Luận văn thạc sỹ kinh tế: Năng lực tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn hội nhập WTO thực trạng và giải pháp

1,665
887
116
75
CHƢƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU
TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP HẬU WTO
3.1. Mục tiêu, định hƣớng kế hoạch nâng cao năng lực tài chính của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng đến năm 2020
3.1.1. Mục tiêu, định hướng kế hoạch nâng cao năng lực của các ngân
hàng thương mại Việt Nam
Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 định hướng
đến năm 2020 (Ban nh kèm theo Quyết định số 112/2006- -TTg ngày 24
tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã đưa ra các mục tiêu, định hướng
phát triển của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam cũng như kế hoạch triển khai
các mục tiêu, định hướng đó nhằm xây dựng một thị trường tài chính ngân hàng
lành mạnh, giúp các tổ chức tín dụng trong nước thể đứng vững phát triển
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới.
3.1.1.1. Mục tiêu
Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD
theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển tiên tiến
trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD,
có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng
đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình
độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế
về hoạt động ngân hàng, khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong
khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt
động kinh doanh theo nguyên tắc kinh tế thị trường và đảm bảo mục tiêu lợi
nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn hiệu quả vững chắc
dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng các thông lệ
và chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM. Phát triển các TCTD phi ngân
hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng cân bằng hơn.
75 CHƢƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HỘI NHẬP HẬU WTO 3.1. Mục tiêu, định hƣớng và kế hoạch nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng đến năm 2020 3.1.1. Mục tiêu, định hướng và kế hoạch nâng cao năng lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam Đề án Phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006- QĐ-TTg ngày 24 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) đã đưa ra các mục tiêu, định hướng phát triển của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam cũng như kế hoạch triển khai các mục tiêu, định hướng đó nhằm xây dựng một thị trường tài chính ngân hàng lành mạnh, giúp các tổ chức tín dụng trong nước có thể đứng vững và phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. 3.1.1.1. Mục tiêu Cải cách căn bản, triệt để và phát triển toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực ASEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, về loại hình TCTD, có quy mô hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến sau năm 2010 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực Châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bảo đảm các TCTD, kể cả các TCTD nhà nước hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc kinh tế thị trường và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Phát triển hệ thống TCTD hoạt động an toàn và hiệu quả vững chắc dựa trên cơ sở công nghệ và trình độ quản lý tiên tiến, áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế về hoạt động NHTM. Phát triển các TCTD phi ngân hàng để góp phần phát triển hệ thống tài chính đa dạng và cân bằng hơn.
76
Phát triển đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt huy
động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và màng lưới phân
phối phát triển hợp nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch
vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt thị
trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD,
tạo hội cho mọi tổ chức, nhân nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng
điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn
chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng.
Tiếp tục đẩy mạnh cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín
dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho
vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM.
Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo
điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp
vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và
các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế.
Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp
nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần;
ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm
soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng
nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả.
Phương châm hành động của các TCTD "An toàn - Hiệu quả - Phát
triển bền vững - Hội nhập Quốc tế", đảm bảo những mục tiêu hoạt động tại bảng
3.1 dưới đây:
Bảng 3.1. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng Việt Nam đến năm 2010
1. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân
hàng/M2 đến năm 2010 (%)
Không quá 18
2. Tăng trưởng bình quân tín dụng (%/năm)
18 - 20
3. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%)
Không dưới 8
4. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010 (%)
Dưới 5
5. Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010
Chuẩn mực Quốc tế (Basel I)
6. Dự trữ quốc tế tối thiểu đến năm 2010
12 tuần nhập khẩu
76 Phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán với chất lượng cao và màng lưới phân phối phát triển hợp lý nhằm cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các dịch vụ, tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hình thành thị trường dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là thị trường tín dụng cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các loại hình TCTD, tạo cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu hợp pháp, đủ khả năng và điều kiện được tiếp cận một cách thuận lợi các dịch vụ ngân hàng. Ngăn chặn và hạn chế mọi tiêu cực trong hoạt động tín dụng. Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Tách bạch tín dụng chính sách và tín dụng thương mại trên cơ sở phân biệt chức năng cho vay của ngân hàng chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM. Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của TCTD trong kinh doanh. Tạo điều kiện cho các TCTD trong nước nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ và khả năng cạnh tranh. Bảo đảm quyền kinh doanh của các ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài theo các cam kết của Việt Nam với quốc tế. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục củng cố, lành mạnh hoá và phát triển các ngân hàng cổ phần; ngăn ngừa và xử lý kịp thời, không để xảy ra đổ vỡ ngân hàng ngoài sự kiểm soát của NHNN đối với các TCTD yếu kém. Đưa hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân đi đúng hướng và phát triển vững chắc, an toàn, hiệu quả. Phương châm hành động của các TCTD là "An toàn - Hiệu quả - Phát triển bền vững - Hội nhập Quốc tế", đảm bảo những mục tiêu hoạt động tại bảng 3.1 dưới đây: Bảng 3.1. Mục tiêu hoạt động của ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 1. Tỷ trọng tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng/M2 đến năm 2010 (%) Không quá 18 2. Tăng trưởng bình quân tín dụng (%/năm) 18 - 20 3. Tỷ lệ an toàn vốn đến năm 2010 (%) Không dưới 8 4. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ đến năm 2010 (%) Dưới 5 5. Chuẩn mực giám sát ngân hàng đến năm 2010 Chuẩn mực Quốc tế (Basel I) 6. Dự trữ quốc tế tối thiểu đến năm 2010 12 tuần nhập khẩu
77
Ghi chú: Nợ xấu được xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam,
phù hợp với thông lệ quốc tế.
