Luận văn Thạc sĩ Văn học: Số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng
7,273
329
122
31
sống xã hội” [6,tr.191]. Nhân vật chính là trung tâm của tiểu thuyết. Từ nhân
vật, nhà văn sẽ tìm tòi những sáng tạo nghệ thuật khác (chọn chi tiết, cốt
truyện,
tình huống…). Những cuốn tiểu thuyết sống mãi với thời gian đều là những tác
phẩm có sự sáng tạo đặc sắc trong cách xây dựng nhân vật: Đônkihôtê của
Xecsvantec, Chiến tranh và hòa bình của L.TônxTôi, AQ chính chuyện của Lỗ
Tấn, Chí Phèo của Nam Cao… Với đặc trưng về thể loại, tiểu thuyết không chỉ
có khả năng miêu tả tỉ mỉ và khá toàn diện về cuộc đời của nhân vật mà còn
đưa vào nó một khối lượng nhân vật đồ sộ. Với số lượng nhân vật lớn, khả năng
phán ánh hiện thực của nhà tiểu thuyết rộng hơn đồng thời có thể đi sâu vào
những ngõ ngách của đời sống thông qua những số phận cá nhân. Còn đối với
độc giả, nhân vật trong tiểu thuyết chính là chìa khóa để giải mã những vấn đề
mà tác giả đặt ra trong tác phẩm. Như vậy, nhân vật chính là vấn đề trung tâm
trong sáng tạo nghệ thuật của nhà tiểu thuyết. Nhân vật chính là sức mạnh của
cuốn tiểu thuyết.
Trước 1975, nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thường bị chi phối bởi
áp lực sử thi và khuynh hướng ngợi ca. Các nhân vật thường mang trong mình
tính điển hình, đại diện cho cộng đồng. Họ được khám phá chủ yếu ở bình diện
xã hội, con người trong thế giới đó là những cấu trúc nguyên khối đặt trong
những ngăn loại xác định. Nhân vật thường là những mô hình đơn giản, được
miêu tả theo nguyên tắc đồng nhất một chiều. Thực tế nhân vật là những người
hoàn toàn có thực nhưng khi tham gia vào sự nghiệp lớn lao của dân tộc, họ đã
trở thành những đại diện ưu tú, là hình ảnh kết tinh ý chí, vẻ đẹp và sức mạnh
của cộng đồng. Cảm hứng anh hùng khiến nhà văn nhìn nhân vật từ ngoại hình
đến nội tâm đều toát lên sự mẫu mực. Chị Sứ trong sự thiếu thốn, khó khăn khi
bị bao vây ở hang Hòn, dành ca nước cuối cùng của con cho hai chiến sĩ bị
thương; trước khi chết vẫn kêu gọi ý chí chiến đấu của mọi người. Trong hoàn
cảnh đói ăn, đói mặc, không vải may quần, không kim để dùng, vợ sinh con,
Núp vẫn nhận nuôi đứa trẻ mồ côi và không ngừng đi vận động đồng bào chịu
khó khăn kiên trì chống giặc. Thêm vào đó, nhân vật vì là con người của lịch sử
nên chịu sự đánh giá của lịch sử. Nhiệm vụ chiến tranh mang đến cho văn học
32
sự phân cực trong nhân vật với hai tuyến địch- ta, tốt- xấu, thấp hèn- cao cả.
Và
kết thúc thường mang tính quy phạm: ta thắng, địch thua.
Sau 1975, nhất là sau 1986 có nhiều thay đổi đáng chú ý “nhân vật trong
văn học không còn nằm trong thể khép kín và được định sẵn về số phận mà
luôn mang tính bất ngờ” [34,tr.59]. Con người cá nhân không còn là phương
tiện để thể hiện lịch sử. Nó tồn tại trong ý nghĩa đích thực của nó. Sau 1975,
lịch sử được xem là một trong những hoàn cảnh bên ngoài tác động vào con
người như rất nhiều yếu tố khác. Thậm chí ở một góc độ nào đó, lịch sử là tác
nhân tạo nên sự bi kịch, sự tha hóa của các nhân vật. Cá nhân con người được
nhìn nhận ở nhiều góc độ không chỉ ở khía cạnh bên ngoài mà còn ở chiều sâu
bên trong nhân vật. Khi mang trong mình bản chất đa dạng, nhân vật được thể
hiện không còn là những mẫu mực của lí tưởng xã hội xa vời thuần khiết. Họ
được miêu tả chân thực và gần gũi hơn trong ranh giới mong manh và mờ nhòa
của những “tổ hợp lưỡng tính” với những khát khao ham muốn đời thường,
những yếu đuối, những va vấp thường gặp (Quy trong Chim én bay, Ông đại tá
không biết đùa, Vạn trong Bến không chồng…). Bởi vậy, nhân vật ở giai đoạn
này sẽ là sự phức hợp của cái tốt, cái xấu, cao cả, thấp hèn… cái sang trọng đi
liền với cái nhếch nhác, cái trong sáng xen lẫn cái phàm tục. Khiến nhân vật trở
nên đa chiều diện, phức tạp hơn nhưng lại thực hơn, sinh động hơn trong tính
toàn vẹn và tổng thể.
