Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê

3,890
283
122
108
trong tác phẩm thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật. Những chuyện viết về
đề tài tình yêu, cuộc sống gia đình của Đoàn Lê thường sử dụng giọng điệu trữ
tình (Dấu hỏi gửi thượng đế, Ngôi nhà gỗ, Tình Guột, Đêm ngâu vào). Những
câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn phông nền bản cho giọng điệu
trữ tình của tác phẩm. những truyện từ đầu đến cuối toàn là giọng tâm tình
của nhân vật khi kể lại câu chuyện tình của đời mình (Ngôi nhà gỗ). Họ đến với
nhau rất nhẹ nhàng và chia tay cũng thật lặng lẽ. Cốt truyện chẳng có gì đặc biệt,
với giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ, nhà văn cứ nhẩn nha kể câu chuyện của “chị”,
thói quen sợ dán, cả cuộc sống bình lặng nhưng khá thú vị của chị những ngày
sống ở quê anh trong ngôi nhà gỗ. Rồi cũng chẳng có lí do gì đặc biệt họ đã chia
tay nhau, chi tạm biệt ngôi nhà gỗ quê anh và chuyển về một xóm núi gần biển
Hải Phòng, nơi con trai chị đang học đại học để sinh sống. Từ đó dường như chị
quên hẳn anh và con vật đáng ghét ở quê anh. Truyện chỉ có thế, chẳng có biến
cố đặc biệt nhưng những vị đọng lại trong lòng ta thật thấm thía.
Chất trữ tình trong những tác phẩm của Đoàn Lê không chỉ hiện lên ở ngôn ngữ
kể chuyện còn nhiều yếu tố như cách tạo bối cảnh không gian, thời gian
cho câu chuyện được kể, cách diễn tả tâm lý, tâm trạng nhân vật... Truyện Đêm
ngâu vào được bắt đầu bằng không gian của một buổi chiều mưa ngâu anh
nàng ngồi bên nhau ngắm mưa nhưng tâm trạng thì khác hẳn tâm trạng của hai
mươi năm về trước. Hai mươi năm trước cũng vào chiều mưa như chiều nay,
đáng ra anh phải nói với nàng tất cả những xúc cảm thổn thức của con tim t
anh lại do dự, dụt dè. Vì thế anh đã vĩnh viễn mất nàng để suốt đời phải sống
trong shối tiếc. Và chiều nay khi anh được cận kề bên nàng thì tất cả đã quá
muộn, thời gian còn lại của đời nàng còn quá ít. Anh chỉ còn kịp họa lại bức
chân dung nàng trong khoảnh khắc của buổi chiều mưa ngâu. Toàn truyện thấm
đẫm một nỗi buồn thương da diết. Chính không gian, m trạng, xúc cảm của
nhân vật đã làm nên chất trữ tình sâu lắng cho truyện.
Bên cạnh những giọng điệu khác, giọng đồng cảm, xót xa cũng một
giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Đoàn Lê. Đó cũng một khía cạnh của
giọng điệu trữ tình. Giọng điệu này xuất phát từ niềm cảm thông sâu sắc của nhà
văn với mỗi cuộc đời, sphận từng chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng trong cuộc
đời riêng. Đó thể những số phận bất hạnh do sthiếu hụt của hình hài
(Dấu hỏi gửi thượng đế , Tình Guột), khi nỗi đau của những gái nhan
108 trong tác phẩm thể hiện tình cảm, tâm trạng của nhân vật. Những chuyện viết về đề tài tình yêu, cuộc sống gia đình của Đoàn Lê thường sử dụng giọng điệu trữ tình (Dấu hỏi gửi thượng đế, Ngôi nhà gỗ, Tình Guột, Đêm ngâu vào). Những câu chuyện tình yêu nhẹ nhàng, lãng mạn là phông nền cơ bản cho giọng điệu trữ tình của tác phẩm. Có những truyện từ đầu đến cuối toàn là giọng tâm tình của nhân vật khi kể lại câu chuyện tình của đời mình (Ngôi nhà gỗ). Họ đến với nhau rất nhẹ nhàng và chia tay cũng thật lặng lẽ. Cốt truyện chẳng có gì đặc biệt, với giọng văn nhẹ nhàng thủ thỉ, nhà văn cứ nhẩn nha kể câu chuyện của “chị”, thói quen sợ dán, cả cuộc sống bình lặng nhưng khá thú vị của chị những ngày sống ở quê anh trong ngôi nhà gỗ. Rồi cũng chẳng có lí do gì đặc biệt họ đã chia tay nhau, chi tạm biệt ngôi nhà gỗ quê anh và chuyển về một xóm núi gần biển Hải Phòng, nơi con trai chị đang học đại học để sinh sống. Từ đó dường như chị quên hẳn anh và con vật đáng ghét ở quê anh. Truyện chỉ có thế, chẳng có biến cố gì đặc biệt nhưng những dư vị mà nó đọng lại trong lòng ta thật thấm thía. Chất trữ tình trong những tác phẩm của Đoàn Lê không chỉ hiện lên ở ngôn ngữ kể chuyện mà còn ở nhiều yếu tố như cách tạo bối cảnh không gian, thời gian cho câu chuyện được kể, cách diễn tả tâm lý, tâm trạng nhân vật... Truyện Đêm ngâu vào được bắt đầu bằng không gian của một buổi chiều mưa ngâu anh và nàng ngồi bên nhau ngắm mưa nhưng tâm trạng thì khác hẳn tâm trạng của hai mươi năm về trước. Hai mươi năm trước cũng vào chiều mưa như chiều nay, đáng ra anh phải nói với nàng tất cả những xúc cảm thổn thức của con tim thì anh lại do dự, dụt dè. Vì thế anh đã vĩnh viễn mất nàng để suốt đời phải sống trong sự hối tiếc. Và chiều nay khi anh được cận kề bên nàng thì tất cả đã quá muộn, thời gian còn lại của đời nàng còn quá ít. Anh chỉ còn kịp họa lại bức chân dung nàng trong khoảnh khắc của buổi chiều mưa ngâu. Toàn truyện thấm đẫm một nỗi buồn thương da diết. Chính không gian, tâm trạng, xúc cảm của nhân vật đã làm nên chất trữ tình sâu lắng cho truyện. Bên cạnh những giọng điệu khác, giọng đồng cảm, xót xa cũng là một giọng điệu chủ đạo trong sáng tác của Đoàn Lê. Đó cũng là một khía cạnh của giọng điệu trữ tình. Giọng điệu này xuất phát từ niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với mỗi cuộc đời, số phận từng chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng trong cuộc đời riêng. Đó có thể là những số phận bất hạnh do sự thiếu hụt của hình hài (Dấu hỏi gửi thượng đế , Tình Guột), có khi là nỗi đau của những cô gái nhan
109
sắc phải bán thân nuôi miệng (Con ớm nhựa cánh xanh), cũng lúc nỗi
đau của người thân khi mất đi người những người ruột thịt của mình (Viên sỏi,
Hai mẹ tôi)...Nhà văn đã thể hiện nỗi đau của nhân vật bằng tất cả tấm
lòng đồng cảm, xót xa của mình. Mỗi câu chữ viết ra đều rưng rưng nước mắt.
Nỗi niềm của nhà văn với nhân vật không chỉ ẩn sau mỗi cuộc đời, mỗi số phận
mà còn thể hiện trực tiếp qua giọng điệu ngôn ngữ của tác phẩm.
Giọng đồng cảm, xót xa giọng điệu chủ yếu làm nên giá trị nhân văn
trong mỗi tác phẩm của Đoàn Lê.
