Luận văn: Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc
4,623
464
90
Tám 1945 ta chia Ninh Thuận thành ba huyện: Ninh Hải Hạ, Ninh Hải Thượng và Ninh
Sơn. Đến tháng 06/1946 thành lập 6 khu hành chính ở đồng bằng và đến tháng
02/1947
đổi thành 6 vùng, đối với vùng núi và vùng đồng bào Chăm sinh sống lập Phòng
quốc
dân thiểu số (có năm phân phòng) đến tháng 08/1948 giao vùng sáu (Cam Ranh) cho
Khánh Hòa và sáp nhập các vùng thành các huyện Thuận Nam, Thuận Bắc và An
Phước. Đầu năm 1950 giải tán huyện Thuận Nam, Thuận Bắc thành lập các xã lớn
trực
thuộc tỉnh. Đồng thời năm 1950 thành lập khu căn cứ Bác ái, đến năm 1951 đổi
thành
huyện và năm 1953 thành lập huyện Anh Dũng. Khi chuyển sang cuộc kháng chiến
chống Mỹ, các xã lớn trước đây được tổ chức thành 5 vùng. Riêng thị xã Phan Rang
cùng huyện Bác ái, Anh Dũng vẫn giữ nguyên. Đến cuối năm 1960 liên tỉnh ba sáp
nhập Bác ái với hai huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) thành khu căn cứ 50
(tức căn cứ ái Vĩnh Sơn). Đến tháng 08/1961 khu ủy 6 được thành lập và đến cuối
năm
khu 6 giải tán, khu căn cứ 50 giao Bác ái lại cho Ninh Thuận, lúc bấy giờ khu
căn cứ
Bác ái tách thành hai huyện: Bác ái Đông và Bác ái Tây. Sau ngày 30/04/1975,
miền
Nam được giải phóng, đất nước thống nhất Ninh Thuận được sáp nhập với Bình
Thuận,
Tuyên Đức, Lâm Đồng thành tỉnh Thuận Lâm. Đầu năm 1976 tỉnh Thuận Lâm được
tách ra thành hai tỉnh Lâm Đồng và Thuận Hải. Thực hiện chủ trương của Quốc hội
khóa VIII tháng 04/1992 tỉnh Thuận Hải được tách ra thành hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận. Tỉnh Ninh Thuận tính đến cuối năm 2000 có ba huyện: Ninh Phước, Ninh
Sơn, Ninh Hải và Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.
Kinh tế - xã hội Ninh Thuận chậm phát triển, ở nông thôn và miền núi còn lạc
hậu, đói nghèo chiếm tỷ lệ khá cao. Ninh Thuận có 18 xã trên tổng số 56 xã,
phường
thuộc diện đặc biệt khó khăn. Thói làm ăn manh mún, dựa vào kinh nghiệm là
chính,
trông chờ vào may rủi của kinh tế tiểu nông, tâm lý ỷ lại vào Nhà nước của thời
bao cấp
còn nặng nề.
1.1.2. Đặc điểm tình hình dân tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận
Trong lịch sử hình thành và phát triển của mình Ninh Thuận đã hội tụ trong
lòng mình các dân tộc Kinh, Chăm, RagLai, Chu, K
’
Ho... Có tất cả 27 dân tộc anh em
cùng sinh sống. Trong đó đông nhất là người Kinh 394.018 người - chiếm 78%; tiếp
đến
là người Chăm 58.770 người - chiếm 11,6%; rồi đến người RagLai 45.137 người -
chiếm 8,93%; các dân tộc còn lại 7.402 người - chiếm 1,47%.
Trong luận văn này chúng tôi tập trung phân tích đặc điểm của dân tộc Chăm và
RagLai.
Người Chăm là một trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam,
hiện có 99.000 người, thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo, cư trú tập
trung ở các tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Bình Thuận ngoài ra còn có ở các tỉnh
Bình Định, tỉnh Phú Yên, tỉnh Đồng Nai, tỉnh An Giang và Thành phố Hồ
Chí Minh [45, tr. 34-35].
