Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi
10,192
974
139
Với Ý Nhi, nhân cách nghệ sĩ trước hết là ở lương tâm của họ đối với
nghệ thuật, đối với cây cọ, ngòi bút của mình:
Là nhà văn thì phải:
Dù chỉ một lần bước đi trên cát nóng
chỉ một lần thấu hiểu khúc ca kia
suốt đời tôi chẳng thể bao giờ
đặt bút viết những điều dối trá
.
(Bài ca)
Ý Nhi viết về Hàn Mặc Tử:
Những câu thơ Hàn Mặc Tử
không có gì để tô vẽ
không biết đến ghẻ lạnh hay vồ vậ
p
bốn mươi năm còn xanh ngời màu lá trúc
qua khuôn mặt thời gian.
(Viếng mộ Hàn Mặc Tử)
Là họa sĩ thì phải:
Đến gần cái đẹp
đến gần các nguyên mẫu
không ràng buộc, không tô vẽ
.
(Họa sĩ)
Nghệ sĩ chân chính không bao biện, không giấu giếm, không đánh lừa
công chúng. Nghệ sĩ cũng không để bản thân bị ràng buộc b ởi những bận tâm,
những ham muốn đời thường. Cái đẹp của người nghệ sĩ là làm đúng lương tâm
nghề nghiệp của mình.
Nhân cách nghệ sĩ còn gắn với việc dốc lòng phụng sự nghệ thuật. Nghĩa
là người nghệ sĩ phải luôn tâm niệm mình là người lữ hành đơn độc trên hành
trình tìm tòi và sáng tạo. Sáng tạo là bản chất của nghệ thuật. Apôline khẳng
định: “Thơ và sáng tạo chỉ là một”. Biêlinxki thì nói: “Tính nghệ thuật là sự
sáng
tạo”. Chỉ có sáng tạo mới làm nghệ sĩ tỏa sáng. Vậy nên Ý Nhi ngưỡng mộ
Nguyễn Minh Châu:
Tự bước khỏi lối mòn
(cái lối mòn từng dẫn đến vinh quang)
Điều chỉ xảy ra với một tài năng.
(Nhà văn Nguyễn Minh Châu)
Chị rất trân trọng những người tự “bước khỏi lối mòn”, tự “biết đứng về
một phía” vì ở họ đã hội tụ cái đẹp của cả tài năng và nhân cách. Học từ họ, Ý
Nhi tự răn mình: “Tôi đã qua thời thanh xuân/ dẫu chưa quên không thể há t bài
hát cũ” để có thể đến với cái đẹp đó.
Những người nghệ sĩ biết dồn tâm sức cho công việc sáng tạo chính là
những người có nhân cách. Chỉ cần điều đó thôi đã khiến họ trở nên thật cao cả
trong mắt mọi người. Ý Nhi ngưỡng mộ điều đó và đối với bà đó là cái đẹp hiển
nhiên và cao quý.
3.2.2. Triết luận về vẻ đẹp của thiên chức nghệ sĩ
Bên cạnh việc phát hiện những nét đẹp có tính khách quan trong nhân
cách nghệ sĩ. Ý Nhi cũng thường nhận ra và bàn luận về những thiên chức của
người nghệ sĩ. Đó là những cái thuộc về bản năng trời phú riêng cho giới làm
nghệ thuật. Ý Nhi luận về nó khá sắc sảo.
3.2.2.1. Nghệ sĩ là người luôn có nhu cầu tạo ra những rung động cảm
xúc (cho bản thân và độc giả)
Cảm xúc là: “Trạng thái tình cảm mãnh liệt xảy ra đột ngột trong một
thời gian ngắn và gây xáo trộn trong sinh hoạt sinh lý cũng như trong sinh hoạt
tâm lý.” [24;tr.96]. Vậy chúng ta h iểu cảm xúc là nh ững rung động tình cảm,
hay
những xúc động tình cảm mạnh mẽ gây xáo trộn và chế ngự toàn bộ hoạt động
của cơ thể và tâm lý con người. Đây là cơ chế hoạt động thần kinh tất yếu của bộ
não người. Mọi người ai cũng có cảm xúc, nhất là khi các giác quan của họ bị tác
động bởi những rung động cảm xúc từ phía người khác. Như vậy, cảm xúc có
tính lây lan.
