Luận văn thạc sỹ kinh tế: Năng lực tài chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam giai đoạn hội nhập WTO thực trạng và giải pháp
1,597
887
116
45
hàng bán buôn cho dự án Tài chính nông thôn I và II do Ngân hàng thế giới tài
trợ,
BIDV đã được WB đánh giá cao và toàn diện về số lượng các định chế tài chính
tham gia, hạn mức cho các định chế tài chính, tốc độ giải ngân, kiểm tra tác
động
môi trường của các tiểu dự án, cơ chế kiểm tra, kiểm soát đối với việc cho vay -
thu
nợ tốt,... Nhờ đó, năm 2008, BIDV tiếp tục được WB chọn thực hiện dự án Tài
chính nông thôn III.
Với những kết quả hoạt động kinh doanh ấn tượng trong các năm qua, BIDV
đã được Chính phủ, các định chế tài chính và khách hàng trong và ngoài nước ghi
nhận qua nhiều huân huy chương và các giải thưởng trong nước cũng như quốc tế
như được lựa chọn là ngân hàng duy nhất cung ứng dịch vụ cho Hội nghị thượng
đỉnh APEC tại Việt Nam năm 2006, được bình chọn là “Ngân hàng nội địa cung
ứng dịch vụ mua bán ngoại tệ tốt nhất Việt Nam năm 2007” do các định chế tài
chính bình chọn của tạp chí Asiamoney, …
Không chỉ đẩy mạnh vị thế trong nước, trước xu thế hội nhập, BIDV cũng
triển khai nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài, khẳng định mục tiêu
trở
thành ngân hàng hàng đầu không chỉ trong nước mà còn trong khu vực Đông Nam
Á. Bên cạnh Ngân hàng liên doanh Việt Lào tại Viên Chăn, tháng 6/2008, BIDV
mới khai trương công ty liên doanh bảo hiểm Việt Lào cũng tại Viên Chăn. Ngoài
ra, BIDV đang xúc tiến thành lập các công ty đầu tư tại Hồng Kông, Séc và hiện
diện thương mại tại Mỹ.
Hiện nay, với năng lực và trách nhiệm cao nhất, BIDV đang quyết tâm thực
hiện thắng lợi chương trình cổ phần hóa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Đồng
thời với việc chuyển đổi mô hình tổ chức thành Tập đoàn tài chính ngân hàng Việt
Nam, BIDV sẽ tiếp tục tăng tốc, bứt phá đưa hoạt động và hiệu quả kinh doanh của
BIDV đáp ứng toàn diện, đồng bộ theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. BIDV sẽ
ngày càng khẳng định uy tín và vị thế trên thị trường và vươn lên trở thành
doanh
nghiệp hàng đầu của Việt Nam, tiếp tục tiên phong, đẩy mạnh hội nhập sâu rộng,
nâng cao sức cạnh tranh, phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh của BIDV
trong nước, khu vực và quốc tế.
46
2.2. Thực trạng năng lực tài chính của BIDV
2.2.1. Đánh giá năng lực tài chính của BIDV giai đoạn trước khi Việt
Nam gia nhập WTO
Từ khi bắt đầu chuyển đổi hình thức hoạt động như một ngân hàng thương
mại vào năm 1995, BIDV đã có những bước phát triển khả quan về mọi mặt. Trong
đó, giai đoạn 1995-2000 là giai đoạn ngân hàng đổi mới theo đường lối đổi mới
của
Chính phủ. Theo đó, thay vì bị động chờ nguồn vốn của nhà nước và phân bổ lại
cho các doanh nghiệp, ngân hàng đã chủ động huy động vốn thông qua nhiều hình
thức vay vốn khác nhau như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua các hạn mức
thanh toán, vay theo các hiệp định thương mại, vay hợp vốn dài hạn, vay tài trợ
xuất
nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh,... Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chủ động
thực
hiện nhiều biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành, đổi mới công
nghệ ngân hàng, từng bước vận hành theo đúng mô hình của một ngân hàng thương
mại. Tuy nhiên, chức năng thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển theo yêu cầu
của Chính phủ vẫn chưa tách biệt nên hoạt động của ngân hàng vẫn mang màu sắc
“chính sách”.
