Luận văn Thạc sĩ Văn học: Số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng
7,256
329
122
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
NGUYỄN THỊ THU
S
S
Ố
Ố
P
P
H
H
Ậ
Ậ
N
N
C
C
O
O
N
N
N
N
G
G
Ư
Ư
Ờ
Ờ
I
I
T
T
R
R
O
O
N
N
G
G
T
T
I
I
Ể
Ể
U
U
T
T
H
H
U
U
Y
Y
Ế
Ế
T
T
C
C
Ủ
Ủ
A
A
D
D
Ư
Ư
Ơ
Ơ
N
N
G
G
H
H
Ư
Ư
Ớ
Ớ
N
N
G
G
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp
Hà Nội – 2013
2
MỤC LỤC TRANG
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………….................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề…………………………………………………...5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………....9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu………………………………………………… .9
5. Cấu trúc của luận văn……………………………………………………….10
CHƢƠNG 1: Vấn đề con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và quan
niệm của nhà văn Dƣơng Hƣớng về con ngƣời……………………………... 10
1.1. Con ngƣời- đối tƣợng trung tâm của văn học………………………… ... 10
1.2. Sự đổi mới quan niệm về con ngƣời trong tiểu thuyết Việt Nam sau
1975……………………………………………………………………………11
1.2.1 Con ngƣời xã
hội.......................................................................................14
1.2.2 Con ngƣời tự nhiên (bản
năng).................................................................16
1.2.3 Con ngƣời tâm
linh....................................................................................19
1.3. Quan niệm của nhà văn Dƣơng Hƣớng về con ngƣời………………. …...22
1.3.1.Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của nhà văn Dƣơng Hƣớng………….....22
1.3.2. Quan niệm của nhà văn Dƣơng Hƣớng về con ngƣời………………......25
CHƢƠNG 2: SỐ PHẬN CON NGƢỜI QUA THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG HƢỚNG……………………………. ........ 29
2.1. Khái lƣợc về nhân vật văn học………………………………………........29
2.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết của Dƣơng Hƣớng…………………...32
2.2.1. Nạn nhân của chiến tranh……………………………………………….35
2.2.1.1. Ngƣời lính trở về sau chiến tranh……………………………………..37
2.2.1.2. Ngƣời phụ nữ- biểu hiện của bi kịch tình yêu, hạnh phúc gia đình .51
2.2.1.3. Một số nhân vật khác………………………………………………....59
2.2.2. Nạn nhân của cơn lốc lịch sử…………………………………………...62
3
2.2.2.1. Nạn nhân của công cuộc Cải cách ruộng đất và phong trào Hợp tác hoá
nông thôn………………………………………………………………………63
2.2.2.2. Nạn nhân của những tập tục, hủ tục, định kiến……………………….70
2.2.3. Nhân vật bị tha hóa……………………………………………………...75
2.2.3.1 Nhân vật bị tha hóa bởi môi trƣờng hoàn cảnh………………………..76
2.2.3.2. Nhân vật bị tha hóa bởi chính bản thân…………………………….....78
2.2.4. Những con ngƣời vƣợt lên trên số phận……………………………… ..83
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN SỐ PHẬN CON NGƢỜI TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA DƢƠNG HƢỚNG…………………………………….88
3.1. Nghệ thuật tạo dựng xung đột…………………………………………….88
3.1.1 Xung đột bên
ngoài...................................................................................90
3.1.2 Xung đột bên
trong....................................................................................94
3.2. Ngôn ngữ………………………………………………………………….98
3.2.1. Ngôn ngữ trần thuật……………………………………………………..99
3.2.2. Ngôn ngữ nhân vật…………………………………………………….102
3.3. Giọng điệu trần thuật…………………………………………………….104
3.3.1. Giọng điệu phân tích, mổ xẻ....………………………………………..105
3.3.2. Giọng ngợi ca bi tráng…………………………………………………109
3.3.3. Giọng trữ tình xót xa…………………………………………………..110
3.3.4. Giọng triết lý…………………………………………………………..111
KẾT LUẬN…………………………………………………………………..114
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………116
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
1.1 “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con
người”. Nhận xét của nhà văn Nguyễn Minh Châu nói lên được sứ mệnh cao cả
của văn chương là phản ánh một cách sinh động và trung thực về con người.
