Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Chất lượng dịch vụ tín dụng hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc
10,211
783
150
10
- Đối tượng vay thường là người nghèo, người có thu nhập thấp.
- Mục tiêu là xóa đói giảm nghèo, nâng cao vai trò của người phụ nữ, tạo
việc làm cho người tàn tật,…
1.1.3. Dịch vụ tín dụng và chất lượng dịch vụ tín dụng
1.1.3.1. Dịch vụ tín dụng
Dịch vụ tín dụng là một bộ phận của dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn
các thành phần kinh tế xã hội và nó cũng có đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ mà
các hàng hóa hiện hữu không có.
Dịch vụ tín dụng bao gồm toàn bộ hoạt động trong suốt quá trình mà khách
hàng và các tổ chức tín dụng tiếp xúc với nhau, để chuyển giao quyền sử dụng một
khoản tiền hoặc một loại hàng hóa, nhằm thỏa mãn nhu cầu mong đợi trước đó,
cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng.
Tín dụng chính sách là hoạt động cho vay không vì mục tiêu lợi nhuận của
các tổ chức tín dụng, nhằm hỗ trợ cho cá nhân và doanh nghiệp các chính sách về
kinh tế, chính trị và xã hội của Nhà nước.
Dịch vụ tín dụng chính sách là một loại hình dịch vụ tín dụng đặc biệt mà
trong đó khách hàng mục tiêu sử dụng dịch vụ tín dụng được xác định rõ là hộ
nghèo và các đối tượng chính sách. Tổ chức tài chính lớn nhất hiện nay của Việt
Nam cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô là Ngân hàng Chính sách xã hội.
1.1.3.2. Chất lượng dịch vụ tín dụng
Chất lượng dịch vụ tín dụng là khả năng đáp ứng của dịch vụ tín dụng đối
với sự mong đợi của khách hàng đi vay, hay nói cách khác thì đó chính là khoảng
cách giữa sự kỳ vọng của khách hàng vay với cảm nhận của họ về những kết quả
mà họ nhận được sau khi giao dịch vay vốn với tổ chức tài chính.
Theo đó, có thể suy luận ra rằng chất lượng dịch vụ tín dụng chính sách đối
với hộ nghèo là khả năng đáp ứng dịch vụ tín dụng chính sách của các tổ chức tài
chính đối với sự mong đợi của khác hàng vay, mà khách hàng ở đây chính là những
hộ nghèo vay vốn.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
11
Đặc điểm của chất lượng dịch vụ tín dụng đối với người nghèo:
- Mức vay phải phù hợp với đặc điểm tài chính của người nghèo, món vay
ban đầu nên thấp sau đó tăng dần lên, để tập dần cho người nghèo cách thức làm
ăn,
cách thức quản lý vốn; thông thường món vay trước hoàn trả xong mới cho vay
món sau cho vay mức cao hơn, không nên cho vay món quá cao vượt khả năng quản
lý của người nghèo, dễ dẫn tới sử dụng vốn sai mục đích, thất thoát vốn.
- Phù hợp với khả năng tiếp cận của người nghèo, bởi người nghèo thường
sống ở những vùng đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp, các thông tin bên
ngoài về
kinh tế xã hội rất hạn chế,… nên hệ thống cung cấp dịch vụ phải dễ dàng, trên cả
hai mặt là thủ tục hồ sơ phải đơn giản phù hợp với trình độ của người nghèo và
phải
phục vụ (cho vay, thu nợ, thu lãi,…) tại chỗ ngay tại khu dân cư họ sinh sống.
- Bên cạnh dịch vụ tín dụng cần phải có dịch vụ tiết kiệm. Đối với người
nghèo việc tiết kiệm là cực kỳ quan trọng, tiết kiệm cần phải thực hiện cả trong
sản
xuất lẫn tiêu dùng. Thông thường đối với hộ gia đình bình thường có thể lấy thu
nhập trừ phần chi tiêu sau đó mới tiết kiệm, nhưng đối với người nghèo cần tiết
kiệm trước lúc chi tiêu. Những khoản tiền nhỏ tiết kiệm hàng tuần, hàng tháng sẽ
giúp họ có được khoản tiền lớn trong tương lai.
