Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh Láng Hạ”
4,001
851
92
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
11
hơn. Đồng thời khách hàng và ngân hàng thường phải quy định về thời hạn
hiệu lực và mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng đựơc sử dụng số vốn vay trong phạm vi
hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá và rút tiền mặt tại máy
rút tiền tự động hay điểm ứng tiền m
ặt là đại lý của ngân hàng.
Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận
bằng văn bản pháp luật chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên
tài khoản thanh toán của khách hàng.
Căn cứ vào phương thức trả nợ:
Trả nợ một lần: khách hàng và ngân hàng thoả thuận sẽ trả cả lãi và
gốc một lần duy nhất.
Trả nợ làm nhiều lần: ngân hàng tính toán chia khoản nợ
ra thành nhiều
kỳ để khách hàng có thể dễ dàng trả nợ.
Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng nhiều phương thức để phân loại khác
như dựa vào hình thái tiền tệ hay dựa vào đối tượng vay... từ đó để ngân
hàng có thể dễ dàng trong việc quản lý tránh nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng.
2.4. Vai trò của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Điều hoà vốn, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy nhanh
quá trình tái sản xuất m
ở rộng trong nền kinh tế. Ngân hàng là chiếc cầu
nối giữa những người có vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế với những
người cần vốn để mở rộng kinh doanh, tiêu dùng…. Trên cơ sở huy động
nguồn vốn trong dân cư hay đi vay các tổ chức kinh tế khác ngân hàng tiến
hành cho vay với các cá nhân, tổ chức kinh tế đang cần vốn để phục vụ sản
xuất kinh doanh.
Các doanh nghiệ
p không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu thiếu
vốn. Nhờ nguồn vốn mà ngân hàng cho vay doanh nghiệp không những
đảm bảo quá trình sản xuất mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
12
dụng công nghệ hiện đại để hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của
sản phẩm trên thị trường. Từ đó các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sản xuất lưu
thông hàng hoá đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng. Như vậy, tín
dụng ngân hàng đã biến các phương tiện hoạt động có hiệu quả, thu hút
nhanh chóng các vật tư lao động, những tiềm năng sẵn có khác vào sản
xu
ất.
Tín dụng ngân hàng giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tín dụng
ngân hàng là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Nếu muốn khuyến khích ngành nghề hay thành phần kinh tế
nào phát triển, ngân hàng sẽ thực hiện ưu đãi tín dụng với ngành nghề hay
khu vực đó. Từ đó ngân hàng sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệ
p đó dễ
dàng tiếp cận được vốn vay ngân hàng, trở thành đòn bẩy để giúp ngành
nghề đó phát triển.
Để thực hiện được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục đích đã
định, các nhà ngân hàng cần phải nghiên cứu và thực thi chính sách tín
dụng phù hợp để có thể tác động vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Điều này đang là một vấn đề hết sứ
c quan trọng ở nước ta, trong tình trạng
cơ cấu kinh tế hiện nay còn nhiều bất hợp lý. Đặc biệt trong quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế,chuyển từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền
kinh tế nhiều thành phần chúng ta cần phải có những biện pháp để thúc đẩy
sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, du
lịch…bởi ở nướ
c ta tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm quá lớn trong khi tỷ
trọng các ngành khác còn quá thấp so với các nước trên thế giới. Để làm
được điều này chính sách tín dụng đóng một vai trò hết sức quan trọng, chú
trọng vào công tác tín dụng như vậy sẽ là một biện pháp để thực hiện thành
công sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Kích thích tính năng động linh hoạt cuả các doanh nghiệp. Trong
thời đại ngày nay, khi thông tin và công ngh
ệ thông tin thay đổi liên tục và
phát triển một cách rất nhanh chóng, các doanh nghiệp luôn luôn đứng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
13
trước yêu cầu cần phải thay đổi cho phù hợp nhu cầu của thời đại. Để thực
hiện được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên thay đổi
máy móc, kỹ thuật thay nâng cấp nhà xưởng, đổi mới sản phẩm…và ngân
hàng chính là nơi cung cấp vốn trung và dài hạn tốt nhất cho các doanh
nghiệp. Qua đó, ngân hàng sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội để đổi
mới kích thích tính năng
động của doanh nghiệp. Không chỉ vậy, tín dụng
ngân hàng còn thường xuyên bổ xung vốn lưu động cho doanh nghiệp
trong quá trình hoạt động giúp doanh nghiệp nắm bắt được các cơ hội đầu
tư.
