Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê
4,004
283
122
8
Chƣơng I: Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn Lê gồm
cảm hứng bi kịch và cảm hứng triết luận.
Chƣơng II: Thế giới nhân vật gồm các phần: Đặc điểm nhân vật trong
truyện ngắn của Đoàn Lê, các kiểu nhân vật và phương thức biểu hiện.
Chƣơng III. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn của Đoàn
Lê gồm: Cốt truyện, tình huống truyện, không gian- thời gian, ngôn ngữ nghệ
thuật, giọng điệu nghệ thuật...
9
PHẦN II : NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT
1. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học
Từ trước đến nay có nhiều cách hiểu khác nhau với khái niệm “Cảm hứng
nghệ thuật”, các cách hiểu đó đều thống nhất ở chỗ khẳng định vai trò quan
trọng của cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm. Cảm hứng nghệ thuật trong tác
phẩm văn học giống như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, xâu nối các khối văn bản trong
tác phẩm. Cuốn Từ điển thuật ngữ văn học đưa ra khái niệm về cảm hứng
nghệ thuật (hay còn gọi là cảm hứng chủ đạo) là “trạng thái tình cảm
mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư
tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc
của những người tiếp nhận tác phẩm.” [21, 32]. Có thể nói cảm hứng nghệ
thuật chính là những cảm xúc, tình cảm chân thành của nhà văn gửi gắm trên
mỗi trang giấy. Cảm hứng nghệ thuật được xem như “một điều kiện không thể
thiếu trong việc tạo ra những tác phẩm đích thực”(Bêlinxki). Nhờ “sợi dây” cảm
hứng này mà toàn bộ các cấp độ, các yếu tố của nội dung tác phẩm được thống
nhất trong một không khí cảm xúc nhất định. Nhưng với ý nghĩa lớn lao hơn,
cảm hứng nghệ thuật còn trở thành “công cụ đắc lực” để thông qua đó nhà văn
thể hiện thế giới quan của bản thân và khẳng định phong cách cá nhân của mình
trên văn đàn.Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn học với niềm say
mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối
sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô
khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng
bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả
đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà
văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống
nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của
tác phẩm”.
Đối với truyện ngắn, cảm hứng nghệ thuật càng đóng một vai trò vô cùng
quan trọng. Người ta thường nói về thể loại truyện ngắn như một “lát cắt của
mặt gỗ”, là “sự dồn nén và cô đặc lại”, một “khoảnh khắc ngắn ngủi” của đời
sống được lồng vào trong một thiên truyện chỉ dài mấy mươi trang giấy. Tuy
10
nhiên sức gợi cảm của thể loại này lại rất lớn và thường mang tính chất mở ở sự
ngắn gọn và cô đọng của nó. Truyện ngắn nên gọn nhưng phải tinh tế và bén
nhọn về tư tưởng nghệ thuật. Chính vì tính chất ngắn gọn ấy mà cảm hứng chủ
đạo của tác phẩm trở thành “chất keo” gắn kết ý tứ và các phần nội dung để trở
thành một thiên tác phẩm có giá trị. Bởi vậy có thể coi cảm hứng chủ đạo gần
như linh hồn của tác phẩm. Nếu thiếu đi linh hồn, tác phẩm chỉ còn là cái xác
khô cứng và đương nhiên sẽ không thể sống trong lòng độc giả. Nếu như đối với
truyện dài và tiểu thuyết, do dung lượng lớn nên việc miêu tả chi tiết sự vận
động của một tâm hồn, một tính cách với những diễn biến tâm lý phức tạp nhằm
đạt tới chiều dài của một cuộc đời và sự khái quát hóa về một số phận con người
nên cảm hứng chủ đạo của tác phẩm được thể hiện rất rõ thì truyện ngắn do
dung lượng tác phẩm có hạn, cảm xúc của tác giả càng phải dồn nén nhiều hơn.