2.2 Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng.
Tiểu thuyết chính là niềm đam mê suốt đời của Dương Hướng. Cả ba
cuốn tiểu thuyết của ông Bến không chồng, Trần gian người đời và Dưới chín
tầng trời, đều viết về chiến tranh và nông thôn, về chính làng Đông quê hương
tác giả. Ông viết như để trả “món nợ” ân tình với những con người ở quê mình,
họ đã phải chịu bao “những vết thương của bom đạn, khoét sâu vào vết thương
lòng”, và “những người đồng đội đã cống hiến tuổi thanh xuân cho mảnh đất
này” [16]. Chính vì những day dứt, ám ảnh khôn nguôi về thân phận con người
mà hầu hết các tác phẩm của Dương Hướng luôn ẩn chứa bóng hình của những
con người thời cuộc, là những người dân làng Đông (làng Đoài hay làng
33
Nguyệt Hạ) đôn hậu, ân tình, là những người lính sống sót trở về sau chiến
tranh với bao nỗi đau ám ảnh, và những thế hệ người phụ nữ suốt đời cam chịu
những bi kịch ngậm ngùi của cuộc đời mình,... Những hình tượng nhân vật như
thế vốn không xa lạ với đời sống văn học nhưng đọc mỗi trang văn của ông,
người đọc không nguôi trăn trở về những con người, những cuộc đời như Vạn,
Hạnh, Thương Huyền.... Bởi số phận con người là mối quan tâm hàng đầu của
Dương Hướng. Tác giả đã tập trung soi chiếu số phận con người với những bi
kịch của cuộc sống. Đó là bi kịch giữa khát vọng và hiện thực, giữa cái mới nảy
mầm với cái cũ kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản... Số phận cá nhân con
người được giải quyết trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng và xã hội, đằng
sau mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời đại.
Các tiểu thuyết của Dương Hướng đã phản ánh bức tranh hiện thực đầy
sinh động và đa dạng về đất nước và con người Việt Nam gần trọn một thế kỷ
của lịch sử dân tộc, với những chuyển động, những biến đổi, những bước ngoặt
dữ dội. Đó là hai cuộc kháng chiến vĩ đại mà đau thương của dân tộc, của công
cuộc cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hóa và xa hơn nữa là chiến tranh
biên giới và đất nước bước vào thời kỳ mở cửa. Tương ứng với hiện thực đời
sống đó, hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng hết sức đa
dạng. Sự đa dạng đó biểu hiện trước hết ở tầng lớp, nghề nghiệp của họ. Trong
những tiểu thuyết của nhà văn, bên cạnh những hình tượng chủ yếu là người
lính: Vạn, Nghĩa, Thành, Hà, Hiệp...(Bến không chồng), Đô, Bức....(Trần gian
người đời), Hoàng Kỳ Nam, Hoàng Kỳ Trung, Đào Vương....(Dưới chín tầng
trời); Những người phụ nữ: Nhân, Hạnh, Thủy...(Bến không chồng), Nga, mụ
Bông...(Trần gian người đời), Yến Quyên, Tuyết, Măng, Cam, Thương
Huyền....(Dưới chín tầng trời); Người nông dân lam lũ, chất phác: gia đình ông
Xung, gia đình Nghĩa, Hạnh...( Bến không chồng), gia đình Ngô Quất, gia đình
Bức, bố mẹ Nga...( Trần gian người đời), lão Cảo, lão Khi, anh Ngốc, mụ
Còm...(Dưới chín tầng trời). Còn cả cán bộ đủ các cấp: Đột (Bến không chồng),
Trần Tăng, Đào Kinh, Tuyết, Thu Cúc... (Dưới chín tầng trời); Thương nhân:
Kỳ Bắc, Đức Cường, Đào Kinh, Mai, Măng...; nhà văn: Hoàng Kỳ Nam.... Với
34
hệ thống nhân vật đa dạng về tầng lớp và nghề nghiệp như vậy Dương Hướng
đã phác thảo gần như trọn vẹn bộ mặt Xã hội Việt Nam hơn nửa thế kỷ.