Giai đoạn 2000 - 2006 là giai đoạn chuyển mình thực sự của BIDV với việc
tách biệt hoàn toàn các chức năng chính sách và phát triển theo hướng của một
ngân
hàng thương mại thông qua việc thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực
hiện các cải cách khác trong năm 2006. Theo đó, BIDV đã có những bước đi ban
đầu để phát triển thành một ngân hàng thương mại hàng đầu trong nước. Tuy nhiên,
do vẫn là một ngân hàng quốc doanh cộng thêm những tồn tại của lịch sử nên BIDV
có nhiều yếu kém, đặc biệt là năng lực tài chính còn có một khoảng cách xa so
với
các ngân hàng trong khu vực. Cụ thể:
* Về khả năng an toàn vốn:
Đến 31/12/2006, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 161.000 tỷ, tăng gấp gần 10
lần so với năm 1995. Tổng vốn chủ sở hữu của BIDV liên tục tăng qua các năm.
47
Bảng 2.1: Diễn biến mức vốn của BIDV trong giai đoạn 2001-2006
Đơn vị: triệu VND
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Vốn điều lệ
1.100.000
2.300.000
3.746.300
3.866.492
3.970.997
4.077.401
Vốn khác
280.188
247.782
283.414
568.805
741.985
1.415.220
Các quỹ
630.509
938.140
1.328.399
1.517.236
1.702.916
1.467.054
Lợi nhuận để lại
555.796
274.205
145.524
229.607
114.963
666.523
Tổng vốn CSH
2.566.493
3.760.127
5.503.637
6.182.140
6.530.861
7.626.198
Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV các năm 2001-2006
Theo chuẩn mực kế toán hiện hành của Việt Nam (VAS), vốn chủ sở hữu
của Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2006 đạt 7.626 tỷ VND, tương đương 477 triệu
USD, tăng gấp 2 lần so với năm 2001. Xét trên bình diện trong nước, vốn chủ sở
hữu của BIDV đứng thứ 3 (sau Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam). Tuy nhiên, mức vốn của BIDV nói riêng và
của các NHTM nói chung còn nhỏ hơn rất nhiều so với các NHTM trong khu vực
Đông Nam Á và càng nhỏ bé hơn nếu so sánh với các ngân hàng lớn ở khu vực
châu Á. Theo đánh giá, mức vốn tự có của bốn NHTM nhà nước lớn chỉ bằng
khoảng một nửa con số này của một ngân hàng trung bình ở châu Á
3
.
Chỉ số CAR theo cách tính quy định cụ thể tại Quyết định số 457/2005/QĐ-
NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN liên tục được cải thiện, năm 2006 đã đạt 9,6%
theo VAS, năm đầu tiên vượt mức tối thiểu theo quy định của NHNN. Tuy vậy, nếu
theo IFRS, con số này năm 2005 chỉ là 3,36% và năm 2006 là 5,5%, chưa đạt mức
yêu cầu tối thiểu 8% của Basel. Sở dĩ có sự khác biệt lớn giữa các con số này là
do
sự khác nhau giữa VAS và IFRS. Trong đó, khác biệt cơ bản có thể kể đến là theo
VAS, phương pháp xác định giá trị các công cụ tài chính là theo giá gốc trong
khi
3
Trích dẫn từ bài báo: “Cổ phần hoá ngân hàng chậm, tại sao” ngày 25/03/2007 đăng
trên trang web:
http://vietnamnet.vn/nhandinh/2007/03/677136/
48
theo IFRS là theo giá hợp lý hoặc chiết khấu dòng tiền. Trong khi đó, khoảng hơn
90% tổng tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính. Điều này tạo ra sự khác
biệt
đáng kể giữa tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân
hàng
được báo cáo theo VAS và theo IFRS. Việc xác định tài sản tài chính theo giá trị
hợp lý phản ánh sát hơn với những biến động của thị trường và giúp ngân hàng
thuận lợi hơn trong việc xác định rủi ro. Do vậy, việc đánh giá các chỉ tiêu
theo
IFRS là cần thiết để so sánh năng lực của BIDV với các ngân hàng trong khu vực
và
trên thế giới.