- Phải phát huy vai trò của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là vai trò
phụ nữ trong thực hiện các khoản tín dụng quy mô nhỏ. Trong gia đình người phụ
nữ thường là tay hòm chìa khóa, tần tảo làm việc, chịu thương chịu khó nhất, nên
thông qua hoạt động tín dụng vi mô nhỏ để phát triển năng lực của phụ nữ sẽ phù
hợp trong việc phát huy hiệu quả vốn vay.
- Hoạt động cung cấp tín dụng quy mô nhỏ cần phải có các dịch vụ đi kèm
mới phát huy cao hiệu quả, bởi vì người nghèo không những thiếu vốn mà thiếu
nhiều thứ, đặc biệt là các kiến thức làm ăn, hướng dẫn đầu ra sản phẩm. Chính vì
vậy việc cho vay vốn đối với người nghèo cần chú trọng đi kèm công tác hướng dẫn
kỹ thuật và phải tạo được việc làm cũng như tăng thu nhập cho gia đình hộ nghèo.
1.2. ĐẶC ĐIỂM TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI NGHÈO VÀ MÔ HÌNH CHO
VAY VỐN ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
12
1.2.1. Đặc điểm tài chính của người nghèo
1.2.1.1. Quan điểm về nghèo
Theo cách hiểu của nhiều nhà lý luận, nghiên cứu: Nghèo là diễn tả sự thiếu
cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất
định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi
tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo
theo
thu nhập; theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nữa mức
thu nhập bình quân đầu người hàng năm của quốc gia.
Khái niệm chung về nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối:
- Nghèo tuyệt đối: đo lường số người sống dưới một ngưỡng thu nhập nhất
định hoặc số hộ gia đình không có đủ tiền để chu cấp cho những hàng hóa và dịch
vụ thiết yếu nhất định.
- Nghèo tương đối: có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các
tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã
hội
nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.
Hiện nay có hai quan điểm khác nhau về người nghèo đói:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: người nghèo đói là những người hèn kém,
không biết làm ăn nên qua bao đời họ luôn thất bại trong cuộc sống, do đó cần
phải
cứu giúp họ. Quan điểm này đứng trên nhìn xuống, coi thường người nghèo, đưa
tay cứu vớt họ, không tin tưởng ở họ, dẫn tới hạn chế việc khai thác tiềm năng
của
người nghèo.
- Quan điểm thứ hai cho rằng: người nghèo đói cũng là con người, cũng
được sinh ra như những người khác, chẳng qua họ không có cơ hội để làm được
những điều mà người khá giả làm được. Đói nghèo đã cướp đi quyền con người, do
đó nếu tạo ra được cơ hội để họ vượt qua đói nghèo thì họ có thể làm được những
điều mà người khác làm được. Quan điểm này tôn trọng người nghèo, đặt niềm tin
vào người nghèo, nên đã giúp họ phát huy được khả năng và đóng góp công sức của
mình vào sự phát triển đất nước.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
13
Tại Việt Nam từ năm 1993 đến nay đã 6 lần nâng mức chuẩn nghèo. Chuẩn
nghèo giai đoạn 2011-2015 thực hiện theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ ngày 30/1/2011, quy định cụ thể như sau:
- Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/
người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.
- Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/
người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
1.2.1.2. Đặc điểm tài chính của người nghèo
Theo quan điểm của một số người, người nghèo là người không biết làm ăn,
không biết tiết kiệm, không có tích lũy,… Cách nhìn đó chưa đúng và không đầy
đủ, trên phương diện tài chính:
- Người nghèo là người tiêu dùng lớn: Lớn ở đây có nghĩa là mức chi tiêu
của họ thường lớn hơn mức thu nhập mà họ kiếm được. Các khoản chi tiêu của
người nghèo thường bao gồm: (i) nhu cầu căn bản: ăn, mặc, ở, học hành, đi lại;
(ii)
nhu cầu xã hội: hiếu, hỷ, tiêu dùng cho các phong tục tập quán; (iii) nhu cầu
khẩn
cấp mang tính cá nhân: chiến tranh, thiên tai; (iiii) nhu cầu có tính cơ hội: cơ
hội
đầu tư kinh doanh, mua sắm tài sản, mua đất.
- Người nghèo cũng là người tiết kiệm: Đặc điểm này được các nhà kinh tế,
các tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng và phi ngân hàng lưu tâm cho đến tận
những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, đặc điểm nhận thấy ngày càng rõ vào
những thập kỷ sau này. Người nghèo mong muốn tiết kiệm, có tiết kiệm và đã tiết
kiệm, thậm chí khoản tiết kiệm là nhỏ và không thường xuyên. Thực tế, ở nông
thôn
người nghèo đã tham gia tiết kiệm theo nhiều hình thức cá nhân và tập thể.
Từ nghiên cứu đặc điểm tài chính của người nghèo, chúng ta có thể đi đến
kết luận rằng: người nghèo có thể và đã tiết kiệm, thậm chí khoản tiết kiệm đó
là
nhỏ và không thường xuyên. Người nghèo thường cần lượng tiền lớn để đáp ứng
nhiều mục đích khác nhau cho đời sống của họ. Vậy làm thế nào để hầu hết người
nghèo có được lượng tiền lớn đáp ứng nhu cầu của họ?
Người nghèo có thể có được số tiền lớn đó bằng một trong 3 cách:
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
14
Cách thứ nhất: Bán tài sản của họ để có tiền mặt. Tuy nhiên, họ lại thường có
ít hay không có tài sản.
Cách thứ hai: Vay tiền bằng cách thế chấp, cầm cố các tài sản đó. Tuy nhiên,
họ lại có ít tài sản hoặc tài sản có giá trị thấp.
Cách thứ ba: Thường xuyên tiết kiệm tích góp, chuyển các khoản tiết kiệm
nhỏ thành khoản tiền lớn. Đây là cách giải quyết tin cậy và bền vững để người
nghèo có tiền phục vụ nhu cầu của họ. Dịch vụ tài chính cho người nghèo thông
qua
cơ chế gửi tiền tiết kiệm bao gồm:
- Dịch vụ tiết kiệm cho phép người nghèo có thể tích lũy hôm nay để có
khoản tiền cho ngày mai.
- Dịch vụ tín dụng cho phép người nghèo có được khoản tiền bây giờ và trả
dần trong tương lai.
- Dịch vụ bảo hiểm cho phép người nghèo có được khoản tiền khi cần bằng
cách tiết kiệm theo một chu trình nhất định.
- Có thể kết hợp hai trong các phương thức trên.
1.2.1.3. Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo
Tài chính vi mô cho xóa đói giảm nghèo là dịch vụ tài chính phù hợp đặc
điểm tài chính của người nghèo. Tài chính vi mô có những đặc điểm cơ bản:
Một là, cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ chủ yếu là tín dụng và tiết
kiệm. Các NGO và các tổ chức tài chính phi ngân hàng có phương pháp cung cấp
tín dụng phù hợp cho những người vay có thu nhập thấp.
Hai là, đối tượng phục vụ của tài chính vi mô là những người nghèo, chủ yếu
là những người có ít nguồn thu nhập hay có sinh kế kiếm sống nhất định, nếu được
cung cấp tài chính sẽ có thể vươn lên thoát nghèo.
Ba là, tài chính vi mô chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo,
thu hút người nghèo tham gia vào hoạt động tín dụng và tiết kiệm.