Riêng ở Ninh Thuận hiện có 58.770 người, chiếm 59,36% so với tổng số người
Chăm trong cả nước. Người Chăm ở Ninh Thuận cư trú xen kẽ với các dân tộc anh em
ở
22 thôn thuộc 12 xã của 4 huyện, thị trong tỉnh, nhưng tập trung ở huyện Ninh
Phước có
đến 18 thôn của 8 xã. Hình thái cư trú của người Chăm phổ biến là ở đồng bằng
tập
trung lại thành từng khu vực riêng biệt gọi là Plây Chăm (làng Chăm) thông
thường mỗi
Plây Chăm là một cộng đồng người Chăm cùng theo một tôn giáo.
Về kinh tế: Người Chăm chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, họ thành thạo các kỹ
thuật làm ruộng lúa nước mà tiêu biểu là trình độ thủy lợi, đắp đập chứa dẫn
nước vào
ruộng khá hoàn chỉnh, là một trong những dân tộc có nghề trồng lúa nước phát
triển
nhất và xa xưa nhất ở Việt Nam. Hiện nay ở Ninh Thuận vẫn còn những đập nước cổ
của người Chăm như đập Nha Trinh trên sông Cái, đập Lâm Cấm trên sông Dinh vẫn
tiếp tục tưới cho các cánh đồng lúa của người Chăm lẫn người Kinh ở các huyện
Ninh
Hải, Ninh Sơn và Thị xã Phan Rang - Tháp Chàm. Ngoài ra còn có các hệ thống thủy
lợi được làm mới trên nền các đập nước cổ của người Chăm như hệ thống đập Sông
Pha, hệ thống Sông Lu 1, Sông Lu 2...
Ngoài ra còn trồng cây ăn quả và cây công nghiệp như cây điều, cây nho, cây
mía, cây bông vải... và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chỉ có hai thôn làm nghề thủ
công,
làm gốm ở thôn Vĩnh Thuận và dệt thổ cẩm ở thôn Mỹ Nghiệp đều thuộc Thị trấn
Phước Dân huyện Ninh Phước.
Về văn hóa: Dân tộc Chăm là một thành phần trong đại gia đình các dân tộc
Việt Nam có nền văn hóa phát triển rực rỡ, tiêu biểu là nền văn
hóa Sa Huỳnh. Trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Chăm đã
xây dựng cho mình một nền văn hóa có sắc thái riêng biệt, độc đáo và
đa dạng.
Kho tàng văn học dân gian Chăm rất phong phú với nhiều thể loại khác nhau
như thần thoại, cổ tích, ca dao, tục ngữ... đặc biệt là truyện thơ (Ariya) là
loại hình
ngâm - kể chuyện đặc sắc của người Chăm. Trong sinh hoạt văn nghệ các loại nhạc
cụ
Chăm cũng rất phong phú và độc đáo như các loại trống có Ghi-năng, Paranưng, kèn
Sa-ra-
nai, các điệu múa Chăm, dân ca Chăm... Lễ hội của người Chăm lớn nhất hàng năm
là lễ
hội Katê của đồng bào theo Bà la môn giáo và lễ hội Ramadan của đồng bào theo
Hồi
giáo.
Người Chăm theo đạo Bà la môn đã để lại những tháp Chăm rất độc đáo. Điển
hình là thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Hiện
nay ở tỉnh Ninh Thuận còn lại ba quần thể tháp Chăm: tháp PoKlông Gia Rai, tháp
Pô
lô mê và tháp Hòa Lai đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch
sử -
văn hóa.
