Luận văn tốt nghiệp "Đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam theo quan điểm Marketing-mix"
5,438
934
105
54
Bảng 2.8. Thị trường tiêu thụ (1995-2001)
(% so với tổng số lượng xuất khẩu năm đó)
Năm
T. trường
1995 1996 1997 1998 1999 2000
2001
(*)
Châu Á 60,00 33,30 31,00 73,70 54,46 45,16 44,50
Châu Phi 17,00 31,00 42,00 7,60 23,67 26,27 22,70
Trung Đông 6,00 19,00 15,00 11,60 12,52 17,51 13,20
Châu Mỹ 11,00 15,70 9,00 3,10 5,54 5,19 6,70
T.trường khác 1,00 3,00 4,00 3,81 5,86 9,90
(*) Tính đến 31/08/2001
Nguồn: Vụ Xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại
Qua bảng trên cho thấy thị trường chủ yếu của Việt Nam là các nước
châu Á, châu Phi vì Việt Nam thường xuất khẩu các loại gạo có phẩm cấp
trung bình và thấp, giá rẻ nên dễ dàng cạnh tranh trên các thị trường này.
Vùng Đông và Đông Nam châu Á là thị trường xuất khẩu gạo chính
của Việt Nam trong đó Malaixia, Philippin là các khách hàng chính và
thường xuyên nhất. Trong 7 tháng đầu năm 2001, Philippin là n
ước nhập
khẩu gạo Việt Nam nhiều nhất với 527.250 tấn, trị giá gần 79 triệu USD so
với nhu cầu nhập khẩu 850.000 tấn trong cả năm. Ngoài ra, Singapo và
Inđônêxia cũng đã trở thành những bạn hàng lớn của Việt Nam trong khu
vực này với số lượng gạo nhập khẩu trong 7 tháng đầu năm nay là 151.784
tấn và 196.756 tấn.
Khu vực châu Phi là nơi tập trung các nước đang phát triển có nhu cầu
nhập kh
ẩu lớn về gạo tiêu thụ. Chất lượng gạo Việt Nam phù hợp với thị
trường này. Tuy nhiên, chúng ta phải chịu rất nhiều rủi ro do khả năng thanh
toán ngoại tệ của các nước châu Phi kém, cước phí vận chuyển cao... Các
quốc gia nhập gạo của Việt Nam ở khu vực này là Angiêri, Aicập, Xênêgan,
Nam Phi...
Khu vực Trung Đông là thị trường tiêu thụ lớn thứ ba của gạo Việt
Nam. Năm 2000 là năm các nướ
c trong khu vực này nhập khẩu gạo Việt
Nam nhiều nhất so với các năm khác (17,51%). Đây là một thị trường rất
rộng mở mà chúng ta cần tập trung khai thác bằng cách sản xuất và chế biến
các loại gạo đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và chất lượng sản phẩm.
55
Tiêu biểu cho nhập khẩu gạo Việt Nam là Irắc, Arập Xêút, Các tiểu vương
quốc Arập thống nhất...
Khu vực Châu Mỹ là nơi nhập khẩu gạo Việt Nam nhiều hơn khu vực
Trung Đông vào năm 1995. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ trọng
này giảm xuống dần. Các quốc gia của khu vực thường đòi hỏi gạo có chất
lượng cao mà chúng ta chưa đáp ứng được. Hơ
n nữa, vị trí địa lý còn là một
khó khăn cản trở gạo xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này.
