Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê
3,927
283
122
38
khi thấy vẻ thẫn thờ âm thầm hiện rõ trên gương mặt anh. Sau những chuyến đi
thực tế trở về, anh đối xử với chị dịu dàng hơn, đằm thắm hơn đến mức chị thấy
xao xuyến, ngỡ ngàng. Vậy mà chị vẫn không mảy may nghi nghờ, vẫn cúc
cung tận tụy, vẫn bớt xén các khoản chi tiêu, thậm chí vay mượn tiền để anh đi
thực tế giải tỏa những ức chế trong lòng. Những lúc anh xa nhà chị mất ngủ từng
đêm, thao thức, nhớ mong chờ đợi ngày anh trở về, tôn thờ tất cả những gì thuộc
về anh. Cũng có lúc chị ao ước được sống cuộc sống của vợ chồng người thuyền
chài, quanh năm cùng nhau trên mặt nước với chiếc thuyền nhỏ, không biết đến
nhớ mong chờ đợi là gì. Một điều tưởng chừng đơn giản thế mà chị cũng không
thể có được.
Sau một lần đi thực tế Lai Châu anh mang về không phải là những tấm
ảnh chụp sông núi mà một tấm ảnh chụp bãi biển với những phiến đá kín đáo
hòa với cảnh hoàng hôn mờ nhạt trên những ngọn sóng cồn cào. Nhất là khi gặp
ánh mắt anh đăm đắm nhìn như lạc hút vào góc biển hoang vu, chị linh cảm thấy
một điều gì khác thường ở anh. Nhưng chị cũng không dám hỏi, chỉ lặng lẽ tìm
cách thủ tiêu tấm ảnh đó. Bao lần đi đường thấy anh mải ngắm một tấm lưng
thon thả trước mặt hoặc lẽo đẽo theo vết bánh xe của chiếc áo hồng duyên dáng,
chị không nổi trận lôi đình giận dỗi mà chỉ tìm cách tách anh ra khỏi họ. Không
phải là chị không biết ghen, thậm chí chị còn ghen dữ dội nhưng không muốn để
anh mất mặt.
Một lần khác khi vợ chồng chị đón một người bạn – nữ tác giả đang nổi
tiếng ở miền Trung, chị ta nói giọng Huế nhẹ nhàng thỏ thẻ. Trong bốn ngày chị
ở lại nhà “ánh mắt đắm say tôn thờ của anh ấy hướng về chị ta mỗi lúc càng rực
lên anh ngồi như bị thôn niên trước chị”. Bắt gặp chồng trong trạng thái ấy, tim
chị nhói đau, buốt sót. Nằm bên anh chị không dám trở mình, chỉ âm thầm lặng
lẽ khóc. Đó là những giọt nước mắt ghen tuông tủi hờn bởi ngay cả hồi chưa
cưới nhau chị cũng chẳng được anh nhìn ngắm nồng nàn đắm say đến vậy.
Nhưng chị vẫn âm thầm chịu đựng, chị đã quá yêu anh nên đã tìm mọi cách che
chắn cho cái tổ ấm quá lỏng lẻo của mình. Chị sợ một sự đổ vỡ, sợ mất anh như
sợ mất một báu vật. Dường như chị đã yêu anh một cách điên cuồng mù quáng,
luôn muốn giữ anh cho riêng mình mà không hề biết anh cần gì, nghĩ gì, trái tim
anh đang thổn thức vì ai? Chị yêu anh gần như tình yêu của một con chiên với
chúa. Nói đúng hơn đó là thứ nô lệ của tình yêu. Chị tránh cho anh mọi sự va
39
đập với cuộc sống, sẵn sàng vắt kiệt sức mình để tạo cho anh những niềm vui.
Nhưng dường như sự tận tụy, hy sinh của chị cũng chẳng khiến anh thỏa lòng.