5.2 Giọng mỉa mai, châm biếm, phê phán
Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, phê phán xuất phát từ cảm hứng trào
lộng là căn nguyên tạo nên cái hài, cái bi trong văn học nghệ thuật. Theo
Bakhtin, giọng điệu nói chung nhất là giọng điệu châm biếm, trào lộng bao giờ
cũng gắn với tiếng cười, là sự “mâu thuẫn”, “Sự không tương xứng mà người ta
thể cảm nhận được về phương diện thẩm mỹ- hội” [50]. Giọng mỉa mai,
châm biếm có vai trò như một thứ vũ khí nhằm phê phán, đả kích cái ác, cái xấu
của nhân tình thế thái. Văn học từ sau 1975 dần dần mất đi tính chất “trang
nghiêm” của văn học giai đoạn trước và bắt đầu đưa yếu tố gây hài vào để cảm
hứng trào lộng thành một dòng chảy mạnh mẽ.
Trong truyện ngắn của Đoàn Lê, giọng điệu châm biếm, mỉa mai, p
phán không thể hiện trực tiếp ồn ào, dồn dập, gấp gáp kín đáo, nhẹ nhàng
đằng sau câu chữ nhưng thật thấm thía và sâu cay. Đó là những câu chuyện viết
về hiện thực cuộc sống con người thời đổi mới. Cùng với sự thay đổi trong đời
sống hội, nhiều thang bậc giá trị trong đời sống con người cũng theo đó
thay đổi. Người ta thấy nhiều nét truyền thống nhân bản không còn phù hợp với
thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian là vàng, thời đại nền kinh tế thị
trường đặt lợi nhuận lên trên hết. thế, trong hội xuất hiện loại người
hội, trục lợi, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi tiêu chuẩn, nguyên tắc đời (A
Tourism xóm Chùa). Để làm giầu Cường đã bất chấp mọi thủ đoạn: hắn đặt bom
làm sập hang Dơi rồi tạo hiện trường giả tung tin về động xương người. Từ tin
tức ấy, Cường cấp tốc xin ủy ban cho mở mấy quán ăn phục vụ khách du lịch,
dần quán ăn phát triển thành những nhà hàng, bên ngoài tiếng nhạc xập
xình suốt ngày đêm, bên trong có tiếp viên ăn mặc xúng xính mắt xanh mỏ đ
phục vụ các thượng đế. thế, chỉ trong một thời gian ngắn, Cường bốc giầu
109 sắc phải bán thân nuôi miệng (Con bướm nhựa cánh xanh), cũng có lúc là nỗi đau của người thân khi mất đi người những người ruột thịt của mình (Viên sỏi, Hai bà mẹ và tôi)...Nhà văn đã thể hiện nỗi đau của nhân vật bằng tất cả tấm lòng đồng cảm, xót xa của mình. Mỗi câu chữ viết ra đều rưng rưng nước mắt. Nỗi niềm của nhà văn với nhân vật không chỉ ẩn sau mỗi cuộc đời, mỗi số phận mà còn thể hiện trực tiếp qua giọng điệu ngôn ngữ của tác phẩm. Giọng đồng cảm, xót xa là giọng điệu chủ yếu làm nên giá trị nhân văn trong mỗi tác phẩm của Đoàn Lê. 5.2 Giọng mỉa mai, châm biếm, phê phán Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, phê phán xuất phát từ cảm hứng trào lộng và là căn nguyên tạo nên cái hài, cái bi trong văn học nghệ thuật. Theo Bakhtin, giọng điệu nói chung nhất là giọng điệu châm biếm, trào lộng bao giờ cũng gắn với tiếng cười, là sự “mâu thuẫn”, “Sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện thẩm mỹ- xã hội” [50]. Giọng mỉa mai, châm biếm có vai trò như một thứ vũ khí nhằm phê phán, đả kích cái ác, cái xấu của nhân tình thế thái. Văn học từ sau 1975 dần dần mất đi tính chất “trang nghiêm” của văn học giai đoạn trước và bắt đầu đưa yếu tố gây hài vào để cảm hứng trào lộng thành một dòng chảy mạnh mẽ. Trong truyện ngắn của Đoàn Lê, giọng điệu châm biếm, mỉa mai, phê phán không thể hiện trực tiếp ồn ào, dồn dập, gấp gáp mà kín đáo, nhẹ nhàng đằng sau câu chữ nhưng thật thấm thía và sâu cay. Đó là những câu chuyện viết về hiện thực cuộc sống con người thời đổi mới. Cùng với sự thay đổi trong đời sống xã hội, nhiều thang bậc giá trị trong đời sống con người cũng theo đó mà thay đổi. Người ta thấy nhiều nét truyền thống nhân bản không còn phù hợp với thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian là vàng, thời đại nền kinh tế thị trường đặt lợi nhuận lên trên hết. Vì thế, trong xã hội xuất hiện loại người cơ hội, trục lợi, đặt lợi ích cá nhân lên trên mọi tiêu chuẩn, nguyên tắc ở đời (A Tourism xóm Chùa). Để làm giầu Cường đã bất chấp mọi thủ đoạn: hắn đặt bom làm sập hang Dơi rồi tạo hiện trường giả tung tin về động xương người. Từ tin tức ấy, Cường cấp tốc xin ủy ban cho mở mấy quán ăn phục vụ khách du lịch, dần dà quán ăn phát triển thành những nhà hàng, bên ngoài có tiếng nhạc xập xình suốt ngày đêm, bên trong có tiếp viên ăn mặc xúng xính mắt xanh mỏ đỏ phục vụ các thượng đế. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, Cường bốc giầu
110
nhanh chóng. Giờ hắn có xe @ đi vè vè, mắt đeo kính đen vếch lên trời chẳng
thèm chào ai. Hơn thế hắn còn đưa ca-ve về nhà để chúng khiêu khích ông
Hưởng- bố Cường đến mức ông nhồi máu cơ tim chết ngay trên giường... Từng
sự việc, chi tiết trong tác phẩm đều mang ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu sắc
loại người lợi mà bất chấp cả luân thường đạo , cả ơng tâm. Cùng với
Cường, rất nhiều gia đình ở xóm Chùa Ông cũng mong muốn được đổi đời. Họ
bất chấp mọi mối quan hệ, bất chấp mọi nghĩa tình, sẵn sàng gây ra những cuộc
tranh chấp đất đai nhằm hưởng lợi (Đất xóm Chùa). “Con cả lão Tự Nghệch
chém vỡ đầu thằng thứ hai, tranh nửa thước đất bên cạnh con đường cao tốc
hình. Bốn nhà vẫn chung ngõ đi bỗng om sòm đánh nhau chia bôi đường biên
giới. cụ Lăng kiện con rể, đòi lại cái chuồng trâu đã cho con i làm hồi
môn từ hai chục năm trước...” Toàn những hiện thực cười ra nước mắt. Giọng
điệu trần thuật của nhà văn ngỡ như bình thản, lạnh lùng mà ẩn chứa bao chua
xót. Còn đâu xóm làng bình yên với nghĩa tình sâu nặng của cha con, anh em,
xóm giềng thủa trước. Tất cả đã bị cái lợi trước mắt cùng đồng tiền che khuất.
Để cứu gia đình thoát nghèo, người ta sẵn sàng làm những việc mất hết lương
tâm, vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người cho con xuất ngoại thực
chất là bán con để trục lợi. Ghê tởm hơn, họ còn cho con gái đến sở y khoa
để “vá trinh” tân trang lại nhằm lòe bịp những lão già ngoại quốc lắm tiền, dù
biết rằng nếu họ phát hiện ra họ sẽn vào nhà thổ hoặc vùi dậo cho đến chết
(Trinh tiết xóm Chùa). Cũng “cơn sốt” lấy chồng ngoại, con trai đưa ca-ve,
con hít về tận làng hoạt động nên cả Xóm Chùa có đến hai phần ba thanh niên
khám nghiệm dương tính với con hít. Hiện thực đau xót này hiện thực chung
của nhiều vùng ven đô nước ta trước tốc độ đô thị hóa đến mức chóng mặt của
nền kinh tế thị trường.