Một số NHTM đạt mức vốn tự tương đương 800 - 1.000 triệu
USD đến năm 2010, thương hiệu mạnh khả năng cạnh tranh quốc
tế. Phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa
năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước [27, tr. 3-4].
3.1.1.2. Định hướng
Trên sở mục tiêu đã đề ra, Đề án đã đưa ra định hướng chiến lược phát
triển các NHTM nhà nước NHTM cổ phần, trong đó cũng đã chú trọng định
hướng về nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, cụ thể:
- Lành mạnh hoá nâng cao một cách nhanh chóng căn bản năng
lực tài chính của các NHTM để bảo đảm các NHTM có đủ năng lực tài
chính (về quy chất lượng). Tiếp tục tăng quy vốn điều lệ, tài
sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có;
giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn
đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM nhà nước.
- Tăng vốn tự của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành c
phiếu, trái phiếu; sáp nhập; hợp nhất; mua lại. Kiên quyết xử các
NHTM cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân
hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTM cổ phần theo
quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế -
hội. Tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để
tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động. Bảo đảm duy trì mức vốn
tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.
- Từng bước cổ phần hóa các NHTM nhà nước theo nguyên tắc thận
trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - hội và an toàn hệ thống ngân hàng.
Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực
tài chính, công nghệ, quản uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị,
77 Ghi chú: Nợ xấu được xác định theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế. Một số NHTM đạt mức vốn tự có tương đương 800 - 1.000 triệu USD đến năm 2010, có thương hiệu mạnh và khả năng cạnh tranh quốc tế. Phấn đấu hình thành được ít nhất một tập đoàn tài chính hoạt động đa năng trên thị trường tài chính trong và ngoài nước [27, tr. 3-4]. 3.1.1.2. Định hướng Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, Đề án đã đưa ra định hướng chiến lược phát triển các NHTM nhà nước và NHTM cổ phần, trong đó cũng đã chú trọng định hướng về nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, cụ thể: - Lành mạnh hoá và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM để bảo đảm các NHTM có đủ năng lực tài chính (về quy mô và chất lượng). Tiếp tục tăng quy mô vốn điều lệ, tài sản có đi đôi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có; giảm tỷ trọng tài sản có rủi ro trong tổng tài sản có. Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và làm sạch bảng cân đối của các NHTM nhà nước. - Tăng vốn tự có của các NHTM bằng lợi nhuận để lại; phát hành cổ phiếu, trái phiếu; sáp nhập; hợp nhất; mua lại. Kiên quyết xử lý các NHTM cổ phần yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTM cổ phần theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện cho các NHTM mua, bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh và quy mô hoạt động. Bảo đảm duy trì mức vốn tự có của các NHTM phù hợp với quy mô tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn. - Từng bước cổ phần hóa các NHTM nhà nước theo nguyên tắc thận trọng, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội và an toàn hệ thống ngân hàng. Cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các ngân hàng có tiềm lực tài chính, công nghệ, quản lý và uy tín mua cổ phiếu, tham gia quản trị,
78
điều hành NHTM Việt Nam. Về lâu dài, nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ
phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTM nhà nước được
cổ phần hoá tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và yêu cầu quản
lý, bảo đảm an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao
nguyên tắc thương mại, kỷ luật thị trường trong hoạt động của các NHTM.
- Đổi mới căn bản cơ chế quản đối với các NHTM nhà nước các
TCTD khác. Theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ về tài chính, hoạt
động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp
minh bạch, công khai, bình đẳng. Quan hệ giữa NHNN với các TCTD
không chỉ là quan hệ quản lý nhà nước còn là quan hệ kinh tế trên cơ
sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường, minh bạch, xoá bỏ bao cấp, đặc
quyền, thiên vị và độc quyền kinh doanh. Xoá bỏ chế đại diện chủ sở
hữu của NHNN đối với các NHTM nhà nước. NHNN đóng vai trò chủ
yếu trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân
hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị
trường tiền tệ tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp
hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng. [27, tr. 8].