“Thân phận con người là mối quan tâm vĩnh cửu của các nhà văn chân chính”.
Nó là mạch nước ngọt ngào để các nhà văn hòa mình vào đó, đi tiếp trong bước
đường sáng tạo không mấy bằng phẳng của nghề cầm bút.
Là một trong những tác giả tiêu biểu của văn học đương đại với tư duy
“nhìn thẳng vào sự thật” để phản ánh những góc khuất của lịch sử, Dương
Hướng đã chạm đến được những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến số phận
con người trong chuyển biến của lịch sử. Từng có những trải nghiệm sâu sắc về
lịch sử, về chiến tranh, những trang viết của ông rất sâu đậm, hằn rõ những thân
phận và tính cách mỗi nhân vật. “Nó không nửa vời, nửa chừng và càng không
hời hợt. Ngòi bút của Dương Hướng là một ngòi bút quyết liệt dám nói thật kể
cả những bi kịch đau đớn nhất của con người, của chiến tranh” [24].
1.2 Hai tác phẩm Bến không chồng và Dưới Chín tầng trời tuy chưa có
những cách tân thực sự về thi pháp nhưng là hai tiểu thuyết đáng chú ý của văn
học Việt Nam sau 1986. Nếu như Bến không chồng đã được trao giải thưởng
của Hội nhà văn năm 1991 thì Dưới chín tầng trời cũng được lọt vào vòng
chung khảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ 3 (2006- 2009) do Hội nhà văn tổ chức.
Cả hai tác phẩm đều miêu tả rất ám ảnh về số phận con người qua những bước
thăng trầm của lịch sử. Tuy nhiên, cho đến nay, mới chỉ xuất hiện những bài
viết và những công trình nghiên cứu đề cập đến một vài khía cạnh của hai tiểu
thuyết mà chưa có công trình nào khảo sát một cách hệ thống về số phận con
người trong hai tác phẩm này. Đây chính là vấn đề mà luận văn sẽ hướng tới.
Đặt vấn đề tìm hiểu số phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng
(khảo sát qua hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời), chúng
5
tôi hy vọng sẽ góp thêm một tiếng nói tri ân đối với tài năng của nhà văn
Dương Hướng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1 Những đánh giá chung về sự nghiệp của Dƣơng Hƣớng:
Thuộc số các nhà văn xuất hiện và trưởng thành từ phong trào văn nghệ
quần chúng, Dương Hướng đến Với nghiệp văn khá muộn nhưng những tác
phẩm của ông lại được bạn đọc yêu thích. Đó là cái tài và cũng là cái duyên của
người cầm bút. Đặc biệt trên lĩnh vực tiểu thuyết, nhà văn đã gặt hái được thành
công đáng ghi nhận. Dù chỉ là nhà văn “nghiệp dư” với số lượng tiểu thuyết khá
khiêm tốn (ba cuốn) nhưng Dương Hướng đã là cái tên thường được nhắc đến
trong các công trình nghiên cứu về văn học sau 1975. Người ta ghi nhận ông
như một gương mặt sáng giá của cao trào đổi mới văn học. Tác giả Nguyễn
Duy Liễm trong bài viết “Dương Hướng người ghi mốc son cho văn học thời kì
đổi mới” đã đánh giá rất cao về tác phẩm của Dương Hướng. Theo tác giả, với
tác phẩm Bến không chồng, Dương Hướng đã “rẽ ngoặt” khỏi “tính nguyên tắc”
và dám nói thẳng những cái “mông muội- sự ấu trĩ về một sai lầm” khủng khiếp
của thời đại đã qua. Và nhà nghiên cứu đi đến kết luận “Dương Hướng đã mở
đường cho văn học đổi mới bứt phá” [20]. Khi luận bàn về tác phẩm Dưới chín
tầng trời, Nguyễn Duy Liễm đã chỉ rõ Dương Hướng chạm đến một vấn đề khá
nhạy cảm của lịch sử. Ông đã thẳng thắn chỉ ra những nghịch cảnh, những bi
thương của con người trong chiến tranh, những con người có nhiều đóng góp
cho cách mạng, nhưng họ lại phải chịu những oan ức, những bi kịch do chính
cách mạng đem lại cho họ như thương gia Đức Cường, gia tộc Hoàng Kỳ…
Nhà nghiên cứu nhận định “Dương Hướng đang làm một cánh chim báo bão”
[20]. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh trọng tâm của quốn sách là nhân vật Trần
Tăng- những cán bộ cao cấp bị tha hóa biến chất. Dương Hướng dám đụng đến
vùng “đất cấm”, “đất thiêng” khi bóc trần sự tha hóa của họ. Theo nhà nghiên
cứu cái hay, bất ngờ và làm nên sự thành công của tác phẩm là tác giả để cho
nhân vật Tuyết- sản phẩm tinh thần của Trần Tăng rẽ ra thành một diện mạo
riêng khi nhận ra cái sai lầm của thời cuộc. Có thể nói, trong bài viết Nguyễn
6
Duy Liễm đã đánh giá rất cao vai trò của nhà văn Dương Hướng trong văn học
thời đổi mới.