So với Thái Lan và Mỹ là những nước có truyền thống xuất khẩu gạo
và có những mối quan hệ lâu dài, ổn định về thị trường và khách hàng tiêu
thụ đối với mỗi khu vực khác nhau thì thị trường gạo của Việt Nam nhỏ và
manh mún hơn nhiều. Trong những năm đầ
u, chúng ta gặp nhiều khó khăn
vì phải xâm nhập vào những thị trường quen thuộc của những nước xuất
khẩu lớn, đặc biệt là Thái Lan. Trên thương trường, nước này có nhiều bạn
hàng truyền thống lớn với khoảng trên 15 thị trường chính, đã tiêu thụ cho
Thái Lan trên 80% lượng gạo xuất khẩu. Hơn nữa, gạo Thái Lan đồng đều,
có phẩm chất cao cấp phù hợp với những thị trườ
ng khó tính như Nhật Bản,
EU... Gạo Việt Nam do mới ở giai đoạn thâm nhập nên chưa có bạn hàng
lớn, chất lượng gạo lại thấp, độ trắng không đều, lẫn thóc và nhiều tạp chất,
đặc biệt lúa hè thu có độ ẩm cao, bạc bụng, tỷ lệ độ gãy cao, mẫu mã bao bì
không đẹp... Chính những điểm yếu đó đã hạn chế việc mở rộng thị trườ
ng
xuất khẩu của gạo nước ta. Tuy nhiên, chúng ta lại gần như có chung thị
trường với Thái Lan vì thị trường nào mà gạo Việt Nam xuất khẩu sang thì
gạo của Thái Lan cũng có mặt bằng nhiều con đường trực tiếp và gián tiếp
khác nhau. Những khó khăn đó quả là một vấn đề lớn, bức xúc, đòi hỏi sự
nỗ lực từ cả phía Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu gạ
o để tìm ra giải
pháp hữu hiệu nhất. Trong hoàn cảnh cụ thể hiện nay khi Việt Nam chính
thức gia nhập và tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội của
ASEAN thì những bất lợi do gặp phải cạnh tranh gay gắt của các nước xuất
khẩu, đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chương trình giảm thuế. Vì vậy,
chúng ta cần có những bước đi đúng đắn để đạt được hiệ
u quả cao nhất trong
xuất khẩu gạo, đem lại lợi ích tối đa cho nền kinh tế quốc dân.
2.2.3.5. Các bước tiến hành xuất khẩu
Chuẩn bị giấy tờ và các chứng từ khác
- Chuẩn bị các thủ tục giấy tờ (hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói,
giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận chất lượng...)
56
- Tiến hành các thủ tục mà Nhà nước quy định như xin giấy phép xuất
khẩu, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa,...
- Theo dõi mặt hàng gạo xuất khẩu nhằm xử lý các thông tin chính xác
về ngày giao hàng, kí mã hiệu lô hàng, số hiệu tàu, điều kiện thanh toán...
Chuẩn bị và kiểm tra hàng hoá
- Lập kế hoạch thu gom hàng và phân công trách nhiệm cho từng công
việc cụ thể.
- Theo dõi từng bước để kịp thời chỉnh sửa cho hợp lý.
-
Đối với các hợp đồng lớn, hàng giao làm nhiều đợt và trong hợp đồng
cho phép các điều khoản có quyền được sửa đổi thì công ty phải thường
xuyên đưa đến khách hàng để nắm bắt được sự thay đổi kịp thời.
- Chuẩn bị bao bì có chất lượng tốt, thích hợp với mặt hàng gạo, với
điều kiện vận tải, điều kiện khí hậu và những quy định
ở nước nhập khẩu và
bao gói cẩn thận để giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra.
- Kí mã hiệu hàng hóa thì phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ đọc và có đầy đủ các
thông số cần thiết. Ngoài ra, chất liệu để kí mã hiệu phải không phai mầu,
không thấm nước và không làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
- Sau khi đã chuẩn bị hàng, cần tiến hành kiểm tra lại cẩn thận m
ột lần
nữa sự phù hợp về chất lượng, bao bì, số lượng... để ngăn chặn kịp thời các
thiếu sót dẫn đến hiểu nhầm, tranh chấp, khiếu nại làm giảm hiệu quả của
hoạt động xuất khẩu.
Thuê tàu và mua bảo hiểm
Gạo xuất khẩu của Việt Nam thường bán theo điều kiện FOB nên việc
thuê tàu và mua bảo hiểm thuộc về
trách nhiệm của nhà nhập khẩu. Tuy
nhiên, chúng ta đang cố gắng để có thể ký kết nhiều hợp đồng bán theo giá
CIF hơn nữa nhằm giành quyền thuê tàu cho các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo Việt Nam.
Thông quan hàng hoá và giao hàng cho người mua
- Khi hàng hóa được kiểm tra đảm bảo yêu cầu, doanh nghiệp xuất
khẩu gạo sẽ tiến hành hoàn tất các thủ tục cần thiết để thông quan hàng hóa
và giao hàng cho người mua. Khi nào hàng được giao cho người mua an
toàn thì doanh nghiệp mới coi nh
ư hoàn thành được trách nhiệm của mình.
- Chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết như giấy phép xuất khẩu, hóa
đơn, phiếu đóng gói, bảng kê chi tiết, hợp đồng xuất khẩu để việc khai báo
57
hải quan được nhanh chóng. Sắp xếp hàng trật tự thuận tiện cho việc kiểm
soát khi xuất trình hàng hóa. Để tránh bị phiền hà sách nhiễu cần khai báo
trung thực, chính xác, nộp thuế đầy đủ và tuân thủ đúng các yêu cầu của hải
quan...
- Khi giao hàng, cần nắm vững kế hoạch giao hàng như thời gian giao
hàng, phương thức giao hàng... Phải lập kế hoạch và tổ chức vận chuyển
hàng vào cảng tới địa đi
ểm giao hàng đúng thời gian quy định. Khi bốc hàng
lên tàu phải thường xuyên giám sát hiện trường, cập nhật số liệu từng ngày,
từng giờ để nắm chắc số lượng hàng giao và giải quyết kịp thời các vướng
mắc phát sinh, đảm bảo thu được vận đơn sạch, đã bốc hàng. Có như vậy,
việc thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp mới thuận lợi, nhanh chóng.
Làm thủ tục thanh toán
Trong xuấ
t khẩu gạo thường thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo nước ta khi xuất sang các nước đang phát triển
thường phải đôn đốc người mua mở L/C đúng hạn vì khả năng thanh toán
của các nước này kém. Sau khi nhận được L/C phải kiểm tra L/C và khả
năng thuận tiện trong việc thu tiền gạo xuất khẩu bằng L/C.
Khiếu nại và giải quyết khiếu nạ
i
Thông thường khi có khiếu nại giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt
Nam và các nhà nhập khẩu nước ngoài thường giả quyết bằng thương lượng.
Trong quá trình thương lượng, người tham gia thương lượng phải có sự kiên
trì, khéo léo, có những lập luận vững vàng, hợp tình, hợp lý...
Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng, hai bên có thể
kiện nhau tại Hội đồng trọng tài nếu có thoả thu
ận trọng tài hoặc tại Toà án.
2.2.4. Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
2.2.4.1. Mục đích
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có vai trò to lớn trong
Marketing-mix đối với sản phẩm gạo. Nhờ các công cụ, chính sách xúc tiến
và hỗ trợ kinh doanh, chúng ta có thể thúc đẩy nhanh việc xuất khẩu, thâm
nhập thị trường, làm tăng kim ngạch, góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu
nhờ số lượng gạo bán ra nước ngoài tăng lên, qua đó thu hút khách hàng
tiềm nă
ng...
Hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh không chỉ nhằm lôi cuốn sự
chú ý của khách hàng nước ngoài đối với gạo xuất khẩu của Việt Nam mà
còn nâng cao vị trí của xuất khẩu các sản phẩm Việt Nam nói chung trên thị
58
trường quốc tế, qua đó lôi kéo thêm các nhà nhập khẩu gạo và giúp cho Việt
Nam có lợi thế cạnh tranh cao hơn các nước xuất khẩu khác.
2.2.4.2. Các biện pháp xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh
Các doanh nghiệp ở Việt Nam sử dụng chiến lược “đẩy” trong chính
sách xúc tiến để đẩy gạo ra thị trường thông qua mạng lưới kênh phân phối.
Chiến lược này đặc biệt chú trọng tới việc tổ chức tốt mạng lướ
i phân phối
nhằm đạt hiệu quả xuất khẩu tối đa. Qua hơn 10 năm thực hiện việc bán gạo
ra thị trường thế giới, chúng ta chưa thực sự có những kế hoạch xúc tiến một
cách quy củ mà chỉ là những việc làm mang tính chất bước đầu. Cụ thể là:
- Xuất khẩu gạo đã được thúc đẩy bằng một số biện pháp nâng cao chất
lượ
ng, giảm giá vận chuyển và nâng cao tiếng tăm của Việt Nam đối với các
bạn hàng nước ngoài.
Trong những năm qua, chất lượng gạo đã có những cải tiến đáng kể với
việc giảm tỷ lệ phần trăm số gạo gẫy và các chỉ tiêu khác. Tuy nhiên, chất
lượng gạo của Việt Nam luôn là vấn đề nhức nhối với các nhà xuất khẩu khi
đặt trong bối cảnh c
ạnh tranh của thị trường thế giới nên yếu tố về chất
lượng gạo hiện nay chưa thể là một điểm mạnh trong chính sách xúc tiến
kinh doanh của ta được.