Suốt ngày anh ngậm tăm tư lự, chán ngồi lỳ bên bàn viết viết lách lách anh lại
xách xe ra đi từ sáng sớm đến tối thật khuya mới về ngủ khi người đã say đứ
đừ… Đó là trạng thái tinh thần của anh khi lâu lâu không đi thực tế do cuộc
sống khó khăn. Nhìn những bứt dứt khổ sở của anh chị thấy khổ tâm vô cùng,
cảm giác mình đã có lỗi gì đó với anh. Hôm sau chị quyết định nhận tăng sáu
chục vải vụn, cắm cúi nhặt suốt đêm, chong đèn đến tận sáng, đến mức kiệt sức
chị ngã lăn ra đất để kiếm tiền cho anh đi thực tế. Để anh vui, chị chấp nhận hy
sinh tất cả, bỏ qua cả sức khỏe,cả tuổi xuân, tận tâm, tận lực vì anh. Nhưng
dường như chị chưa bao giờ thật sự hiểu anh, chị yêu anh, cần anh như cần
không khí để thở. Chính vì tôn thờ anh như tôn thờ một thần tượng, một vị thánh
mà chị sẵn sàng bỏ qua mọi khiếm khuyết, sai lầm ở anh, bỏ qua những ánh mắt
thẫn thờ của anh khi nhìn những người phụ nữ khác. Và vì vậy chị mất luôn sự
tinh tế nhạy cảm của người vợ trước sự đổi thay của chồng. Chị không bao giờ
chất vấn anh sau những chuyến đi thực tế xa nhà, tuyệt đối tin tưởng ở anh. Chị
đón nhận tình cảm của anh như đón nhận sự ban phước lành từ vị chúa của lòng
mình. Vì những lẽ đó bi kịch cuộc đời chị đã xảy ra.
Sau lần thức thâu đêm nhặt vải vụn đến ngã gục để kiếm tiền cho anh đi
thực tế, chị mới chết lịm đi khi đón nhận một sự thực phũ phàng. Nhận lá thư
thú tội của anh, chị thấy choáng váng như tiếng sét rơi xuống đầu. Trong suốt
mấy ngày liền chị khóc lóc, đau đớn, nghi hoặc. Chị đã đọc lá thư hàng trăm lần,
cố tìm những ý nghĩ bên ngoài chữ nghĩa đã thuộc làu. Suốt hai mươi năm, chị
đã tận tụy hi sinh đến điên cuồng cả tuổi xuân và sức trẻ cho anh ta để bị dối
trá
lừa lọc. Chị đã bị đánh cắp tình yêu, đánh cắp tuổi xuân và đánh cắp cả đời
người. Những lời lẽ trong bức thư như hàng nghìn mũi kim đâm vào tim chị, chị
đau đớn ngây dại nhưng vẫn cố xoa dịu mình rằng anh ấy bị khủng hoảng tinh
thần, những lời lẽ trong bức thư kia là anh viết trong lúc hoang tưởng tâm thần.
Vài ngày sau khi đã bình tĩnh trở lại, chị ngẫm nghĩ suy xét và hiểu ra rằng anh
ta hoàn toàn lành mạnh, tỉnh táo. Thậm chí khi dám viết những dòng chữ ấy, anh
ta đang sống trong những giây phút thánh thiện, sòng phẳng, tử tế nhất. Sau bao
nhiêu năm sống trong sự lừa dối, sau bao nhiêu năm phải “đeo mặt nạ” tận
40
hưởng tình yêu và cả sự hi sinh điên cuồng của chị, giờ anh ta mới được sống
những giây phút là mình.
Về phía anh ta, chắc hẳn khi phải sống với một người phụ nữ không yêu
cũng khiến anh ta khổ tâm lắm. Cuộc sống ấy đúng là một địa ngục, một sự cầm
tù trói buộc anh và chị suốt hai mươi năm. Thực ra khi đón nhận tình yêu và cả
sự hy sinh tận tụy của chị, lòng anh cũng chẳng nhẹ nhàng sung sướng gì. Đã
bao lần anh tự khinh bỉ mình vì đã đánh cắp tình yêu của chị, anh đã trả thù cái
vòng tù ngục trói buộc của hôn nhân bằng những chuyến đi thực tế để tìm kiếm
bất cứ một người phụ nữ dịu hiền nào có thể sẻ chia những bức bối trong tâm
hồn anh. Sau những chuyến đi ấy, anh không khỏi hối hận, day dứt, thậm chí
ghê tởm mình và càng ý thức được món nợ phải trả cho chị. Anh đã cố sức, bù
đắp cho chị nhưng “cái gì người ta cũng có thể cố gắng, nhưng không ai có thể
cố gắng yêu”. Anh đã bị vắt kiệt lòng nhẫn nại lẫn sự dối trá, anh không thể
tiếp
tục được nữa và tất nhiên điều gì phải đến đã đến như một quy luật tất yếu. Anh
đã mạnh dạn “tháo cũi sổ lồng” dứt khoát lìa xa chi, dẫu hiện thực có tàn nhẫn
với chị nhưng anh còn được xứng đáng là con người, chấm dứt quãng đời gian
dối, tội lỗi để lòng được thanh thản.