Giọng châm biếm, phê phán của Đoàn Lê không chỉ nhằm vào những tệ
nạn xã hội, những kẻ cơ hội trục lợi mà còn nhằm cả vào những hiện tượng tiêu
cực trong xã hội như nạn tham nhũng, lợi dụng chức quyền để thao túng đất đai,
trọng hình thức hơn nội dung, coi trọng vẻ bề ngoài hơn bản chất thực bên
trong... Đó là những vấn đề lớn được nhà văn thể hiện trong hai truyện có yếu tố
kỳ ảo: Lên Ruồi và Nghĩa địa xóm Chùa. Lên Ruồi, nhà văn kể câu chuyện
của một nghệ sỹ nhào lộn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật, nay vì ly dị
vợ không có chỗ ở phải đâm đơn xin xỏ khắp nơi nhưng không được chấp nhận
110 nhanh chóng. Giờ hắn có xe @ đi vè vè, mắt đeo kính đen vếch lên trời chẳng thèm chào ai. Hơn thế hắn còn đưa ca-ve về nhà để chúng khiêu khích ông Hưởng- bố Cường đến mức ông nhồi máu cơ tim chết ngay trên giường... Từng sự việc, chi tiết trong tác phẩm đều mang ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu sắc loại người vì lợi mà bất chấp cả luân thường đạo lý, cả lương tâm. Cùng với Cường, rất nhiều gia đình ở xóm Chùa Ông cũng mong muốn được đổi đời. Họ bất chấp mọi mối quan hệ, bất chấp mọi nghĩa tình, sẵn sàng gây ra những cuộc tranh chấp đất đai nhằm hưởng lợi (Đất xóm Chùa). “Con cả lão Tự Nghệch chém vỡ đầu thằng thứ hai, tranh nửa thước đất bên cạnh con đường cao tốc vô hình. Bốn nhà vẫn chung ngõ đi bỗng om sòm đánh nhau chia bôi đường biên giới. Bà cụ Lăng kiện con rể, đòi lại cái chuồng trâu đã cho con gái làm hồi môn từ hai chục năm trước...” Toàn những hiện thực cười ra nước mắt. Giọng điệu trần thuật của nhà văn ngỡ như bình thản, lạnh lùng mà ẩn chứa bao chua xót. Còn đâu xóm làng bình yên với nghĩa tình sâu nặng của cha con, anh em, xóm giềng thủa trước. Tất cả đã bị cái lợi trước mắt cùng đồng tiền che khuất. Để cứu gia đình thoát nghèo, người ta sẵn sàng làm những việc mất hết lương tâm, vi phạm nghiêm trọng đạo đức con người là cho con xuất ngoại mà thực chất là bán con để trục lợi. Ghê tởm hơn, họ còn cho con gái đến cơ sở y khoa để “vá trinh” tân trang lại nhằm lòe bịp những lão già ngoại quốc lắm tiền, dù biết rằng nếu họ phát hiện ra họ sẽ bán vào nhà thổ hoặc vùi dậo cho đến chết (Trinh tiết xóm Chùa). Cũng vì “cơn sốt” lấy chồng ngoại, con trai đưa ca-ve, con hít về tận làng hoạt động nên cả Xóm Chùa có đến hai phần ba thanh niên khám nghiệm dương tính với con hít. Hiện thực đau xót này là hiện thực chung của nhiều vùng ven đô nước ta trước tốc độ đô thị hóa đến mức chóng mặt của nền kinh tế thị trường. Giọng châm biếm, phê phán của Đoàn Lê không chỉ nhằm vào những tệ nạn xã hội, những kẻ cơ hội trục lợi mà còn nhằm cả vào những hiện tượng tiêu cực trong xã hội như nạn tham nhũng, lợi dụng chức quyền để thao túng đất đai, trọng hình thức hơn nội dung, coi trọng vẻ bề ngoài hơn bản chất thực bên trong... Đó là những vấn đề lớn được nhà văn thể hiện trong hai truyện có yếu tố kỳ ảo: Lên Ruồi và Nghĩa địa xóm Chùa. Ở Lên Ruồi, nhà văn kể câu chuyện của một nghệ sỹ nhào lộn đã cống hiến cả cuộc đời cho nghệ thuật, nay vì ly dị vợ không có chỗ ở phải đâm đơn xin xỏ khắp nơi nhưng không được chấp nhận
111
còn bị biến thành ruồi. Qua giọng kể hài hước, dỏm nhà văn khiến bao kẻ
quyền chức tham nhũng trong xã hội phải giật mình, bao người thấy xót xa cho
cảnh ngộ của mình trong cái thời buổi đất chật người đông, “mật ít ruồi nhiều”.
Dân gian vẫn nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Xấu người đẹp nết còn hơn
đẹp người” để nhấn mạnh vai trò của sự thực chất. Nhưng dường như trong
hội hiện đại, quan niệm đó không còn thực sự được đề cao, thế mới nảy sinh
căn bệnh chạy theo hình thức, coi trọng hình thức với những biểu hiện bên ngoài
hơn là bản chất thực bên trong. Qua giọng kể đầy tính chất bi hài của Đoàn Lê ở
truyện ngắn Nghĩa địa xóm Chùa, người đọc sẽ thấy rất rõ điều đó. Câu chuyện
xoay quanh tình huống nhầm lẫn xác của ông thiếu tướng với một tay thợ điện
về hưu- một tình huống hết sức khôi hài để phê phán hiện thực: hiện thực về tiền
tài danh vị, thứ bậc trong hội. chút tiền lót tay tiêu cực phí, canh nhà
xác vô lương tâm sẵn sàng làm cuộc tráo đổi lộn sòng gây náo loạn cả đám tang
thiếu tướng. Vì chức tước danh vị ông thiếu tướng mà hầu hết những người đến
với đám tang chỉ diễu qua, diễn trò cho phải phép, không ai tận mắt ngắm nhìn
hình hài người quá cố. Ngay đến cả đến những người ruột thịt: hai bà vợ và một
lũ con khăn xô, mũ mấn luôn túc trực bên linh cữu mà cũng không hề nhận ra sự
nhầm lẫn nực cười ấy. Họ mải nhìn vào nỗi đau trong lòng họ, hay mải giữ lễ
với ông cả lớn đến viếng nên chưa một lần liếc mắt tới tôi?”. Cứ như thế,
bằng giọng điệu lúc bình thản, lạnh lùng, khi bất bình chua sót, nhà văn đã nhập
thân vào nhân vật tay thợ điện để kể về nỗi oan ức của mình: “Ông thiếu tướng
kia ơi, nếu ông hóa ra cái xác vô thừa nhận cũng đừng tiếc rẻ oán trách tôi.
đây không ai cần ông, không ai thực sự tha thiết đến ông. Không phải tôi tranh
mất vinh hạnh chính thực tôi gánh chịu nỗi bất hạnh cho ông đó”. Điểm
nhìn trần thuật khi nhân vật này, lúc của nhân vật khác, nhà văn đã thể hiện
thái độ mỉa mai, châm biếm rất sâu sắc.
Trong nhiều tác phẩm khác, dù giọng điệu chính không phải mỉa mai,
phê phán nhưng đằng sau những bức tranh hiện thực, nhà văn vẫn ngầm thể hiện
những ý nghĩa phê phán xã hội, con người rõ nét. Là nhà văn giàu lòng nhân ái,
Đoàn Lê luôn có mong muốn qua những trang viết của mình, con người sẽ sống
thiện hơn, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ được cải thiện, những nét
đẹp nhân bản của con người sẽ được khôi phục. Niềm mong mỏi ấy giúp nhà
văn liên tục cống hiến cho người đọc những trang viết giầu ý nghĩa nhân văn.