Không chỉ đa dạng về tầng lớp, nghề nghiệp, nhân vật trong tiểu thuyết
của Dương Hướng còn đa dạng về vị trí, vai trò chính phụ trong tác phẩm. Theo
thống kê của Minh Huyền, các tiểu thuyết của Dương Hướng đều có một số
lượng đông đảo. Bến không chồng : 102 nhân vật; Trần gian người đời: 65 nhân
vật; Dưới chín tầng trời: 108 nhân vật [12]. Với số lượng nhân vật đông đảo,
Dương Hướng đã dựng lên một bức tranh xã hội với rất nhiều nhân vật chính
phụ khác bao gồm cả chính diện, phản diện và lưỡng diện. Trong thế gới nhân
vật chính, phụ đa dạng đó, số lượng nhân vật phụ lớn hơn nhiều so với nhân vật
chính. Qua họ, Dương Hướng có thể triển khai thêm nhiều vấn đề, câu chuyện
xung quanh cốt truyện chính, làm phong phú thêm cho câu chuyện. Bởi thế có
thể nói hệ thống nhân vật phụ đông đảo chính là một trong những yếu tố làm
nên tính chất tiểu thuyết trong hệ thống nhân vật của tiểu thuyết Dương Hướng.
Việc tạo dựng nên nhiều mối quan hệ chồng chéo, phức tạp giữa các
nhân vật cũng góp phần làm nên tính đa dạng trong thế giới nhân vật của tiểu
thuyết Dương Hướng. Nhà văn luôn đặt các nhân vật của mình trong các mối
quan hệ khác nhau để soi ngắm. Thông qua việc thiết lập các mối quan hệ ấy,
nhà văn để nhân vật của mình được bộc lộ một cách tự nhiên và chân thực nhất
tính cách và bản chất. Đồng thời, với những mối quan hệ khác nhân vật lại thể
hiện những mặt tính cách và tâm trạng khác. Đó là cở sở quan trọng để xây
dựng hình tượng con người không nguyên phiến, nhiều chiều trong văn học
hiện đại, trong đó có cả những mối quan hệ đạo lý tốt đẹp ví như tình yêu đôi
lứa của Nghĩa- Hạnh, Nam- Thương Huyền…, có cả những mối quan hệ đối
kháng, mâu thuẫn đầy bất trắc như mối thù dòng họ Nguyễn- Vũ để đi đến lý
giải thêm nguyên nhân dẫn con người đến bi kịch. Và mối quan hệ của người
làm chủ và kẻ làm thuê, người làm phúc và kẻ chịu ơn như Nguyễn Vạn với địa
chủ Hào, Đào Kinh và Hoàng Kỳ Bắc.
Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Dương Hướng là một thế giới phức tạp,
đa diện thể hiện trước hết ở chỗ nhân vật trong tác phẩm của Dương Hướng rất
35
khó phân định rạch ròi giữa các tuyến. Nhân vật trở nên không đồng nhất với
chính họ. Ngoại trừ Yến Quyên và Hoàng Kỳ Nam (Dưới chín tầng trời) có thể
xếp vào hàng nhân vật chính diện, nhiều nhân vật chính hay phụ khác khi phải
phân tuyến đều mang tính tương đối, số lượng nhân vật lưỡng diện cũng khá
đông đảo. Do đó có trường hợp xét trên đại thể nhân vật chính diện, nhưng nếu
soi từ một góc độ khác thì nhân vật có thể xem là phản diện, (Vạn- Bến không
chồng). Ngược lại, nhân vật Trần Tăng (Dưới chín tầng trời) xét trên đại thể là
nhân vật phản diện nhưng từ góc độ tình cảm với Tuyết, với làng Đoài, từ góc
độ lịch sử thì ta có thể dễ dàng thông cảm hơn với con người này.