3.1.1.3. Kế hoạch triển khai
Theo đó, kế hoạch triển khai được đề ra cụ thể như sau:
- Xây dựng chế kiểm soát tín dụng hữu hiệu, đặc biệt ngăn chặn nợ
xấu gia tăng và biện pháp xử lý rủi ro tín dụng. Thực hiện phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế lập báo cáo tài chính
theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS);
- Trước năm 2008, hoàn thành cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm
2010, cổ phần hóa phần lớn các NHTM nhà nước. Tạo điều kiện cho các
NHTM nhà nước phát hành trái phiếu dài hạn. Phấn đấu đạt mức vốn tự
có của các NHTM nhà nước tương đương hệ số an toàn vốn trên 6% (đến
78 điều hành NHTM Việt Nam. Về lâu dài, nhà nước chỉ cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc tỷ lệ cổ phần lớn tại một số ít NHTM nhà nước được cổ phần hoá tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng và yêu cầu quản lý, bảo đảm an toàn, hiệu quả của hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao nguyên tắc thương mại, kỷ luật thị trường trong hoạt động của các NHTM. - Đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTM nhà nước và các TCTD khác. Theo đó, các TCTD được thực sự tự chủ về tài chính, hoạt động, quản trị điều hành, tổ chức bộ máy, nhân sự), hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và được hoạt động trong khuôn khổ pháp lý minh bạch, công khai, bình đẳng. Quan hệ giữa NHNN với các TCTD không chỉ là quan hệ quản lý nhà nước mà còn là quan hệ kinh tế trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường, minh bạch, xoá bỏ bao cấp, đặc quyền, thiên vị và độc quyền kinh doanh. Xoá bỏ cơ chế đại diện chủ sở hữu của NHNN đối với các NHTM nhà nước. NHNN đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo lập môi trường thuận lợi cho hoạt động tiền tệ, ngân hàng thông qua việc ban hành các quy định, chính sách, điều tiết thị trường tiền tệ và tổ chức thực hiện giám sát an toàn cũng như việc chấp hành các quy định pháp luật trong hoạt động tiền tệ, ngân hàng. [27, tr. 8]. 3.1.1.3. Kế hoạch triển khai Theo đó, kế hoạch triển khai được đề ra cụ thể như sau: - Xây dựng cơ chế kiểm soát tín dụng hữu hiệu, đặc biệt là ngăn chặn nợ xấu gia tăng và biện pháp xử lý rủi ro tín dụng. Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế và lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế (IFRS); - Trước năm 2008, hoàn thành cổ phần hóa Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2010, cổ phần hóa phần lớn các NHTM nhà nước. Tạo điều kiện cho các NHTM nhà nước phát hành trái phiếu dài hạn. Phấn đấu đạt mức vốn tự có của các NHTM nhà nước tương đương hệ số an toàn vốn trên 6% (đến
79
cuối năm 2006) và trên 8% (trước năm 2010). Một số NHTM nhà nước
mục tiêu hoạt động giống nhau và mạng lưới chi nhánh trùng lắp có thể áp
dụng giải pháp sáp nhập, hợp nhất và các giải pháp thích hợp khác.
Như vậy, thể thấy từ góc độ quản lý vĩ mô, Chính phủ cũng nhận thức
được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM trong giai
đoạn hội nhập và đưa ra các chính sách cụ th để thực hiện các mục tiêu đó, nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng
Việt Nam nói chung.
3.1.2. Mục tiêu và định hướng các giải pháp thực hiện nâng cao năng lực
của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tuy luôn khẳng định vị thế là một trong bốn ngân hàng quốc doanh hàng đầu
Việt Nam và là một trong những NHTM uy tín hàng đầu, nhưng ngay khi Việt
Nam ban hành nhiều chủ trương hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt
là việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006, BIDV nhanh chóng có những
nhìn nhận xác thực về bối cảnh thị trường cũng như đưa ra những chiến lược cụ thể
để phát triển và hội nhập.
Cụ thể, đầu năm 2007, BIDV đã đưa ra một kế hoạch nâng cao năng lực tài
chính, hội nhập kinh tế quốc tế của BIDV đến năm 2010, tầm nhìn 2020, trong đó
tóm lược một số điểm chính như sau:
Mục đích, tôn chỉ: Xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh
đa lĩnh vực có quy mô và hiệu quả hoạt động hàng đầu Việt Nam, hoạt động
theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong
khu vực Đông Nam Á.