Về tôn giáo: Qua lịch sử phát triển của Vương quốc Chăm Pa chúng ta nhận
thấy, ngay từ những ngày lập quốc, các vương triều Chăm Pa cổ đã gắn chặt với
một số
tín ngưỡng tôn giáo và các tín ngưỡng tôn giáo ấy đã tác động mạnh mẽ chi phối
công
việc triều chính cũng như các sinh hoạt thường ngày của người dân Chăm Pa. Từ
thế kỷ
I đến thế kỷ II, khi Phạm Thệ - một vị vua của người Chăm đã thống nhất hai tiểu
quốc
đầu tiên của người Chăm là Nam Chăm và Bắc Chăm (tức là bộ lạc Cau-pi-nang và bộ
lạc Dừa-li-u trước đây) thành một nhà nước độc lập đầu tiên của người Chăm vào
năm
192 mở đầu cho vương triều Lâm ấp tồn tại đến giữa thế kỷ thứ VII. Trải qua chín
đời
vua của Vương triều này, hầu như đất nước Chăm Ơa cổ đã chịu ảnh hưởng rất lớn
nền
văn hóa ấn Độ và ấn độ giáo (Bà la môn giáo, Hin đu giáo). Bà la môn giáo trở
thành
tôn giáo chính thống đóng một vai trò rất quan trọng và chi phối mạnh mẽ đời
sống xã
hội của cộng đồng người Chăm. Vị trí chính thống của Bà la môn giáo dù có những
lúc
thịnh, lúc suy nhưng vẫn được tiếp tục duy trì cho đến vương triều Vijaga
(Si-Pi-Nừi) từ
1036 - 1400. Trải qua hàng chục thế kỷ, Bà la môn giáo đã có những ảnh hưởng sâu
đậm và toàn diện đối với đời sống người Chăm. Tuy nhiên, khi du nhập vào cộng
đồng
người Chăm - một dân tộc có bề dày văn hóa đặc sắc, Bà la môn giáo đã không còn
giữ
nguyên vẹn những đặc điểm nguyên thủy mà được "Chăm hóa" để phù hợp với điều
kiện tự nhiên, nhu cầu tín ngưỡng của người Chăm. Nhưng dẫu sao Bà la môn giáo
cũng đã để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống xã hội của người Chăm. Đặc
biệt là
trên lĩnh vực đời sống văn hóa tinh thần thông qua những công trình kiến trúc
(tháp
Chăm), âm nhạc, điêu khắc cũng như những phong tục, tập quán của người Chăm.
Bên cạnh Bà la môn giáo, Phật giáo cũng đã từng bước du nhập vào cộng đồng
người Chăm và có một thời kỳ từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế
kỷ X thuộc Vương triều Đồng Dương (Indrapura) Phật giáo đã trở thành quốc
giáo. Nó thực sự chiếm ưu thế tuyệt đối trong vương quyền. Đồng thời cũng lan
rộng và
chi phối hầu hết các lĩnh vực hoạt động xã hội của vương quốc Chăm Pa. Trong đó
Indravarman II là một vị vua người Chăm rất sùng bái Phật giáo, chính ông là
người đã
cho xây Phật viện (Vihara) rất lớn tại Đồng Dương vào năm 875. Song Phật giáo
với
triết lý khổ hạnh và cao siêu đã không đáp ứng được nhu cầu đời sống tâm linh
cũng
như đời sống vật chất trong cuộc sống hiện thực của đông đảo quần chúng nhân dân
nên
nó dần dần suy yếu và nhường lại vai trò cho Bà la môn giáo đã có từ trước đó và
Hồi
giáo ở những giai đoạn sau.