Mặt khác, nhân vật trong tiểu thuyết Dương Hướng mang tính phức tạp,
đa diện còn vì nhà văn hướng tới miêu tả số phận bình thường với những bi
kịch của đời họ: đề cập đến khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, tình yêu đôi
lứa, đi vào thế giới nội tâm, khám phá chiều sâu tâm linh.... nghĩa là nhìn ngắm
con người từ rất nhiều góc độ khác nhằm nhìn toàn diện hình ảnh con người
đích thực... Nhân vật vì thế hiện lên như một số phận, “nếm” đủ mọi đắng cay
trên dòng đời đầy biến động, biến đổi, trưởng thành để thích ứng với hoàn cảnh
và tác động trở lại hoàn cảnh.
Tóm lại, có thể nói thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Dương Hướng
phong phú, đa dạng, phức tạp và đầy năng động. Mỗi nhân vật đều là một số
phận, tính cách có nhiều thăng trầm chuyển biến trong cuộc vật lộn mưu sinh.
Song để đáp ứng mục đích nghiên cứu, người viết cố gắng quy nhân vật về một
số kiểu loại để xem xét tìm hiểu, dù biết rằng làm như vậy sẽ khó tránh khỏi
việc làm nghèo đi sự đa dạng phong phú của nhân vật.
2.2.1 Nạn nhân của chiến tranh
Với người Việt Nam, chiến tranh là nỗi ám ảnh lâu dài. Bởi không có dân
tộc nào trên thế giới trong thế kỷ XX vừa qua phải sống trong bom đạn, trong
khí hậu của chiến tranh gần suốt 40 năm (từ đầu thập niên 40 đến hết thập niên
70) như dân tộc Việt Nam. Vì vậy “còn lâu, rất lâu về sau, chiến tranh vẫn cứ là
đề tài lớn, một kho dữ liệu không thể nào vơi cạn còn nằm sâu trong ký ức của
36
con người”[19, tr.123]. Đến nay dù chiến tranh đã lùi xa nhưng vết thương mà
nó để lại vẫn âm ỉ, nhức buốt trên biết bao số phận con người, nó vẫn là một đề
tài lớn cho văn học khám phá và biểu hiện.
Bản chất của chiến tranh là bi kịch, bi kịch từ những ngày đầu tiên cho
đến những ngày cuối của cuộc chiến tranh. Dù là chiến tranh chính nghĩa hay
phi nghĩa thì đối với những con người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến hay
những người có liên quan đến họ (người thân) đều là bi kịch. Tiểu thuyết viết
về chiến tranh sau 1975, đặc biệt là sau 1986 đã có sự thay đổi về cảm hứng,
không còn là cảm hứng anh hùng ngợi ca như trước 1975 nữa mà chuyển sang
cảm hứng suy ngẫm về chiến tranh trong hoàn cảnh mới của những người vừa
bước ra khỏi chiến tranh. Với độ lùi về thời gian, và bối cảnh đổi mới cũng tạo
điều kiện cho nhà văn nhìn lại quá khứ với những suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu
sắc về số phận con người ở khía cạnh mà trước đây luôn bị “gác lại” trước số
phận dân tộc: khía cạnh bi kịch cá nhân. Bên cạnh cái được là thành quả lớn
lao, chiến thắng vẻ vang hào hùng của dân tộc, còn là những tổn thất, mất mát
và khổ đau của người dân như là cái giá phải trả. Tất cả những góc cạnh nhiều
chiều của cuộc sống đó đã tạo nên một bức tranh mới, một chân dung đầy đặn
và chân thực hơn. Ở đó, ngòi bút nhà văn như trải ra, đào sâu thêm đến tận cùng
hiện thực chiến tranh, để rồi tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh như nó vốn có.
