Luận văn: Thị trường chung với các ưu đãi và rào cản hạn chế nhằm đảm bảo quyền lợi nội bộ
7,310
371
176
* Về phía Nhà nước:
- Nhà nước cần chú trọng tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về
thương mại cho cán bộ l•nh đạo và chuyên viên của các công ty thương mại có tham
gia vào mậu dịch quốc tế. Cần có chính sách và chế độ bồi dưỡng, đào tạo, đào
tạo lại
và tuyển chọn lại cán bộ thương mại một cách chặt chẽ và nghiêm túc cả về phẩm
chất
đạo đức, năng lực chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, am hiểu cả văn hoá của từng
dân
tộc. Hàng năm, Nhà nước nên cử cán bộ sang học tập, nghiên cứu tại EU. Có như
vậy
sẽ thuận lợi rất nhiều cho phía Việt Nam trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng
xuất
khẩu, hợp tác kinh doanh, liên doanh với các bạn hàng EU nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam sang EU phát triển không ngừng.
- Bên cạnh việc nâng cao trình độ của cán bộ thương mại, Nhà nước cần phải
tăng cường tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật cho các cán
bộ kỹ
thuật và công nhân kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật của Việt Nam
còn
thiếu, trình độ còn yếu và chưa đồng đều mà đây thực sự là yếu tố quan trọng của
quá
trình sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng tốt thị hiếu
của
người tiêu dùng và thoả man các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm và
bảo
vệ môi trường của EU. Đồng thời, để đưa những sản phẩm này đến được với người
tiêu dùng EU thì cần phải có một đội ngũ cán bộ thương mại giỏi. Chính vì thế có
thể
khẳng định rằng bổ sung và nâng cao năng lực cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật
và
cán bộ thương mại là một nhân tố góp phần không nhỏ trong việc tăng khả năng
cạnh
tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường EU.
- Nhà nước cũng cần tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo nhằm nâng cao kiến
thức kinh doanh và trình độ quản lý cho đội ngũ các nhà quản lý và chỉ đạo kinh
doanh
của các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng sang EU. Mở các khoá thuyết trình
giới
thiệu các thông tin mới nhất về chế độ, chính sách, thể lệ liên quan đến kinh
doanh
thương mại cũng như các hướng dẫn về nghiệp vụ ngoại thương, marketing, kỹ thuật
đàm phán… Tổ chức các hội nghị, hội thảo với phía Liên Minh Châu Âu để trao đổi
học tập kinh nghiệm với giới kinh doanh EU.
* Về phía doanh nghiệp:
Năng lực cán bộ và công nhân kỹ thuật trong mỗi doanh nghiệp là nhân tố quan
trọng
và không thể thiếu được trong việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị
trường EU. Các doanh nghiệp phải luôn luôn nâng cao trình độ cán bộ và công nhân
kỹ thuật, phát huy tính năng động, nhậy bén, học hỏi,v.v... Từng doanh nghiệp
phải
dành một khoản kinh phí nhất định cho hoạt động này và phải biết tận dụng các
chương trình đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật của Chính phủ để cử cán bộ của
mình
tham gia. Các doanh nghiệp phải quan tâm đào tạo cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ
thuật,
cán bộ thương mại và công nhân kỹ thuật, không những đào tạo lại đối với những
cán
bộ và công nhân kỹ thuật đa qua đào tạo nhưng trình độ còn hạn chế mà phải đào
tạo
chuyên sâu cho những cán bộ và công nhân kỹ thuật trẻ có năng lực để có một đội
ngũ
cán bộ giỏi và công nhân kỹ thuật lành nghề. Đối với cán bộ thương mại, các
doanh
nghiệp không chỉ chú trọng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn mà phải nâng cao cả
trình
độ ngoại ngữ vì ngoại ngữ kém sẽ rất khó thành công trong đàm phán và thường bị
ở
thế bất lợi trong giao dịch kinh doanh.
Các doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra trình độ cán bộ và công nhân kỹ
thuật
của mình để có những phương hướng đào tạo thích hợp: Đối với những cán bộ và
công
nhân kỹ thuật năng lực còn kém thì phải đào tạo lại, đối với những cán bộ và
công
nhân kỹ thuật trẻ có năng lực thì phải đào tạo chuyên sâu,v.v... Ngoài việc tự
lo kinh
phí đào tạo, các doanh nghiệp cần phải tăng cường xin hỗ trợ từ Chính phủ và xin
tài
trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sự thâm nhập hàng hoá của
Việt
Nam vào thị trường EU. Sự phát triển của hoạt động này gắn liền với sự chuyển
biến
kinh tế của hai bên. Triển vọng của nó phụ thuộc vào đường lối, chính sách tạo
sự lôi
cuốn các doanh nghiệp EU vào thị trường Việt Nam và những định hướng dài hạn
trong chính sách thị trường, những phương sách cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường EU.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ phát triển mạnh và có những bước
tiến
vượt bậc trong thế kỷ XXI vì Việt Nam đa trở thành thành viên chính thức của
ASEAN, APEC và đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Hơn thế nữa Bộ
luật thương mại đầu tiên của Việt Nam có hiệu lực từ 1/1/1998 đa góp phần tạo ra
hành lang pháp lý cần thiết cho các hoạt động thương mại, đảm bảo lợi ích cho
các nhà
kinh doanh trong và ngoài nước. Chính phủ Việt Nam cũng đang hoàn thiện các
chính
sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam.