111 còn bị biến thành ruồi. Qua giọng kể hài hước, dí dỏm nhà văn khiến bao kẻ quyền chức tham nhũng trong xã hội phải giật mình, bao người thấy xót xa cho cảnh ngộ của mình trong cái thời buổi đất chật người đông, “mật ít ruồi nhiều”. Dân gian vẫn nói “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người” để nhấn mạnh vai trò của sự thực chất. Nhưng dường như trong xã hội hiện đại, quan niệm đó không còn thực sự được đề cao, vì thế mới nảy sinh căn bệnh chạy theo hình thức, coi trọng hình thức với những biểu hiện bên ngoài hơn là bản chất thực bên trong. Qua giọng kể đầy tính chất bi hài của Đoàn Lê ở truyện ngắn Nghĩa địa xóm Chùa, người đọc sẽ thấy rất rõ điều đó. Câu chuyện xoay quanh tình huống nhầm lẫn xác của ông thiếu tướng với một tay thợ điện về hưu- một tình huống hết sức khôi hài để phê phán hiện thực: hiện thực về tiền tài danh vị, thứ bậc trong xã hội. Vì chút tiền lót tay tiêu cực phí, gã canh nhà xác vô lương tâm sẵn sàng làm cuộc tráo đổi lộn sòng gây náo loạn cả đám tang thiếu tướng. Vì chức tước danh vị ông thiếu tướng mà hầu hết những người đến với đám tang chỉ diễu qua, diễn trò cho phải phép, không ai tận mắt ngắm nhìn hình hài người quá cố. Ngay đến cả đến những người ruột thịt: hai bà vợ và một lũ con khăn xô, mũ mấn luôn túc trực bên linh cữu mà cũng không hề nhận ra sự nhầm lẫn nực cười ấy. “Họ mải nhìn vào nỗi đau trong lòng họ, hay mải giữ lễ với ông cả bà lớn đến viếng nên chưa một lần liếc mắt tới tôi?”. Cứ như thế, bằng giọng điệu lúc bình thản, lạnh lùng, khi bất bình chua sót, nhà văn đã nhập thân vào nhân vật tay thợ điện để kể về nỗi oan ức của mình: “Ông thiếu tướng kia ơi, nếu ông hóa ra cái xác vô thừa nhận cũng đừng tiếc rẻ oán trách tôi. Ở đây không ai cần ông, không ai thực sự tha thiết đến ông. Không phải tôi tranh mất vinh hạnh mà chính thực tôi gánh chịu nỗi bất hạnh cho ông đó”. Điểm nhìn trần thuật khi ở nhân vật này, lúc của nhân vật khác, nhà văn đã thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm rất sâu sắc. Trong nhiều tác phẩm khác, dù giọng điệu chính không phải là mỉa mai, phê phán nhưng đằng sau những bức tranh hiện thực, nhà văn vẫn ngầm thể hiện những ý nghĩa phê phán xã hội, con người rõ nét. Là nhà văn giàu lòng nhân ái, Đoàn Lê luôn có mong muốn qua những trang viết của mình, con người sẽ sống thiện hơn, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội sẽ được cải thiện, những nét đẹp nhân bản của con người sẽ được khôi phục. Niềm mong mỏi ấy giúp nhà văn liên tục cống hiến cho người đọc những trang viết giầu ý nghĩa nhân văn.
112
Giọng điệu trở thành một yếu tố nghệ thuật chi phối rất lớn đến các yếu tố
nghệ thuật khác trong tác phẩm. Nó đồng thời cũng là một hiện tượng nghệ thuật
được tạo thành từ các yếu tố gắn kết, hô ứng nhau. Trong mỗi sáng tác, Đoàn Lê
luôn cố gắng, tìm tòi để tạo ra những giọng điệu riêng không giống ai. Đó thực
sự thách thức lớn với người nghệ sỹ, nhưng chúng ta tin rằng bằng sự khổ
công phấn đấu với niềm say nghề nghiệp cùng i năng của với văn
chương, Đoàn vẫn sẽ tạo được phong cách nghệ thuật riêng bắt đầu từ
giọng điệu nghệ thuật.
112 Giọng điệu trở thành một yếu tố nghệ thuật chi phối rất lớn đến các yếu tố nghệ thuật khác trong tác phẩm. Nó đồng thời cũng là một hiện tượng nghệ thuật được tạo thành từ các yếu tố gắn kết, hô ứng nhau. Trong mỗi sáng tác, Đoàn Lê luôn cố gắng, tìm tòi để tạo ra những giọng điệu riêng không giống ai. Đó thực sự là thách thức lớn với người nghệ sỹ, nhưng chúng ta tin rằng bằng sự khổ công phấn đấu với niềm say mê nghề nghiệp cùng tài năng của bà với văn chương, Đoàn Lê vẫn và sẽ tạo được phong cách nghệ thuật riêng bắt đầu từ giọng điệu nghệ thuật.
113
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Văn học Việt Nam từ sau 1975 chứng kiến nhiều thay đổi từ thể loại
đến quan niệm sáng tác, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Trong đó truyện ngắn
thể loại gặt hái được nhiều thành công nhất. Skhởi sắc của thể loại này
minh chứng cho sự phát triển của văn học hiện đại. Có được những thành tựu đó
không thể không nhắc đến sự góp mặt của các nhà văn nữ, khi tác phẩm của họ
gần như chiếm lĩnh văn đàn. Trong đó, Đoàn Lê được biết đến như một cây bút
có phong cách đa dạng và sức sáng tạo tươi mới rất tiêu biểu cho văn học đương
đại. Vì vậy tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn lê giúp ta có
cái nhìn khái quát hơn về sự phát triển chung của văn học thời kỳ đổi mới.
2. Cảm hứng nghệ thuật của Đoàn Lê bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực
bề bộn của cuộc sống hôm nay. Từ cảm hứng bi kịch đến cảm hứng triết luận,
tác phẩm của Đoàn Lê thường đề cập đến những vấn đề nhân sinh. Đó là nỗi đau
của những con người bước ra khỏi cuộc chiến với những ám ảnh ghê gớm của
chiến tranh. Chuyển sang giai đoạn đất nước hòa bình, nhà văn lại khám phá
thể hiện những bi kịch của bao gia đình, bao số phận trước sức băng cuốn của
nền kinh tế thị trường. Cùng với những bi kịch ấy là bi kịch tình yêu, hôn nhân
trong những gia đình hiện đại. Đoàn lê đã viết văn bằng tất cả sự nhạy cảm tinh
tế của một người phụ nữ từng trải nên những bi kịch nhà văn thể hiện qua
mỗi trang viết đều chân thực và u sắc. Giọng điệu của nhà văn khi viết về
những cảm hứng đó khi thì đồng cảm, xót xa chia sẻ, lúc lại mỉa mai, phê phán
nhẹ nhàng mà tinh tế.