Cảm hứng bi kịch trong tiểu thuyết hậu chiến có thể được đánh dấu từ Thời xa
vắng (1986 của Lê Lựu). Tiếp theo cảm hứng bi kịch được tập trung thể hiện
sâu đậm hơn, đa dạng hơn trong các tiểu thuyết: Mảnh đất tình yêu (Nguyễn
Minh Châu), Chim én bay (Nguyễn Trí Huân), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo
Ninh), Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai).... Trong Nỗi buồn chiến
tranh, Bảo Ninh đã phản ánh thật ám ảnh những mất mát, nỗi đau thê thảm của
con người trong và sau chiến tranh. Nỗi đau ấy đè nặng lên đời Kiên, khiến anh
cảm thấy bị mắc kẹt trên cõi đời này. Trở về thời bình nhưng quá khứ đã thành
sức mạnh ghê gớm kéo anh quay cuồng trong những hồi ức liên miên không
dứt. Không chỉ có Kiên, Phương cũng bị chiến tranh vùi dập một cách tàn nhẫn,
Phương đã tận mắt nhìn thấy và nếm trải sự khủng khiếp của chiến tranh và
37
không ai có thể ngờ rằng trên tuyến tàu ra trận nàng bị chính những kẻ cuồng
thú trong “phe mình” hãm hiếp. Chiến tranh quả thật tàn nhẫn!
Cũng như nhiều nhà văn khoác áo lính, trở về từ chiến trường, từng nếm
trải những ngày tháng hào hùng mà vô cùng khốc liệt của dân tộc, cuộc đời trận
mạc đã đem lại cho Dương Hướng những “vỉa tầng mầu mỡ, vốn sống, vốn
kinh nghiệm”. Như một lẽ tự nhiên, đối với Dương Hướng cũng như bao đồng
đội của mình, hiện thực thời chiến là tất cả những gì còn nằm nguyên vẹn trong
ký ức để luôn luôn trở đi trở lại, luôn là nỗi ám ảnh và thôi thúc ông viết nên
“những trang viết cuộc đời”, viết để “neo đậu tâm hồn vào cuộc đời”. Các tiểu
thuyết của Dương Hướng đã đề cập đến nỗi đau, bi kịch của con người do hoàn
cảnh chiến tranh gây ra với cách thể hiện thật sinh động, cụ thể, chân thực đến
bỏng rát, lay động tâm hồn và trái tim người đọc. Trong tác phẩm Bến không
chồng, chiến tranh không hiện lên ồn ào, tàn khốc với bom rơi đạn lac, khói lửa
mịt mù mà âm trầm lặng lẽ đem đến những nỗi đau dai dẳng, buốt nhói không
gì sánh nổi. Chiến tranh như cái bóng hắc ám gieo rắc thương đau lên biết bao
số phận con người làng Đông hiền lành, chăm chỉ. Một trong những biến cố
lịch sử to lớn chi phối đến nhiều số phận con người, gây nên bao bi kịch trong
tiểu thuyết Dưới chín tầng trời cũng là chiến tranh. Tái hiện một giai đoạn lịch
sử trọn nửa thế kỷ của dân tộc đi qua, Dương Hướng đã thể hiện khá đầy đủ,
toàn diện, muôn mặt của chiến tranh với tất cả những gì khốc liệt, đau đớn và bi
thương nhất. Chiến tranh đã tàn phá bao gia tộc, bao gia đình và gây bi kịch cho
những số phận con người nhỏ bé trong cơn lốc dữ dội của nó. Tác phẩm của
Dương Hướng có một cái nhìn đa chiều của tác giả và có độ sâu triết lý về cái
giá của hòa bình. Khi nói đến những mất mát của con người trong chiến tranh
qua hai tiểu thuyết của Dương Hướng ta có thể nhận thấy qua những loại nhân
vật tiêu biểu như là những người lính và những người phụ nữ.
2.2.1.1 Bi kịch ngƣời lính
Nếu như hình tượng người lính trong suốt ba mươi năm văn học kháng
chiến vốn luôn là anh hùng, là lý tưởng, là chói lọi màu sắc cao cả thì khi
chiến
trường im tiếng súng, trở về với cuộc sống đời thường với cái hàng ngày, người
38
lính đã gặp không ít khó khăn, thách thức, hiểm họa và họ cũng đã từng thất bại
trên tất cả các phương diện của cuộc sống. Sau 1975, tiểu thuyết về chiến tranh
đã chạm đến những vấn đề riêng tư nhất của con người. Đặc biệt từ sau 1986,
trong tinh thần đổi mới, cùng với sự thay đổi quan niệm về hiện thực cũng như
quan niệm về con người, cái nhìn chiến tranh có sự thay đổi. Nó không còn là
cách nhìn, cách hiểu và phản ánh cuộc sống sơ cứng, một chiều mà đó là cái
nhìn trung thành với đời sống khách quan. Nhà văn không né tránh hiện thực,
không ngần ngại phản ánh những hy sinh mất mát, những sai lầm khiếm
khuyết, những ấu trĩ non nớt một thời. Qua đó, các nhà văn đã lý giải thực tế
phức tạp của cuộc sống thời hậu chiến. Có thể nói, chưa có thời kỳ văn học nào
lại nói nhiều đến nỗi buồn chiến tranh như thời kỳ văn học sau đổi mới. Đó là
nỗi buồn của cả một thế hệ bước ra từ cuộc chiến sinh tử nơi chiến trường. Đó
là nỗi buồn vì quá khứ huy hoàng nhưng nhiều mất mát, buồn vì tương lai bị
đầu độc bởi những chấn thương tinh thần sâu đậm, hơn cả nỗi buồn nhân tính bị
hủy hoại. Cuộc chiến đi qua còn để lại những tâm hồn què quặt, những ám ảnh
bạo lực ghê rợn. Nỗi đau về tinh thần không thể chữa khỏi ngày một ngày hai.