Ngoài ra, Hiệp định khung về hợp tác giữa Việt Nam và EU đang có những tác động
tích cực tới hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam-EU. Những bước tiến này đa đặt
Việt
Nam vào vị thế mới trong quan hệ hợp tác với EU - đối tác kinh tế quan trọng của
Việt
Nam.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang EU đang chuyển sang một thời kỳ
mới gắn liền với những chuyển biến kinh tế của hai phía. Triển vọng của hoạt
động
này sẽ phụ thuộc vào chính sách hợp tác kinh tế - thương mại của Việt Nam với
EU.
EU đã đang và sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác thương mại với Việt Nam, mở
rộng thị trường xuất khẩu cho hàng của ta. Bên cạnh đó, những thành quả bước đầu
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá sẽ cho phép Việt Nam tăng nhanh khả
năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường EU. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và
Uỷ Ban Châu Âu (EC) đang có những cố gắng để xích lại gần nhau hơn. Sự hợp tác,
giúp đỡ lẫn nhau sẽ tạo đà cho việc phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang
thị trường EU, tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường này
và
EU sẽ là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Nhà suất bản Giáo dục.
2. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Nhà suất bản Giáo dục.
3. “Lý luận và thực tiễn thương mại quốc tế”, Nhà suất bản thống kê, Hà Nội
1994.
4. Hệ thống ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) của Liên Hiệp Châu Âu, NXB Tài
Chính, Hà Nội- tháng 12/1999.
5. Việt Nam thời mở cửa.
6. Những thách thức phát triển ở Châu á-Thái Bình Dương.
7. Liên Minh Châu Âu, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội- 1995
8. “Thực trạng Châu Âu”
9. Hướng dẫn bước vào thị trường quốc tế.
10. Báo cáo “Định hướng phát triển xuất khẩu và các biện pháp đẩy mạnh xuất
khẩu”, Bộ Thương mại, năm 1999.
11. Báo cáo tình hình thương mại năm 1997 - 2000, Bộ Thương mại.
12. Chuyên san số 5 năm 1999 - 2000 “Việt Nam - Liên Minh Châu Âu tiến tới đối
tác toàn diện vì phát triển” của Tuần báo Quốc tế, Bộ Ngoại Giao.
13. Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu .
14. Tạp chí Thương mại các số năm 1997 - 2000.
15. Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 27 năm 1998.
16. Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 12/99, số 2/2000.
17. Tạp chí Châu á-Thái Bình Dương số 1/98; 1,2,3/99; 3,4/2000.
18. Tạp chí những vấn đề kinh tế thế giới số 1,2,4,5/2000; 1,2,4,5/99.
19. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 2,5&6,789/2000; 2/2001.
20. Tạp chí kinh tế và dự báo số 43,44/2001.
21. Báo đầu tư các số năm 1997 - 2000.
22. Báo Thương mại các số năm 1997 - 2000
23. Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001-2010, Bộ TM.
24. Chuyên san “Việt Nam và Liên Minh Châu Âu hướng tới tương lai”, Hà Nội
ngày 16/6/2000, Học Viện Quan hệ Quốc tế - Bộ Ngoại Giao
PHụ LụC
1. Quy chế nnhập khẩu chung của eu hiện nay
Tất cả các nước thành viên EU bao gồm áo, Bỉ, đan mạch, phần Lan, Pháp, Đức, Hy
Lạp, Italia, Ai Len, Luxămbua, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển và
Anh đều áp dụng chính sách thương mại chung đối với các nước thứ ba.
EU đã có định chế nhập khẩu tự do. Nói chung, không có kiểm soát ngoại hối đối
với
việc thanh toán hàng nhập khẩu và các nước EU không yêu cầu hàng nhập khẩu vào
đây phải có giấy phép nhập khẩu, ngoại trừ một số mặt hàng nhạy cảm như: hàng
nông
sản, thuốc lá, vũ khí...và các sản phẩm bị hạn chế số lượng và giám sát. Một số
nước
EU yêu cầu các mặt hàng nhập khẩu nhất định từ một vài nước phải có giấy phép
nhập
khẩu.Tuy nhiên, khi yêu cầu giấy phép thì các giấy phép này thường được phát
hành
tự do.
EU đã công bố thuế giá trị gia tăng ( VAT) chuẩn mực tối thiểu là 15% từ tháng
1/1993. Tuy nhiên, từng nước thành viên có thể giảm xuống mức thấp nhất là 5%
đối
với các hàng hoá nhất định như thực phẩm, thuốc men và một số ấn phẩm. Hiện tại,
tỷ
lệ thuế VAT ở các nước thành viên rất khác nhau, thấp nhất là 15%-ở Luxambua và
cao nhất là 25%-ở Đan Mạch và Thuỵ Điển.