Bốn là, tổ chức cung cấp tài chính vi mô là những tổ chức bền vững tài
chính, sự bền vững về tài chính thể hiện ở sự bù đắp được chi phí, tăng nguồn
thu,
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
15
kích thích tiết kiệm, tạo ra vốn cho nhiều người vay tín dụng và tiết kiệm, giám
sát
và hỗ trợ trong sử dụng vốn tín dụng.
Năm là, tài chính vi mô cung cấp dịch vụ tài chính cho từng hộ hay nhóm
khách hàng, nhất là những người cực nghèo, thông qua nhóm tín dụng và tiết kiệm.
Sáu là, tài chính vi mô cung cấp dịch vụ tài chính ngay tại địa bàn khu dân
cư của người vay và tiết kiệm sinh sống, thu hút nhiều người tham gia, giảm chi
phí
tín dụng, tăng tính cộng đồng, tăng tính tiết kiệm.
Bảy là, tài chính vi mô cung cấp dịch vụ cho một lượng lớn khách hàng và
chủ yếu là ở địa bàn vùng nông thôn.
1.2.2. Mô hình cho vay vốn đối với hộ nghèo của NHCSXH
Mô hình cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH được biểu hiện trong văn
bản số 316/NHCS-KH ngày 02/05/2003 về nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo và
các văn bản liên quan khác của NHCSXH, có thể tóm lược theo các nội dung sau:
Tại các thôn, ấp, bản, làng của từng xã (phường, thị trấn) thành lập các tổ
TK&VV, với thành viên là những hộ nghèo có nhu cầu vay vốn (tổ TK&VV thực
hiện các công việc theo hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH huyện); UBND xã phân
giao cho mỗi tổ chức hội đoàn thể (hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh,
đoàn thành niên) của xã trực tiếp quản lý một số tổ TK&VV; các hội đoàn thể xã
thực hiện các công việc theo hợp đồng ủy thác với NHCSXH. Tại mỗi xã thành lập
một điểm giao dịch cố định của NHCSXH, hàng tháng có tổ giao dịch lưu động về
thực hiện các phiên giao dịch tại xã.
Thủ tục, hồ sơ vay vốn đối với hộ nghèo thông qua tổ TK&&VV và được lập
ngay tại xã; việc giải ngân cho vay NHCSXH về giải ngân trực tiếp tận tay hộ vay
tại điểm giao dịch xã; việc thu lãi, thu tiết kiệm NHCSXH ủy nhiệm cho tổ TK&VV
thu của hộ vay và nộp cho NHCSXH tại các điểm giao dịch xã; còn việc trả nợ hộ
vay trực tiếp trả cho NHCSXH tại điểm giao dịch xã.
Về quy định cho vay đối tượng phải là hộ nghèo có tên trong danh sách hộ
nghèo của xã theo chuẩn nghèo do Chính phủ quy định từng thời kỳ. Mục đích sử
dụng vốn vay đầu tư vào sản xuất kinh doanh; giải quyết một phần nhu cầu thiết
yếu
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
16
về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. Mức cho vay theo phương án sản
xuất kinh doanh của hộ vay, mức tối đa hiện nay là 30 triệu đồng/hộ. Lãi suất
cho
vay theo quy định của Chính phủ từng thời kỳ, hiện nay là 0,65% tháng. Thời hạn
cho vay theo chu kỳ đối tượng đầu tư, đối với ngắn hạn đến 12 tháng, cho vay
trung
hạn từ trên 12 tháng đến 36 tháng. Thu nợ theo phân kỳ 6 tháng hoặc 1 năm, thu
lãi
hàng tháng theo biên lai của NHCSXH.