- Các biện pháp giảm giá và vận chuyển cũng bước đầu được áp dụng.
Tuy nhiên, chi phí cảng, chi phí bốc dỡ và các chi phí liên quan tại cảng biển
Việt Nam vẫn còn cao, khó có thể cạnh tranh được với các nhà xuất khẩu
khác. Hơn nữa, tố
c độ bốc hàng chậm, gây mất cơ hội về giá cả và uy tín của
các doanh nghiệp Việt Nam.
- Cung cấp các dữ liệu tiếp cận thông tin về giá cả, sản xuất lương thực,
thị trường quốc tế và thị trường tiếp thị.
Trong thời đại ngày nay, việc trao đổi thông tin giữa các nguồn cung và
thị trường là một yếu tố không thể thiếu trong việc Marketing sản phẩm.
Chiến l
ược thông tin ở Việt Nam cho xuất khẩu gạo vẫn còn những bất cập.
Các doanh nghiệp không thường xuyên có được những thông tin và dự báo
trong việc xác định các thị trường đầu ra, khối lượng gạo có thể xuất khẩu,
các chính sách khuyến khích khả năng cạnh tranh của gạo cũng như nhu cầu
khách hàng.
Khâu nghiên cứu thị trường xuất khẩu gạo vẫn chưa được đầu tư đúng
mứ
c. Các nguồn tài liệu về thị trường gao thế giới phục vụ cho kinh doanh
xuất khẩu cũng như phục vụ công tác quản lý xuất khẩu, công tác nghiên
cứu nhìn chung còn quá ít ỏi, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế trong khi hoạt
59
động xuất khẩu đòi hỏi những thông tin sâu rộng về thị trường để theo dõi
kịp thời và hệ thống các diễn biến cung cầu, giá cả. Do nghiên cứu thị
trường bị hạn chế nên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam không
xử lý được kịp thời những diễn biến của thị trường, bỏ lỡ rất nhiều cơ hội
thuận lợ
i cho xuất khẩu gạo, gây thiệt hại tới bản thân doanh nghiệp nói
riêng và cho Nhà nước nói chung. Cụ thể là năm 1994, nhu cầu nhập khẩu
gạo của Nhật Bản đột ngột tăng tới 2 triệu tấn. Các nhà kinh doanh của ta đã
hy vọng có thể xuất khẩu sang thị trường này song do thiếu những thông tin
cụ thể về cách thức nhập khẩu, tiến trình nhập sẽ tập trung vào thời gian nào,
cấp loạ
i gạo nào... nên không xử lý được linh động, hiệu quả trước tình hình
biến động cung cầu, lỡ một hợp đồng lớn mà đáng lẽ chúng ta có thể giành
được. Năm 1997, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, cầu về gạo trên thị
trường thế giới tăng mạnh. Các nhà xuất khẩu Việt Nam do thiếu thông tin
cập nhật đã đề nghị giá gạo thấp hơn giá thị trường và đ
ã bán hết dự trữ gạo
trước khi giá gạo trên thị trường thế giới đạt mức giá trần cao nhất. Đầu năm
1998, giá gạo trên thế giới tiếp tục nhích lên, các doanh nghiệp xuất khẩu
gạo đã ồ ạt ký hợp đồng. Chỉ trong quý I, số lượng gạo trong hợp đồng xuất
khẩu đã ký lên tới 3 triệu tấn. Sang đến quý II, giá gạo xuất khẩu tiếp tục
tăng mạnh, giá lúa đồng bằng sông Cửu Long cũng tăng. Những doanh
nghiệp đã ký hợp đồng số lượng lớn bị thua lỗ do không dự đoán được thị
trường. Để giải quyết, Chính phủ đã hai lần chỉ đạo tạm ngưng ký hợp đồng
mới vào tháng tư và tháng tám nhằm rà soát lại các hợp đồng cũ. Nhiều
doanh nghiệp phải tìm cách trì hoãn những hợp đồng đã ký, ch
ịu mất uy tín
với bạn hàng. Thiệt hại về giá gạo xuất khẩu 4 tháng đầu năm vào khoảng
hàng chục triệu USD, chưa kể đến việc tổ chức thu mua ồ ạt, thậm chí cả
tranh mua, đẩy giá gạo cả nước lên quá cao làm cho các doanh nghiệp xuất
khẩu bị thua lỗ lớn. Đến giai đoạn cuối 1998, đầu năm 1999, giá gạo xuất
khẩu ở mức cao thì số lượng h
ợp đồng đã ký lại ở mức thấp do các doanh
nghiệp vẫn không dự đoán được thị trường, xu hướng cung cầu và giá cả
trong tương lai. Sự thiếu thông tin về gạo trên thế giới luôn làm cho các
doanh nghiệp Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi khi thực hiện đàm phán, ký kết
hợp đồng dẫn đến hiệu quả kém trong hoạt động xuất khẩu.