Mục tiêu cụ thể:
Từ nay đến 5 năm tới:
Trở thành Ngân hàng số một Việt Nam trong lĩnh vực Ngân hàng Doanh
nghiệp và Ngân hàng Đầu tư
Nằm trong top 5 của Việt Nam về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Nằm trong top 3 của Việt Nam về dịch vụ Ngân hàng tư nhân
79 cuối năm 2006) và trên 8% (trước năm 2010). Một số NHTM nhà nước có mục tiêu hoạt động giống nhau và mạng lưới chi nhánh trùng lắp có thể áp dụng giải pháp sáp nhập, hợp nhất và các giải pháp thích hợp khác. Như vậy, có thể thấy từ góc độ quản lý vĩ mô, Chính phủ cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực tài chính cho các NHTM trong giai đoạn hội nhập và đưa ra các chính sách cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. 3.1.2. Mục tiêu và định hướng các giải pháp thực hiện nâng cao năng lực của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tuy luôn khẳng định vị thế là một trong bốn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Việt Nam và là một trong những NHTM có uy tín hàng đầu, nhưng ngay khi Việt Nam ban hành nhiều chủ trương hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập WTO vào cuối năm 2006, BIDV nhanh chóng có những nhìn nhận xác thực về bối cảnh thị trường cũng như đưa ra những chiến lược cụ thể để phát triển và hội nhập. Cụ thể, đầu năm 2007, BIDV đã đưa ra một kế hoạch nâng cao năng lực tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế của BIDV đến năm 2010, tầm nhìn 2020, trong đó tóm lược một số điểm chính như sau:  Mục đích, tôn chỉ: Xây dựng BIDV thành ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực có quy mô và hiệu quả hoạt động hàng đầu Việt Nam, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm các ngân hàng tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á.  Mục tiêu cụ thể: Từ nay đến 5 năm tới:  Trở thành Ngân hàng số một Việt Nam trong lĩnh vực Ngân hàng Doanh nghiệp và Ngân hàng Đầu tư  Nằm trong top 5 của Việt Nam về dịch vụ Ngân hàng bán lẻ  Nằm trong top 3 của Việt Nam về dịch vụ Ngân hàng tư nhân
80
Từ sau 5 năm tới (đến 2020)
Duy trì các vị trí như mục tiêu trong 05 năm tới trong điều kiện cạnh tranh
khốc liệt n; bắt đầu phát triển khẳng định thương hiệu Ngân hàng
Doanh nghiệp và Ngân hàng Đầu tư ra tầm khu vực và trên thế giới.
Trong đó, ngân hàng đã đưa ra 1 số chỉ tiêu về năng lực tài chính, cụ thể:
- Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng:
Tổng tài sản: bình quân 20%/năm
Nguồn vốn: bình quân 21%/năm
Tín dụng: bình quân 17%/năm
Đầu tư: bình quân 31%/năm
- Nhóm chỉ tiêu về chất lượng:
Cơ cấu dư nợ/tài sản có ≤ 62%
Trong đó:
Nợ trung dài hạn/tổng dư nợ ≤ 40%
Nợ dài hạn/tổng dư nợ ≤ 27%
Nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ ≥ 80%
Cơ cấu thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế ≥ 40%
Nợ xấu ≤ 5% tổng dư nợ
RoaA ≥ 1%; RoaE ≥ 15%
Định hƣớng các giải pháp thực hiện
* Giai đoạn 2007-2008: Phát triển các nền tảng vững chắc phục vụ cạnh
tranh và hội nhập lâu dài, cụ thể:
Lành mạnh hoá tài chính, cổ phần hoá và hậu cổ phần hoá thành công
Xác định và phát triển các lĩnh vực kinh doanh chiến lược;
Hoàn thành cơ bản việc tái cơ cấu mô hình tổ chức và quản trị điều hành theo
khuyến nghị của dự án TA2, đặc biệt liên quan đến vấn đề phát triển động
lực kinh doanh và quản lý rủi ro
Hoàn tất chính sách toàn diện triển khai việc phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao phục vụ hội nhập.
80 Từ sau 5 năm tới (đến 2020)  Duy trì các vị trí như mục tiêu trong 05 năm tới trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt hơn; bắt đầu phát triển và khẳng định thương hiệu Ngân hàng Doanh nghiệp và Ngân hàng Đầu tư ra tầm khu vực và trên thế giới. Trong đó, ngân hàng đã đưa ra 1 số chỉ tiêu về năng lực tài chính, cụ thể: - Nhóm chỉ tiêu về tăng trưởng:  Tổng tài sản: bình quân 20%/năm  Nguồn vốn: bình quân 21%/năm  Tín dụng: bình quân 17%/năm  Đầu tư: bình quân 31%/năm - Nhóm chỉ tiêu về chất lượng:  Cơ cấu dư nợ/tài sản có ≤ 62% Trong đó: Nợ trung dài hạn/tổng dư nợ ≤ 40% Nợ dài hạn/tổng dư nợ ≤ 27% Nợ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ ≥ 80%  Cơ cấu thu dịch vụ ròng/lợi nhuận trước thuế ≥ 40%  Nợ xấu ≤ 5% tổng dư nợ  RoaA ≥ 1%; RoaE ≥ 15%  Định hƣớng các giải pháp thực hiện * Giai đoạn 2007-2008: Phát triển các nền tảng vững chắc phục vụ cạnh tranh và hội nhập lâu dài, cụ thể:  Lành mạnh hoá tài chính, cổ phần hoá và hậu cổ phần hoá thành công  Xác định và phát triển các lĩnh vực kinh doanh chiến lược;  Hoàn thành cơ bản việc tái cơ cấu mô hình tổ chức và quản trị điều hành theo khuyến nghị của dự án TA2, đặc biệt liên quan đến vấn đề phát triển động lực kinh doanh và quản lý rủi ro  Hoàn tất chính sách toàn diện và triển khai việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hội nhập.