Vì thế mà có nhiều nhận xét cho rằng: truyện ngắn gần với thơ hơn các thể loại
tự sự khác như truyện dài và tiểu thuyết. Ở một số truyện ngắn có xuất hiện các
“tứ”. “Tứ” trong truyện ngắn chính là “chủ đề nhưng đã gắn với hình ảnh, với
chất liệu” (Ma Văn Kháng). “Tứ” là yếu tố chủ yếu tạo nên “chất thơ” trong
truyện ngắn. Chất thơ hay tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện ngắn toát lên
từ khung cảnh, chất liệu, từ không khí chung của toàn tác phẩm, hay từ sự hòa
hợp giữa yêú tố khách quan và chủ quan của toàn thiên truyện .Truyện ngắn
cũng có điểm tương đồng với thơ ở chỗ những xúc cảm tâm lý thường
bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật,
tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở
thể loại tiểu thuyết, như lời nhận xét của nhà văn Lỗ Tấn “qua một mảng
lông mà biết toàn bộ con báo, qua một con mắt mà truyền được cả tinh
thần”. Vì vậy, truyện ngắn luôn đòi hỏi cảm hứng nghệ thuật phải dồi
dào, có định hướng, từ đó thể hiện nội dung tư tưởng một cách s ắc bén
và tạo nên một cấu trúc nghệ thuật chặt chẽ, hài hòa giữa yếu tố lí trí và
tình cảm.
Cảm hứng nghệ thuật không phải là tình cảm được xướng lê n thành
một phát ngôn trong tác phẩm, nó là tình cảm mà người đọc cảm nhận
được từ tình huống, từ khung cảnh, từ chất liệu, từ không khí chung của
toàn tác phẩm. Lí luận văn học coi cảm hứng nghệ thuật là một yếu tố
của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm của nhà
11
văn với thế giới được mô tả. Cảm hứng nghệ thuật trong tác phẩm văn
học luôn thống nhất với đề tài và tư tưởng tác phẩm, nó tạo nên cho tác
phẩm một sự thống nhất ở mọi cấp độ. Đồng thời, cảm hứng nghệ thuật
còn thể hiện được thế giới quan của nhà văn, bộc lộ được quan điểm của
nhà văn trước mọi vấn đề của cuộc sống. Cảm hứng nghệ thuật trong tác
phẩm có vai trò quan trọng, có vai trò không thể thiếu, như Bêlinxki đã
nói, bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành
tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt
thành”.
2. Cảm hứng nghệ thuật trong văn học Việt Nam sau 1975
Cảm hứng chủ đạo trong văn chương Việt Nam trước năm 1975
gắn liền với những sự kiện lớn lao có liên quan tới vận mệnh dân tộc:
công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.
Sau ngày đất nước thống nhất (1975), đời sống con người đổi khác, tư
tưởng, tâm lí, nhu cầu vật chất và tinh thần của con người cũng không
còn như trước, vì vậy văn học cũng không thể chỉ mang mãi cảm hứng
cũ. Hiện thực cuộc sống đời thường sau chiến tranh mở ra những vùng
đất mới, khơi gợi những nguồn cả m hứng mới mẻ cho các nhà văn. Sau
1975, cảm hứng ngợi ca trong văn học không còn đóng vai trò chủ đạo như
trong văn học 30 năm trước. Đề tài, chủ đề của tác phẩm văn học gần với đời
sống hiện thực hơn. Các nhà văn đã đụng đến một số hiện tượng ít được đề cập
trong văn học trước 1975 như phơi bày một vài mặt tiêu cực trong xã hội hoặc
nhìn thẳng vào những tổn thất nặng nề trong chiến tranh hay bước đầu đề cập
đến bi kịch cá nhân.