3. Con người xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới là con người đời tư,
đời thường với những khuôn mặt khác nhau tạo n sự phong phú, sinh động
trong thế giới nhân vật văn học đề cập đến. Số phận cá nhân được văn học
giai đoạn này quan tâm nhiều hơn, đặc biệt đời sống tinh thần của con người
hiện đại vốn phức tạp khó nắm bắt. Nhân vật n học được nhắc đến bằng
các đại từ xưng hô: tôi”, “hắn”, “nó”, “lão”...nhiều hơn danh từ chung
văn học giai đoạn trước lựa chọn để khắc họa những hình tượng nhân vật mang
sắc thái biểu tượng cho cả một thế hệ, một dân tộc một giai đoạn lịch sử cụ
thể. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Đoàn truyện ngắn hay tiểu
thuyết đều thể hiện đầy đủ quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Con
113 PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Văn học Việt Nam từ sau 1975 chứng kiến nhiều thay đổi từ thể loại đến quan niệm sáng tác, tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Trong đó truyện ngắn là thể loại gặt hái được nhiều thành công nhất. Sự khởi sắc của thể loại này là minh chứng cho sự phát triển của văn học hiện đại. Có được những thành tựu đó không thể không nhắc đến sự góp mặt của các nhà văn nữ, khi tác phẩm của họ gần như chiếm lĩnh văn đàn. Trong đó, Đoàn Lê được biết đến như một cây bút có phong cách đa dạng và sức sáng tạo tươi mới rất tiêu biểu cho văn học đương đại. Vì vậy tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn lê giúp ta có cái nhìn khái quát hơn về sự phát triển chung của văn học thời kỳ đổi mới. 2. Cảm hứng nghệ thuật của Đoàn Lê bao giờ cũng bắt nguồn từ hiện thực bề bộn của cuộc sống hôm nay. Từ cảm hứng bi kịch đến cảm hứng triết luận, tác phẩm của Đoàn Lê thường đề cập đến những vấn đề nhân sinh. Đó là nỗi đau của những con người bước ra khỏi cuộc chiến với những ám ảnh ghê gớm của chiến tranh. Chuyển sang giai đoạn đất nước hòa bình, nhà văn lại khám phá và thể hiện những bi kịch của bao gia đình, bao số phận trước sức băng cuốn của nền kinh tế thị trường. Cùng với những bi kịch ấy là bi kịch tình yêu, hôn nhân trong những gia đình hiện đại. Đoàn lê đã viết văn bằng tất cả sự nhạy cảm tinh tế của một người phụ nữ từng trải nên những bi kịch mà nhà văn thể hiện qua mỗi trang viết đều chân thực và sâu sắc. Giọng điệu của nhà văn khi viết về những cảm hứng đó khi thì đồng cảm, xót xa chia sẻ, lúc lại mỉa mai, phê phán nhẹ nhàng mà tinh tế. 3. Con người xuất hiện trong văn học thời kỳ đổi mới là con người đời tư, đời thường với những khuôn mặt khác nhau tạo nên sự phong phú, sinh động trong thế giới nhân vật mà văn học đề cập đến. Số phận cá nhân được văn học giai đoạn này quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là đời sống tinh thần của con người hiện đại vốn phức tạp và khó nắm bắt. Nhân vật văn học được nhắc đến bằng các đại từ xưng hô: “tôi”, “hắn”, “nó”, “lão”...nhiều hơn là danh từ chung mà văn học giai đoạn trước lựa chọn để khắc họa những hình tượng nhân vật mang sắc thái biểu tượng cho cả một thế hệ, một dân tộc ở một giai đoạn lịch sử cụ thể. Thế giới nhân vật trong sáng tác của Đoàn Lê dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết đều thể hiện đầy đủ quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Con
114
người là một thế giới bí ẩn, một tiểu vũ trụ với đời sống tâm lý vô cùng phức tạp
mà các nhà văn cần khám phá và thể hiện.
Con người trong sáng tác của Đoàn thường mang bi kịch và cảm xúc
chân thực của con người hiện đại. Bi kịch vì tình yêu không thành, bi kịch vì sự
đổ vỡ gia đình, bi kịch cuộc sống mưu sinh...Bi kịch y bắt nguồn từ mâu
thuẫn giữa hoàn cảnh và tính cách cũng như ước mơ, khát vọng của con người.
Những mâu thuẫn, xung đột trong thế giới nhân vật mà nhà văn đề cập đến chứa
đựng ý nghĩa điển hình và có tính xã hội sâu sắc. Thế giới nhân vật trong truyện
ngắn Đoàn khá phong phú: kiểu nhân vật cô đơn, có nhân vật tự ý thức,
cũng có kiểu nhân vật ảo...Mỗi kiểu nhân vật được thể hiện bằng những phương
thức khác nhau nhưng đều góp phần thể hiện đầy đủ quan niệm nghệ thuật về
con người của Đoàn Lê. Đặc biệt việc khắc họa nhân vật ảo đã giúp nhà văn
mở rộng bình diện khám phá con người, khám p hiện thực cuộc sống một
cách độc đáo nhưng vẫn chân thực và đầy đủ. Khám phá thế giới nhân vật của
Đoàn Lê người đọc có thể hình dung về dòng chảy của cuộc sống hiện đại cũng
như tâm lý, tính cách và số phận con người trong cuộc sống hôm nay.
4. Thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Đoàn cũng có những nét độc
đáo riêng, tạo nên một phong cách nghệ thuật có nhiều dấu ấn trên Văn đàn văn
học Việt Nam hiện đại. Từ nghệ thuật tổ chức cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức
ngôn ngữ và cách lựa chọn sắp xếp không gian, thời gian hay các thủ pháp nghệ
thuật thường sử dụng trong sáng tác của nhà văn đều có những cách tân mới mẻ
bên cạnh những yếu tố kế thừa văn học truyền thống. Về nghệ thuật tổ chức cốt
truyện, Đoàn Lê là nhà văn ở giữa làn ranh giới giữa cốt truyện truyền thống và
cốt truyện hiện đại. Trong truyện ngắn của bên cạnh những truyện cốt
truyện rõ ràng, nhà văn còn sáng tạo loại truyện tâm lý không có cốt truyện, chủ
yếu hướng vào thế giới tinh thần của nhân vật với những thông điệp mang ý
nghĩa triết luận sâu sắc. Những tình huống được nhà văn lựa chọn tổ chức
gắn với tưởng nghệ thuật của trước những vấn đề của cuộc sống, mấu
chốt để triển khai cốt truyện xây dựng nhân vật. Ngôn ngữ Đoàn Lê ngôn
ngữ gần với đời thường. Nhân vật của Đoàn thường được đặt trong không
gian cụ thể, thời gian đa chiều: quá khứ, hiện tại, cái chung- i riêng. Qua đó
cảm quan về cuộc sống, tư tưởng nghệ thuật cùng những t riêng về phong
cách của nhà văn được bộc lộ.
114 người là một thế giới bí ẩn, một tiểu vũ trụ với đời sống tâm lý vô cùng phức tạp mà các nhà văn cần khám phá và thể hiện. Con người trong sáng tác của Đoàn Lê thường mang bi kịch và cảm xúc chân thực của con người hiện đại. Bi kịch vì tình yêu không thành, bi kịch vì sự đổ vỡ gia đình, bi kịch vì cuộc sống mưu sinh...Bi kịch ấy bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa hoàn cảnh và tính cách cũng như ước mơ, khát vọng của con người. Những mâu thuẫn, xung đột trong thế giới nhân vật mà nhà văn đề cập đến chứa đựng ý nghĩa điển hình và có tính xã hội sâu sắc. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Đoàn Lê khá phong phú: có kiểu nhân vật cô đơn, có nhân vật tự ý thức, cũng có kiểu nhân vật ảo...Mỗi kiểu nhân vật được thể hiện bằng những phương thức khác nhau nhưng đều góp phần thể hiện đầy đủ quan niệm nghệ thuật về con người của Đoàn Lê. Đặc biệt là việc khắc họa nhân vật ảo đã giúp nhà văn mở rộng bình diện khám phá con người, khám phá hiện thực cuộc sống một cách độc đáo nhưng vẫn chân thực và đầy đủ. Khám phá thế giới nhân vật của Đoàn Lê người đọc có thể hình dung về dòng chảy của cuộc sống hiện đại cũng như tâm lý, tính cách và số phận con người trong cuộc sống hôm nay. 4. Thế giới nghệ thuật của truyện ngắn Đoàn Lê cũng có những nét độc đáo riêng, tạo nên một phong cách nghệ thuật có nhiều dấu ấn trên Văn đàn văn học Việt Nam hiện đại. Từ nghệ thuật tổ chức cốt truyện, tạo tình huống, tổ chức ngôn ngữ và cách lựa chọn sắp xếp không gian, thời gian hay các thủ pháp nghệ thuật thường sử dụng trong sáng tác của nhà văn đều có những cách tân mới mẻ bên cạnh những yếu tố kế thừa văn học truyền thống. Về nghệ thuật tổ chức cốt truyện, Đoàn Lê là nhà văn ở giữa làn ranh giới giữa cốt truyện truyền thống và cốt truyện hiện đại. Trong truyện ngắn của bà bên cạnh những truyện có cốt truyện rõ ràng, nhà văn còn sáng tạo loại truyện tâm lý không có cốt truyện, chủ yếu hướng vào thế giới tinh thần của nhân vật với những thông điệp mang ý nghĩa triết luận sâu sắc. Những tình huống được nhà văn lựa chọn và tổ chức gắn với tư tưởng nghệ thuật của bà trước những vấn đề của cuộc sống, là mấu chốt để triển khai cốt truyện và xây dựng nhân vật. Ngôn ngữ Đoàn Lê là ngôn ngữ gần với đời thường. Nhân vật của Đoàn Lê thường được đặt trong không gian cụ thể, thời gian đa chiều: quá khứ, hiện tại, cái chung- cái riêng. Qua đó cảm quan về cuộc sống, tư tưởng nghệ thuật cùng những nét riêng về phong cách của nhà văn được bộc lộ.