2.2 Những bài bình luận, đánh giá về tiểu thuyết Bến không chồng:
Là tác phẩm được giải thưởng của Hội nhà văn năm 1991, Bến không
chồng là cái tên được nhắc đến khá nhiều trong giới nghiên cứu phê bình cũng
như độc giả. Theo sự thống kê của chúng tôi thì có những bài viết đáng chú ý
sau:
- Nhà văn Trung Trung Đỉnh có bài: Dương Hướng và Bến không chồng
đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội số 12 năm 1991. trong bài viết, tác giả đưa
ra nhân xét về đề tài, nội dung và kết cấu của Bến không chồng. Theo tác giả,
tác phẩm tuy có đề cập đến đề tài nông thôn, chiến tranh và xã hội nhưng
Dương Hướng không nhằm vào đề tài, mà “Anh khai thác tận cùng thân phận
những nhân vật chính” [5]; Về mặt nội dung, tác giả cảm nhận được sự chân
thật giản dị trong ngòi bút hiện thực của Dương Hướng qua việc miêu tả ngôi
làng Đông ngột ngạt của chiến tranh và sau chiến tranh. Với “những hủ tục ngặt
nghèo chưa tháo gỡ được từ bên trong từng con người, từng dòng họ…” tự
nhiên, gần gũi. Còn về mặt kết cấu tiểu thuyết, tác giả chỉ ra cách kết cấu hồn
nhiên, thuận theo thời gian, sự kiện; Tác giả cũng chỉ ra mặt hạn chế, đó là sự
dẫn dắt đôi khi hơi vụng, thiếu tế nhị. Nhưng cuối cùng, ưu điểm vẫn là chủ
yếu.
- Nhà văn Nguyên Ngọc đã có những nhận xét về tiểu thuyết Bến không
chồng như sau: “Đến Bến không chồng của Dương Hướng thì tiếng kêu thét của
cá nhân vị vùi lấp càng mạnh mẽ, thống thiết hơn”, “Viết về vai trò của cá
nhân, lại đụng đến nhiều vấn đề của làng quê Việt Nam, Bến không chồng đặt
ra nhiều vấn đề nhưng nhà văn chỉ xoáy sâu vào số phận của những nhân vật
gắn với thời đoạn đó, trong hoàn cảnh đó” và nhà văn đi đến kết luận “Dương
Hướng là ngòi bút có tình khi nói về nỗi đau của con người” [29].
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long có bài phê bình trên báo Văn nghệ:
“Tác phẩm cho thấy một phương diện của thực trạng đời sống tinh thần trong
7
nông thôn… con người vừa là nạn nhân mà cũng là thủ phạm của tấn bi kịch
đời mình, họ phải chịu trách nhiệm một phần về số phận của mình. Cái nhìn của
anh theo tôi là đúng mực, bình tĩnh và khách quan mà vẫn toát lên niềm tin và
nỗi xót xa về con người…” [23]. Theo tác giả, nông thôn trong tác phẩm của
Dương Hướng không được khai thác sâu ở phương diện các phong trào cách
mạng, các vấn đề của đời sống chính trị xã hội mà ông tập trung làm rõ ý thức
và tập quán về họ tộc tới số phận con người. Sức hấp dẫn của cuốn tiểu thuyết
chính là ở “sự chân thực, ở vốn hiểu biết đời sống nông thôn và một cách nhìn
cảm thông, nhân đạo với số phận con người” [23].