Tín dụng ngân hàng giúp tăng nhanh vòng quay của vốn, giảm lượng
tiền mặt trong lưu thông. Qua đó tín dụng ngân hàng giúp Nhà nước tăng
cường quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thông qua tín dụng, ngân hàng huy động
được một lượng lớn ti
ền nhàn rỗi trong nền kinh tế, thực hiện cho vay, đầu
tư vào sản xuất kinh doanh mà không cần phát hành thêm tiền mặt. Qua đó,
ngân hàng còn thực hiện được nhiệm vụ điều hoà vốn giữa các vùng các
ngành, các thành phần kinh tế qua đó việc quản lý, lưu thông tiền tệ sẽ
được thực hiện tốt hơn. Hoạt động tín dụng càng mở rộng thì càng hạn chế
phương thức thanh tóan dùng tiền mặt do ngân hàng sử
dụng phương thức
chuyển khoản, L/C ... từ đó giảm chi phí lưu thông tiền mặt trong nền kinh
tế.
Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình
mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế. Trong xu thế hội nhập quốc tế,
mối quan hệ giữa các nước trên thế giới và trong khu vực được mở rộng và
phát triển đa dạng cả về
chiều rộng và chiều sâu. Đây là một trong những
nhân tố quan trọng tạo điều kiện đặc biệt cho các nước đang phát triển trên
thế giới trong đó có nước ta. Thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác kinh
tế, tăng cường các quan hệ đối ngoại do đó đầu tư vốn tín dụng thúc đẩy
xuất khấu hàng hoá là mối quan tâm của các ngân hàng trong tình hình hiện
nay. Ngân hàng với tư cách là tổ
chức kinh doanh tiền tệ, thông qua hoạt
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
14
động cho vay sẽ trở thành nền tảng, là người cung cấp vốn cho các nhà đầu
tư kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Từ đó ngân hàng sẽ trở thành đòn
bẩy thúc đẩy quá trình mở rộng và giao lưu kinh tế quốc tế, là phương tiện
nối liền nền kinh tế các nước.
Qua đó ta thấy, tín dụng ngân hàng có một vai trò đặc biệt quan trọng
đối với nền kinh tế, là phương tiện, công cụ Nhà nước không ch
ỉ có thể sử
dụng để quản lý, kiểm soát mà còn sử dụng để thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế, thực hiện các chủ trương của Nhà nước.
3. Tín dụng ngắn hạn.
3.1. Khái niệm tín dụng ngắn hạn.
Tín dụng ngắn hạn là một hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
được phân theo thời gian của khoản vay. Đó là những khoản vay có thời
hạn ngắn- dướ
i 1 năm do đó khoản vay này thường được dùng để đáp ứng
nhu cầu thiếu vốn tạm thời như phục vụ cho thanh toán hàng hoá, tài trợ, bổ
xung vốn lưu động hay thanh toán ngoại thương và phục vụ nhu cầu sinh
hoạt.
3.2. Đặc điểm.
- Do nguồn vốn tín dụng ngắn hạn dùng để cung cấp vốn cho chi tiêu,
mua nguyên vật liệu, trả lương, bổ xung vốn lưu động nên s
ố vốn vay
thường nhỏ, nguồn vốn được quay vòng nhiều. Trong khi đó đối tượng sử
dụng vốn từ nguồn trung và dài hạn thường là những tài sản cố định có thời
gian sử dung lâu dài vì vậy thời gian sử dụng vốn lâu, nguồn vốn không
được quay vòng nhiều.