115
5. Qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê, chúng tôi
hy vọng đã phác thảo những đặc trưng nghệ thuật của một cây bút nữ tiêu biểu
của văn học giai đoạn đổi mới. Qua việc tìm hiểu này, chúng i hy vọng sẽ giúp
bạn đọc có thể mở rộng bình diện khám phá tác phẩm văn học, đặc biệt là khám
phá những truyện ngắn hiện đại vốn được xem khó hiểu, khó nắm bắt. Việc
tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê cũng chính là đã bước đầu tìm
hiểu những đặc điểm chung của truyện ngắn đương đại. Mặc chưa thực đầy
đủ, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng những khám phá về nội dung nghệ thuật
trên đây sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận n với sáng tác của nhà văn này,
cũng như những sáng tác của các nhà văn nữ cùng thời. Tuy nhiên, những cách
hiểu chưa đầy đủ là điều không tránh khỏi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này,
vì vậy những đóng góp ý kiến của bạn đọc là điều vô cùng quý báu để chúng tôi-
những người mới bước chân vào con đường nghiên cứu có thêm những khích lệ,
động viên để tiếp tục con đường đầy khó khăn trước mặt.
115 5. Qua việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê, chúng tôi hy vọng đã phác thảo những đặc trưng nghệ thuật của một cây bút nữ tiêu biểu của văn học giai đoạn đổi mới. Qua việc tìm hiểu này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể mở rộng bình diện khám phá tác phẩm văn học, đặc biệt là khám phá những truyện ngắn hiện đại vốn được xem là khó hiểu, khó nắm bắt. Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật truyện ngắn Đoàn Lê cũng chính là đã bước đầu tìm hiểu những đặc điểm chung của truyện ngắn đương đại. Mặc dù chưa thực đầy đủ, nhưng chúng tôi vẫn hy vọng những khám phá về nội dung và nghệ thuật trên đây sẽ giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận hơn với sáng tác của nhà văn này, cũng như những sáng tác của các nhà văn nữ cùng thời. Tuy nhiên, những cách hiểu chưa đầy đủ là điều không tránh khỏi khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, vì vậy những đóng góp ý kiến của bạn đọc là điều vô cùng quý báu để chúng tôi- những người mới bước chân vào con đường nghiên cứu có thêm những khích lệ, động viên để tiếp tục con đường đầy khó khăn trước mặt.
116
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Ngọc Anh ( 2003)- Đã đến lúc những ngƣời đàn bà nổi loạn - Báo Nông thôn
ngày nay, ngày 10/07
2
Vũ Tuấn Anh (1995)- Đổi mới văn học vì sự phát triển Tạp chí Văn hóa
số4.
3
Vũ Anh Tuấn ( 1996)- Quá trình văn học đƣơng đại nhìn từ phƣơng diện thể
loại - Tạp chí Văn hóa - Số 9.
4
Lại Nguyên Ân (2003)- 150 thuật ngữ văn học - NXB ĐHQG Hà Nội
5
Nguyễn Thị Bình (2001)- Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975 - Tạp
chí Văn học số 3
6
Nguyễn Thị Bình (1996)- Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau 1975 - Luận án PTS khoa học Ngữ văn – ĐHSPHN
7
M,Bakhtin (1992) -Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - NXBHà Nội
8
M,Bakhtin (1993) - Những vấn đề thi pháp Đônxtôievxky- NXB Giáo dục.
9
Phạm Quốc Ca (2002) - Ý thức cá nhân trong thơ trữ tình sau 1975 - Văn học
số 12.
10
Nguyễn Minh Châu (1987) - Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh
họa - Văn nghệ, 12.
11
Nguyễn Minh Châu (1994)- Trang giấy trƣớc đèn - NXB Khoa học xã hội &
Nhân văn.
12
Trần Ngọc Dung (1993)- Ba phong cách truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan,
Thạch Lam, Nam Cao - Luận văn PTS Khoa học Ngữ văn – ĐHSPHN.
13
Nguyễn Lân Dũng (2006) Ai cứu xóm Chùa- Báo văn nghệ số 4
14
Đặng Anh Đào (1991) - Một hiện tƣợng mới trong hình thức kể truyện hôm
nay - Tạp chí văn học số 6.
15
Đặng Anh Đào (1993) - Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay - Tạp chí
khoa học văn học số 3.
16
Trần Thanh Đạm (1989)- Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn
trƣơng hiện nay - Báo văn nghệ số 1.
17
Hà Minh Đức (1992) - Loại thể văn học - NXB Giáo dục.
18
Hà Minh Đức (chủ biên) (1995)- luận văn học - NXB Hà Nội.
19
Trần Thanh Địch (1998) - Tìm hiểu truyện ngắn- NXB tác phẩm mới.
20
Phùng Hữu Hải - Yếu tổ kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiẹn đại từ sau
năm 1975 - www.evan.com,vn.
21
Lê Bá Hán Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1997) - Từ điển thuật ngữ văn
học - NXB ĐHQG Hà Nội.
116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Ngọc Anh ( 2003)- Đã đến lúc những ngƣời đàn bà nổi loạn - Báo Nông thôn ngày nay, ngày 10/07 2 Vũ Tuấn Anh (1995)- Đổi mới văn học vì sự phát triển – Tạp chí Văn hóa số4. 3 Vũ Anh Tuấn ( 1996)- Quá trình văn học đƣơng đại nhìn từ phƣơng diện thể loại - Tạp chí Văn hóa - Số 9. 4 Lại Nguyên Ân (2003)- 150 thuật ngữ văn học - NXB ĐHQG Hà Nội 5 Nguyễn Thị Bình (2001)- Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975 - Tạp chí Văn học số 3 6 Nguyễn Thị Bình (1996)- Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 - Luận án PTS khoa học Ngữ văn – ĐHSPHN 7 M,Bakhtin (1992) -Lý luận và thi pháp tiểu thuyết - NXBHà Nội 8 M,Bakhtin (1993) - Những vấn đề thi pháp Đônxtôievxky- NXB Giáo dục. 9 Phạm Quốc Ca (2002) - Ý thức cá nhân trong thơ trữ tình sau 1975 - Văn học số 12. 10 Nguyễn Minh Châu (1987) - Hãy đọc lời ai điếu cho một nền văn học minh họa - Văn nghệ, 12. 11 Nguyễn Minh Châu (1994)- Trang giấy trƣớc đèn - NXB Khoa học xã hội & Nhân văn. 12 Trần Ngọc Dung (1993)- Ba phong cách truyện ngắn: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao - Luận văn PTS Khoa học Ngữ văn – ĐHSPHN. 13 Nguyễn Lân Dũng (2006) – Ai cứu xóm Chùa- Báo văn nghệ số 4 14 Đặng Anh Đào (1991) - Một hiện tƣợng mới trong hình thức kể truyện hôm nay - Tạp chí văn học số 6. 15 Đặng Anh Đào (1993) - Hình thức mới trong truyện ngắn hôm nay - Tạp chí khoa học văn học số 3. 16 Trần Thanh Đạm (1989)- Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn trƣơng hiện nay - Báo văn nghệ số 1. 17 Hà Minh Đức (1992) - Loại thể văn học - NXB Giáo dục. 18 Hà Minh Đức (chủ biên) (1995)- Lý luận văn học - NXB Hà Nội. 19 Trần Thanh Địch (1998) - Tìm hiểu truyện ngắn- NXB tác phẩm mới. 20 Phùng Hữu Hải - Yếu tổ kỳ ảo trong truyện ngắn Việt Nam hiẹn đại từ sau năm 1975 - www.evan.com,vn. 21 Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1997) - Từ điển thuật ngữ văn học - NXB ĐHQG Hà Nội.