Hồi giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất trên thế giới (900.000.000
người có mặt ở hơn 50 nước khắp các châu lục) nhưng ở Việt Nam đạo Hồi không lớn
chỉ có vài vạn tín đồ mà chủ yếu là người Chăm và một số rất ít người Kinh. Hồi
giáo
do Môhamet (573 - 632) sinh tại Mecca người bộ lạc Carét sáng lập ra. Đạo Hồi
được
truyền bá vào người Chăm khoảng từ thế kỷ XIII - XV bằng con đường hòa bình cùng
với sự tan rã của quốc gia Chiêm Thành (Chăm Pa) và sự suy giảm dần của đạo Hin
Đu
(Bà la môn) tôn giáo chính thống của người Chăm. Đạo Hồi khi du nhập vào người
Chăm đã phải nhượng bộ và tiếp thu một số yếu tố của tín ngưỡng dân gian Chăm và
của Bà la môn giáo, tạo nên nét riêng biệt của đạo Hồi trong cộng đồng người
Chăm ở
Ninh Thuận. Có những điểm khác nhau rất cơ bản đối với Hồi giáo chính thống.
Chẳng
hạn về giáo luật qui định có năm cốt đạo, cốt đạo thứ ba qui định: "Ăn chay
tháng
Ramadan, một năm phải ăn chay trong tháng này (tháng 9 Hồi lịch) ban ngày nhịn
chay,
chờ đến đêm mới được ăn (trừ trẻ nhỏ, người già, người ốm)". Nhưng người Chăm
theo
Hồi giáo ở Ninh Thuận đến tháng Ramadan chỉ những người có chức sắc trong tôn
giáo
mới phải ăn chay, còn lại họ vẫn ăn uống bình thường. Quá trình ảnh hưởng của
Hồi
giáo đối với dân tộc Chăm có những thay đổi. Do những biến cố của lịch sử một bộ
phận người Chăm đến định cư ở vùng Châu Đốc (An Giang), số người Chăm di cư đến
nơi sinh sống mới có điều kiện tiếp xúc gần gũi với người Mã Lai Hồi giáo, tạo
thành
một cộng đồng Hồi giáo có nhiều yếu tố gần gũi với Hồi giáo chính thống nên được
gọi
là Hồi giáo Islam (Hồi giáo mới). Người Chăm Hồi giáo ở lại vùng Ninh Thuận,
Bình
Thuận được gọi là Hồi giáo cũ (hay gọi là Chăm Bà ni để phân biệt với Chăm Bà la
môn). Bà ni là cách gọi xuất phát từ tiếng ả rập là "Be Ni" có nghĩa là "con
trai của đấng
tiên tri". Không phải như tác giả Bùi Thiết gọi Hồi giáo cũ là Hồi Ba Li [45,
tr. 36].
Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận theo đạo Bà la môn có 34.637 người
(58,93%), Hồi giáo Bà ni là 21.798 người (37,09%), Hồi giáo Islam 1.735 người
(2,98%), còn lại theo một số đạo khác như Tin Lành, Công giáo khoảng 700 người
(1,1%).
Giữa Bà la môn giáo và Hồi giáo có những điểm khác nhau cơ bản. Bà la môn
giáo thờ đa thần mà chủ yếu là thờ giáo chủ Bramaha và thần Siva. Trong ăn uống
họ
kiêng ăn thịt bò, khi chết tiến hành hỏa táng. Ăn tết Katê hàng năm vào tháng 7
Chăm
lịch (khoảng tháng 9 âm lịch). Hồi giáo thờ độc thần là thánh Allah. Trong ăn
uống họ
kiêng ăn thịt lợn, khi chết tiến hành địa táng. Ăn tết hàng năm vào tháng
Ramadan.
Tuy vậy giữa người Chăm Bà la môn và người Chăm Hồi giáo vẫn có quan hệ
khăng khít với nhau trên cơ sở cùng một cộng đồng dân tộc có chung tiếng nói,
chữ
viết, cùng có những phong tục tập quán tín ngưỡng bản địa của dân tộc Chăm có từ
ngàn xưa. Chẳng hạn, người Chăm vẫn lưu giữ nhiều lễ hội dân gian Chăm từ những
lễ
nghi của cư dân trồng lúa nước như lễ liên quan đến thủy lợi (lễ PLaoSah, lễ Ông
cai
đập, Ông cai mương) đến lễ dựng chòi, lễ mừng lúa mới... đến những lễ hội lớn
như
Ramadan, Katê.