Đất nước cần được đổi mới toàn diện và sâu sắc, văn học cũng đòi hỏi
như vậy. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định “đổi mới
đang là nhu cầu bức thiết”, “có ý nghĩa sống còn” và nói rõ: “Thái độ của Đảng
ta trong việc đánh giá tình hình là nhìn thẳng vào sự thật, đánh gía đúng sự
thật,
nói rõ sự thật”. Đại hội Đảng lần thứ VI là một sự kiện lịch sử trọng đại đã cắm
một cột mốc lớn đánh dấu sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học nước nhà.
Thành tựu quan trọng nhất của văn học sau 1975 là sự đổi mới trong ý thức nghệ
thuật của giới cầm bút. Sau Đại hội Đảng lần VI, hầu hết người làm thơ, viết văn
12
thuộc các thế hệ khác nhau đều chung một ý nghĩ “không thể viết như cũ được
nữa” (Lê Lựu trả lời phỏng vấn báo Quân đội nhân dân, ngày 24/4/1988). Và từ
đó, một khuynh hướng văn học mới phát triển mạnh mẽ với cái nhìn hiện
thực thẳng thắn hơn, đa chiều hơn. Công cuộc đổi mới càng ngày càng
phát triển cả ở bề rộng lẫn chiều sâu, sự đổi mới diễn ra từ tư tưởng
thẩm mĩ đến hệ thống thể loại, thi pháp và phong cách nghệ thuật. Các
nhà văn không còn “nhìn đời và nhìn người một phía”, họ không chỉ
dừng lại ở cảm hứng ngợi ca mà nhận thức được rằng “hiện thực không
phải là một cái gì đơn giản, xuôi chiều; con người là một sinh thể phong
phú, phức tạp, còn nhiều bí ẩn phải khám phá; nhà văn phải là người có
tư tưởng, phải nhập cuộc bằng tư tưởng chứ không chỉ bằng nhiệt tình và
trong tìm tòi sáng tạo không chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng mà còn
phải dựa vào kinh nghiệm của cá nhân mình nữa; độc giả không phải là
những đối tượng để thuyết giáo mà là những người bạn để giao lưu, đối
thoại một cách bình đẳng…[42,16]. Với cái nhìn đa chiều ấy, văn học
đồng thời cũng xuất hiện những cảm hứng mà văn học thời chiến tranh
rất ít xuất hiện như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng trào lộng….
Cảm hứng bi kịch khai thác những bi kịch đổi đời; bi kịch hậu
chiến; bi kịch tình yêu, hôn nhân…phản ánh đúng những bộn bề của
cuộc sống của thời kinh tế thị trường đầy xáo động. Những tác phẩm
mang cảm hứng này đánh dấu sự khởi sắc của văn chương thời kỳ đổi
mới. Có thể nhắc tới những sáng tác ở giai đoạn đầu như Đất trắng
(Nguyễn Trọng Oánh), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn
Minh Châu), Thời xa vắng (Lê Lựu), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn
Kháng)…Và ở chặng đường sau là hàng loạt những tên tuổi như Bảo
Ninh, Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ…
Cảm hứng phê phán, cảm hứng trào lộng cũng là một nguồn cả m
hứng lớn trong văn học giai đoạn này. Khi ý thức cá nhân phát triển, khi
con người không còn được nhìn ở góc nhìn lịch sử, công dân nữa mà
chủ yếu được nhìn nhận ở phương diện cá nhân trong quan hệ đời
thường, những bi, hài kịch bắt đầu xuất hiện. Cảm hứng trào lộng mở ra
những bức tranh cuộc sống với nhiều mảng màu tương phả n: niềm vui
chiến thắng xen với nỗi buồn mất mát, sự đủ đầy của vật chất thời mở
13
cửa lại là mầm mống của mất mát đạo đức, tình cảm trong cuộc sống
tinh thần, hạnh phúc tồn tại song song với những bất hạnh của đời
thường…Những hiện tượng dở khóc dở cười diễ n ra trong cuộc sống tạo
thành nguồn cảm hứng cho các tác giả sáng tác. Cái Tôi cá nhân càng
được đề cao, thì việc khai thác vào tận cùng của những nỗi niềm càng
được chú ý tới và vì thế mà văn chương ngày càng sâu sắc hơn. Chính vì
vậy sáng tác văn học trong giai đoạn này đã đạt được đến những thành
công nhất định khi Vấn đề quyền sống, nỗi đau khổ và hạnh phúc của
con người được khai thác trong văn chương với cảm hứng nhân đạo sâu
sắc [46,3].