81
Hoàn tất chính sách bắt đầu triển khai chính sách cải tiến hệ thống công
nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh
* Giai đoạn 2009-2010: Đẩy mạnh việc vận hành theo cơ chế chính
sách mới, sẵn sàng cho giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, cụ thể:
Phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh doanh chiến lược
Xây dựng và phát triển được thương hiệu Ngân hàng mạnh trong khu vực
Phát triển bộ máy, nguồn lực sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh khốc liệt
Cơ bản hoàn thành đầu tư công nghệ thông tin; trở thành một ngân hàng hoạt
động trên nền công nghệ hiện đại nhất trên thị trường Việt Nam trên cả góc
độ phục vụ kinh doanh và cho cả quản trị điều hành và quản lý rủi ro.
* Giai đoạn sau 2010: Cạnh tranh, điều chỉnh và dẫn đầu
Cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên từng lĩnh vực, từng thị trường
Tiếp tục phát triển thương hiệu trong khu vưc và trên trường quốc tế
Phát triển shiện diện của BIDV ra thị trường quốc tế dưới các hình thức
phù hợp như VPĐD, chi nhánh hoặc công ty con trên quan điểm đa ngành,
đa lĩnh vực.
Như vậy, thể thấy, để đứng vững phát triển trong thời k cạnh tranh
ngày càng gay gắt, BIDV đã xây dựng cho mình những bước đi cụ thể, phù hợp với
bối cảnh mới năng lực hiện tại của ngân hàng. Đồng thời kế hoạch này cũng
khẳng định sự nhìn nhận đúng đắn của lãnh đạo ngân hàng trước những thay đổi
của điều kiện kinh tế.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây cần có những giải pháp cụ thể đến, tính
khả thi cao để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của quá trình hội nhập. Trong phạm
vi của đề tài này, tác giả xin đi sâu vào việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực tài chính của BIDV. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tài chính
của BIDV theo các yếu tố chính của mô hình CAMELS, tác gi xin đưa ra các giải
pháp theo từng yếu tố như sau:
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hậu WTO
81  Hoàn tất chính sách và bắt đầu triển khai chính sách cải tiến hệ thống công nghệ thông tin phục vụ quản lý và kinh doanh * Giai đoạn 2009-2010: Đẩy mạnh việc vận hành theo cơ chế và chính sách mới, sẵn sàng cho giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, cụ thể:  Phát triển mạnh mẽ các lĩnh vực kinh doanh chiến lược  Xây dựng và phát triển được thương hiệu Ngân hàng mạnh trong khu vực  Phát triển bộ máy, nguồn lực sẵn sàng cho cuộc cạnh tranh khốc liệt  Cơ bản hoàn thành đầu tư công nghệ thông tin; trở thành một ngân hàng hoạt động trên nền công nghệ hiện đại nhất trên thị trường Việt Nam trên cả góc độ phục vụ kinh doanh và cho cả quản trị điều hành và quản lý rủi ro. * Giai đoạn sau 2010: Cạnh tranh, điều chỉnh và dẫn đầu  Cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ trên từng lĩnh vực, từng thị trường  Tiếp tục phát triển thương hiệu trong khu vưc và trên trường quốc tế  Phát triển sự hiện diện của BIDV ra thị trường quốc tế dưới các hình thức phù hợp như VPĐD, chi nhánh hoặc công ty con trên quan điểm đa ngành, đa lĩnh vực. Như vậy, có thể thấy, để đứng vững và phát triển trong thời kỳ cạnh tranh ngày càng gay gắt, BIDV đã xây dựng cho mình những bước đi cụ thể, phù hợp với bối cảnh mới và năng lực hiện tại của ngân hàng. Đồng thời kế hoạch này cũng khẳng định sự nhìn nhận đúng đắn của lãnh đạo ngân hàng trước những thay đổi của điều kiện kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là cần có những giải pháp cụ thể đến, có tính khả thi cao để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của quá trình hội nhập. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả xin đi sâu vào việc nghiên cứu những giải pháp nhằm nâng cao năng lực tài chính của BIDV. Trên cơ sở phân tích thực trạng năng lực tài chính của BIDV theo các yếu tố chính của mô hình CAMELS, tác giả xin đưa ra các giải pháp theo từng yếu tố như sau: 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hậu WTO
82
3.2.1. Giải pháp nâng cao mức an toàn vốn
Nâng cao khả năng an toàn vốn một yêu cầu quan trọng của BIDV trong
giai đoạn hội nhập hậu WTO. Để trở thành một ngân hàng vững mạnh, có quy
lớn và hệ số an toàn đạt chuẩn quốc tế thì BIDV cần giải pháp mạnh mẽ trong
việc tăng vốn tự có. Đây là điều kiện sống còn để BIDV có chi phí đầu tư cho cơ sở
hạ tầng công nghệ, phát triển mạng lưới tranh thủ bảo toàn thị phần trong cuộc
đua tăng vốn của các NHTM sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài có
năng lực rất mạnh về vốn. Cụ thể:
a. Đối với vốn cấp 1
Tăng vốn thông qua hỗ trợ của Chính phủ
Với vị thế của một ngân hàng quốc doanh, BIDV có thể tranh thủ hỗ trợ của
Chính phủ theo chương trình tái cấu các NHTM quốc doanh các hỗ trợ khác
theo kiến nghị, cụ thể:
+ Đề nghị Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ: Chủ trương của Chính phủ
đảm bảo hệ số CAR của BIDV đạt 8% trước cổ phần hoá. Tháng 2 năm 2007,
Chính phủ đã ra Quyết định số 148/QĐ - TTg ngày 01/02/2007 chấp thuận cấp bổ
sung vốn điều lệ 3.400 tỷ đồng cho BIDV. Như vậy BIDV có thể đề nghị Chính phủ
tiếp tục cấp bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng, đặc biệt khi BIDV được Chính
phủ cho phép chuyển đổi sang mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng.