Với người nghệ sĩ, cảm xúc là một cấu tạo tâm lý xuất hiện với tần số cao,
có tính chất thường xuyên trong cuộc sống họ. Cùng với việc tiếp nhận thế giới
hiện thực thông qua quá trình nhận thức (tri giác) thì cảm xú c của người nghệ
sỹ
cũng được trải nghiệm. Chính vì có sự trải nghiệm (cùng lúc) này mà người nghệ
sỹ luôn luôn có đam mê, có những khát vọng cháy bỏng tạo nên động lực bên
trong, thôi thúc họ thể hiện vào trong tác phẩm của mình. Vậy nên cảm xúc đối
với người n ghệ sĩ một mặt là sự xúc động tự nhiên đối với th ế giới, một mặt là
nhu cầu tự bên tro ng thôi thúc họ.
Ý Nhi là nghệ sĩ và bà thường xuyên đón nhận mọi cung bậc cảm xúc bất
ngờ, tự nhiên xuất hiện. Có khi ngạc nhiên và vui sướng được nhìn thấy “ruộng
bèo như thảm dệt/ mưa long lanh ngọc trai” (Mưa dạo tháng Mười); có khi lại
lo âu “trước chiếc lá chợt ánh vàng/ trước ngọn gió may/ và đường chân trời
xám bạc” (Mùa thu); khi khác lại để cho “lòng se lại trước mùa đông”; và đôi
khi không hiểu vì sao mình lại khóc: “đôi khi/ chợt ứa tràn nước mắt” (Đôi
khi)…
Ý Nhi luôn để cho những rung động “làm phiền” và vui mừng vì điều đó.
Cho nên bà không bao giờ tìm cách ngừng rung động cả, lúc nào Ý Nhi cũng
mong tâm hồn mình được như dòng sông kia, luôn luôn xào xạc, luôn luôn cuộn
chảy: “tôi mong sao trong cuộc đời mình/ dòng sông mãi xạc xà o, cuộn chảy”
(Sông)
Với nhà thơ những cảm xúc như đã có sẵn từ lâu rồi trong k í ức, trong
tiềm thức, chỉ cần đợi đúng lúc thì sẽ tràn ra:
Cho đến buổi chiều đầy hoa cúc và gió may
khi chờ anh
giữa phố phường Hà Nội
em mới hiểu rằng em đã chờ anh tự thu
ở xa nào.
(Ký ức)
Và ta biết dường như chừng nào trái tim còn rung động thì người nghệ sĩ
vẫn còn là chính mình, vẫn còn làm đúng thiên chức của mình. Đó là nhận về
những rung động, xúc cảm từ cuộc sống và đem tặng đời những rung động, xúc
cảm từ trang thơ. Điều đó vừa là tự nhiên, vừa là nhu cầu của nghệ sĩ. Đó là
thiên chức của nghề, nó giống như một người yêu đem cho một người yêu những
gì mình có thể có trong đời:
Anh đã đem cho, tâm hồn anh
anh đã đem cho cuộc đời anh
nhưng mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây
anh còn muốn cho cô, những gì anh có thể có trong đời.
(Quà tặng)
Chính nhu cầu lớn lao và vĩnh viễn đó của người nghệ sĩ đã làm nên nghệ
thuật, giúp nghệ thuật lay động con người. Giả sử nhà thơ làm một bài thơ vô
cảm, họa sĩ vẻ một bức tranh vô hồn thì làm sao người đọc có thể bị lay động
được, làm sao gợi lên được những xúc cảm nghệ thuật được. Nếu như vậy thì
nghệ thuật sẽ đóng băng mất. Vậy nên Tônxtôi nói: “Sự hoạt động của nghệ
thuật chính là dựa trên cái khả năng những người này bị lâ y cảm xúc của nh ững
người khác...Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý
nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần chúng lây lan sang
được
độc giả, khán giả, thính giả sẽ làm nên đối tượng của nghệ thuật”[100].
Vậy thì, bạn là nhà thơ, hãy làm nên những bài thơ có sức quẫy cựa để tạo
ra sóng :
Rồi một ngày kia, có một câu thơ
lan tỏa như sóng
quẫy cựa như sóng
trắng xóa
và xanh biếc.