Còn chị, sau hai mươi năm chung sống, đây là lần đầu tiên chị bình tĩnh
xét lại mình, đánh gía nhìn nhận đúng về anh từ chân tơ kẽ tóc: “anh tưởng
mình ghê gớm lắm sao? Thiên tài ư? Cao quý ư? Không tôi đã trả giá quá đắt
bằng cả cuộc đời mình cho một kẻ tầm thường nhất trong muôn vàn những kẻ
tầm thường, một thứ giẻ rách”. Đây là lúc thần tượng sụp đổ, chị đau đớn, sót
xa cho mình, căm giận kẻ đã dối lừa, đã đánh cắp cả tình yêu, cả tuổi xuân của
chị trong ngần ấy năm. Chị quyết định trả thù kẻ bỡn cợt tình yêu của mình bằng
việc thử làm một người đàn bà dịu hiền. Từ trước đến giờ chị chưa dịu hiền
trong mắt anh ta vì chưa có nhu cầu ấy và cũng lầm tưởng rằng anh ta cũng chân
thành như chị. Chị quyết định tìm đến người đàn ông yêu mình từ thủa thiếu nữ,
con người này mới thực sự xứng đáng hưởng sự hy sinh tận tụy của chị. Đến tận
bây giờ mà anh ấy vẫn sống độc thân như muốn níu lấy một hy vọng mong
manh có ngày được chị đền đáp. Chị đã gục vào ngực anh khóc tức tưởi, kể lể
những uất ức của mình và nhận lấy những lời an ủi ở anh. Dẫu đôi mắt anh ngập
đầy sự thương cảm, dẫu thân thể của hai người đang kề tựa nhau chẳng chút giữ
ý thì họ vẫn chỉ như hai kẻ đồng hành bất hạnh nâng đỡ, dắt díu nhau giữa cơn
41
giông bão. Cuộc trả đũa của chị đã kết thúc thê thảm, chị thừa nhận một chân lý
“đúng thế cái gì cũng có thể cố gắng, nhưng không ai có thể cố gắng yêu” Chị
đau đớn nhận ra rằng: suốt đời chị sẽ chỉ là một hồn ma thiếu nữ ám ảnh bá tước
Ki-ren-ski về mối hận tình thôi. Dù anh ta chỉ là kẻ tầm thường nhất trong vô
vàn kẻ tầm thường, một thứ giẻ rách, thì chị cũng chưa bao giờ chiếm nổi anh,
chinh phục anh. Sai lầm lớn nhất của cuộc đời chị là đã dùng sức lực, tuổi xuân
của hơn nửa đời người cúc cung phụng sự cho một kẻ không yêu chị, còn người
một lòng chân thành yêu chị thì chị lại không yêu. Đến khi chị nhận ra một sự
thật đau lòng thì hơn một nửa đời người đã trôi qua. Chị đã phải trả một cái giá
quá đắt cho tình yêu mù quáng của mình. Ở cái tuổi của chị không ai người ta
còn nghĩ tới việc sẽ làm lại từ đầu nữa. Chị đã mất tất cả: gia đình, tuổi xuân,
sức lực… Đau đớn hơn nữa là khi chị tự vấn lương tâm, suy xét cho công bằng:
không biết anh đánh cắp cuộc đời chị hay ngược lại chị đã đánh cắp cuộc đời
anh? Phải chăng nhân danh tình yêu, chị đã giam chặt anh, chiếm hữu anh thành
tài sản riêng, tước đoạt của anh tất cả niềm vui sống hồn nhiên nhất?