Người Chăm đến nay vẫn theo quan hệ mẫu hệ, con gái lấy họ mẹ, con trai theo
họ cha. Trong hôn nhân bao giờ cũng do đàng gái chủ động trong lễ hỏi, lễ cưới.
Người
con trai được người con gái cưới về nhà mình. Chính xuất phát từ điểm này trong
dân
tộc Chăm bao giờ con trai cũng
được học hành chu đáo, học lên các lớp cao hơn con gái vì người Chăm cho
rằng phải cho con trai mình học hành chu đáo để khi về "làm dâu" nhà gái không
bị coi
thường. Trong hôn nhân vẫn có phân biệt giữa hai tôn giáo, vẫn có sự cấm kỵ,
nhưng
trong thực tế thì trai, gái hai tôn giáo vẫn có sự kết hôn với nhau.
Về chính trị: Trong lịch sử người Việt và người Chăm đã có truyền thống đoàn
kết chống giặc ngoại xâm: như cuộc chiến đấu chống xâm lược nhà Hán từ những năm
đầu công nguyên, cuộc chiến đấu đánh đuổi quân Java vào thế kỷ thứ VIII, chống
quân
Mông Nguyên vào thế kỷ XIII.
Tháng 12 năm 1282 quân Mông Nguyên xâm lược Chăm Pa, nhân
dân Chăm Pa anh dũng kháng chiến và phối hợp với cuộc kháng chiến của
nhân dân Đại Việt. Cuộc kháng chiến thắng lợi của Đại Việt vào năm 1285 đã
góp phần giải phóng hoàn toàn Chăm Pa [46, tr. 86].
Cùng sát cánh bên nhau dưới ngọn cờ khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn
chống lại tập đoàn phong kiến Nhà Nguyễn vào cuối thế kỷ XVIII. Đến khi vương
triều
cuối cùng của vương quốc Chăm Pa tan rã, dân tộc Chăm trở thành một bộ phận của
gia
đình các dân tộc Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua các cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm, tiêu biểu nhất là hai thời kỳ chống thực dân Pháp và đế
quốc Mỹ,
dân tộc Chăm luôn đoàn kết với các dân tộc anh em trong tỉnh, đã đóng góp sức
người
sức của vào sự nghiệp giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Nhiều cơ sở cách
mạng
đã hình thành và phát triển trong các thôn xóm người Chăm như thôn Hậu Sanh (xã
Phước Hữu), thôn Như Bình (xã Phước Thái), thôn Vĩnh Thuận (thị trấn Phước Dân).
Nhiều gương sáng tiêu biểu: có anh hùng liệt sĩ Đổng Dậu, liệt sĩ Phú Như Lập,
Tài Đại
Thông, Từ Hậu, Lưu Đặng và nhiều tên tuổi khác.
Bên cạnh đó, cũng phải thấy rằng, dân tộc và tôn giáo luôn luôn là những vấn
đề phức tạp và hết sức nhạy cảm của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trước
giải
phóng (30/04/1975) chế độ Mỹ - Ngụy đã áp dụng
một số biện pháp để lôi kéo người Chăm như chúng thành lập "Hiệp hội Chàm
Hồi giáo Việt Nam" vào ngày 10/10/1961; Mặt trận giải phóng các dân tộc thiểu số
gọi
tắt là Fulrô. Sử dụng đội ngũ trí thức Chăm vào trong bộ máy cai trị từ thượng
viện, hạ
viện xuống trưởng ti sắc tộc, quận trưởng, quận phó...