* Về chất lượng tài sản
Tỷ lệ nợ xấu của BIDV vẫn ở mức cao do những “hậu quả” của các khoản
cho vay chính sách. Tỷ lệ nợ xấu các năm (trừ năm 2006 là năm BIDV thực hiện
chính sách triệt để xử lý nợ xấu) đều ở mức trên 30%. Tỷ lệ này là đặc biệt cao
(tỷ
lệ nợ xấu theo thông lệ chỉ nên ở mức dưới 2%) và ảnh hưởng không nhỏ tới khả
năng thanh toán về mặt kinh tế của ngân hàng. Nợ xấu cao chủ yếu tập trung ở khu
vực cho vay các doanh nghiệp quốc doanh và cho vay trong lĩnh vực xây lắp. Tuy
vậy, BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài
quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nhờ đó, nền khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề. Tuy
nhiên, năm 2006 đánh dấu nỗ lực của BIDV trong việc xử lý nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ
xấu theo IFRS xuống chỉ còn 9,1%. Năm 2006 cũng là năm ghi nhận BIDV là
NHTM đầu tiên được NHNN cho phép áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
theo Điều 7 Quyết định 493/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam, giúp
BIDV đánh giá được chính xác hơn chất lượng các khoản nợ.
* Về chất lượng quản lý
Cũng như các ngân hàng quốc doanh khác, việc quản lý hoạt động của ngân
hàng vẫn thuộc thẩm quyền của nhà nước. Hội đồng quản trị và Ban điều hành đều
do Chính phủ bổ nhiệm. Do vậy, rủi ro trong điều hành quản lý là rất lớn. Hơn
nữa,
mô hình tổ chức theo chiều ngang dẫn đến việc không tách bạch giữa vai trò quản
lý
của Hội đồng quản trị và chức năng điều hành của Ban điều hành; không đảm bảo
49
quản lý rủi ro đối với hoạt động kinh doanh do quản lý phi tập trung, chức năng,
nhiệm vụ của các phòng ban vẫn chưa hoàn toàn tách biệt và công tác quản lý vẫn
chưa thực sự mang tính tập trung. Đơn cử như hoạt động quản lý rủi ro tín dụng,
hiện nay thẩm quyền phê duyệt tín dụng mới chỉ tập trung một phần tại hội sở
chính, việc phân cấp uỷ quyền phán quyết tín dụng đối với các chi nhánh là khá
lớn,
đơn vị vừa kinh doanh vừa có chức năng thẩm tra phê duyệt, điều này là chưa phù
hợp với thông lệ. Cơ chế quản lý còn bị ảnh hưởng nhiều từ cơ chế nhà nước từ
việc
ra quyết định đến cơ chế lương thưởng, đề bạt cho cán bộ công nhân viên. Về quản
lý rủi ro, tuy BIDV đã có Ban quản lý rủi ro độc lập và Hội đồng quản lý tài sản
nợ
- có (từ năm 2005), tuy nhiên vẫn chưa phát huy được hết chức năng nhiệm vụ, đôi
khi còn mang tính hình thức. Quản lý rủi ro mới dừng lại ở rủi ro tín dụng, chưa
có
phòng quản lý rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
* Về khả năng sinh lời
Giai đoạn này cũng là giai đoạn hoạt động kém hiệu quả của ngân hàng. Chỉ
số ROaE các năm đều ở mức một con số (trừ năm 2006 đạt 14,23%). Đây là mức
rất thấp so với ngay các ngân hàng trong nước. Một phần nguyên nhân của khả năng
sinh lời thấp là do nợ xấu của ngân hàng cao, dẫn đến trích dự phòng cao. Mặt
khác,
tư tưởng bao cấp cộng với nhiều hỗ trợ của nhà nước, sức ép của cạnh tranh chưa
rõ
rệt đã có những ảnh hưởng nhất định tới ngân hàng, do đó việc nâng cao hiệu quả
hoạt động đã không được chú trọng một cách đúng mực.
* Về khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản của một điểm mạnh vốn có của ngân hàng từ trước tới
nay do ưu thế của một ngân hàng lớn, vốn mạnh, khả năng huy động vốn cao. Rủi
ro thanh khoản ở mức chấp nhận được (tỷ lệ cho vay/huy động tiền gửi thường
được giữ ở mức dưới 1).
Có thể nói, năng lực tài chính của BIDV nói riêng và các ngân hàng thương
mại Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế, đặc biệt là về khả năng an toàn vốn.
Quy mô vốn nhỏ, cộng thêm nhiều yếu kém trong hoạt động quản lý, chất lượng tài
sản và khả năng sinh lời sẽ là những trở ngại lớn của ngân hàng trong quá trình
phát
triển và hội nhập.