Ngần ấy căn nguyên đã đủ để phá vỡ một gia đình nhìn bề ngoài bình
lặng, yên ấm chưa? Thiết nghĩ là quá đủ! Đổ vỡ, chia ly bao giờ cũng buồn đau,
tiếc nuối, xót xa. Xã hội hiện đại, nền tảng gia đình bền vững càng cần thiết
cho
mỗi người. Đó không chỉ là tổ ấm che mưa, che nắng cho mỗi cuộc đời mà quan
trọng hơn nó còn là điểm tựa để ru vỗ tâm hồn con người mỗi khi gặp sóng gió
trong công việc và cuộc sống. Nhưng xã hội càng văn minh, hiện đại thì con
người càng gặp những vấn đề rắc rối trong hôn nhân. Khi mà chủ nghĩa cá nhân
được đặt ở vị trí quá cao, khi mà những cám dỗ trong cuộc sống ngày càng
nhiều, khi mà tình thương trách nhiệm, sự bao dung, độ lượng, hy sinh vì nhau
ngày càng ít đi thì hôn nhân ngày càng bị đẩy tới bờ vực của sự tan vỡ. Hơn nữa
tình yêu hiện đaị với đầy những toan tính, cùng với sự gặp gỡ chóng vánh dựa
trên sự mua bán, đổi trác cũng là căn nguyên của những cuộc hôn nhân không
bền vững. Từ những căn nguyên đó, Đoàn Lê như muốn gửi đến mỗi chúng ta
những thông điệp về tình yêu, hôn nhân- gia đình. Nền tảng của hôn nhân bền
vững chính là tình yêu chân thành, là sự rung động thật sự từ hai tâm hồn, sẽ
không thể có hạnh phúc thực sự nếu phá vỡ nguyên tắc đó. Bởi vậy khi nào cả
hai đều thấy không thể sống thiếu nhau hãy nghĩ đến hôn nhân, lúc đó tình yêu
sẽ thực sự được chắp cánh, thăng hoa. Và khi đã quyết định cả đời gắn bó, hãy
42
biết sống vì nhau, biết chịu trách nhiệm, biết hy sinh, chấp nhận cả những điểm
mạnh, điểm yếu, những ưu nhược điểm của nhau để cùng nhau vun đắp cho tổ
ấm của mình ngày càng bền vững. Làm được như thế, xã hội ngày càng bớt đi
những nỗi đau, những bi kịch và cũng sẽ chẳng bao giờ phải hối tiếc, trả giá như
anh và chị. Họ đã giam giữ,cầm cố nhau đến hơn nửa cuộc đời, hơn nửa cuộc
đời sống trong dối lừa mới nhận ra họ đã “yêu nhầm” và chưa bao giờ họ thực
sự là của nhau. Thế là tất cả đều quá muộn, họ không thể bắt đầu lại ở cái tuổi
ấy. Họ đành chấp nhận hạnh phúc của mình là “Trái táo nham nhở”. Dư vị của
sự hối tiếc, sót xa qua những trang viết của Đoàn Lê về bi kịch hôn nhân gia
đình thật thấm thía sâu sắc.
Không chỉ trong vai trò một khách thể quan sát ghi chép lại, Đoàn Lê viết
về bi kịch gia đình bằng tất cả sự trải nghiệm lẫn nỗi đau của một người phụ nữ
đã từng gặp nhiều sóng gió trong cuộc đời riêng. Bởi thế những trang viết của bà
không chỉ có chất sống thực tế mà còn có khả năng gợi những rung động lan tỏa
cho lòng người. Có lẽ vì thế các nhân vật nữ trong những cuộc hôn nhân tan vỡ
của Đoàn Lê luôn là nhân vật “tôi”. Phải chăng họ đều ít nhiều mang bóng dáng
tác giả.
Cuộc sống hôn nhân gia đình vì bất cứ lý do gì mà tan vỡ, dù nguyên
nhân tại ai thì Đoàn Lê vẫn dứt khoát đứng về phía người phụ nữ, đồng cảm sẻ
chia, bênh vực họ. Bởi người chịu tổn thương nhiều hơn, đau đớn dai dẳng hơn
và cũng chịu thiệt thòi nhiều hơn chính là người phụ nữ. Cho dẫu trong xã hội
hiện đại người phụ nữ được giải phóng, họ được tự do tham gia các hoạt động
xã hội, được trong dụng, có vị trí không thua gì người đàn ông ở bất cứ nơi đâu
trong các cơ quan, các tổ chức Đảng phái thì họ vẫn thuộc phái yếu vẫn dễ bị tổn