Trong lĩnh vực sản xuất, những thông tin liên quan
đến công nghệ và
thị trường cũng đóng một vai trò thiết yếu. Người nông dân ở Việt Nam chủ
yếu có được những thông tin qua các mối quan hệ thân quen và trao đổi với
những nông dân khác. Vào tháng 11 năm 1999, Trung tâm thông tin của Bộ
60
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã xuất bản nguyệt san “Tin lương
thực”. Tuy nhiên, phần lớn những tin tức về thị trường trong và ngoài nước
đều lấy từ Trung tâm thông tin của Bộ Thương mại, không đủ đáp ứng nhu
cầu cập nhật về giá cả thị trường của người sản xuất. Các Hiệp hội lương
thực và các tổng công ty đang có hướng mở ra các nhóm nghiên cứu tình
hình thị trường trong n
ước và quốc tế nhưng các hoạt động này vẫn còn
nhiều yếu kém. Cùng một báo cáo ngành mà có tới 3, 4 số liệu khác nhau
trong khi nguồn cán bộ của cả hai bộ trên đều rất yếu, chưa dám sử dụng
những chuyên gia đã được đào tạo chính quy về ngành kinh doanh cho nông
nghiệp nên không làm tốt chức năng dự báo thị trường.
Về phía các nhà xuất khẩu, tuy thông tin là thực sự cần thiết nhưng ít
chủ động đầ
u tư thời gian và vốn cho nghiên cứu thị trường. Bên cạnh đó,
thông tin phản hồi từ các khách hàng thường không nhiều và các chiến dịch
quảng cáo cho sản phẩm gạo gần như không có. Chính phủ Việt Nam còn
thiếu những biện pháp để truyền bá, giới thiệu những lợi thế của gạo Việt
Nam tới các khách hàng quốc tế, tạo một lỗ hổng lớn trong các kênh thông
tin từ người sản xuấ
t tới người tiêu dùng. Hơn nữa, các nguồn tài liệu về thị
trường gạo thế giới phục vụ cho công tác xuất khẩu và nghiên cứu quá ít ỏi,
chưa đấp ứng được yêu cầu thực tế. Hiện nay, mạng Internet đã trở nên rất
phổ biến Việt Nam. Đây là một phương tiện thông tin có tính toàn cầu hoá,
có khả năng truy cập một khối lượng thông tin khổng lồ song các doanh
nghiệp vẫ
n hạn chế sử dụng do chi phí thuê bao và các nguyên nhân chủ
quan khác. Điều đó tạo cho các doanh nghiệp thói quen bị động trước các
biến cố xảy ra trên thị trường, dễ gây những hậu quả lớn và khó tránh khỏi.
2.3. Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam theo mô hình
SWOT
Qua những phân tích về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong
những năm qua theo quan điểm Marketing-mix tập trung vào 4 vấn đề: chính
sách sả
n phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách xúc
tiến và hỗ trợ kinh doanh, chúng ta đã có một cái nhìn chi tiết về xuất khẩu
gạo trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang chuyển mình sang giai đoạn
mới. Phải khẳng định rằng gạo đã trở thành một mặt hàng chiến lược không
thể thiếu trong chính sách phát triển của Việt Nam. Với các phân tích trên,
chúng ta còn rút ra những nhận định và đánh giá để từ đ
ó hình thành những
chiến lược cụ thể theo Marketing-mix cho xuất khẩu gạo của Việt Nam
trong những năm tới.
