều kiện và trình độ phát triển kinh tế
xã hội
của các dân tộc không đồng đều. Sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc
bao
hàm cả việc các dân tộc đa số có trình độ phát triển cao hơn giúp đỡ các dân tộc
thiểu số
chậm phát triển. Sự giúp đỡ của Nhà nước có một vị trí đặc biệt quan trọng vì là
sự đầu
tư tập trung tạo điều kiện về con người, phương tiện để các dân tộc thiểu số
vươn lên,
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa tiến kịp trình độ chung của cả nước.
Ngay từ khi ra đời trong Cương lĩnh đầu tiên Đảng ta đã khẳng định những
nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc mácxít. Trong Nghị quyết về các dân tộc
thiểu
số của Đại hội Đảng lần thứ nhất tháng 03/1935 đã khẳng định: "Đảng Cộng sản
thừa
nhận cho các dân tộc được quyền tự do hoàn toàn. Đảng chống chế độ thuộc địa,
chống
hết các hình thức trực tiếp đem dân tộc này vào đàn áp, bóc lột dân tộc khác".
Khẩu
hiệu của Đảng là: "Xứ Đông Dương hoàn toàn độc lập, thừa nhận quyền dân tộc tự
quyết". Vấn đề dân tộc ở nước ta còn là vấn đề nông dân, giải quyết ruộng đất
cho nông
dân. Đảng đã rất quan tâm vận động nông dân trong các cuộc vận động dân chủ, vận
động quần chúng trở thành phong trào rộng lớn, lôi kéo được đông đảo quần chúng
nhân dân lao động trong các dân tộc tham gia vì mục tiêu người cày có ruộng, gắn
với
mục tiêu độc lập dân tộc và quyền dân tộc tự quyết.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã đề ra những chính sách cụ
thể giải quyết vấn đề dân tộc. Tháng 8 năm 1952 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam đã ra Nghị quyết về vấn đề dân tộc. Ngày 22 tháng 06 năm 1953
Chính
phủ đã ban hành chính sách dân tộc của Nhà nước Việt Nam, qui định các mặt công
tác
chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Tinh thần
cơ bản của chính sách đó là: "Đoàn kết các dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng
tương trợ
để kháng chiến kiến quốc, giúp nhau tiến bộ về mọi mặt". Nhờ có chính sách đoàn
kết
dân tộc đúng đắn mà các dân tộc thiểu số ở vùng núi đã tích cực tham gia kháng
chiến
chống Pháp, cùng cả nước làm nên một Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, đưa cuộc
kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi.
Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, việc giải quyết vấn đề dân tộc
gắn liền với việc tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa: cải cách dân chủ,
cải cách
ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, định canh định cư... ở miền Nam giải quyết
vấn đề
dân tộc gắn liền với sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Giải quyết
đúng
đắn vấn đề dân tộc trong cả nước đã góp phần làm nên một đại thắng mùa Xuân
1975,
giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, chính sách dân tộc
của Đảng được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.
Trong những năm đổi mới Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến việc hoạch
định hệ thống chính sách đồng bộ trong đó có chính sách dân tộc. Các văn bản có
tầm
quan trọng và ý nghĩa thực tiễn lớn đối với chính sách dân tộc của Đảng và Nhà
nước ta
đó là Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (27/11/1989) Về một số chủ trương, chính
sách
lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, đã nêu quan điểm chỉ đạo rất quan
trọng
Phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến
lược phát triển kinh tế quốc dân. Một mặt các địa phương miền núi có trách
nhiệm góp phần thực hiện những chủ trương chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội chung của cả nước. Mặt khác việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện
những chủ trương chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ những đặc
điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán của
miền núi nói chung và của riêng từng vùng từng dân tộc, trong việc này cần
đặc biệt nhấn mạnh vai trò năng động sáng tạo của địa phương và cơ sở [20,
tr. 3].
Các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII và các Nghị quyết của
Đảng trong thời gian gần đây. Trong "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá
độ lên chủ nghĩa xã hội" của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua tại Đại hội VII
(1991)
đã xác định 6 đặc trưng của xã hội - xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng,
trong đó
có nêu đặc trưng về quan hệ dân tộc ở Việt Nam là: "Các dân tộc trong nước bình
đẳng,
đoàn kết và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ" [23, tr. 9].
Đối với dân tộc Chăm, Ban Bí thư Trung ương Đảng có ra Chỉ thị 121 CT/TW
ngày 26 tháng 10 năm 1981 nêu rõ:
Đảng và Nhà nước ta cần chăm lo tạo điều kiện cho đồng bào Chăm
phấn đấu đạt được những yêu cầu mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của
Đảng đề ra. Xóa bỏ tận gốc sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, thực hiện triệt để quyền bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc. Trước
mắt, các cấp ủy Đảng cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối với vùng
dân tộc Chăm, làm tốt công tác chính trị tư tưởng, bảo đảm và phát huy
quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, kết hợp vừa tranh thủ vừa
phân hóa tầng lớp trí thức và chức sắc các tôn giáo tạo nên sự nhất trí về
chính trị và tinh thần phấn khởi trong đồng bào Chăm, động viên và tổ chức
quần chúng ra sức phấn đấu đạt sự chuyển biến rõ rệt về các mặt kinh tế, văn
hóa, giáo dục, an ninh chính trị, từng bước cải thiện đời sống của nhân dân
[17, tr. 3].