thương, vẫn chịu thua thiệt mọi bề. Nếu sau mỗi cuộc đổ vỡ chia ly của gia đình
người đàn ông sẽ nhanh chóng tìm được sự khỏa lấp thay thế hoặc họ đã tìm
ngay từ khi còn đang sống chung với người vợ hợp pháp của mình thì người
phụ nữ hầu hết lại ở vậy, chịu sự dày vò của những ký ức buồn thương. Giả định
họ có muốn bắt đầu lại thì cũng khó có thể vượt qua được dư luận với những
định kiến khắt khe nặng nề của xã hội. Với họ những tổn thương nặng nề của
những cuộc hôn nhân trước luôn đeo bám, ám ảnh họ, gây tâm lý sợ sệt mất tự
tin vào bản thân, thiếu niềm tin vào hôn nhân. Nếu có ai đủ bản lĩnh để làm lại
từ đầu thì nửa đời sau của họ cũng chẳng có gì là hạnh phúc. Chị- nhân vật “tôi”
43
(Giường đôi xóm Chùa) đã rơi vào bi kịch như thể. Chị được anh dắt về nhà từ
một đêm huyền hoặc cổ tích. Họ đã nắm tay nhau đi bộ hơn hai mươi cây số từ
địa điểm sơ tán về, rồi anh trao chị cái hôn bỏng cháy bị kìm nén sau bao ngày
tháng… Họ đã có hai mươi tám năm chung sống, hai mươi tám năm tưởng đã
quá dài, quá đủ cho những thử thách vững bền của một cuộc hôn nhân. Giờ họ
đã có con cháu đủ đầy. Ở cái tuổi đã lên ông lên bà ấy, có ai nghĩ rằng họ sẽ
chia
tay. Thế mà đùng một cái, sau chuyến đi công tác tình cờ gặp cô ấy, anh đã nói
lời chia tay với chị. “Em thể tất cho anh. Em thuộc con người của những hoạt
động xã hội. Anh lại cần một tình yêu tầm thường thôi, một người để làm vợ
theo nghĩa thông tục nhất”. Một lý do thật vớ vẩn nhưng cũng thật khó mà bào
chữa, bởi đó chính là yếu điểm của chị. Sau giây phút bàng hoàng ấy, chị bình
tĩnh lại, thấy thương anh, thương mình. Sau gần ba mươi năm rã rời vì cuộc
sống mưu sinh, tình cảm của họ đã rách tươm như lá cờ giữa trận tiền không thể
vá víu được nữa, chị chấp nhận giải phóng cho anh. Vì chị biết mọi thứ đều có
thể cố gắng nhưng người ta không thể cố gắng yêu và “một người đàn bà tự
trọng phải biết rút lui đúng lúc”. Biết đâu hai mươi tám năm chung sống với
anh chẳng là một sự lưu đày? Vậy thì chị không thể ích kỷ mà giữ mãi anh bên
mình khi tình yêu của anh không còn nữa. Dù biết rằng chị đã quen có anh như
quen có không khí để thở, có nước để uống, giờ vắng anh chị sẽ rất buồn khổ,
trống trải. Gần ba mươi năm sống bên nhau như hình với bóng, chị quen cả
những lúc hình bóng co kéo vật vã để giữ cho tổ ấm đứng vững trước sóng gió
muôn mặt của cuộc sống đời thường. Ba mươi năm dù vui ít buồn nhiều thì anh
chị cũng sắp đi trọn cuộc đời. Vậy mà trong tích tắc tất cả chấm dứt, tất cả sụp
đổ trong lặng lẽ. Chiếc giường kỷ niệm của hai người giờ đã phải chứa thêm
người thứ ba nên độ bức bối đã chuyển thành giông bão không thể chịu đựng
được. Sau nửa năm cân nhắc chị quyết định chia tay, dù căn bệnh quái ác khiến
chị không còn sống được bao lâu. Phải chăng chị đã quá mệt mỏi, rã rời vì cuộc
sống chung? Hay chị nghĩ mình đã không hoàn thành bổn phận, trách nhiệm của
một người vợ bình thường, không đủ sức “giữ lửa” cho tổ ấm để anh phải tìm
một người phụ nữ khác? Những lý do ấy với chị có lẽ đều đúng cả. Anh và chị
đã để phí quá nhiều thời gian, họ đã bị cuộc sống mưu sinh vắt kiệt sức lực.