50
2.2.2. Đánh giá thực trạng năng lực tài chính của BIDV giai đoạn từ khi
Việt Nam gia nhập WTO đến nay
Năm 2007 đánh dấu bước phát triển mới không chỉ của nền kinh tế Việt Nam
mà còn của các ngân hàng Việt Nam, trong đó có BIDV nói riêng. Hơn một năm
sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các ngân hàng đã bước đầu cảm nhận được hơi
thở của hội nhập và đang nỗ lực hoàn thiện mình để có thể tồn tại và phát triển
trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. BIDV cũng không nằm ngoài xu
thế đó, năm 2007 và nửa đầu năm 2008 là giai đoạn BIDV quyết tâm xây dựng nền
tảng vững chắc làm bước đệm cho quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và
thế giới, thông qua việc chuyển đổi toàn bộ cơ cấu tổ chức ngân hàng theo mô
hình
ngân hàng hiện đại, xúc tiến hoàn thành tiến trình cổ phần hoá và hình thành Tập
đoàn tài chính Việt Nam. Và song song với nó là một loạt các mục tiêu và chính
sách nhằm nâng cao năng lực tài chính, phù hợp với định hướng phát triển dài hạn
của BIDV.
2.2.2.1. An toàn vốn
Năm 2007, khả năng an toàn vốn của BIDV đã có những bước cải thiện đáng
kể. Vốn cấp 1 năm 2007 đạt 10.276 tỷ VND, tăng 1,5 lần so với 2006. Vốn cấp 1
của ngân hàng tăng mạnh như vậy chủ yếu là nhờ khoản cấp bổ sung vốn điều lệ
3.400 tỷ đồng theo Quyết định số 148/QĐ - TTg ngày 01/02/2007 của Thủ tướng
Chính phủ, giúp vốn điều lệ của BIDV tăng từ 4.077 tỷ VND lên 7.699 tỷ VND, trở
thành ngân hàng lớn thứ 3 Việt Nam về vốn điều lệ và đáp ứng được yêu cầu của
NHNN (vốn điều lệ của các ngân hàng quốc doanh phải đạt 3.000 tỷ VND vào năm
2008). Đây là một trong những hành động của Chính phủ nhằm đảm bảo hệ số CAR
của BIDV đạt 8% trước cổ phần hoá. Bên cạnh đó, nguồn tăng của Vốn cấp 1 năm
2007 còn từ lợi nhuận giữ lại (tăng gấp 2 lần so với năm 2006).
Về vốn cấp 2, Đề án Phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 của BIDV giai đoạn
2006-2007 đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, theo đó cho phép BIDV phát
hành trái phiếu tăng vốn cấp 2 với số lượng phát hành là 5.600 tỷ (trong đó, năm
2006, BIDV đã phát hành 3.250 tỷ, dự kiến phát hành thêm 2.350 tỷ vào các năm
tiếp theo). BIDV trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành trái phiếu
dài
hạn để tăng vốn cấp II theo đúng các điều kiện quy định của Ngân hàng Nhà nước
51
và Bộ Tài chính. Mức vốn cấp 2 vừa đảm bảo mức an toàn vốn vừa tuân theo đúng
quy định của Ngân hàng nhà nước không vượt quá 50% vốn cấp 1.