(Tặ
ng một người làm thơ trẻ)
3.2.2.2. Nghệ sĩ là người luôn trắc ẩn với những vẻ đẹp ở đời
Nghệ sĩ là người luôn để t âm hồn mình bị lay động. Nhưng hơn nữa n ghệ
sĩ còn tự thôi thúc mình hãy đi tìm những rung động, nhất là trước những gì
mong manh, bé nhỏ, khó nhận biết trong đời. Ở đây chúng tôi muốn nói đến tính
chủ động đi tìm cái đẹp của người nghệ sĩ. Vì chủ động tìm kiếm những rung
động nên tâm hồn nghệ sĩ vốn không yên lại thêm nhiều lần không yên, thêm
nhiều lần trắc ẩn.
Dường như rất lâu rồi ta không thấy lòng mình rung động. Tâm hồn đã
chai sạn rồi sao ? Tâm hồn đã chết. Nhưng ta vẫn tồn tại. Nghệ sĩ không như thế,
khi tâm hồn chết, họ không còn lý do để tồn tại. Họ không còn là nghệ sĩ. Ý Nhi
là nghệ sĩ, bà sợ nhất là những cái chết của tâm hồn. Vậy nên có lần thấy mình
vẫn có thể khóc trước một chiều xuân, bà hổ hởi khóc cho thỏa thích :
Đã từ lâu lắm
tôi mới lại khóc
như đứa trẻ dại khờ
trước bông hoa vàng trên cỏ
Đã từ lâu lắm
tôi mới lại khóc
như một người từng trải
trước sự chia lìa không sao cưỡng nổi.
(Chiều xuân)
Khóc được như “đứa trẻ dại khờ” nhìn thấy “hoa vàng trên cỏ”, như
“người từng trải/ trước sự chia lìa” là niềm ước ao của Ý Nhi. Ch ỉ khi đó bà
biết
rằng mình vẫn còn là mình, chưa là ai khác. Vốn sống khép kín, Ý Nhi tự nhận
mình ít bạn vì ít giao du :
Tôi rất ít bạn
đôi khi tôi mất họ vì một lẽ nào đó
ngoài 30 tuổi tôi không tìm thêm bạn mới
và không thường giao du với các đồng nghiệp.
(Tiểu dẫn)
Vậy nên có lẽ niềm vui lớn nhất của bà là cảm nhận được lòng mình rung
động. Ý Nhi hay trốn vào một góc của riêng mình :
Tôi làm ra bài ca
tự mình tôi hát
tự mình khổ đau
tự mình hạnh phúc
tôi một mình lặng lẽ bước tới trùng khơi.
(Gửi một người bạn đọc)
Ở nơi riêng tư đó bà được sống như mình muốn, được hát, được đau khổ
được hạnh phúc, được tự mình đi tới trùng khơi, được hòa nhập với những điều
lớn lao và mạnh mẽ. Trốn vào trái tim mình chính là cách người nghệ sĩ nuôi
dưỡng tâm hồn. Nhờ vậy mà họ dễ dàng rung động trước những cái đẹp mong
manh ở đời và thường nảy sinh những cảm xúc trái chiều thể hiện những trắc ẩn
thường trực, cố hữu mà người thường không dễ dầu có được. Điều đó Ý Nhi tự
gọi là : “nỗi lòng không xác thực”
Tôi thường đợi mùa thu với nỗi lòng không xác thực
vừa hân hoan vừa ưu phiền
vừa mong ngóng vừa ngại ngùng
như tôi đang đứng trước cuộc hẹn hò
với linh cảm, điều lớn lao sẽ xảy ra trong thời khắc ấy.
(Mùa thu)
Tính thiếu rõ ràng trong tâm trạng là biểu hiện của sự rung động mới lạ
và tinh vi. Mùa thu vì thế càng trở nên mong manh và khó nắm bắt. Đó không
còn là “thu quyến rũ ”, “thu vàng”, không còn là “buồn chiều thu” hay “thu vui
trở lại” mà là “mùa thu không xác thực”, mùa thu của nỗi lòng Ý Nhi.
Ý Nhi có rất nhiều những rung động mong manh và tinh tế như thế.