Để thực hiện chủ trương trên, Chỉ thị nêu ra 6 nhiệm vụ cụ thể:
Một là, tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng. Tổ chức cho đảng
viên từ tỉnh đến cơ sở, sau đó cho các lực lượng vũ trang, cán bộ nhân viên
ngoài Đảng, các đoàn thể và nhân dân học tập chính sách dân tộc, phải thấy
rõ dân tộc Chăm là một thành viên trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng ta, các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam đều
bình đẳng, cùng nhau làm chủ, cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội, có quyền lợi
và nghĩa vụ như nhau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cần nhận
thức đúng đắn mối quan hệ lịch sử giữa hai dân tộc Chăm và Việt trước đây,
xóa bỏ thành kiến kỳ thị dân tộc, khắc phục tư tưởng tự ti, hẹp hòi, bi quan,
tiêu cực và những băn khoăn nghi ngờ việc thực hiện chính sách dân tộc của
Đảng trong một số đồng bào Chăm đồng thời khắc phục những biểu hiện tư
tưởng dân tộc lớn trong một số cán bộ và đồng bào người Việt, tăng cường
khối đoàn kết thống nhất trong nội bộ dân tộc Chăm, người Việt và các dân
tộc anh em khác. Trong việc thực hiện mọi nhiệm vụ ở vùng đồng bào Chăm
phải biết kết hợp tuyên truyền giáo dục chính sách dân tộc, coi đó là nhiệm
vụ thường xuyên và lâu dài.
Hai là, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân. Tích cực giải
quyết việc cung cấp vật tư, giúp đỡ nông dân xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật nông nghiệp, xây dựng công trình thủy lợi thích hợp với từng vùng,
khôi phục và phát triển những nghề truyền thống như trồng bông, kéo sợi, dệt
vải, trồng dâu nuôi tằm, làm đồ gốm, chăn nuôi gia súc đi đôi với việc phát
triển các hình thức kinh tế phụ gia đình để tăng thu nhập.
Ba là, phát triển văn hóa, giáo dục y tế và xã hội. Coi trọng các di sản
văn hóa dân tộc, sưu tầm khai thác, chọn lọc và nâng cao vốn văn hóa dân
tộc Chăm. Đáp ứng yêu cầu tình cảm của đồng bào Chăm và làm phong phú
kho tàng văn hóa Việt Nam.
Tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục phổ thông ở vùng dân tộc
Chăm, củng cố và phát triển trường bổ túc văn hóa cho thanh niên Chăm ở
Thuận Hải, bổ sung chế độ chính sách đối với học sinh Chăm. Thực hiện chủ
trương dạy xen kẽ chữ dân tộc với chữ phổ thông ở những nơi đồng bào có
yêu cầu.
Củng cố, tăng cường và tạo điều kiện để các trạm y tế hộ sinh ở các
xã ấp có đồng bào Chăm hoạt động tốt.
Bốn là, củng cố và xây dựng cơ sở Đảng, chính quyền và các đoàn
thể quần chúng.
Chú trọng phát triển mạnh đội ngũ trung kiên cốt cán ở cơ sở để từ
đó phát triển Đảng.
Thu hút nhân dân lao động Chăm vào các tổ chức quần chúng để có
điều kiện động viên, giáo dục và nâng cao ý thức làm chủ tập thể.
Năm là, tích cực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ người Chăm.
Sáu là, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội vùng đồng bào
Chăm [17, tr. 4-6].
Sau 10 năm triển khai thực hiện, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã mở Hội nghị
tổng kết đánh giá kinh tế - xã hội ở vùng Chăm trong cả nước tại Phan Thiết
(Thuận
Hải). Từ Hội nghị tổng kết đó để tạo điều kiện hơn nữa cho đồng bào Chăm phát
triển
phù hợp với tình hình mới. Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Thông tri số 03
TT/TW
ngày 17/10/1991 về công tác đối với đồng bào Chăm có một số nội dung sau:
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Chăm cần được
xây dựng trong kế hoạch chung phát triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh có
đồng bào Chăm và của cả nước. Cần chú ý đến đặc điểm kinh tế và tập quán
của từng vùng để bố trí cơ cấu kinh tế cho phù hợp, xác định cụ thể cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, ngành nghề theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa
nhiều thành phần, làm cho sản xuất, đời sống đồng bào Chăm có bước tiến
bộ rõ rệt trong những năm tới.
Phải tiếp tục phát huy tinh thần tự lực tự cường, khai thác đến mức
cao nhất mọi tiềm năng của nhân dân, kết hợp với sự đầu tư thích đáng của
từng địa phương và sự hỗ trợ của Trung ương.