Việc tìm hiểu những đặc điểm tiêu biểu của văn học Việt Nam sau
năm 1975 là một điều quan trọng, vì trong bài Khái quát về văn học Việt
Nam từ cách mạng tháng tám 1975 đến hết thế kỷ XX [42,17] có nhận xét
về văn học thời kỳ đổi mới như sau “cảm hứng thế sự tăng mạnh, trong
khi cảm hứng sử thi lãng mạn giảm dần; từ đó văn học quan tâm nhiều
hơn tới số phận cá nhân trong những quy luật phức tạp của đời thường;
nội tâm của nhân vật được khai thác sâu hơn, bút pháp hướng nội được
phát huy, không gian đời tư được chú ý, thời gian tâm lý ngày càng mở
rộng, phương thức trần thuật trở nên đa dạng, giọng điệu trần thuật trở
nên phong phú hơn; ngôn ngữ văn học cũng gần với hiện thực đời
thường hơn…”[42,18]. Từ đó có thể thấy sự tác động to lớn của cảm
hứng nghệ thuật với các thành tố khác trong văn chương. Tìm hiểu được
kỹ cảm hứng nghệ thuật người nghiên cứu sẽ hiểu rõ thế giới nghệ thuật,
quan niệm sáng tác, phong cách nhà văn, thậm chí của cả một giai đoạn
văn học.
Là một cây bút ít nhiều để lại dấu ấn của mình trên văn đàn hôm nay,
truyện ngắn của Đoàn Lê thường xuất phát từ những nguồn cảm hứng chủ đạo
như: cảm hứng bi kịch, cảm hứng phê phán trào lộng, cảm hứng triết luận… Từ
những nguồn cảm hứng đó, nhà văn đã mạnh dạn đưa vào tác phẩm những bức
tranh chân thực, sống động về cuộc sống hiện thực đời thường “ như nó vốn có”.
Từ đó cung cấp cho người đọc những cái nhìn đa diện, đa chiều về cuộc sống
thời đổi mới.
14
3. Những cảm hứng nghệ thuật cơ bản trong truyện ngắn của Đoàn Lê.
3.1 Cảm hứng bi kịch.
Cảm hứng bi kịch xuất hiện trong văn học từ rất sớm. Tuy nhiên phải đến
văn học hiện đại nguồn cảm hứng này mới được thể hiện rõ nét và sâu sắc. Cuộc
sống thời mở cửa có nhiều thay đổi do sự thâm nhập của nền kinh tế thị trường.
Sự thay đổi ấy dẫn đến biết bao bi kịch của con người.