- Ngoài ra, tác phẩm còn có một số công trình nghiên cứu khoa học, khóa
luận tốt nghiệp của sinh vên, luận văn thạc sĩ, Luận án phó tiến sĩ ngữ văn. Về
cơ bản các bài nghiên cứu đi vào khảo sát khía cạnh Bến không chồng là một
tác phẩm tiêu biểu tạo nên diện mạo nông thôn Việt Nam trong văn xuôi thời
đổi mới. Tiêu biểu tác giả Lã Duy Lan với công trình “Văn xuôi viết về nông
thôn trong công cuộc đổi mới qua một số tác phẩm tiêu biểu”. Hoặc trong luận
văn thạc sĩ của Lê Thị Tâm Hoài với đề tài “Người phụ nữ trong ba tiểu thuyết
đoạt giải 1991”…
2.3 Những bài nghiên cứu về tác phẩm Dưới chin tầng trời:
Dưới chin tầng trời được in Năm 2007 do nhà xuất bản Hội nhà văn phát
hành. Tuy đã được xuất bản một thời gian khá lâu và được lọt vào vòng chung
khảo cuộc thi tiểu thuyết lần thứ ba của Hội nhà văn nhưng chưa có một công
trình nào đi sâu nghiên cứu tác phẩm. Các bài viết bình luận tác phẩm này trên
báo chí cũng rất hạn chế và nếu có thì phần nhiều mang tính giới thiệu sách.
Chúng tôi liệt kê những bài viết đáng chú ý sau:
- Nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng có bài “Bi kịch lạc quan Dưới chín
tầng trời” in trên tạp chí Nhà văn số 10- 2008 và sau đó in trong cuốn Tiểu
thuyết đương đại (nhà xuất bản Văn hóa thông tin). Trong bài viết, đầu tiên ông
khẳng định tiểu thuyết Dưới chín tầng trời là một tác phẩm mang tính bi kịch
nhưng qua số phận bi kịch của mỗi nhân vật ta không cảm thấy yếu hèn đi mà
8
có niềm tin vào một ngày mai. Điều thứ hai nhà phê bình nhấn mạnh là cách
tiếp cận lịch sử của nhà văn khi nhận định đây là “cuốn tiểu thuyết toàn bích về
những góc khuất của lịch sử” [39]. Ngoài ra, ông còn cho rằng tác phẩm mang
đậm “chất sử thi tâm lý” bởi nó được mở ra với một thời gian dài, không gian
rộng và tầng tầng lớp lớp nhân vật.
- Là người giới thiệu cuốn tiểu thuyết Dưới chín tầng trời, nhà phê bình
Hoàng Ngọc Hiến có bài “Cách nhìn của Dương Hướng trong tiểu thuyết Dưới
chín tầng trời”. Trong bài viết, tác giả đã nói lên được cái “linh hồn” của tác
phẩm “ngồn ngộn sức sống và đời sống nóng hổi những tư tưởng của thời đại
và những vấn đề thời sự của đất nước” [10]. Bằng việc phân tích một số nhân
vật trung tâm: Yến Quyên, Hoàng Kỳ Trung, Trần Tăng, Đào Kinh…Hoàng
Ngọc Hiến đã làm nổi bật lên nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn.