61
Theo quan điểm Marketing, cơ sở hình thành chiến lược gồm bốn điểm:
- S (streengths) - điểm mạnh: ở đây hiểu là mặt mạnh mà chúng ta có
được trong quản lý vĩ mô đối với sản phẩm gạo và vị trí, khả năng cạnh
tranh của xuất khẩu gạo Việt Nam trên trường quốc tế.
- W (weeknesses) - điểm yếu: những khó khăn của Nhà nước trong cơ
chế đi
ều tiết gạo.
- O (oppotinites) - cơ hội: những yếu tố thuận lợi trong bối cảnh khu
vực và quốc tế mà chúng ta cần tranh thủ để tăng cường sản xuất, chế biến,
xuất khẩu gạo.
- T (threats) - thách thức: những nguy cơ từ bên ngoài có thể ảnh hưởng
xấu đến tình hình chung và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam, cần được
phát hiện, điều chỉnh mộ
t cách kịp thời cho phù hợp và tránh những hậu quả
xảy ra.
Cả bốn yếu tố trên tạo thành mô hình SWOT - là cơ sở hình thành chiến
lược trong Marketing-mix mà các nhà hoạch định vẫn thường sử dụng để tạo
kế hoạch cho chương trình hành động trong thời gian tới. Nghiên cứu mô
hình này đối với sản phẩm gạo ở tầm vĩ mô đòi hỏi có một cách nhìn tổng
quát, sắc bén để từ đó rút ra nh
ững nhận định đúng đắn và có hiệu quả cao.
2.3.1. S - Điểm mạnh
2.3.1.1. Cơ chế chính sách
Thành công trong xuất khẩu gạo của Việt Nam do nhiều yếu tố tác
động trong đó sự điều chỉnh và đề ra các chính sách của Đảng và Nhà nước
ta đóng một vai trò rất quan trọng. Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo được
hoàn thiện liên tục qua từng năm để tạo nh
ững điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh
xuất khẩu gạo với số lượng lớn, nâng vị trí của Việt Nam là một trong những
quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới. Cụ thể là:
Thứ nhất, từ trước đến nay, hạn ngạch được giao một lần và giao trước
khi bước vào năm tài chính. Tuy nhiên, đến năm 2001, Chính phủ đã
quy
ết định hạn ngạch xuất khẩu gạo, tạo điều kiện thông thoáng cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu không bị
hạn chế số lượng bởi hạn ngạch.
Thứ hai, khi ban hành cơ chế điều hành xuất khẩu gạo thường đi cùng với
cơ chế nhập khẩu phân bón, tạo điều kiện thuận lợi hơ
n cho việc theo dõi,
giám sát tình hình xuất nhập chung của hai mặt hàng này.
Thứ ba, trước đây, Nhà nước điều tiết lượng gạo xuất khẩu: tiến độ xuất
khẩu thông qua hạn ngạch, đầu mối xuất khẩu gạo và biện pháp hành
chính tạm dừng xuất khẩu. Số lượng đầu mối xuất khẩu được mở rộng
thận trọng. Cụ thể là năm 1996 chỉ
có 15 doanh nghiệp được phép tham
62
gia xuất khẩu gạo, năm 1997 con số này là 16 và đến năm 2000 lên tới 47
đầu mối. Tuy nhiên, Nhà nước phân bố số lượng gạo xuất khẩu hàng năm
theo hướng giảm dần sự độc quyền của các doanh nghiệp đầu mối, hạn
chế tình trạng tranh mua, tranh bán. Năm 2001, bãi bỏ đầu mối và hạn
ngạch sẽ tạo một bước tiến mới, thuận tiện hơn cho xuất khẩu gạ
o của
các doanh nghiệp ngoài đầu mối trước kia.
Ngoài các doanh nghiệp đầu mối, Nhà nước cho phép các công ty của
Trung ương, các tổng công ty, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến gạo xuất khẩu với hạn ngạch quy
định. Các doanh nghiệp ngoài đầu mối của tất cả các thành phần kinh tế, có
đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nếu tìm được th
ị
trường tiêu thụ mới (ngoài các nước như Philippin, Inđônêxia, Malaixia và
Irăc, Iran), ký được hợp đồng với các điều kiện thương mại có lợi, giá cả cao
hơn hoặc bằng giá cả hướng dẫn trong từng thời kỳ, thì gửi văn bản kèm
theo hợp đồng về bộ Thương mại để được xem xét cho xuất khẩu.