- Thời hạn thu hồi vốn nhanh: do vốn tín dụng ngắn hạn thường được
sử dụng để bù đắp nh
ững thiếu hụt trong ngắn hạn, để đảm bảo cân bằng
ngân quỹ, giúp doanh nghiệp đối phó với những chênh lệch thu chi trong
ngắn hạn... Thông thường những thiếu hụt này chỉ mang tính tạm thời hay
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
15
mang tính mùa vụ, sau đó khoản thiếu hụt này sẽ được bù đắp hoặc sẽ sớm
thu lại dưới hình thái tiền tệ vì vậy thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh.
- Rủi ro do tín dụng ngắn hạn mang lại thông thường không cao. Do
khoản vay chỉ cung cấp trong thời gian ngắn vì vậy ít chịu ảnh hưởng của
sự biến động không thể lường trước của nền kinh tế như các khoả
n tín dụng
trung và dài hạn. Ngoài ra, các khoản vay được cung cấp cho các đơn vị
sản xuất kinh doanh theo hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá, dựa trên
tài sản bảo đảm, bảo lãnh... đồng thời khoản vay thường đựơc tiến hành khi
có nhu cầu cấp thiết về vốn ngắn hạn và chắc chắn sẽ có khoản thu bù đắp
trong tương lai vì vậy rủi ro mang đến thường thấp.
- Lãi suất thấp: lãi suất cho vay
được hiểu là khoản chi phí người đi
vay trả cho nhu cầu sử dụng tiền tạm thời của ngươì khác. Chính vì rủi ro
mang lại của khoản vay thường không cao do đó lãi suất người đi vay phải
trả thông thường nhỏ hơn lãi suất khoản vay tín dụng trung và dài hạn
tương ứng.
- Hình thức tín dụng phong phú: Để đáp ứng nhu cầu hết sức đa dạng
của khách hàng, để góp phần phân tán rủ
i ro, đồng thời để tăng cường sức
cạnh tranh trên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại không
ngừng phát triển các hình thức cho vay trong nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn
của mình. Điều đó đã làm cho các hình thức tín dụng ngắn hạn rất phong
phú như: nghiệp vụ ứng trước, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ chiết khấu...
- Là loại hình kinh doanh chủ yếu tại các ngân hàng thương mạ
i. Xuất
phát từ đặc trưng của ngân hàng thương mại: là ngân hàng kinh doanh tiền
gửi, mà trong đó chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn, nên để đảm bảo khả năng
thanh khoản của mình, các ngân hàng thương mại đã cho vay chủ yếu là
ngắn hạn.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
16
3.3. Các hình thức tín dụng ngắn hạn
3.3.1. Chiết khấu thương phiếu
Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương
mại, trong đó ngân hàng trao cho người có trái phiếu một số tiền bằng giá
trị đáo hạn của trái phiếu trừ đi một số tiền lãi, hoa hồng và một số chi phí
khác. Tiền lãi tính từ ngày chiết khấu tới ngày đáo hạn trái phiếu.
Chứng từ chiết khấu có một số đặc trưng là: chứ
ng từ có giá ; được
thanh toán số tiền đúng bằng mệnh giá chứng từ chiết khấu; thời hạn thanh
toán là thời hạn ngắn ( 90 đến 180 ngày).
Trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng đưa cho khách hàng của mình
một số tiền để sử dụng ngay và chỉ thu số tiền đó về khi trái phiếu đáo hạn.
Về nguyên tắc, ngân hàng có thể nhận chiết khấu tất cả các trái phiếu
nhưng thông th
ường ngân hàng thích nhất là hối phiếu.
Khi khách hàng có nhu cầu chiết khấu, khách hàng phải nộp cho ngân
hàng các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin chiết khấu
- Bảng kê thương phiếu kèm theo các thương phiếu xin chiết khấu.
Sau khi nhận được các hồ sơ, ngân hàng tiến hành thẩm định các mặt
sau:
- Tính hợp pháp, hợp lệ của các thương phiếu
- Xem xét mối quan hệ thương mại của các chủ thể liên quan
đến
thương phiếu.
- Nghiên cứu khả năng trả nợ của các chủ thể có liên quan, đặc biệt là
người thụ lệnh (người phải thanh toán thương phiếu) và người thụ hưởng
(người xin chiết khấu).