117
22
Hoàng Thị Hồng Hà (2003) - Truyện ngắn nữ và xu hƣớng tự nghiệm - Tạp
chí Nghề báo - Văn nghệ Công an số 10.
23
Nguyễn Hà (2000)- Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam
nửa sau thập niên 80 - Tạp chí Văn học số 3.
24
Nguyễn Thái Hòa ( 2000)- Những vấn đề thi pháp của truyện - NXB Giáo
dục.
25
Tô Hoài (1997) - Sổ tay viết văn - NXB tác phẩm mới Hà Nội.
26
Vũ Thị Hồng (1991) - Gặp gỡ một số nhà văn nữ - Tạp chí tác phẩm mới số
10.
27
Hoàng Ngọc Hiến (1991)- Thi pháp của truyện - Báo Văn nghệ số 31.
28
Đỗ Đức Hiểu (2000) - Thi pháp học hiện đại - NXB Hội nhà văn.
29
Nguyễn Thanh Hùng (2000) - Chiến tranh đi qua tình ngƣời ở lại - Tạp chí
Văn học số 3.
30
Lê Thị Hường (1995) - Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam
giai đoạn sau 1975 - Luận án TS khoa học Ngữ văn - ĐH KHXH&NV - ĐHQG
Hà Nội.
31
Lê Thị Hường (1994) - Quan niệm về con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn
hiện nay - Tạp chí Văn học số 2.
32
Lê Thị Hường (1995) - Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay - Tạp
chí văn học số 4.
33
M.B.Khrapchenkô (1978) - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển
văn học - NXB Tác phẩm mới.
34
M.B.Khrapchenkô (2002)- Những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận
nghiên cứu văn học - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
35
Phùng Ngoc Kiếm (1998) - Con ngƣời trong truyện ngắn Việt Nam 1945-
1975 - NXB ĐHQG Hà Nội.
36
Lê Minh Khuê ( 2003) - Truyện ngắn chọn lọc - NXB Giáo dục.
37
Chu Lai (2007)- Ăn mày dĩ vãng - NXB Hà Nội.
38
Tôn Phương Lan ( 2001)- Một vài suy nghĩ về con ngƣời trong văn học thời
kỳ đổi mới - Tạp chí Văn học số 9.
39
Nguyễn Văn Long ( 2003) - n học Việt Nam trong thời đại mới - NXB
Giáo dục.
40
Nguyễn Văn Lưu (1995) - Luận chiến văn chƣơng - NXB Văn học.
41
Nguyễn Đăng Mạnh ( 1994) - Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn NXB Giáo dục.
42
Nguyễn Đăng Mạnh ( 2003) - Khái quát Văn học Việt Nam trong thời đại
mới - NXB Giáo dục.
117 22 Hoàng Thị Hồng Hà (2003) - Truyện ngắn nữ và xu hƣớng tự nghiệm - Tạp chí Nghề báo - Văn nghệ Công an số 10. 23 Nguyễn Hà (2000)- Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80 - Tạp chí Văn học số 3. 24 Nguyễn Thái Hòa ( 2000)- Những vấn đề thi pháp của truyện - NXB Giáo dục. 25 Tô Hoài (1997) - Sổ tay viết văn - NXB tác phẩm mới Hà Nội. 26 Vũ Thị Hồng (1991) - Gặp gỡ một số nhà văn nữ - Tạp chí tác phẩm mới số 10. 27 Hoàng Ngọc Hiến (1991)- Thi pháp của truyện - Báo Văn nghệ số 31. 28 Đỗ Đức Hiểu (2000) - Thi pháp học hiện đại - NXB Hội nhà văn. 29 Nguyễn Thanh Hùng (2000) - Chiến tranh đi qua tình ngƣời ở lại - Tạp chí Văn học số 3. 30 Lê Thị Hường (1995) - Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn sau 1975 - Luận án TS khoa học Ngữ văn - ĐH KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội. 31 Lê Thị Hường (1994) - Quan niệm về con ngƣời cô đơn trong truyện ngắn hiện nay - Tạp chí Văn học số 2. 32 Lê Thị Hường (1995) - Các kiểu kết thúc của truyện ngắn hôm nay - Tạp chí văn học số 4. 33 M.B.Khrapchenkô (1978) - Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học - NXB Tác phẩm mới. 34 M.B.Khrapchenkô (2002)- Những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu văn học - NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 35 Phùng Ngoc Kiếm (1998) - Con ngƣời trong truyện ngắn Việt Nam 1945- 1975 - NXB ĐHQG Hà Nội. 36 Lê Minh Khuê ( 2003) - Truyện ngắn chọn lọc - NXB Giáo dục. 37 Chu Lai (2007)- Ăn mày dĩ vãng - NXB Hà Nội. 38 Tôn Phương Lan ( 2001)- Một vài suy nghĩ về con ngƣời trong văn học thời kỳ đổi mới - Tạp chí Văn học số 9. 39 Nguyễn Văn Long ( 2003) - Văn học Việt Nam trong thời đại mới - NXB Giáo dục. 40 Nguyễn Văn Lưu (1995) - Luận chiến văn chƣơng - NXB Văn học. 41 Nguyễn Đăng Mạnh ( 1994) - Con đƣờng đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn NXB Giáo dục. 42 Nguyễn Đăng Mạnh ( 2003) - Khái quát Văn học Việt Nam trong thời đại mới - NXB Giáo dục.
118
43
Nguyễn Đăng Mạnh ( 2003) - Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và
phong cách - NXB Văn học.
44
Nguyên Ngọc (1991) - Văn suôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật
phát triển Tạp chí Văn học số 4.
45
Nguyên Ngọc ( 1990) - Đôi nét về một tƣ duy văn học mới đang hình thành
- Tạp chí Văn học số 4.
46
Hương Nguyên (2002) - Các nhà văn Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc - Tạp chí
Văn học số 3.
47
Phạm Xuân Nguyên ( 1994) - Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay - Tạp chí
Văn học số 2.
48
Vương Trí Nhàn (1998) - Sổ tay truyện ngắn - NXB Hội Nhà văn Hà Nội.
49
Vương Trí Nhàn (1996) - Phụ nữ và sáng tác văn chƣơng - Tạp chí Văn học
số 6.
50
Nhiều tác giả (2000) - Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký - Tạ Duy Anh (chủ
biên) NXB Thanh Niên.
51
Nhiều tác giả (1999) - Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học -Viện văn
học Hà Nội.
52
Nhiều tác giả (1987)-(1997) - Tự sự học (Trần Đình Sử- chủ biên) - NXB
ĐHQGHN-NXB - Giáo dục.