Theo năm tháng chung sống, tình yêu của họ không được thường xuyên “làm
mới” nên nhạt phai dần và rơi vào sự nhàm chán. Gần cuối đời cả hai đều mệt
44
mỏi, rệu rã, anh gặp được người phụ nữ có thể xoa dịu những khoảng trống
trong lòng mình. Thế là họ chia tay. Anh đã đánh đổi tất cả, bất chấp tất cả,
hủy
hoại tất cả để được sống với người phụ nữ ba con bị chồng bỏ kia. Biết đâu đây
chẳng là một quyết định vội vã, sai lầm nhất cuộc đời anh? Phải chăng anh đã
quá ích kỷ và nhẫn tâm? Từ bi kịch cuộc hôn nhân của anh chị, một cuộc hôn
nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu mà vẫn tan vỡ, Đoàn Lê muốn gửi đến
chúng ta một thông điệp về hôn nhân hạnh phúc. Hôn nhân hạnh phúc rất cần
được xây dựng trên cơ sở tình yêu. Tình yêu chính là chất keo gắn kết hôn nhân
gia đình. Nhưng tình yêu ấy luôn phải được hai người nuôi dưỡng, vun trồng
cho nảy nở, sinh sôi. Dù cuộc sống mưu sinh có khó khăn khắc nghiệt đến đâu,
mỗi người đều cần cố gắng nuôi dưỡng tình yêu, làm mới tình yêu, thêm gia vị
cho tình yêu để hạnh phúc được bền chặt. Đừng để cuộc sống gia đình thành
nhàm tẻ, buồn chán và thành gánh nặng, thành cái ách trói buộc nhau.
Tình yêu đi liền với tình thương và sự bao dung độ lượng. Yêu nhau là
chấp nhận cả những khiếm khuyết của nhau, cùng sẻ chia mọi niềm vui nỗi buồn
với nhau, giúp nhau hoàn thiện hơn về mọi mặt. Có như thế hạnh phúc gia đình
mới bền chặt. Đó chính là triết lý về tình yêu, hạnh phúc mà Đoàn Lê muốn gửi
đến mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn Ngôi nhà gỗ. Những ngày đầu sống với
nhau, anh và chị đã có một cuộc hôn nhân thật hạnh phúc trong ngôi nhà gỗ ở
quê anh. Họ đã có quãng đời bên nhau thật êm đềm , hạnh phúc. Thế rồi đùng
một cái, anh đi vắng một mạch gần hai tháng không về. Chị cũng chẳng biết anh
đang mải lang thang ở đình chùa nào, sơn cùng thủy tận ở đâu. Anh cũng như
công tác nghiên cứu Hán- Nôm của anh- cả hai với chị đều bí hiểm như những
con chữ tượng hình, vạch ngang vạch dọc, mê đồ, bát quái. Còn chị, chị chúi
đầu vào sơn màu, bút vẽ, làm tranh, vẽ bưu thiếp. Có lẽ chưa bao giờ họ thực sự
hiểu nhau, sẻ chia công việc với nhau. Chị nhận ra cuộc sống của hai người
giống như hai mảnh vỏ tầu ghép khập khiễng, người ta phát hiện điều đó giữa
lúc con tàu đang lênh đênh giữa biển. Và tất yếu chỉ cần một cơn bão nhỏ là con
tàu đã vỡ tan hoang mỗi mảnh mỗi nơi. Anh thường xuyên chia sẻ công việc với
cô bạn cơ quan, còn chị cũng hay vơ vẩn nghĩ đến anh họa sỹ độc thân, cận thị
luôn ân cần chăm sóc chị. Khi cả hai không còn là số một, là duy nhất của nhau,
cả hai không còn sức hấp dẫn với nhau thì sự đổ vỡ là điều không thể tránh khỏi.
45
Thế đấy chỉ vì một lý do tưởng đơn giản vu vơ, họ đã chia tay nhau mãi
mãi. Cả hai đều quá ích kỷ, đều quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, không coi trọng
hôn nhân thì sự đổ vỡ là điều không thể tránh. Giá mà họ chịu để thời gian tìm
hiểu nhau, sẻ chia với nhau mọi niềm vui, nỗi buồn trong công việc và cuộc
sống thì họ đã chẳng có một kết thúc đáng buồn như vậy. Kết thúc ấy sẽ đến với
bất cứ gia đình nào không biết quý trọng hôn nhân và coi hôn nhân là trò đùa.
Phải chăng đó chính là thông điệp mà Đoàn Lê muốn gửi gắm đến người đọc
qua mỗi trang viết của mình.