Những rung động đó không bao giờ là của riêng cảnh vật mà còn là những biểu
hiện tinh thần trắc ẩn của nhà thơ. Chẳng hạn: “Mây không yên, vòm trời áy
náy”, “Chuông khắc khoải đồi cao/ chuông kêu bạt gió ”, “mưa mong manh như
tơ nhện trong chiều”… Hay những rung động tinh vi và giàu nội cảm trước
những hạt mưa:
Rồi một lần
em thấy cơn mưa rắc hạt xuống khoảng sân
nếu hạt nảy mầm
sẽ có lá trong suốt
nếu mầm thành cây
sẽ có nhánh cành trong suốt
nếu cây đơm hoa
sẽ có cánh mềm trong suốt
nếu hoa tụ quả
ta sẽ có những hạt trong ngần như nước mắt.
(Chuyện kể)
Đó là quá trình hình thành những giọt nước mắt. Những giọt nước mắt có
nguồn gốc từ trong trời đất, được kết tinh từ những tinh hoa. Giọt nước mắt
mong manh được chưng cất từ những gì trong suốt, tinh khiết nhất trong đời. Đó
là lý lẽ, là nguyên do để nó tồn tại. Nước mắt là tâm hồn, là cảm xúc và nó tồn
tại đơn giản vì mang trong mình mầm mống của sự tinh khôi, của tự nhiên thanh
cao mà vĩ đại.
Sự rung động, lòng trắc ẩn là một v ẻ đẹp của tâm hồn nghệ sĩ. Vậy nên
người nghệ sĩ đừng bao giờ để cảm xúc lụi tàn, hãy trân trọng tâm hồn như trân
trọng những giọt nước mắt tinh khôi, cao quý.
3.2.2.3. Nghệ sĩ là người mãi dấn thân trên con đường sán g tạo
Người nghệ sỹ kh ác với người bình thường ở khả năng thiên bẩm trong
quan sát, tái hiện và sáng tạo. Trong đó, sự cảm thụ, rung động, nắm bắt để đi
đến sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sỹ là một sự thai nghén, cất giấu âm
thầm để đến một lúc nào đó bừng tỉnh. Nghĩa là ở mọi lúc, mọi nơi nghệ sĩ luôn
mang trong mình sự “day dưa” thầm kín với thế giới xung quanh. Sự “day dưa”
đạt đến một mức độ nào đó sẽ tạo ra một nhận thức bất chợt giúp nghệ sĩ cảm
thụ hoàn hảo thế giới dựa trên việc khám phá chiều sâu bản thể của nó. Điều đó
giống như một phép màu trong hành trình chiếm lĩnh thế giới một cách trọn vẹn,
có chiều sâu và đầy cá tính của người nghệ sĩ. Đó là con đường sáng tạo nghệ
thuật.
Ý Nhi hay nói về con đường này. Đó có thể là con đường có“nguồn sáng
mặt trời chảy như xối”, con đường dẫn đến “cát bạt ngàn” hay con đường mọi
dòng sông đều “đi tới biển”, … mà Ý Nhi thường nhắc trong thơ.
Con đường đó thường dài. Họa sĩ Nguyễn Sáng tính “từng ngày/ từng
tháng/ từng mùa/ từng năm trôi qua”. Và khi đến hồi kết thúc mới nhận ra “ôi
chặng đường dài sao.” (Tưởng niệm họa sĩ Nguyễn Sáng)
Đó là con đường có nhiều bất trắc mà người làm thơ trẻ bước vào và nhận
ra mình đang bắt đầu một trận đấu:
Anh đã bị dẫn trước
Đã bị đá vào kheo chân
Đã bị xô ngã từ phía sau
Từ khi bắt đầu trận đấu
Giữa anh với cuộc đời.
(Tặng một người làm thơ trẻ)
Đến nỗi tài năng như Nguyễn Du, trải đời như Nguyễn Du mà khi tiếp tục
bước đi trên con đường đó cũng còn thấy mới mẻ như bước vào mê cung khiến
lòng kinh sợ:
Ta bước giữa những con đường mới
những đền đài mới
lòng kinh sợ
như đứa trẻ đi trong mưa lạc lối.
(Nguyễn Du,1813)
Thế nhưng không ai bỏ cuộc! Dù đường dài nhiều b ất trắc, dù phải đối
đầu hay kinh sợ thì người nghệ sĩ vẫn tiếp tục đi cho đến cuối cùng sự lựa chọn
của mình.