+ BIDV thể đề nghị Bộ tài chính tiếp tục cấp bổ sung vốn điều lệ cho
BIDV theo cam kết với WB khi thực hiện dự án Tài chính nông thôn II, theo đó
Chính phủ sớm chỉ đạo các ngành liên quan đăng ký danh mục đề nghị WB tiếp tục
tài trợ dự án tài chính nông thôn III.
+ Cổ phần hoá BIDV: Để bổ sung vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính nói
ngân hàng thời kỳ hậu WTO, giải pháp tối ưu là tiến hành cổ phần hoá ngân hàng
theo nguyên tắc cổ phần hoá trên cơ sở giữ nguyên phần vốn hiện có của Nhà nước
tại thời điểm cổ phần hoá, đồng thời huy động thêm vốn từ việc bán cổ phần cho
cán bộ nhân viên của ngân hàng, cho các cổ đông chiến lược là các ngân hàng, các
tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, tiềm năng về tài
82 3.2.1. Giải pháp nâng cao mức an toàn vốn Nâng cao khả năng an toàn vốn là một yêu cầu quan trọng của BIDV trong giai đoạn hội nhập hậu WTO. Để trở thành một ngân hàng vững mạnh, có quy mô lớn và hệ số an toàn đạt chuẩn quốc tế thì BIDV cần có giải pháp mạnh mẽ trong việc tăng vốn tự có. Đây là điều kiện sống còn để BIDV có chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng công nghệ, phát triển mạng lưới và tranh thủ bảo toàn thị phần trong cuộc đua tăng vốn của các NHTM và sự xâm nhập của các ngân hàng nước ngoài có năng lực rất mạnh về vốn. Cụ thể: a. Đối với vốn cấp 1  Tăng vốn thông qua hỗ trợ của Chính phủ Với vị thế của một ngân hàng quốc doanh, BIDV có thể tranh thủ hỗ trợ của Chính phủ theo chương trình tái cơ cấu các NHTM quốc doanh và các hỗ trợ khác theo kiến nghị, cụ thể: + Đề nghị Chính phủ cấp bổ sung vốn điều lệ: Chủ trương của Chính phủ là đảm bảo hệ số CAR của BIDV đạt 8% trước cổ phần hoá. Tháng 2 năm 2007, Chính phủ đã ra Quyết định số 148/QĐ - TTg ngày 01/02/2007 chấp thuận cấp bổ sung vốn điều lệ 3.400 tỷ đồng cho BIDV. Như vậy BIDV có thể đề nghị Chính phủ tiếp tục cấp bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng, đặc biệt là khi BIDV được Chính phủ cho phép chuyển đổi sang mô hình tập đoàn tài chính ngân hàng. + BIDV có thể đề nghị Bộ tài chính tiếp tục cấp bổ sung vốn điều lệ cho BIDV theo cam kết với WB khi thực hiện dự án Tài chính nông thôn II, theo đó Chính phủ sớm chỉ đạo các ngành liên quan đăng ký danh mục đề nghị WB tiếp tục tài trợ dự án tài chính nông thôn III. + Cổ phần hoá BIDV: Để bổ sung vốn tự có, nâng cao năng lực tài chính nói ngân hàng thời kỳ hậu WTO, giải pháp tối ưu là tiến hành cổ phần hoá ngân hàng theo nguyên tắc cổ phần hoá trên cơ sở giữ nguyên phần vốn hiện có của Nhà nước tại thời điểm cổ phần hoá, đồng thời huy động thêm vốn từ việc bán cổ phần cho cán bộ nhân viên của ngân hàng, cho các cổ đông chiến lược là các ngân hàng, các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, tiềm năng về tài
83
chính, công nghệ và quản lý ngân hàng. Ngoài ra, BIDV cũng cần xúc tiến đề nghị
Bộ Tài chính, NHNN cho phép BIDV được hạch toán tăng vốn điều lệ: Số tiền thu
hồi từ nợ tồn đọng nhóm 2 và nợ có tính chất nhóm 2 đã được nhà nước cấp nguồn
xử lý, số tiền thu hồi từ nợ tồn đọng kế hoạch nhà nước và chỉ định đã được xử
bằng nguồn Nhà nước cấp nguồn dự phòng rủi ro, số nợ hạch toán ngoại bảng
của tín dụng chỉ định và kế hoạch nhà nước mà BIDV thu được từ việc bán nợ cho
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC).