Cảm hứng bi kịch xuất hiện trong văn học Việt Nam từ xa xưa nhưng mới
chỉ nằm rải rác trong các giai đoạn văn học mà chưa có sự tập trung thành hệ
thống. Từ thời văn học dân gian đã xuất hiện những tấn bi kịch: bi kịch nước
mất nhà tan trong truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy, bi
kịch hôn nhân gả bán, ép buộc trong truyện thơ Tiễn dặn người yêu của tộc
người Thái, bi kịch thân phận người phụ nữ - những con người thấp cổ bé họng,
những “con sâu cái kiến” trong xã hội cũ ở Ca dao. Văn học trung đại thế kỷ
XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX xuất hiện hàng loạt bi kịch của những “hồng
nhan bạc mệnh”, “hồng nhan đa truân” như bi kịch của những người cung nữ
xinh đẹp bị biến thành đồ chơi rồi bị bỏ quên nơi lãnh cung trong Cung oán
ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều hay bi kịch của người chinh phụ có chồng đi
chinh chiến trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn , bi kịch của người con
gái đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” nhưng cuộc đời là một chuỗi những bất
hạnh khổ đau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, bi kịch về thân phận khổ đau
bất hạnh phải chịu cảnh chồng chung cùng muôn vàn những hủ tục giàng buộc
người phụ nữ trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương… Bước sang giai đoạn văn học
hiện đại, phong trào Thơ mới là chuỗi bi kịch của cái “tôi” cá nhân, cá thể. Đó
là một cái “tôi” cô đơn bế tắc hoàn toàn đối lập với xã hội, một cái tôi được
đào
sâu đến tận cùng và càng đi sâu càng thấy lạnh: Thế Lữ thoát lên tiên nhưng
động tiên đã khép, Lưu Trọng Lư phiêu diêu trong trường tình nhưng tình yêu
không bền, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên điên cuồng rồi lại tỉnh, Xuân Diệu say
đắm vẫn bơ vơ…Đến văn học 30 năm chiến tranh, cảm hứng bi kịch vẫn chưa
có một vị trí đáng kể do những điều kiện khách quan của lịch sử. Phải đến
những năm 80 của thế kỷ XX, cảm hứng bi kịch mới trở thành một trong những
nguồn cảm hứng xuyên suốt trong văn học. Lúc này do sự tác động của nền kinh
tế thị trường cùng xu thế toàn cầu hóa, văn học có sự biến đổi nhanh chóng để
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới. Cuộc sống xã hội muôn màu, muôn vẻ tạo
15
nên những tình huống bi kịch, những xung đột điển hình cho văn học. “Cái nhất
thời trong cái muôn đời, cái độc ác nằm trong cái nhân hậu, cái cực đoan nằm
giữa cái tinh thần xởi lởi, cởi mở, cái nhảy cẫng lên lấc láo lên giữa cái dung
dị,
thái độ bình thản chịu đựng và tinh thần trách nhiệm đầy suy nghĩ” [10] . Hiện
thực cuộc sống thời hậu chiến với bộn bề những vấn đề nhức nhối đã khơi
nguồn cảm hứng bi kịch cho những nhà văn giai đoạn văn học này.
Sau khi hòa bình lập lại, nỗi đau và sự mất mát mà chiến tranh để lại là
những căn nguyên sâu xa của những tấn bi kịch mà con người hậu chiến phải
gánh chịu. Thêm vào đó, cuộc sống thời mở cửa với tốc độ đô thị hóa chóng mặt
là căn nguyên dẫn tới những tấn bi kịch thương tâm cho biết bao gia đình. Là
nhà văn thuộc thế hệ “gạch nối giữa hai thời kỳ của đất nước”, hơn nữa bản thân
Đoàn Lê đã từng sống chứng kiến, thậm chí trải nghiệm nỗi đau tột cùng và
những mất mát lớn lao của con người do chiến tranh gây ra. Bởi vậy những
trang viết về chiến tranh của bà luôn sâu sắc và cảm động.
3.1.1 Bi kịch chiến tranh
Chiến tranh bao giờ cũng là nỗi ám ảnh lớn nhất đối với tất cả những
ai từng trải qua nó. Ở đó có nỗi đau, có sự hy sinh mất mát. Đoàn Lê thuộc thế
hệ nhà văn sinh ra và lớn lên trong thời chiến, được tận mắt chứng kiến cuộc
sống cùng cực của con người dưới bom đạn chiến tranh. Bản thân Đoàn Lê suốt
thời thơ ấu biết bao lần cùng những chị em của mình chạy tản cư: giặc càn rất dữ
dội, chúng lùng sục, bắt bớ, bắn giết người rất dã man, rồi cảnh nhà tan tác
chia
ly, người còn người mất... Những ký ức đau thương ấy được nhà văn biến thành
những tư liệu quý giá cho những trang viết của mình. Cũng nhờ những trải
nghiệm thực tế ấy mà cách tiếp cận bi kịch của nhà văn dường như có phần sâu
sắc, xúc động hơn.