Ngoài bi kịch hôn nhân, trong truyện ngắn của Đoàn Lê còn một loại bi
kịch nữa, đó là bi kịch gia đình. Bi kịch của một bà mẹ có đứa con là kẻ sát
nhân
và bi kịch của một bà mẹ có con bị kẻ sát nhân giết hại ở Hai bà mẹ và tôi. Cả
hai bà mẹ đều mang nặng đẻ đau, nuôi con bằng dòng sữa ngọt ngào cùng tất cả
tình yêu thương và sự cặm cụi khó nhọc. Thật là bất hạnh, bà mẹ áo tím đã sinh
ra giống ác quỷ phi nhân tính. Thấy bạn có tiền sau chuyến đi xuất khẩu lao
động ở Đức về, kẻ bất nhân đã rủ rê bạn đến nhà riêng để hạ thủ. Vì món đô la
ấy mà hắn đã ra tay vô cùng dã man, tàn bạo: giết bạn rồi chặt chân, mổ
bụng…Bà mẹ kẻ sát nhân đã đau đớn, khổ sở, vò xé tâm can, không hiểu sao bà
lại sinh ra giống dã man khủng khiếp như vậy. Giá như biết trước lớn lên nó bất
nhân đến vậy, bà đã để nó chết ngay từ khi còn trong trứng nước. Hiện tại lòng
bà đau đớn, xấu hổ hơn cả bà mẹ mất con kia. Tội ác của con bà còn đeo bám,
ám ảnh bà hết kiếp này sang kiếp khác.
Bà mẹ áo trắng có đứa con ngoan bị giết thì đau đớn, căm phẫn. Thằng cả
là đứa con hiếu thảo, có trách nhiệm và là niềm hy vọng của cả gia đình bà.
Trong bốn năm lao động bên Đức, nó không hề chơi bời tiêu phí một xu, cốt
dành dụm chút tiền đỡ bố mẹ chăm lo cho các em và cải thiện cuộc sống gia
đình. Ngờ đâu nó lại bị thằng bạn thân, tối mắt vì tiền, sát hại dã man đến vậy.
Cái chết của nó đã để lại nỗi đau tiếc vô hạn trong lòng những người thân, nhất
là người mẹ đã dứt ruột sinh ra nó.
Bi kịch của hai bà mẹ là bi kịch của hai người phụ nữ cùng chung nỗi đau
mất con. Một người có con là kẻ sát nhân bất lương phải chịu án tử hình cùng
bia miệng của người đời thì đau đớn xấu hổ như muốn chôn vùi cả hình hài. Còn
một người có đứa con ngoan bị giết thì điếng lặng như đứt từng khúc ruột. Hai
bà mẹ, hai cảnh ngộ đối lập nhưng một nỗi đau. Vì đâu có cảnh ngộ oan nghiệt
46
đó? Phải chăng là vì những đồng đô la đầy cám giỗ kia? Đúng, nó chính là thủ
phạm gây ra cái chết của hai mạng người kia, đến ai nữa đây? “Những xác chết
rồi sẽ rữa ra nhưng nó vẫn tồn tại, tồn tại cả nỗi đau đớn của những bà mẹ có
chung dòng sữa ngọt ngào giống nhau”. Những đồng đô la như những bóng ma
vô hình ám ảnh bao người, cướp đi biết bao nhân mạng. Nếu không có những
đồng đô la kia cho dẫu là từ mồ hôi nước mắt thì cậu đã không bị giết. Và ngược
lại nếu không bị những đồng đô la kia cám giỗ, hắn đã không bị tử hình. Bi kịch
của họ là bi kịch chung của rất nhiều gia đình trong xã hội hiện đại khi mà đồng
tiền có sức mạnh vạn năng, có sức công phá hủy hoại ghê gớm cả những nét
nhân bản đáng quý của con người. Kẻ nào không đủ bản lĩnh, không đủ sức
chống đỡ trước sự cám giỗ ghê gớm của đồng tiền, kẻ ấy sẽ bị nó hủy diệt thảm
khốc. Viết về hiện thực nghiệt ngã này, ngòi bút Đoàn Lê không dửng dưng,
lạnh lùng mà chan chứa lòng trắc ẩn. Dù có hai kẻ phải chết vì tiền nhưng kết
thúc tác phẩm, nhà văn vẫn đặt niềm tin, niềm hy vọng vào con người: “Mỗi đứa
trẻ ra đời đều mang theo tin báo chúa đã không tuyệt vọng về con người”.
Nói tóm lại cảm hứng bi kịch trong những sáng tác của Đoàn Lê không
chỉ khiến người đọc có cảm giác sót xa mà còn đặt ra được những vấn đề suy tư
trăn trở làm day dứt lòng người: vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình trong xã
hội
hiện đại.