- Khi đánh giá về tiểu thuyết của Dương Hướng, nhà nghiên cứu Phong
Lê có bài “Từ Bến không chồng đến Dưới chín tầng trời” được đăng trên tạp
chí Nhà văn số 9- 2009. Trong bài viết, tác giả đã đánh giá khái quát về giá trị
nội dung của Bến không chồng. Ông cho rằng tác phẩm “đã góp được một cái
nhìn mới về bức tranh đất nước trong thời chiến và hậu chiến”, với “gánh nặng
không phải chỉ là chiến tranh, mà còn là những lầm lạc của con người trong bối
cảnh có quá nhiều biến động và thử thách”. Tác giả đi đến lí giải, đó chính là
nguyên cớ cho mọi tai họa của con người. Bến không chồng vào thời điểm ra
đời, là một trong số ít tiểu thuyết viết về nông thôn và chiến tranh động được
vào chiều sâu những vấn đề khó nói, hoặc không thể nói trên cả một chặng dài
lịch sử. Song khi so sánh với Dưới chín tầng trời, ông cho rằng Dưới chín tầng
trời là “một bứt phá ngoạn mục để tiến đến một cái đích mới, rõ ràng là cao
hơn, xa hơn trong bám đuổi những chuyển động ngày càng gấp gáp hơn, bề bộn
hơn, phiền phức hơn của các mạch đời trong chuyển giao giữa hai thế kỷ”[18].
Theo tác giả, sưc hút của tác phẩm lại nằm ở phía nhân vật. Tác phẩm có hàng
trăm nhân vật, thuộc mọi tầng lớp xã hội, song mỗi nhân vật đề có tính sắc sảo
luôn cuốn hút người đọc ở tính cách và số phận. Về mặt nghệ thật, tác giả
Phong Lê nhận định đây vẫn là một tác phẩm viết theo lối truyền thống, tuy
9
nhiên vẫn có sự tìm tòi của nhà văn trong cách viết. Đó là sự lắp gép các sự
kiện không theo tuyến tính, sự lắp gép cấu trúc các khối đời vừa độc lập vừa
xen cài. Trong tác phẩm cũng có nhiều chi tiết mang tín biểu tượng tạo nên
những ấn tượng cho tác phẩm. Còn về cấu trúc, cũng giống như nhà phê bình
Bùi Việt Thắng, ông khẳng định đây là cuốn tiểu thuyết mang đậm chất sử thi,
nhân vật chính nhà văn muốn hướng tới chính là lịch sử với một sức mạnh đầy
quyền năng.
Như vậy qua việc khảo sát một số bài viết của các nhà nghiên cứu phê
bình, của các giả, chúng tôi thấy những bài viết này ít nhiều đã đề cập đến nội
dung tư tưởng cũng như hình thức nghệ thuật của hai cuốn tiểu thuyết của nhà
văn Dương Hướng. Trong luận văn này, chúng tôi xin đi vào nghiên cứu sâu
hơn về vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết của Dương Hướng. Chúng
tôi coi những công trình khoa học đi trước như những gợi dẫn quý báu trong
quá trình thực hiện đề tài.
3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu số phận con người
trong hai tiểu thuyết Bến không chồng và Dưới chín tầng trời của nhà văn
Dương Hướng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Để làm rõ hơn vấn đề, chúng tôi sẽ nghiên cứu số
phận con người trong hai tiểu thuyết của Dương Hướng trong mối tương quan
với các tiểu thuyết của các tác giả khác sau năm 1975.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp phân tích tổng hợp: Là phương pháp quan trọng và đặc biệt
cần thiết để đi sâu tìm hiểu số phận con người trong tiểu thuyết của Dương
Hướng. Việc phân tích mỗi tác phẩm để thấy được những khía cạnh cụ thể
trong phản ánh số phận con người của tác giả trong tác phẩm. Phương pháp
tổng hợp giúp cho việc xâu chuỗi các đặc điểm của tác phẩm, đồng thời đánh
giá được nét sáng tạo riêng của ngòi bút Dương Hướng.
10
Phương pháp khảo sát, thống kê: Trong khi phân tích tác phẩm, luận văn
sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê để tăng thêm độ tin cậy và sức
thuyết phục, giúp cho việc triển khai luận điểm, luận cứ được sáng tỏ.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Cùng với việc phân tích những nét mới
trong tiểu thuyết của dương Hướng, tác giả luận văn sẽ tiến hành so sánh, đối
chiếu với một số tiểu thuyết cùng giai đoạn và trước đó, nhằm khẳng định vị trí
và giá trị của tác phẩm.
5. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Vấn đề con người trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 và quan
niệm của nhà văn Dương Hướng về con người.
Chương 2: Số phận con người qua thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của
Dương Hướng
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện số phận con người trong tiểu thuyết của Dương
Hướng