Mô hình quản lý cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH là mô hình đặc thù,
sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam. Do 4 bộ phận hợp thành gồm
Tổ TK&VV, các hội đoàn thể, chính quyền xã và NHCSXH:
(i) Tổ tiết kiệm và vay vốn: Tổ TK&VV do các tổ chức chính trị xã hội ở xã
đứng ra thành lập bao gồm những hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác cùng
sinh sống ngay tại khu dân cư (thôn, ấp, bản, làng), cùng có nhu cầu vay vốn
NHCSXH, cùng tương trợ, giúp đỡ nhau; với số lượng từ 5 đến 50 thành viên, có
ban quản lý Tổ từ 2-3 thành viên, có quy ước hoạt động Tổ và được UBND xã công
nhận cho phép hoạt động. NHCSXH quản lý các tổ TK&VV theo địa giới hành
chính từng xã, mỗi xã thành lập một điểm giao dịch cố định cấp xã. Tổ TK&VV
hợp đồng ủy nhiệm với NHCSXH các nội dung công việc sau:
- Nhận giấy đề nghị vay vốn của thành viên; tổ chức họp các thành viên
trong Tổ để thực hiện bình xét công khai, dân chủ; lựa chọn thành viên để điều
kiện
vay vốn; lập danh sách các hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH trình UBND cấp
xã xác nhận và đề nghị ngân hàng cho vay; thông báo kết quả phê duyệt cho vay,
lịch giải ngân đến từng thành viên; chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi,
thu
tiết kiệm của NHCSXH tại điểm giao dịch.
- Tổ tiết kiệm và vay vốn phải đôn đốc người vay sử dụng tiền vay đúng mục
đích; trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận.
- Trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày hộ nghèo nhận tiền vay, tổ TK&VV thực
hiện kiểm tra sử dụng vốn vay 100% thành viên mới vay vốn gửi cán bộ NHCSXH
nơi cho vay. Trường hợp hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích thì lập biên bản yêu
cầu hộ vay trả nợ trước hạn.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
17
- Tổ TK&VV được thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên trong tổ.
- Phối hợp cán bộ tổ chức Hội, chính quyền địa phương xử lý các trường hợp
nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, trốn
chết, mất
tích, rủi ro do nguyên nhân khách quan và thông báo kịp thời cho NHCSXH.
- Mở sổ theo dõi cho vay, thu nợ, thu lãi, thu tiết kiệm của các thành viên
trong tổ; lưu trữ hồ sơ của Tổ TK&VV và các giấy tờ liên quan đến hoạt động vay
vốn.
(ii) Tổ chức chính trị- xã hội (hội đoàn thể): Thực hiện phương thức cho vay
ủy thác từng phần đối với hộ nghèo, theo hợp đồng ủy thác với NHCSXH gồm 6
khâu công việc như sau:
(1) Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ
đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các
đối
tượng thụ hưởng các chính sách tín dụng có nhu cầu vay vốn.
(2) Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập tổ TK&VV, tổ chức họp tổ để kết nạp thành
viên vào tổ TK&VV, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động tổ, bình xét
công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào danh sách và trình
cho
UBND xác nhận, đề nghị NHCSXH cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt
danh sách hộ gia đình được vay vốn cho tổ TK&VV để tổ TK&VV thông báo đến
từng hộ gia đình được vay vốn, cùng tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ,
thu lãi, thu tiết kiệm của người vay tại điểm giao dịch NHCSXH.
(3) Phối hợp với ban quản lý tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng
vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ thỏa thuận; thông báo
kịp
thời cho NHCSXH nợ cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do
nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, trốn, mất tích,…)
và
rủi ro do nguyên nhân chủ quan,… để có biện pháp xử lý thích hợp.
(4) Đôn đốc ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng ủy nhiệm đã ký với
NHCSXH, chỉ đạo và giám sát ban quản lý tổ TK&VV trong các việc: Đôn đốc các
thành viên đem tiềnđến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch đã
thỏa thuận; thực hiện việc thu lãi, thu tiết kiệm hoặc đôn đốc các tổ viên đem
tiền đến
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
18
điểm giao dịch NHCSXH để trã lãi, gửi tiền tiết kiệm theo định kỳ thỏa thuận đối
với
các tổ được NHCSXH ủy nhiệm thu.