Chính phủ đã trực tiếp tham gia hoạt động xuất kh
ẩu gạo thông qua
việc ký kết các hiệp định, nghị định thư trao đổi hàng hoá với chính phủ các
nước khác hoặc hợp đồng bán gạo ổn định cho các tổ chức phi chính phủ
nước ngoài rồi giao lại cho các doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Bên cạnh
đó, Chính phủ còn khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo
sản xuất ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung tạo thế cân bằng với khu vự
c
đồng bằng sông Cửu Long.
Cơ chế điều hành xuất khẩu gạo với nội dung như trên đã đóng góp tích
cực vào hoạt động xuất khẩu gạo. Với cơ chế trên chúng ta có thể yên tâm
rằng lượng gạo xuất khẩu sẽ tăng ổn định và vững chắc đồng thời đảm bảo
mục tiêu về an ninh lương thực quốc gia, tăng cường tính bền v
ững trong
phát triển sản xuất lương thực. Với cơ chế này sẽ tạo khả năng mở rộng và
tăng cường các hoạt động xuất khẩu gạo của các doanh nghiệp ngoài đầu
mối, hiện chiếm 20% lượng gạo xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
2.3.1.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
Ngoài những lợi thế về chi phí s
ản xuất, chủng loại gạo, giá thành...
như đã đề cập ở phần trước, gạo xuất khẩu Việt Nam còn có những ưu điểm
sau:
* Truyền thống sản xuất lúa gạo
Từ ngàn đời nay, cây lúa vẫn là cây lương thực chính của nhân dân
Việt Nam. Lúa mang đến cho chúng ta cuộc sống ấm no và đã tạo nên một
63
nếp nghĩ trong mỗi người khi hay quy tất cả các giá trị các vật dụng khác ra
thóc gạo. Truyền thống sản xuất lúa là một thế mạnh, giúp chúng ta có được
kinh nghiệm gieo cấy, chăm sóc, tạo điều kiện cho cây lúa phát triển đảm
bảo được năng xuất tối đa. Lịch sử sản xuất lúa Việt Nam đã trải qua hơn
4000 năm, nên chúng ta có thể tích tụ được các phương pháp sản xuất có
hiệu quả, khai thác triệt để các lợi thế khác của đất nước ứng dụng vào phát
triển cây lúa.
* Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Ở Việt Nam, sản xuất lúa đã, đang và sẽ là ngành sản xuất quan trọng
bậc nhất. Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào có thể dựa trên những điều
kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển cây lúa nước, hợp v
ới đất đai và đặc
tính về sinh thái, khí hậu.
Tài nguyên đất đai và khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc cung
cấp năng lượng và các yếu tố khác cho cây lúa. Diện tích đất trồng lúa của
Việt Nam rộng, phì nhiêu cao, chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá
thành sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ sinh thái của ta do kết hợp các yếu tố khí
hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa... nên có thể tạo lợ
i thế thâm canh, tăng
vụ cho cây lúa ở cả hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Nghề trồng lúa Việt Nam còn có một ưu thế nữa về nguồn nước- yếu tố
không thể thiếu đối với sự phát triển của cây lúa. Ngoài nguồn nước sẵn có,
chúng ta đã xây dựng một hệ thống thuỷ lợi đảm bảo và đã mang lại những
thành quả bước đầu cho việc nă
ng suất lúa.
* Vị trí địa lý và hệ thống cảng khẩu.
Phải nói rằng, Việt Nam có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi cho buôn
bán và giao lưu quốc tế, nằm ở cửa ngõ của các con đường nối liền các
nước. Hệ thống đường sắt, đường biển thuận lợi là những thế mạnh nổi bật
của chúng ta trong việc đẩy mạnh xuất khẩu gạ
o. Việt Nam có hơn 3000 km
bờ biển với các cảng thuận lợi, nằm gần sát đường hàng hải quốc tế và có
thể hành trình theo tất cả các tuyến đi Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Thái
Bình Dương, Trung Cận Đông, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ... là những thị
trường chính của gạo xuất khẩu nước ta. Các cảng biển này giúp cho việc
vận chuyển gạo tiện lợi, thông dụng với mức cước phí rẻ hơ
n nhiều so với
các phương thức khác, tạo cho Việt Nam một thế mạnh lớn trong xuất khẩu.
2.3.1.3. Hệ số chi phí nguồn lực nội địa ( DRC) của gạo xuất khẩu