53
Bảo Ninh (2007) - Nỗi buồn chiến tranh - NXB Văn học .
54
Phóng viên (1994) - Nghĩ về truyện ngắn - Phỏng vấn các nhà văn - Văn nghệ
Quân Đội.
55
Phóng viên (1994) - Phỏng vấn 4 cây bút nữ - Văn nghệ Quân đội 2.
56
Phạm Thị Phương (1998) - Tìm hiểu tính cách nhân vật qua kết cấu truyện
ngắn - Tạp chí Văn học số 4.
57
Trần Đình Sử (2000) - Lý luận và phê bình văn học - NXB Giáo dục .
58
Trần Đình Sử (1992) - Thi pháp học hiện đại - NXB Giáo dục.
59
Trần Đình Sử (1992) - Dẫn luận Thi pháp học - NXB Giáo dục.
60
Trần Đình Sử - Phương Lựu- Nguyễn Xuân Nam (2002) - Lý luận văn học -
NXB Giáo dục.
61
Hồ Anh Thái (2009)- Đoàn Lê “chị tôi” Báo văn nghệ số 38.
62
Trần Thị Thắng, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Ngọc Tú, Trần Thị Trường
(2003) - Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam - NXN Giáo dục Hà Nội.
63
Bùi Việt Thắng (1999) - nh luận truyện ngắn - NXB Văn học.
64
Bùi Việt Thắng (1997) - Khi ngƣời ta trẻ II - Báo Văn nghệ 35.
118 43 Nguyễn Đăng Mạnh ( 2003) - Nhà văn Việt Nam hiện đại - chân dung và phong cách - NXB Văn học. 44 Nguyên Ngọc (1991) - Văn suôi sau 1975, thử thăm dò đôi nét về quy luật phát triển Tạp chí Văn học số 4. 45 Nguyên Ngọc ( 1990) - Đôi nét về một tƣ duy văn học mới đang hình thành - Tạp chí Văn học số 4. 46 Hương Nguyên (2002) - Các nhà văn Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc - Tạp chí Văn học số 3. 47 Phạm Xuân Nguyên ( 1994) - Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay - Tạp chí Văn học số 2. 48 Vương Trí Nhàn (1998) - Sổ tay truyện ngắn - NXB Hội Nhà văn Hà Nội. 49 Vương Trí Nhàn (1996) - Phụ nữ và sáng tác văn chƣơng - Tạp chí Văn học số 6. 50 Nhiều tác giả (2000) - Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký - Tạ Duy Anh (chủ biên) NXB Thanh Niên. 51 Nhiều tác giả (1999) - Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học -Viện văn học Hà Nội. 52 Nhiều tác giả (1987)-(1997) - Tự sự học (Trần Đình Sử- chủ biên) - NXB ĐHQGHN-NXB - Giáo dục. 53 Bảo Ninh (2007) - Nỗi buồn chiến tranh - NXB Văn học . 54 Phóng viên (1994) - Nghĩ về truyện ngắn - Phỏng vấn các nhà văn - Văn nghệ Quân Đội. 55 Phóng viên (1994) - Phỏng vấn 4 cây bút nữ - Văn nghệ Quân đội 2. 56 Phạm Thị Phương (1998) - Tìm hiểu tính cách nhân vật qua kết cấu truyện ngắn - Tạp chí Văn học số 4. 57 Trần Đình Sử (2000) - Lý luận và phê bình văn học - NXB Giáo dục . 58 Trần Đình Sử (1992) - Thi pháp học hiện đại - NXB Giáo dục. 59 Trần Đình Sử (1992) - Dẫn luận Thi pháp học - NXB Giáo dục. 60 Trần Đình Sử - Phương Lựu- Nguyễn Xuân Nam (2002) - Lý luận văn học - NXB Giáo dục. 61 Hồ Anh Thái (2009)- Đoàn Lê “chị tôi” – Báo văn nghệ số 38. 62 Trần Thị Thắng, Nguyễn Thị Như Trang, Nguyễn Ngọc Tú, Trần Thị Trường – (2003) - Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam - NXN Giáo dục Hà Nội. 63 Bùi Việt Thắng (1999) - Bình luận truyện ngắn - NXB Văn học. 64 Bùi Việt Thắng (1997) - Khi ngƣời ta trẻ II –- Báo Văn nghệ 35.
119
65
Bùi Việt Thắng (2002) - Lời giới thiệu truyện ngắn 4 cây bút nữ - NXB Văn
học.
66
Bùi Việt Thắng (2000) - Một bƣớc đi của truyện ngắn NXB Hội nhà văn.
67
Bùi Việt Thắng (2000) - Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn
thể loại - NXB ĐHQG Hà Nội.
68
Nguyễn Huy Thiệp (1999) - Nhƣ những ngọn gió - NXB văn họ Hà Nội
69
Bích Thu (1996) - Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 - Tạp chí văn
học số 9.
70
Bích Thu (1995) - Những dấu hiệu đổi mới của văn học sau 1975 qua hệ
thống mô tuýp chủ đề- Tạp chí Văn học số 4.
71
Bích Thu (2001) - Văn xuôi phái đẹp - Tạp chí Sông Hương số 145 tháng 3.
72
Lê Ngọc Trà (2002) - Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới - Tạp chí
Văn học số 2.
73
Dương Quỳnh Trang (1994) - Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi của
một cây bút nữ - Văn nghệ Quân đội 6.
74
Bùi Thanh Truyền - (2006) Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đƣơng đại Việt
Nam - Luận án TS khoa học Ngữ văn – Đại học Huế
75
Truyện kỳ ảo thế giới (1992) - NxbVăn Học Hà Nội
76
Truyện ngắn của các nhà văn nữ (2001) - NXB Giáo dục.
77
Truyện ngắn hay Việt Nam -Tập 4 (2000 )- NXB Hội Nhà văn.
78
Truyện ngắn trẻ chọn lọc 1994 - 1998 (1998) - NXB Văn hóa Thông tin.
79
Tuyển các tác giả nữ (2001) - NXB Phụ nữ.
119 65 Bùi Việt Thắng (2002) - Lời giới thiệu truyện ngắn 4 cây bút nữ - NXB Văn học. 66 Bùi Việt Thắng (2000) - Một bƣớc đi của truyện ngắn – NXB Hội nhà văn. 67 Bùi Việt Thắng (2000) - Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại - NXB ĐHQG Hà Nội. 68 Nguyễn Huy Thiệp (1999) - Nhƣ những ngọn gió - NXB văn họ Hà Nội 69 Bích Thu (1996) - Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 - Tạp chí văn học số 9. 70 Bích Thu (1995) - Những dấu hiệu đổi mới của văn học sau 1975 qua hệ thống mô tuýp chủ đề- Tạp chí Văn học số 4. 71 Bích Thu (2001) - Văn xuôi phái đẹp - Tạp chí Sông Hương số 145 tháng 3. 72 Lê Ngọc Trà (2002) - Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới - Tạp chí Văn học số 2. 73 Dương Quỳnh Trang (1994) - Một nửa nhân loại qua truyện ngắn dự thi của một cây bút nữ - Văn nghệ Quân đội 6. 74 Bùi Thanh Truyền - (2006) – Yếu tố kỳ ảo trong văn xuôi đƣơng đại Việt Nam - Luận án TS khoa học Ngữ văn – Đại học Huế 75 Truyện kỳ ảo thế giới (1992) - NxbVăn Học Hà Nội 76 Truyện ngắn của các nhà văn nữ (2001) - NXB Giáo dục. 77 Truyện ngắn hay Việt Nam -Tập 4 (2000 )- NXB Hội Nhà văn. 78 Truyện ngắn trẻ chọn lọc 1994 - 1998 (1998) - NXB Văn hóa Thông tin. 79 Tuyển các tác giả nữ (2001) - NXB Phụ nữ.