Chế độ Mỹ - Ngụy còn tạo điều kiện cho linh mục người Pháp là Moussay sử
dụng tiền tài trợ của tổ chức thiên chúa giáo ở Pháp xây dựng Trung tâm nghiên
cứu
văn hóa Chăm tại Phan Rang, trường Trung học PôKlông (1971) để thu hút tập hợp
trí
thức Chăm, tiến hành giáo dục, đào tạo thanh niên Chăm. Trong nội dung giảng dạy
của
Trường có đề cập văn hóa Chăm, lịch sử dân tộc Chăm nhưng đã bị bóp méo sai sự
thật
nhằm kích động, nuôi dưỡng tư tưởng kỳ thị dân tộc...
Tháng 04/1975 khi ta tiến hành giải phóng miền Nam bọn cầm đầu Fulrô Chăm
như Huỳnh Ngọc Sắng, Vạn Thanh Bình, Đổng Thẹo... tự xưng là lực lượng thứ ba
đòi
đứng ra tiếp quản các vùng Chăm. Không được ta tiếp nhận chúng đã tiến hành
xuyên
tạc cách mạng trong dân tộc Chăm, gây hoang mang dao động trong các tầng lớp
nhân
dân - nhất là những gia đình có con em tham gia chính quyền cũ, đánh vào tâm lý
hoài
nghi của những trí thức cũ được Mỹ - Ngụy đào tạo... Đồng thời lôi kéo kêu gọi
thanh
niên trí thức Chăm mang súng ra rừng gia nhập Fulrô và phát động chiến dịch "Chế
Bồng Nga" để đánh phá cách mạng.
Nhưng âm mưu gây rối và phá hoại của chúng bị ta phát hiện và tiêu diệt. Đến
năm 1977, lực lượng Fulrô đã hoàn toàn tan rã. Một số chạy về đầu thú làm ăn
lương
thiện, một số trốn sang lưu vong ở nước ngoài nhưng vẫn tìm cách móc nối liên
lạc với
những người Chăm ở trong nước. Những người này đã lôi kéo một số trí thức, chức
sắc
trong các tôn giáo thường xuyên liên lạc thư từ với các trí thức cũ người Chăm ở
nước
ngoài, bày tỏ tâm trạng bất mãn với chế độ, viết tin bài nói xấu chế độ ta, vu
cáo Nhà
nước ta phân biệt đối xử với dân tộc Chăm hoặc nhờ những trí thức cũ người Chăm
ở
nước ngoài can thiệp với nước sở tại và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
bảo lãnh cho họ ra nước ngoài sinh sống hoặc yêu cầu viện trợ kinh phí để xây
dựng,
sửa chữa những thánh thất. Những trí thức cũ người Chăm còn tổ chức, gợi ý cho
những
trí thức trẻ trong dân tộc mình thành lập những đội, nhóm "bình thơ" để công
khai tụ tập
với nhau, trao đổi thông tin, thảo luận tình hình, thời cuộc, khơi dậy tinh thần
dân tộc
cực đoan, nhắc lại quá khứ đau buồn của dân tộc mình gây ra tâm lý hoang mang
hoài
nghi chế độ và tiền đồ tương lai của chính họ trong tầng lớp sinh viên, thanh
niên dân
tộc Chăm.
Tỉnh Ninh Thuận có 29 xã miền núi, vùng cao, chia thành ba khu vực: Khu vực
I có 4 xã; khu vực II có 10 xã và khu vực III có 15 xã. Trong đó có 18 xã đặc
biệt khó
khăn được đầu tư theo chương trình 135 của Chính phủ. Tổng diện tích tự nhiên
257.844 ha (đất nông nghiệp 31.790 ha). Có 29.834 hộ, 160.953 nhân khẩu, đông
nhất
là dân tộc RagLai.
RagLai: Là một trong 54 dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam
hiện có 70.000 người, thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai - Đa Đảo, sinh sống tập
trung ở phía Nam tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận với nhiều tên gọi khác
nhau như RagLai, Rai (hay Krai), Noang, Na oang, Orang, Glai [45, tr. 160].