(5) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay; kiểm tra
hoạt động của các tổ TK&VV và các tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm
vi quản lý theo định kỳ hoặc đột suất. Phối hợp cùng NHCSXH và Chính quyền địa
phương xử lý các trường hợp chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề
nghi xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan.
(6) Định kỳ hoặc đột suất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín
dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để
đánh
giá những kết quả đạt được, những tồn tại vướng mắc; bàn biệc pháp và kiến nghị
xử
lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu và bàn phương hướng, kế
hoạch thực hiện trong thời gian tới,… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho cán
bộ
tổ chức hội, cán bộ tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến,
tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi
và
tập huấn công tác khuyến nông,… để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả.
Toàn bộ 6 công đoạn trên đây, thì tổ chức Hội cấp xã thực hiện tất cả 6 công
đoạn (từ công đoạn 1 đến công đoạn 6), các tổ chức Hội cấp tỉnh, cấp huyện thực
hiện 2 công đoạn (gồm công đoạn 5 và 6).
(iii) Ủy ban nhân dân cấp xã: tổ chức khảo sát điều tra và lập danh sách hộ
nghèo theo chuẩn nghèo Chính phủ quy định từng thời kỳ; thực hiện nhiệm vụ xác
nhận đối tượng hộ vay theo vào danh sách hộ nghèo hộ vay khi tổ TK&VV trình lên;
bố trí phòng làm việc cho tổ giao dịch lưu động của NHCSXH; tham gia các buổi
sinh hoạt định kỳ trong các phiên giao dịch tại xã của NHCSXH; tham gia xử lý
các
vụ việc phát sinh trong vay vốn của NHCSXH.
(iv)NHCSXH cấp huyện: được Tổng Giám đốc NHCSXH ủy quyền ký các
văn bản liên tịch với các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện, hợp đồng ủy thác
với
các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã về cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối
tượng chính sách và hợp đồng ủy nhiệm với các tổ TK&VV về thực hiện một số
công việc trong quy trình cho vay.
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ
19
- Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay các chương trình tín dụng, kiểm tra, đôn đốc
các hội đoàn thể và Tổ thực hiện các văn bản liên tịch, hợp đồng ký kết.
- Thành lập các tổ giao dịch lưu động (tổ 2-3 cán bộ) định kỳ hàng tháng về
giao dịch tại điểm giao dịch xã, tối thiểu một lần; nhóm cán bộ này phụ trách
quản
lý một số xã nhất định; sau các buổi giao dịch có tổ chức họp báo giao ban.
- Trong quy trình cho vay NHCSXH chỉ thực hiện 3 khâu chính là: giải ngân
trực tiếp đến người vay, hạch toán và thông tin báo cáo.
(Nguồn: của NHCSXH huyện Phú Lộc)
Sơ đồ 1.1: Quy trình cho vay đối với hộ nghèo của
ngân hàng chính sách xã hội
Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh
doanh (mẫu 01/TD) gửi cho Tổ trưởng TK&VV.
Bước 2: Tổ TK&VV cùng hội đoàn thể tổ chức họp để bình xét, Tổ trưởng
ghi thông tin hộ vay vào sổ vay vốn, lập danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn
NHCSXH (mẫu 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay.
Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn (giấy đề nghị vay vốn kiêm
phương án sản xuất, sổ tiết kiệm và vay vốn, danh sách hộ gia đình đề nghị vay
vốn
NHCSXH) tới ngân hàng.
Hộ nghèo vay
vốn
Tổ tiết kiệm và
vay vốn
Hội đoàn thể
chính trị xã hội
cấp xã
NHCSXH
huyện
UBND cấp xã,
phường
(1)
(7)
(6)
(2)
(5)
(3)
(4)
(8)
ĐAI HOC KINH TÊ HUÊ