Có nỗi buồn cứ dai dẳng, triền miên, trở thành nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời
những người lính như trường hợp Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo
Ninh. Ban đầu khi nhập ngũ Kiên hăm hở và tràn đầy niềm tin. Trong cuộc
chiến ác liệt, chứng kiến cái chết của đồng đội, cảnh máu chảy đầu rơi, rồi
chính tay mình vấy máu, tâm hồn Kiên tê dại đau đớn. Để khi bước ra khỏi
cuộc chiến, kí ức chiến trường cứ bám riết lấy tâm hồn anh, đè nặng lên khối óc
anh, Kiên thường xuyên nhớ quá khứ. Nơi ấy có tiếng gầm rú của bom đạn, có
màu đỏ của máu.... Trải nghiệm chiến tranh tàn khốc, dữ dội đến mức Kiên cảm
thấy “Hòa bình ập tới phũ phàng, choáng váng đất trời và siêu đảo lòng người,
gây bàng hoàng, gây đau đớn nhiều hơn là mừng vui....Và anh đột nhiên thấy
tràn ngập trong cảm giác cô đơn trơ trọi, trơ trọi hơn bao giờ hết, trơ trọ từ
đây”
[27, tr11.9]. Tuấn trong Không phải trò đùa của Khuất Quan Thụy trở về sau
những năm kháng chiến chống Mỹ ác liệt với nhiều vết bỏng bom Napan trên
ngực. Vết thương ấy chính là vật cản vô hình tình yêu của anh và Hân. Tưởng
39
đó chỉ là vết thương nhỏ trên da thịt, ai ngờ nó khoét sâu vào tâm hồn anh,
khiến hạnh phúc của anh thấm đẫm xót xa, đau đơn. Vì vết thương quái ác đó,
Tuấn luôn mang trong mình mặc cảm khi nhớ lại ánh mắt hoảng sợ của người
yêu. Anh cảm thấy mình cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất, lạc loài
ngay giữa cộng đồng. Đó là nỗi đau ám ảnh Tuấn suốt đời, theo anh mãi mãi…
Nếu trong tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn 1945-1975 chân dung người lính
được thể hiện chủ yếu qua hành động, qua khả năng chiến thắng những thử
thách khắc nghiệt thì trong tiểu thuyết hậu chiến, họ hiện lên chủ yếu qua
những biến cố tâm lý qua “lịch sử tâm hồn”. Tất cả cho thấy sự đổi mới tư duy
nghệ thuật trên lộ trình mới của văn học Việt Nam thời hiện đại. Nhân vật
người lính trong tiểu thuyết hậu chiến không bộc lộ mình trong những sự kiện
ác liệt được lấy làm bối cảnh của tác phẩm như một kiểu nhân vật hành động
mà chủ yếu xuất hiện trong trạng thái suy tư, chiêm nghiệm.
Từng là một người lính, Dương Hướng thấm thía tâm trạng hụt hẫng của
họ. Các tiểu thuyết của ông đều tỏ ra am tường, soi xét một cách thấu đáo thế
giới nội tâm đa dạng, phức tạp của những con người vừa đi qua mưa bom bão
đạn của chiến tranh. Đó là những người lính từ thời chống Pháp như Nguyễn
Vạn, Hoàng Kỳ Trung đến người lính chống Mỹ như Nghĩa, Nam, Vương....
với những hy sinh, tổn thất những tưởng sẽ chấm dứt khi chiến tranh kết thúc,
nhưng không, họ còn tiếp tục chịu hy sinh khi trở về hậu phương. Họ vừa là
con người của thời hiện tại, trực tiếp đối mặt với cuộc mưu sinh thường nhật,
vừa là con người của quá khứ trong nhu cầu nhận thức lại quá khứ ấy. Người
lính bước ra từ chiến tranh đều ít nhiều mang thương tật về tâm hồn. Họ bị cầm
tù bởi quá khứ khủng khiếp, có khi đánh mất cảm giác về hiện tại.