Tăng vốn thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng
lợi nhuận sau thuế bổ sung vốn tự có của ngân hàng:
thể nói, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng một cách
giúp tăng vốn rất tốt. Minh chứng m 2007, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban
lãnh đạo, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã thu được những kết quả khởi sắc.
Huy động vốn bình quân đạt 142.500 tỷ đồng, dư nợ tín dụng bình quân đạt 103.290
tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 dưới 4%, phấn đấu đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu
xuống dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.787 tỷ đồng, góp phần bổ sung 1.250 tỷ
đồng vào nguồn vốn tự có của ngân hàng.
Do đó, BIDV cần tiếp tục triển khai các biện pháp đó, cụ thể:
+ Ngân hàng cần điều chỉnh cấu nguồn vốn, huy động vốn, chú trọng
nguồn vốn giá rẻ (như tiền gửi thanh toán, tiền gửi của tổ chức kinh tế, bảo hiểm...)
nhằm giảm chi phí vốn đầu vào, nâng dần chênh lệch lãi suất, đảm bảo trích đủ dự
phòng rủi ro và tăng khả năng trích lập các quỹ từ lợi nhuận.
+ Nâng cao chất lượng tài sản có, cơ cấu lại danh mục tài sản có sinh lời như
tăng cho vay ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng đầu tư tài chính, cho vay uỷ thác, tăng
thu từ dịch vụ ngân hàng để tăng thu nhập, khống chế tăng trưởng dư nợ ở mức hợp
, đặc biệt giảm tỷ trọng dư nợ trung dài hạn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của
nguồn vốn.
+ Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, từ đó giảm thiểu số
trích dự phòng rủi ro để tăng tối đa lợi nhuận, tăng nguồn bổ sung các quỹ từ lợi
83 chính, công nghệ và quản lý ngân hàng. Ngoài ra, BIDV cũng cần xúc tiến đề nghị Bộ Tài chính, NHNN cho phép BIDV được hạch toán tăng vốn điều lệ: Số tiền thu hồi từ nợ tồn đọng nhóm 2 và nợ có tính chất nhóm 2 đã được nhà nước cấp nguồn xử lý, số tiền thu hồi từ nợ tồn đọng kế hoạch nhà nước và chỉ định đã được xử lý bằng nguồn Nhà nước cấp và nguồn dự phòng rủi ro, số nợ hạch toán ngoại bảng của tín dụng chỉ định và kế hoạch nhà nước mà BIDV thu được từ việc bán nợ cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC).  Tăng vốn thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng lợi nhuận sau thuế bổ sung vốn tự có của ngân hàng: Có thể nói, việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng là một cách giúp tăng vốn rất tốt. Minh chứng là năm 2007, với sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đã thu được những kết quả khởi sắc. Huy động vốn bình quân đạt 142.500 tỷ đồng, dư nợ tín dụng bình quân đạt 103.290 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2007 dưới 4%, phấn đấu đến năm 2008, tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3%. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.787 tỷ đồng, góp phần bổ sung 1.250 tỷ đồng vào nguồn vốn tự có của ngân hàng. Do đó, BIDV cần tiếp tục triển khai các biện pháp đó, cụ thể: + Ngân hàng cần điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, huy động vốn, chú trọng nguồn vốn giá rẻ (như tiền gửi thanh toán, tiền gửi của tổ chức kinh tế, bảo hiểm...) nhằm giảm chi phí vốn đầu vào, nâng dần chênh lệch lãi suất, đảm bảo trích đủ dự phòng rủi ro và tăng khả năng trích lập các quỹ từ lợi nhuận. + Nâng cao chất lượng tài sản có, cơ cấu lại danh mục tài sản có sinh lời như tăng cho vay ngoài quốc doanh, tăng tỷ trọng đầu tư tài chính, cho vay uỷ thác, tăng thu từ dịch vụ ngân hàng để tăng thu nhập, khống chế tăng trưởng dư nợ ở mức hợp lý, đặc biệt là giảm tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn. + Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, giảm nợ xấu, từ đó giảm thiểu số trích dự phòng rủi ro để tăng tối đa lợi nhuận, tăng nguồn bổ sung các quỹ từ lợi
84
nhuận sau thuế. Khi chất lượng tín dụng tăng lên, số phải trích dự phòng rủi ro của
ngân hàng giảm xuống, khi đó hiệu quả kinh doanh sẽ tăng lên.