Riêng ở Ninh Thuận có 45.137 người chiếm 64,5% so với tổng số người
RagLai trong cả nước.
Vùng cư trú của người RagLai Ninh Thuận trước đây gọi là é Lâm, giữa é Lâm
có thung lũng bằng phẳng chạy từ Nam sang Đông Bắc chia đôi é Lâm thành é Lâm Hạ
và é Lâm Thượng. é Lâm dựa vào vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng và nối liền với
miền
núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa (thuộc hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh). Khu vực
này có địa hình hiểm trở bởi có nhiều núi cao, vực sâu, bị nhiều sông suối chia
cắt nên
rất khó khăn trong phát triển kinh tế nhưng thuận lợi cho ta làm căn cứ trong
kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ cũng như trong công cuộc phòng thủ bảo vệ Tổ quốc
hiện nay. Bản làng cư trú của người RagLai gọi là Palây, nằm trên những khu đất
cao,
bằng phẳng và gần nguồn nước. Mỗi Palây có từ 20 - 30 nhà sàn, nhà có cấu trúc
đơn
sơ, mỗi nhà thường gồm cha mẹ và con cái chưa lập gia đình, đứng đầu Palây là
một
Popalây (trưởng làng) thường là người có công lập làng, chịu trách nhiệm làm lễ
cúng
trời mỗi khi có dịch hạn.
Trong cộng đồng dân tộc RagLai còn có đội ngũ thầy cúng (Bojan) mỗi Palây
có thể có nhiều thầy cúng. Ngoài cúng lễ thầy cúng còn kiêm luôn chức năng chữa
bệnh. Người RagLai quan niệm thầy cúng là nhân vật trung gian giao tiếp giữa
người
với thần linh, với Giàng.
Xã hội cổ truyền của người RagLai có sự biến đổi khi chính quyền nhà Nguyễn
thiết lập sự thống trị và đặc biệt là khi thực dân Pháp bình định xong các tỉnh
phía Nam
nước ta. Tổ chức hành chính được thành lập gồm có: Sách, Lý, Tổng nhằm quản lý
dân
cư, thu thuế và thực hiện các biện pháp bóc lột khác. Sách là đơn vị cơ sở,
nhiều Palây
ghép lại thành một Sách. Lý là cấp trung gian quản lý, người đứng đầu gọi là Lý
trưởng
và trên nữa là Tổng, người đứng đầu gọi là Chánh tổng. Những người đứng đầu các
Sách, Lý, Tổng tham gia đắc lực vào bộ máy chính quyền phong kiến trở nên giàu
có và
dựa vào quyền lực để bóc lột hà hiếp nhân dân nên bị nhân dân gọi là "đầu lớn"
chứ
không gọi là người đứng đầu theo phong tục.
Hôn nhân và gia đình: Gia đình (BokSang) của người RagLai là những gia đình
lớn mẫu hệ. Trong gia đình lớn mẫu hệ đứng đầu gia đình là một người phụ nữ lớn
tuổi
nhất (gọi là Posang hay Mú Sang). Posang quyết định mọi vấn đề trong gia đình
như:
giữ lại hoặc cho sử dụng tài sản chung, quyết định việc phân chia và thừa kế tài
sản, hôn
nhân, thờ cúng, phân xử các thắc mắc trong gia đình...
Hôn nhân theo chế độ mẫu hệ, con theo họ mẹ, phụ nữ là chủ nhà, thường thì
con gái đi tìm hiểu con trai, ưng thì cưới về làm chồng và ở bên nhà vợ, ông Cậu
có vai
trò quan trọng trong việc cháu gái lấy chồng. Người RagLai không có những ràng
buộc
khắt khe trong hôn nhân, khi người vợ chết người chồng có thể về nhà mẹ đẻ và đi
lấy