3.2. Cảm hứng triết luận.
Văn xuôi thời kỳ đổi mới ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm có tính
chất triết luận sâu sắc. Khi các nhà văn ngày càng nghiêng về những đề tài đời
tư, thế sự thì cảm hứng triết luận ngày càng trở thành cảm hứng chủ đạo. Tác
phẩm của các cây bút nữ thời kỳ này cũng không nằm ngoài xu hướng văn học
đó. Truyện của họ ngoài những triết lý về nhân sinh còn xuất hiện xu hướng tự
nghiệm và những triết lý về tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Sáng tác của Đoàn Lê cũng bắt nguồn từ cảm hứng đó, nhưng nét riêng
của bà là lồng vào những câu chuyện dung dị đời thường, những câu chuyện
tưởng như không có truyện những triết lý, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Sự kết hợp
này góp phần tạo nên một xu hướng mới trong văn học- xu hướng tự nghiệm.
3.2.1. Triết lý về nhân sinh
Những triết lý về nhân sinh trong sáng tác của Đoàn Lê thường không
xuất hiện bằng những khái niệm khô khan, thần bí mà dung dị bàng bạc thể hiện
47
khá rõ quan niệm sống của nhà văn. Truyện của Đoàn Lê dù chỉ xoay quanh
những chủ đề quen thuộc như: tình yêu, hôn nhân, gia đình, cuộc sống của nông
thôn thời mở cửa...nhưng luôn chứa đựng những ý vị triết lý, chiêm nghiệm. Cốt
truyện của bà thường rất đơn giản, gần với đời sống nhưng chứa đựng những ý
vị sâu sắc.
Tình làng nghĩa xóm dù ở cõi sống hay khi đã sang thế giới bên kia với
mỗi người đều quan trọng như dân gian thường nói “Bán anh em xa mua láng
giềng gần”. Đoàn Lê đã thể hiện triết lý ấy thật gần gũi, mang ý vị sâu sắc: “Dù
sống dù chết xung quanh mình có được lân bang láng giềng tử tế là điều đại
phúc” ( Nghĩa địa xóm Chùa). Làng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”,
trong thực tế còn thân tình hơn cả họ mạc xa xôi cả năm cả đời không đi lại với
nhau. Tình làng nghĩa xóm cùng giúp nhau vượt qua mọi hoạn nạn khó khăn,
cùng nhau gìn giữ, xây đắp bản sắc một vùng quê. Triết lý ấy thật giản đơn mà
giầu ý nghĩa.
Những triết lý của Đoàn Lê không khô khan, trừu tượng mà bình dị như
lời nói thường nhưng đằng sau lại ẩn chứa những ý nghĩa lý thú, sâu xa. Nói về
những nỗi đau của nhân loại, Đoàn Lê đã khái quát: “ Mỗi nỗi đau như một giọt
nước hợp thành cả một đại dương mênh mông” (Viên sỏi). Trong đại dương
những nỗi đau của nhân loại có nỗi đau khi mất đi những người thân yêu ruột
thịt như mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, anh mất em. Có nỗi đau nào
hơn thế! Đứng trước biển, “sự hồn hậu của biển có thể xóa dịu những nỗi đau u
uẩn trong tận cùng tâm can con người, điều mà tự con người chẳng thể làm
được”. Có khi chất triết lý bàng bạc trong mỗi trang văn và kết lại trong một
lời
than “Ôi cuộc sống tưởng chừng bình lặng…nó chứa đầy những cơn sóng ngầm
dữ dội” (Dấu hỏi gửi thượng đế). Ấy là vẻ bề ngoài của cuộc sống ở khu nhà lão
Đúa bán tạp hóa và cô Huệ gù bán báo dưới gốc sấu già. Họ sống với nhau thật
bình lặng, êm đềm dưới một khu sép ngăn đôi. Bề ngoài tưởng chẳng có gì đáng
nói. Có ai ngờ người đàn bà gù lặng lẽ cố gắng để không phiền ai, cố gắng để ít
ai nhìn ngó đến mình ấy lại có một đời sống tâm hồn phong phú đến vậy, lại yêu
mãnh liệt đến thế. Còn ông lão bán tạp hóa ngày ngày vẫn qua lại bình thản có ai
ngờ lại mang trong mình nỗi đau của cả nhân thế. Hóa ra bên trong cái vẻ ngoài
bình lặng là cả một nội tâm đầy sóng gió. Đoàn Lê muốn khám phá đến tận cùng
cái nội tâm sâu kín kia để hiểu được con người thực của người đàn bà ấy. Đó là