Bảng 2.2: Vốn tự có của BIDV năm 2006 - 2007
Đơn vị: tỷ VND
2006
2007
Vốn cấp 1
6.648
10.276
Vốn cấp 2
3.341
3.223
Khoản giảm trừ
-3.644
-2.856
Tổng vốn tự có tính CAR
6.345
10.643
Tỷ lệ Vốn cấp 1/Tổng tài sản có rủi ro
5,8%
6,4%
Hệ số an toàn vốn – CAR (theo IFRS)
5,5%
6,7%
Hệ số an toàn vốn – CAR (theo VAS)
9,6%
9,71%
Nguồn: Báo cáo thường niên của BIDV năm 2007
Nhờ tốc độ tăng của vốn cấp 1, chỉ số CAR của BIDV theo cách tính quy
định cụ thể tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của NHNN
liên tục được cải thiện. Nếu theo VAS, chỉ số CAR của BIDV năm 2007 đạt 9,71%,
cao hơn mức 8% quy định của NHNN. Tỷ lệ này cũng là tương đối cao so với các
ngân hàng quốc doanh khác, đồng thời thể hiện nỗ lực của BIDV trong việc nâng
cao năng lực vốn của ngân hàng, nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Bảng 2.3: Chỉ tiêu an toàn vốn (CAR) năm 2007 của các ngân hàng quốc doanh
BIDV
VCB
ICB
Agribank
MHB
Trung bình
2006
2007
2006
2007
2006
2007
2006
2007
2006
2007
2006
2007
9,6%
9,71%
9,6%
5,2%
5%
7,20%
9,30%
9,40%
6,80%
9,2%
(Nguồn: báo cáo thường niên các ngân hàng, báo cáo phân tích ngành ngân hàng)
Tuy nhiên, nếu tính theo IFRS thì hệ số CAR của BIDV năm 2007 mới chỉ
đạt 6,7%, vẫn còn thấp hơn so với thông lệ. Đây là mục tiêu nhưng cũng là thách
thức lớn của BIDV trong quá trình cổ phần hoá để hội nhập vào nền kinh tế khu
vực
và thế giới. Nếu theo đánh giá của tác giả thì khả năng an toàn vốn của BIDV mới
chỉ đạt mức hạng 3, mức chưa hỗ trợ được đầy đủ các rủi ro của ngân hàng. Theo
52
đánh giá tín nhiệm của tổ thức định hạng Moody’s, khả năng an toàn vốn của BIDV
đạt điểm C (trong thang điểm giảm dần A, B, C, D và E) và thậm chí phía tổ chức
định hạng còn khuyến nghị BIDV cần tăng chỉ số Vốn cấp 1 theo IFRS lên 8%.
Trong năm 2008, BIDV cần tiếp tục có kế hoạch tăng vốn để duy trì hệ số
CAR ở mức cao, tạo điều kiện mở rộng qui mô hoạt động. Mặc khác, song song với
việc tăng vốn thì việc kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, giảm tỷ lệ
nợ
xấu cũng là một biện pháp quan trọng để nâng cao chỉ tiêu an toàn vốn.
2.2.2.2. Chất lượng tài sản
Nâng cao chất lượng tài sản, đặc biệt là triệt để xử lý nợ xấu là mục tiêu hàng
đầu của Ban lãnh đạo BIDV trong các năm qua. Kết quả là chất lượng tài sản của
ngân hàng ngày được nâng cao một cách bền vững, thể hiện:
- Cơ cấu tài sản ngày càng chuyển biến hợp lý và hiệu quả hơn. Cụ thể, tỷ
trọng Tổng dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng (sau khi trừ dự phòng rủi
ro) chiếm 62% Tổng tài sản tại thời điểm 31/12/2007. Phần còn lại tập trung
vào những khoản đầu tư có tính thanh khoản tốt như kinh doanh trên thị
trường liên ngân hàng và đầu tư chứng khoán, trong đó hoạt động đầu tư
chứng khoán chủ yếu đầu tư vào trái phiếu chính phủ và tín phiếu kho bạc
nhà nước, công trái. Đây là những khoản đầu tư ít rủi ro đồng thời đảm bảo
hỗ trợ tính thanh khoản của ngân hàng.
- Mức độ tập trung rủi ro cũng được giảm dần:
+ Về rủi ro theo loại hình khách hàng, bảng 2.4 dưới đây cho thấy tỷ trọng
cho vay doanh nghiệp quốc doanh (là loại hình doanh nghiệp có rủi ro cao) giảm
từ
49,3% xuống còn 39,2%. Tốc độ tăng trưởng cho vay doanh nghiệp quốc doanh
cũng giảm mạnh xuống còn 6,4% năm 2007 (trong khi con số này vào năm 2006 là
14,1%). Thay vào đó, ngân hàng tăng mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc
doanh (tăng trưởng 67% năm 2007 so với mức tăng chỉ 20,2% năm 2006). Có thể
thấy tuy tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp quốc doanh vẫn ở mức khá cao song
BIDV đã nỗ lực giảm mạnh tỷ trọng này, từ đó giúp cho danh mục tín dụng của
BIDV ngày càng hợp lý và đỡ rủi ro hơn.