Nguyễn Vạn trong Bến không chồng trở về làng Đông từ chiến trường
Điện Biên trong niềm kiêu hãnh của một vị anh hùng lấp lánh huân, huy
chương trên ngực áo. Thế nhưng cuộc sống thời bình không căng thẳng dữ dội
mà lại chứa đầy những cạm bẫy, những thử thách, âm thầm cắn xé lòng người.
Nơi chiến trường, Nguyễn Vạn oai hùng, khí khái bao nhiêu thì trở về đời
thường anh lạc lõng cô độc bấy nhiêu. Nguyễn Vạn cũng rơi vào cảnh huống
40
không khác gì so với những người đồng đội cùng bước ra từ chiến tranh. Họ-
những người lính dù cố gắng nhưng không thể hòa nhập được với cuộc sống
mới- cuộc sống mà ở đó vai trò của họ vô cùng mờ nhạt! Cuộc sống mới với
tiết tấu hối hả, năng động không phải là môi trường thuận lợi cho sự thích ứng
của người lính. Họ lạc lõng ngay trong chính gia đình, giữa những người thân
yêu nhất của mình. Bi kịch của tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn
Huy Thiệp là minh chứng điển hình nhất. Tướng Thuấn cả đời phục vụ cho
quân đội- cho quê hương đất nước. “Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi.
Ông vào bộ đội, ít khi ở nhà”[38, tr.14]. “Cả đời cha tôi gắn với súng đạn,
chiến
tranh” [38,tr.15]. Quen với cuộc sống nơi hòn tên mũi đạn, khi hòa bình lập lại
trước nhịp sống bon chen, đua tranh danh lợi, tướng Thuấn cảm thấy cô độc, lẻ
loi ngay chính trong ngôi nhà của mình. Ông không thể chấp nhận việc làm phi
nhân của cô con dâu. Thủy- con dâu ông là một bác sĩ, một trí thức trẻ đã bị ma
lực của đồng tiền đánh cướp lương tâm. Vì tiền, cô không ngại sử dụng nhau
thai làm mồi cho chó, lợn ăn. “Hàng ngày các nhau thai nhi bỏ đi, Thủy cho vào
phích đá đem về. Ông Cơ nấu cho chó, cho lợn”. “Cha tôi dắt tôi xuống bếp, chỉ
vào nồi cám, trong đó thấy có các mẩu thai nhi bé xíu, thấy cả những ngón tay
nhỏ hồng hồng.... cha tôi khóc. Ông cầm phích đá ném vào đàn chó béc giê:
“Khốn nạn! Tao không cần sự giàu có này”[38,tr20]. Mặc dù bàn tay đã nhuốm
không biết bao nhiêu máu quân thù, nhưng trước hành động nhẫn tâm của
Thủy, tướng Thuấn không thể chấp nhận. Là một người lính bước ra từ cuộc
chiến, tướng Thuấn hiểu lắm những thang bậc đạo đức của cuộc sống vì thế ông
không thể đồng lõa với hành động của Thủy. Ông đã lên tiếng bảo vệ giá trị đạo
đức, đầy lùi những tư tưởng bệnh hoạn làm băng hoại nhân cách con người.
Trở lại với Nguyễn Vạn, nếu như tướng Thuấn trong Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp lạc lõng cô độc ngay trong ngôi nhà của mình thì Nguyễn
Vạn cảm thấy cô đơn, lẻ loi trong dòng tộc, họ hàng mình. Anh bị những người
trong họ rẻ rúng, họ định cho Vạn về ở từ đường chỉ vì sợ dư luận xã hội. “Tôi
cũng định thế- Nguyễn Khiên nói- chả lẽ để anh ra ở đình Đông, e làng xóm
chê cười cả họ nhà mình. Dù sao thì anh ấy cũng là người vẻ vang nhất làng