Ngân hàng chỉ chấp nhận chiết khấu những thương phiếu đủ điều kiện
sau:
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
17
- Còn thời hạn thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
- Phải hợp lệ về mặt hình thức và nội dung
- Đối với hối phiếu thì phải có chữ ký chấp nhận của người thụ tạo
- Khách hàng phải chuyển nhượng quyền sở hữu cho ngân hàng dưới
hình thức ký hậu.
Sau khi thẩm định, ngân hàng loại trừ những thương phiếu không đủ
điều kiệ
n chiết khấu hay còn nghi ngờ khả năng thanh toán, rồi tính số tiền
ngân hàng trả cho khách hàng theo các thương phiếu nhận chiết khấu.
Đến thời hạn thanh toán thương phiếu, ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ
ở người chịu trách nhiệm thanh toán thương phiếu. Nếu người này không
thanh toán, ngân hàng có thể chọn một trong hai cách xử lý sau:
- Ngân hàng có thể trích tài khoản tiền gửi thanh toán của người xin
chiết khấu để thu hồi, sau đó trả lại th
ương phiếu để họ tự đòi nợ.
- Ngân hàng tiến hành thủ tục để truy đòi số nợ: theo luật định, ngân
hàng có quyền chỉ định một trong số những người tham gia ký chuyển
nhượng thương phiếu để trả nợ cho ngân hàng. Trong trường hợp này, ngân
hàng thường chỉ định người nào có đủ khả năng tài chính nhất.
Ưu điểm và nhược điểm của nghiệ
p vụ chiết khấu:
Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng có khá nhiều ưu điểm, đó là:
- Chiết khấu là nghiệp vụ ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng
là khá chắc chắn.
- Đây là hình thức tín dụng khá đơn giản, ít phiền phức với ngân
hàng.
- Chiết khấu không làm đóng băng vốn của ngân hàng vì thời hạn
chiết khấu ng
ắn và ngân hàng thương mại có thể khá dễ dàng xin tái chiết
khấu thương phiếu ở Ngân hàng Nhà nước.
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
18
- Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu thường được chuyển vào
tài khoản tiền gửi của khách hàng, bởi vậy nó lại tạo nguồn vốn cho ngân
hàng.
- Tất cả những ai kí tên vào thương phiếu đều có trách nhiệm thanh
toán và trong thực tế không một doanh nghiệp nào từ chối thanh toán do đó
đây là hình thức cho vay ít rủi ro nhất.
Tuy vậy, trong nghiệp vụ chiết khấu, ngân hàng thương mại vẫn có thể
gặ
p phải rủi ro do ba nguyên nhân cơ bản sau:
- Ngân hàng nhận chiết khấu những thương phiếu giả mạo.
- Giấy nhận nợ luân chuyển theo dây chuyền trong đó có một khâu
hỏng dẫn đến khó khăn trong thanh toán.
- Công ty mẹ phát hành cho Công ty ty con nhưng Công ty mẹ phá
sản.
3.3.2. Nghiệp vụ tín dụng ngân quỹ
Tín dụng ngân quỹ là nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn mà trong đó ngân
hàng cho khách hàng vay để đảm bảo sự cân đối ngân quỹ hàng ngày của
khách hàng và được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là ứng trước trên
tài khoản hoặc thấu chi.
3.3.2.1. Ứng trước trên tài khoản
Ứng trước trên tài khoản là loại tín dụng mà ngân hàng cho khách
hàng vay tiền bằng cách mở và ứng cho họ một số tiền trên tài khoản của
khách hàng tại ngân hàng. Từ tài khoản đó, khách hàng có thể ký phiếu lĩnh
tiền tới mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho mình.
Nếu căn cứ vào tính chất đảm bảo thì tín dụng ứng trước bao gồm: ứng
trước có đảm bảo và ứng trước không đảm bảo.
- Ứng trướ
c có bảo đảm: khi nào khách hàng thực sự vay tiền thi phải
thế chấp hay cầm cố một tài sản hay một giá trị làm đảm bảo nhất định cho
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
19
khoản tiền vay đồng thời khách hàng phải ký một lệnh phiếu trao cho ngân
hàng giữ cam kết hoàn trả số tiền đã vay vào thời điểm nhất định.