53
Bảng 2.4: Các chỉ số danh mục cho vay của BIDV 2004 - 2007
2004
2005
2006
2007
Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh (%)
16
65,9
20,2
67
Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp quốc doanh (%)
10,4
-5,6
14,1
6,4
Cho vay doanh nghiệp quốc doanh (% dư nợ)
65
52
49,3
39,2
Cho vay theo chỉ định Nhà nước (% dư nợ)
8,7
5,93
3,21
1,49
Nguồn: báo cáo thường niên của BIDV năm 2007
Thêm vào đó, cho vay theo chỉ định Nhà nước không những không phát sinh
nợ mới từ năm 2002 mà còn giảm dần qua các năm về cả số tuyệt đối và tương đối
(năm 2005 là 5,93%; cuối năm 2006 là 3,21% thì đến năm 2007 chỉ còn 1,49%).
+ Về rủi ro theo ngành, do đặc điểm lịch sử truyền thống cho vay của BIDV
là cho vay để phục vụ đầu tư phát triển đất nước, nên lĩnh vực cho vay chủ yếu
của
BIDV là cho vay ngành xây dựng. Đây là lĩnh vực có thời gian thu hồi vốn lâu, độ
rủi ro cao. Nhận thức được điều này, trong các năm qua, bên cạnh việc rà soát và
cẩn trọng đối với các khoản vay trong lĩnh vực này, BIDV cũng đang cố gắng giảm
dần tỷ trọng này và tăng cho vay sang các lĩnh vực có rủi ro thấp hơn như thương
mại và dịch vụ. Hình 2.5 dưới đây phản ánh sự thay đổi cơ cấu danh mục tín dụng
theo ngành của BIDV qua các năm 2005, 2006 và 2007.
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Xây dựng
Thương mại và dịch vụ
Các ngành khác
Hình 2.5: Cơ cấu cho vay theo ngành (%) qua các năm 2005 - 2007
Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm 2005, 2006, 2007
54
Từ hình 2.5, có thể thấy tỷ trọng cho vay lĩnh vực xây dựng trên tổng dư nợ
giảm từ 36,5% năm 2005 xuống còn 24,9% năm 2006 và 23,6% năm 2007. Thay
vào đó, cho vay đối với sản xuất và chế biến và đặc biệt là cho vay đối với lĩnh
vực
thương mại và dịch vụ tăng mạnh trong các năm trở lại đây. Trong đó, tỷ trọng
cho
vay ngành thương mại và dịch vụ trước chỉ chiếm hơn 10% (năm 2003 là 10,6% và
năm 2005 là 15,8%) thì đến năm 2007 đã chiếm tới 34,49%, trở thành lĩnh vực
chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của ngân hàng.
+ Bên cạnh đó, cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cũng ở mức độ khá tốt. Tỷ lệ nợ
trung và dài hạn giảm dần qua các năm, xuống còn 39,8% năm 2007 (so với 43,5%
năm 2006). Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo cũng tăng từ 70% năm 2006 lên 73%
vào cuối năm 2007.
Tuy cơ cấu tín dụng của BIDV đã được chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn,
phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, song tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp
quốc doanh và ngành xây dựng vẫn còn ở mức cao, cần tiếp tục giảm mạnh, đặc biệt
là trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn hiện nay. Tuy nhiên, với
đặc
thù là một ngân hàng quốc doanh, thậm chí kể cả BIDV có cổ phần hoá thì nhà
nước vẫn chiếm tỷ lệ cổ phần chi phối, thì việc hạn chế hoặc nâng cao hiệu quả
của
các khoản cho vay các doanh nghiệp nhà nước lớn và các dự án đầu tư phát triển
lớn của đất nước để phù hợp định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ là
không đơn giản.
Mặc khác, tuy 73% các khoản cho vay của ngân hàng có tài sản đảm bảo,
nhưng phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và giấy tờ có giá (chủ yếu là
chứng
khoán). Đây là những tài sản khó định giá do cơ chế định giá hiện nay chưa hợp
lý,
không phản ánh đúng giá trị của tài sản. Mặt khác, thị trường vốn và bất động
sản
của Việt Nam còn non kém, việc thu hồi hay thanh khoản các tài sản này là không
dễ. Do vậy, rủi ro đối với các khoản cho vay này là không hề thấp.
- Chất lượng tín dụng được cải thiện, tuy vẫn còn một số hạn chế