b. Vốn cấp 2
Để nâng cao năng lực vốn thì ngoài khả năng tăng vốn cấp 1 từ các nguồn,
các quỹ, BIDV cần tăng vốn cấp 2 thông qua việc phát hành các công cụ nợ như:
Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2:
Đề án Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của BIDV giai đoạn 2006-2007 đã
được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, theo đó cho phép BIDV phát hành trái phiếu
tăng vốn cấp 2 với slượng phát hành 5.600 tỷ (trong đó, năm 2006: BIDV đã
phát hành 3.250 tỷ, dự kiến phát hành thêm 2.350 tỷ vào các năm tiếp theo). Ngân
hàng cần chủ động triển khai phương án tăng vốn cấp 2 để đảm bảo hệ số CAR theo
IFRS đạt > 8%. Tuy nhiên, việc tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu tăng
vốn chỉ nên thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết. trong trường hợp kết
quả của việc chào bán ra công chúng tốt sẽ làm tăng đáng kể giá trị vốn của ngân
hàng và sẽ không cần thực hiện việc tăng vốn thông qua phát hành trái phiếu.
Trích lập dự phòng chung:
BIDV cần tiếp tục nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh, tăng khả năng
sinh lợi để ngoài thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro cụ thể thì ngân hàng thực
hiện trích lập dự phòng rủi ro chung.
Tăng vốn từ nguồn định giá lại tài sản
Hiện nay, phần lớn tài sản cố định của BIDV được phản ánh thấp hơn giá trị
thực tế. Khi có cơ chế cho việc định giá lại Tài sản cố định và chứng khoán đầu tư,
thì đây cũng sẽ một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự cho BIDV. Tuy
nhiên, việc định giá lại tài sản cần phải làm đồng loạt với các TCTD khác tuân
theo những nguyên tắc chung, công thức chung do Nhà nước ban hành. Đây cũng sẽ
một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự có cho BIDV. nhiều hình thức để
định giá lại tài sản như BIDV tự định giá, thuê tư vấn nước ngoài định giá hoặc định
giá thông qua bán đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Việc định giá lại
tài sản BIDV sẽ rất phức tạp, đặc biệt các tài sản hình như định giá thương
84 nhuận sau thuế. Khi chất lượng tín dụng tăng lên, số phải trích dự phòng rủi ro của ngân hàng giảm xuống, khi đó hiệu quả kinh doanh sẽ tăng lên. b. Vốn cấp 2 Để nâng cao năng lực vốn thì ngoài khả năng tăng vốn cấp 1 từ các nguồn, các quỹ, BIDV cần tăng vốn cấp 2 thông qua việc phát hành các công cụ nợ như:  Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2: Đề án Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của BIDV giai đoạn 2006-2007 đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, theo đó cho phép BIDV phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 với số lượng phát hành là 5.600 tỷ (trong đó, năm 2006: BIDV đã phát hành 3.250 tỷ, dự kiến phát hành thêm 2.350 tỷ vào các năm tiếp theo). Ngân hàng cần chủ động triển khai phương án tăng vốn cấp 2 để đảm bảo hệ số CAR theo IFRS đạt > 8%. Tuy nhiên, việc tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành trái phiếu tăng vốn chỉ nên thực hiện trong trường hợp thực sự cần thiết. Vì trong trường hợp kết quả của việc chào bán ra công chúng tốt sẽ làm tăng đáng kể giá trị vốn của ngân hàng và sẽ không cần thực hiện việc tăng vốn thông qua phát hành trái phiếu.  Trích lập dự phòng chung: BIDV cần tiếp tục nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh, tăng khả năng sinh lợi để ngoài thực hiện trích đủ dự phòng rủi ro cụ thể thì ngân hàng có thực hiện trích lập dự phòng rủi ro chung.  Tăng vốn từ nguồn định giá lại tài sản Hiện nay, phần lớn tài sản cố định của BIDV được phản ánh thấp hơn giá trị thực tế. Khi có cơ chế cho việc định giá lại Tài sản cố định và chứng khoán đầu tư, thì đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự có cho BIDV. Tuy nhiên, việc định giá lại tài sản cần phải làm đồng loạt với các TCTD khác và tuân theo những nguyên tắc chung, công thức chung do Nhà nước ban hành. Đây cũng sẽ là một nguồn đáng kể góp phần tăng vốn tự có cho BIDV. Có nhiều hình thức để định giá lại tài sản như BIDV tự định giá, thuê tư vấn nước ngoài định giá hoặc định giá thông qua bán đấu giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Việc định giá lại tài sản BIDV sẽ rất phức tạp, đặc biệt là các tài sản vô hình như định giá thương