Khảo sát toàn bộ sáng tác của Đoàn Lê, chúng ta nhận thấy hầu như mọi
sáng tác của bà đều bắt nguồn từ cảm hứng bi kịch: bi kịch chiến tranh, bi kịch
tình yêu hôn nhân- gia đình, bi kịch từ cuộc sống thời mở cửa…Trong đó những
trang viết của Đoàn Lê về bi kịch chiến tranh không nhiều nhưng lại có sức ám
ảnh thật ghê gớm với lòng người.
Viết về đề tài chiến tranh, người đọc biết đến rất nhiều cây bút có tên
tuổi như: Chu Lai với “Ăn mày dĩ vãng”, “Vòng tròn bội bạc”; Nguyễn Minh
Châu với “Miền cháy”, Bảo Ninh với “Nỗi buồn chiến tranh”, Lê Lựu với
16
“Thời xa vắng”…Họ viết về chiến tranh bằng tất cả sự xúc động của người trong
cuộc- những người lính đã đi qua cuộc chiến tranh. Bởi thế, qua những trang
viết của mình, họ đã tái hiện được rất chân thực bộ mặt tàn khốc của chiến
tranh.
Đoàn Lê cũng là nhà văn sống qua thời chiến, bà cũng từng chứng kiến và trải
nghiệm nỗi đau đớn, mất mát tột cùng do chiến tranh để lại. Bởi thế bộ mặt
chiến tranh hiện hình trong những trang viết của bà có sức sống, có sức gợi tả
nỗi đau thật ghê gớm. Dù bà không hề đi sâu vào việc miêu tả diễn biến của
cuộc chiến, cũng không chú tâm đến việc tái hiện sự gian khổ, thiếu thốn của
cuộc sống thời chiến mà người lính phải trải qua nhưng bộ mặt gớm ghiếc của
chiến tranh với tất cả sức hủy diệt của nó vẫn hiện lên mồn một trong những
trang văn của bà.
Viết về chiến tranh, Đoàn Lê thường đi sâu khai thác đời sống nội tâm
của những người lính khi cuộc sống không còn tiếng súng. Họ bước ra khỏi
cuộc chiến với tâm hồn rách nát tả tơi. Chiến tranh tàn khốc đã cướp đi của họ
tất cả: tình yêu, cuộc sống, niềm tin, cướp đi mọi niềm vui sống ở họ. Đó là
mảng đời sống nội tâm đầy ắp những kỷ niệm đau đớn, nhức nhối của nhân vật
“tôi” khi sống lại “Một ngày ở xứ em”. Thời gian chỉ một ngày nhưng dồn chứa
nỗi đau của một thời, một đời. Nhân vật tôi đã sống với tất cả ký ức đau thương
của một thời máu lửa. Chỉ trong một khoảnh khắc, bom đạn khốc liệt của chiến
tranh đã vĩnh viễn cướp đi người con gái anh yêu cùng bao đồng đội của anh.
Chứng kiến cảnh người yêu bị chôn vùi dưới lớp đất đá chỉ còn hở một cánh tay
cầu cứu tuyệt vọng, trái tim anh như muốn vỡ ra trăm mảnh. Đặc biệt ấn tượng
về chiếc vòng bạc trên cổ tay người con gái anh yêu rạch một đường nhỏ rớm
máu luôn hiển hiện nhức nhối trong anh. Chiếc vòng bạc chính là kỷ vật tình yêu
mà anh tặng nàng. Nó được tạo nên từ những vòng thép sáng loáng của một trái
bom bi bị tháo gỡ. Nhờ chiếc vòng đặc biệt ấy mà tình yêu của họ đã nổi tiếng
khắp rừng trường Sơn những năm tháng ấy. Nhưng chiến tranh tàn khốc với bộ
mặt ghớm ghiếc đã chỉ trong phút chốc “tiếng súng, tiếng bom, tiếng rít căng
thẳng của máy bay cường kích ào đến…” trong khoảnh khắc ý thức bị tê liệt,
anh chạy bổ xuống cung đường nơi người yêu đang làm việc. Trái tim anh đau
thắt khi thấy “hình ảnh cánh tay em lọt giữa khe hở của hai cây xà cừ vươn lên
vẫy gọi, cầu cứu. Cánh tay giống như một búp cây trắng mọc lên từ mặt đất vừa
17
bị cày xới ám đen đang còn nghi ngút khói…” Chỉ trong phút chốc, người anh
yêu đã vĩnh viễn bị vùi sâu, chôn chặt dưới lớp đất đá loang lổ.