Coi trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp toàn diện, trọng tâm là sản
xuất lương thực với biện pháp hàng đầu là phát triển thủy lợi gắn với phát
triển ngành nghề chăn nuôi, thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến nhất là các
nghề truyền thống, từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng, ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật, xây dựng nông thôn mới. Giải quyết hợp lý hợp tình vấn
đề tranh chấp đất đai để đồng bào có đất ổn định sản xuất, củng cố đoàn kết
dân tộc, xử lý phù hợp phong tục, tập quán vấn đề ruộng "cút" của đồng bào
theo đạo Bà la môn, ruộng thánh đường của đồng bào theo đạo Hồi [21, tr.
3].
Từ đường lối chủ trương chính sách của Đảng nội dung chính sách dân
tộc được thể chế thành các văn bản Luật và dưới Luật của nhà nước. Thống kê bước
đầu
cho thấy vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc được đề cập trong Hiến pháp năm 1992
có 5
điều khoản (đó là các điều: Điều 5, Điều 36, Điều 39, Điều 94, Điều 133); Có 45
điều
qui định trong các Luật và Bộ Luật và 3 điều qui định trong các Pháp lệnh. Đó
là: Quyết
định 72 (18/03/1990) của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cụ thể hóa Nghị
quyết
22 của Bộ Chính trị; Quyết định 327 (1992) của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về
một số
chủ trương chính sách sử dụng đất trống đồi núi trọc, rừng, bãi bờ ven biển và
mặt
nước; Nghị quyết 64/CP (1993) ban hành bản qui chế về việc giao đất nông nghiệp
cho
hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
Quyết
định 02/CP của Chính phủ (1994) ban hành qui định về việc giao đất lâm nghiệp
cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp...
Nhiều thông tư, chỉ thị, qui chế của các cơ quan, ban ngành chức năng cũng đã
được ban hành nhằm thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.
Thông qua các hệ thống văn bản từ Văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, các văn bản của Chính phủ, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta ngày
càng được quan tâm cả trong phương diện hoạch định chính sách đến việc thể chế
hóa
và thực hiện trong đời sống.
Văn kiện Đại hội VII của Đảng khẳng định: "Thực hiện chính sách bình đẳng,
đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển
đi lên
con đường văn minh, tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng
đồng
các dân tộc Việt Nam" [24, tr. 63].
1.2.2. Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận thực hiện chính sách dân tộc
Ngày 01 tháng 4 năm 1992 tỉnh Ninh Thuận được tái lập. Trên cơ sở những
thành quả của tỉnh Thuận Hải (1976 - 1991) để lại trong đó có việc thực hiện
chính sách
dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thuận Hải lần thứ I (03/1977) đã xác
định.
Công tác dân tộc ở tỉnh ta có vị trí rất quan trọng để thực hiện chính
sách dân tộc của Đảng, vấn đề mấu chốt là ra sức đẩy mạnh tốc độ xây dựng,
phát triển và cải tạo kinh tế và văn hóa ở các vùng dân tộc, kết hợp sản xuất
nông nghiệp với lâm nghiệp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhanh chóng xây dựng và ổn định
các khu định canh định cư ở miền núi [11, tr. 5].
Đối với dân tộc RagLai đã đạt được một số thành tựu: Định canh định cư được
38 điểm trên 66 điểm phải định canh định cư. Đã làm được
91 km đường giao thông miền núi, mùa khô ô tô đi đến được trung tâm một số
xã. Đã có một số xã miền núi có điện thắp sáng và có điện thoại. Đã đầu tư xây
dựng
một số công trình thủy lợi nhỏ, xây dựng được 25 trường học, 16 trạm xá. Thành
tựu
nổi bật về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là đồng bào RagLai vẫn
phát huy
truyền thống cách mạng, tinh thần cảnh giác nên đã tích cực đấu tranh chống lại
những
âm mưu tuyên truyền và hoạt động phản cách mạng của bọn Fulrô. Nhận thức rõ vị
trí
và tầm quan trọng của miền núi, chúng ta đã xây dựng được lực lượng dân quân tại
chỗ,
mỗi xã đều có một đại đội cơ động. Lực lượng công an xã, thôn cùng với lực lượng
dân
quân xã tích cực tuần tra truy quét bọn phá rừng, số bầu dầu (thầy cúng)... Giữ
vững an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Đã quan tâm xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể quần chúng
ở các xã miền núi.
Đối với đồng bào Chăm: Thực hiện chỉ thị 121 CT/TW, về kinh tế tiến hành
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngoài việc thâm canh tăng năng suất cây
lúa
nước, những vùng không có đủ nước tưới cho chuyển sang trồng cây nho, cây thuốc
lá
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gà...
Xây dựng
cơ sở hạ tầng: Tất cả các làng Chăm đường ô tô đi đến tận nơi, đã đưa điện về
các làng
Chăm. Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã tập trung vận động giáo dục, thuyết phục
những