Nguyễn Du không bỏ cuộc, khi đường đã quá dài, trời đã về chiều, “bạn
bè cũ đã cáo quan/ ăn măng trúc măng mai ngồi câu bên sông vắng”, “bạn gái
ngày xưa nay tay dắt, tay bồng” thì người nghệ sĩ chân tài ấy vẫn “chờ đợi”, vẫn
“mong mỏi” một điều gì chưa đến được. Để rồi hai trăm năm qua, nhân loại vẫn
nghiêng mình ngưỡng mộ ông.
Nhà thơ trẻ cũng không bỏ cuộc, anh:
mặc kệ cho người ta chen chúc
mặc kệ cho người ta quay theo vũ điệu tân thời
mặc kệ giấc mơ danh vọng của bọn háo danh
mặc kệ giấc mơ vàng của đám nhà giàu
anh đã gạn lại giọt nước từ trong b ùn b ẩn, từ đau thương cùng quẫn”
để một ngày kia “có một câu thơ”.
Nguyễn Sáng cũng đã đi hết con đường dài với “Bông sen/ Người thiếu
nữ”.
Và Ý Nhi cũng đã: “Qua núi đá/ cỏ gai/ qua bùn lầy/ gió cát/ tôi đi trên
con đường của mình” (Gửi một người bạn đọc), và Ý Nhi “cũng đã tới biển”
sau nhiều khúc ngoặt của con đường:
Tôi đã bị lừa dối, phản trắc
đã được tin cậy yêu thương
đã lội qua bùn
đã đi trên cát
tôi đã tới những ngõ cụt
và cũng đã tới biển.
(Tiểu dẫn)
Ý Nhi rút tỉa kinh nghiệm từ bản thân và đồng nghiệp (cả xưa và sau) để
hiểu được rằng con đường sáng tạo dù chông gai nhưng là con đường dẫn tới
vinh quang. Một khi đã lựa chọn thì phải đi đến cùng vì tác ph ẩm ng hệ thuật
chỉ
có thể ra đời từ những quan sát lâu ngày, những tích tụ ký ức, cùng với trí
tưởng
tượng phong phú và sự lao động miệt mài không mệt mỏi. Để một ngày như là
“thiên duyên tiền định”, nghệ thuật tuyệt đối và huyền nhiệm sẽ khởi sinh. Cái
mà Bergson cho là được sinh ra bởi trực giác có lẽ là đích cuối của con đường
sáng tạo mà Ý Nhi thường khát khao, theo đuổi: “Một tâm thế hoàn toàn khách
quan, không vụ lợi bởi công cuộc mưu sinh, lại không vướng bởi tính chất rập
khuôn của ngôn từ” [57;tr.132]. Như vậy ta thấy và hiểu rằng: bản thân trực quan
cũng nảy sinh từ nơi thẳm sâu của linh hồn con người, nơi đó ta bắt gặp con
người đang khát khao tìm ra ý nghĩa cho cuộc đời mình, đồng thời thấy được vẻ
đẹp cũng như sự thống nhất diệu kỳ của thế giới. Người ng hệ sỹ thực thụ là
người biết nắm bắt khoảnh khắc ấy và lặn sâu được vào đáy vạn vật, biến cảm
xúc thăng hoa thành động lực sáng tạo sau nhiều trăn trở, “day dưa”.
3.2.3. Triết luận về vẻ đẹp của tâm hồn tri ân
Tâm hồn tri ân là một biểu hiện của cái đẹp mà Ý Nhi nhắc nhiều ở trong
thơ. Bà tri ân người yêu, tri ân người làm nghệ thuật, tri ân với cả bản thân và
cuộc đời. Những dòng thơ là lời cảm ơn chân thành và sâu sắc với những gì đã
qua và chưa tới. Tri ân là lẽ sống của Ý Nhi.
3.2.3.1. Tình yêu là sự tri ân với người yêu
Kể ra thì Ý Nhi viết thơ tình cũng khá nhiều. Những bài thơ tình của bà có
phong vị rất r iêng. Không có n hững cảm xúc mãnh liệt và d ồn đẩy như “Dữ dội
và dịu êm/ ồn ào và lặng lẽ” rất nổi tiếng của Xuân Quỳnh, cũng không có sự vồ