Anh bước ra khỏi cuộc chiến như người mất hồn, trái tim anh đã hoàn
toàn rệu rã “chỉ còn mang chức năng của một cái bơm máu”. Anh sợ hãi trốn
tránh quá khứ, mỗi khi nhớ đến nó là thần kinh anh lại không thể chịu nổi. Tất
cả ký ức đau thương gắn với cánh tay cầu cứu của người con gái anh yêu vươn
lên giữa những mảnh đất đá bị cày xới, vẫn sống, vẫn hiển hiện, vẫn cào xé nhức
nhối lòng anh. Nỗi đau đó đeo đẳng ngay cả trong đêm tân hôn, khi anh cận kề
bên người vợ mới thì “một luồng điện buốt giá xâm chiếm tâm hồn tôi. Trong
nháy mắt, tất cả như sụp đổ, vỡ toác ra.Tôi bỗng chìm nghỉm vào vòng bom đạn
Trường Sơn. Lửa cháy, mùi khét thuốc súng, mùi hăng lá cây giập nát. Cả người
tôi nôn nao sống dậy cảm giác kinh hoàng tuyệt vọng khi tay em từ mặt đất bừa
bộn vươn lên, níu lấy tay tôi, xoắn lại với nỗi đau đớn thầm lặng…”. Ngay trong
giây phút hạnh phúc nhất của đời người, những ám ảnh của chiến tranh vẫn
không buông tha người lính để anh phải trải qua một đêm tân hôn thật khốn
khó...Và hôm nay, sau mười hai năm trở về với cuộc sống đời thường, né tránh
những va đập của quá khứ, anh lại sống “Một ngày xứ em tràn đầy và nhức nhối
kỷ niệm”. Mọi thứ lại sống dậy hiển hiện đau đớn đến quay quắt. Chỉ một ngày
nhưng anh đã uống trọn nỗi đau của một thời, một đời…
Theo dõi câu chuyện được kể qua dòng hồi ức của nhân vật “tôi”, thần
kinh người đọc như căng lên, trái tim thổn thức, quặn đau theo nỗi đau của nhân
vật. Những trang văn này gợi chúng ta liên tưởng đến tâm trạng nhức nhối của
nhân vật Kiên trong chuyến đi ngược Trường Sơn thu nhận hài cốt đồng đội ở
“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh. Ký ức đau thương ở chuông Gọi Hồn cứ
ẩn hiện cào xé nhức nhối trong Kiên. Rồi lần lượt từng số phận gắn với những
cái chết kinh hoàng của đồng đội hiển hiện trong Kiên như một thước phim
quay chậm ở mọi góc cảnh. Những lúc ấy Kiên lại đau đớn đến chết lịm. Nỗi
đau của Kiên có khác gì nỗi đau của nhân vật “tôi” trong “Một ngày xứ em”. Bi
kịch của họ cũng là bi kịch chung của những người lính bước ra từ cuộc chiến
tranh. Họ đều cống hiến hết mình cho Tổ Quốc, những người may mắn sống sót
bước ra khỏi cuộc chiến thì hoặc mang thương tật về thể xác hoặc bị chấn động
về tinh thần đến không thể hoà nhập được với cuộc sống mới.