- Trong trường hợp không có tài sản bảo đảm, hay tài sản bảo đảm
kém giá trị khách hàng có thể nhờ một người có tài sản bảo lãnh số nợ đó
bằng một tờ cam kết. Người bảo lãnh do khách hàng chọn nhưng phải đượ
c
sự chấp nhận của ngân hàng.
Nếu căn cứ vào các thức sử dụng tiền vay thì tín dụng ứng trước có hai
cách sử dụng tiền vay:
- Sau khi đã ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng tiến hành cho vay
theo mức cho vay đã thoả thuận, ngân hàng chuyển toàn bộ số tiền cho vay
vào tài khoản tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp để doanh nghiệp tuỳ ý
sử dụng theo nhu cầu. Đây là cách cho vay mà các ngân hàng thường áp
dụ
ng.
- Khách hàng được sử dụng dần số tiền vay trên tài khoản vay (tài
khoản ứng trước). Việc sử dụng bằng cách phát hành séc để chi trả mang số
hiệu tài khoản ứng trước. Khi tờ séc do khách hàng phát hành quay trở về
ngân hàng thì ngân hàng trích tài khoản vay để chi trả.
Khách hàng có thể sử dụng tiền vay một hoặc nhiều lần. Nếu khách
hàng phát hành séc để chi trả (mang số hiệu tài khoản vay) vượt mức cho
vay đã thoả thuậ
n thì ngân hàng áp dụng các biện pháp chế tài do phát hành
séc không có tiền bảo chứng.
Đây là một trong hai hình thức tín dụng ứng trước mà các ngân hàng
thương mại có thể áp dụng song không phổ biến.
Ưu, nhược điểm của loại tín dụng ứng trước
Ưu điểm:
- Đối với ngân hàng: vốn ngân hàng cho vay thường không phải rút
ngay một lúc vì nhu cầu vốn của khách hàng phát sinh dần dần và nếu
khách hàng dùng tiền ứng trước đó vào việc thanh toán cho khách hàng
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
20
khác có tài khoản tại ngân hàng ấy thì nguồn vốn của ngân hàng không bị
hao hụt. Mặt khác, với cách cho vay này thì ngân hàng được hưởng một
khoản lãi tính trên toàn bộ số tiền ứng trước trong suốt thời gian cho vay dù
khách hàng có sử dụng hết hay không hết số tiền đó.
- Đối với khách hàng: được sử dụng vốn một cách chủ động. Có thể
đáp ứng tính thời vụ về vốn của họ.
Nh
ược điểm:
- Đối với ngân hàng: loại cho vay này có rất nhiều rủi ro do ngân
hàng khó kiểm soát việc sử dụng tiền vay của khách hàng.
- Đối với khách hàng thì phải chịu toàn bộ lãi tính trên số tiền cho
vay trong thời gian đã thoả thuận (dù thực tế họ không sử dụng hết).
3.3.2.2. Thấu chi.
Thấu chi là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàng
được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoản
vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định. Xuất phát từ việc nếu
doanh nghiệp có số dư trên tài khoản tiền gửi mới được quyền chi tiêu,
nhưng do một lý do nào đó mà số dư trên tài khoản tiền gửi không đủ đáp
ứng nhu cầu chi tiêu. Trườ
ng hợp đó ngân hàng có thể xem xét chấp nhận
để khách hàng được quyền chi tiêu một số tiền vượt quá số hiện có trên tài
khoản. Mục đích của ngân hàng chỉ để giúp khách hàng giải quyết khó
khăn tạm thời về tài chính.
Tài khoản vãng lai là tài khoản có tính chất đặc biệt, trong đó khách
hàng và ngân hàng cam kết trả nợ lẫn nhau bằng phương pháp bù trừ. Với
những tài khoản tiền gửi khác, khách hàng chỉ được phép sử dụng trong
giới hạn số dư có của tài khoản đó, nếu sử dụng quá số tiền trên là vi phạm
vì phát hành séc không có hay thiếu tiền bảo chứng. Song đối với tài khoản
vãng lai, giữa ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận cho phép tài
khoản dư có hoặc dư nợ, số dư nợ được hai bên thoả thuận đến một giới