Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi
10,226
974
139
hình thành và phát triển phong cách nghệ thuật của bà là vô cùng lớn lao. Có lần
tôi đã được nghe nhà thơ nói về sự may mắn của mình khi cảm hứng sáng tạo
của người nghệ sĩ đồng điệu với những vận động, đổi thay của thời đại. Theo Ý
Nhi, nhờ sự đồng điệu đó mà thơ bà được c h ú ý.
Quả vậy, Ý Nhi trưởng thành và bắt đầu sự nghiệp thơ trong giai đoạn
kháng chiến chống Mỹ - khi cả dân tộc cùng dốc lòng thực hiện nhiệm vụ cứu
nước vẻ vang của lịch sử. Thời đại ấy là cơ sở để hình thành một chặng đường
mới của văn học dân tộc mà chủ nghĩa anh hùng cách mạng là xu thế chủ đạo.
Cũng từ cuộc sống hào hùng ấy đã tạo dựng một lớp người có tư tưởng và hành
động lớn, xứng tầm dân tộc. Họ bước v ào cuộc ch iến một cách tình nguyện, đầy
trách nhiệm và tràn say mê. Không khí xã hội khi ấy đã là điểm tựa cho cô gái
trẻ Ý Nhi tin tưởng một cách mãnh liệt và tôn trọng tuyệt đối những giá trị lớn
lao về cái gọi là tâm hồn dân tộc mà chủ nghĩa anh hùng cách mạng ở Việt Nam
đem lại.
Năm 1964, giặc Mỹ ném bom miền Bắc, Trường Đại học Tổng hợp đã sơ
tán về Đại Từ, Thái Nguyên. Năm đó Ý Nhi vừa học hết học kì I năm thứ nhất
khoa Ngữ văn của trường cũng cùng bao bạn bè tham gia khám phá những tháng
ngày cực khổ nhưng vô cùng sôi nổi và đẹp đẽ của đời mình ở vùng sơ tán. Nhà
thơ kể rằng: “những người thầy của chúng tôi, giáo sư Hoàng Xuân Nhị, giáo sư
Hoàng Như Mai, giáo sư Lê Đình Kỵ, giáo sư Kim Đính… đứng giữa lớp học
bằng tre nứa, say sưa nói về V.Hugô, Banzac, Molie, Gôgôn, Lỗ Tấn, Quách
Mạ
c Nhược, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Huy Cận, Nguyễn Bính, Quang
Dũng…” [43]. Quả thật đây là những năm tháng người sinh viên học trong say
mê vì cả thầy và trò được dẫn dắt bởi lí tưởng thay đổi vận mệnh dân tộc. Đồng
thời họ cũng khao khát tham gia vào đời sống văn học, chính trị của một thế giới
mới đang có những vận động lớn lao và sâu sắc.
Thời nào cũng vậy, giới trẻ luôn có những đam mê cuồng nhiệt. Ngày nay
người trẻ nói chung và sinh viên nói riêng phần nhiều yêu thích âm nhạc, điện
ảnh và thần tượng những người làm nên nó. Có lẽ vì tính phổ quát và sức hút
phù phiếm của nó khiến họ tìm thấy niềm vui. Cùng tính chất tâm lý nhưng khác
hoàn cảnh xã hội, thanh niên ngày ấy lại đam mê vô cùng thơ và những người
làm nên thơ. Lý giải điều này không khó. Một mặt thơ ca đã là sản phẩm tinh
thần phát nguyên từ cội nguồn dân tộc với ca dao, dân ca dễ thuộc, dễ nhớ. Mặt
khác thơ đã có sẵn trong trái tim đang cuộn trào xúc cảm thời đại, chỉ cần “xuất
khẩu” là “thành thơ”; đã vậy không cần dụng công mà thơ đã có sẵn nơi đầu lưỡi
vì tâm hồn họ tràn trề thơ mà cả một lớp người, thậm ch í toàn dân tộc khi ấy
đang có chung một hồn thơ. Thành ra họ mê mẩn, thần tượng Xuân Quỳnh, Bằng
Việt, Vũ Quần Phương, Phan Thị Thanh Nhàn, Đỗ Chu… Họ thuộc Về Nghệ An
thăm con, Trở lại trái tim mình của Bằng Việt; Vườn trong phố, Thôn Chu
Hưng của Lưu Quang Vũ; Tiếng gà trưa, Hoa dọc chiến hào của Xuân
Quỳnh…Ý Nhi từng công nhận ngày ấy “quả là thời của thơ” mà! Đây chính là
không gian văn hóa giúp hình thành cảm thức sáng tạo thi ca ở Ý Nhi, nhất là
những sáng tác trước ngày giải phóng như Tr ái tim nỗi nhớ (in năm 1974 cùng
với thơ Lâm Thị Mỹ Dạ). Đó là những trang thơ giàu cảm xúc, ghi hình tư thế
xung trận của tầng lớp thanh niên lúc bấy giờ. Đó còn là tinh thần của dân tộc
mà những cô thanh niên như Ý Nhi vô cùng ngưỡng mộ và theo đuổi. Những
người bạn – đồng chí Ý Nhi từng gặp hoặc nghe kể, những vùng đất thời chiến Ý
Nhi đã từng sống, chiến đấu, lao động và học tập là nh ững kí ức tuổi trẻ đã trở
đi
trở lại trong hành trình sáng tạo của thơ Ý Nhi làm nên những hình tượng thơ vô
cùng độc đáo.
Kể từ chiến thắng mùa xuân năm 1975, lịch sử dân tộc đã mở sang một
trang mới, đồng thời nền văn học nước nhà cũng bước vào một chặng đường
mới. Ngay sau niềm vui chiến thắng đất nước ta rơi vào khó khăn và khủng
hoảng kinh tế trầm trọng. Nền văn học như dòng nước đang cuộn chảy bỗng bị
ngăn đập nên chững lại và dồn đẩy phần lớn văn nghệ sĩ vào tình cảnh bối rối,
mất phương hướng sáng tác. Nhưng càng bị dồn đẩy dòng nước càng nhanh tự
tìm hoặc tự tạo lối thoát. Đó là quy luật tự nhiên. Và quy luật ấy cũng ứng với
đời sống văn học giai đoạn sau chiến tranh. Ngay khi ấy xuất h iện một đội ngũ
văn nghệ sĩ đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Vì vậy ta dễ dàng
nhận thấy, mặc dù vẫn tiếp nối nền văn học Cách mạng trước đó với kh uynh
hướng sử thi và cảm hứng ngợi ca, văn học thời này cũng đã có những bước
chuyển mình đáng khích lệ với “người mở đường tinh anh và tài năng” Nguy ễn
Minh Châu. Kể từ sự mở đường này, người làm văn nghệ đã bắt đầu tiếp cận
“hiện thực” với một cự li rất gần khi hướng sự quan tâm của mình vào các vấn
đề thế sự và đời tư. Bức tranh đời sống lúc này không chỉ đơn điệu một màu
hồng của sự ngợi ca, con người cũng không phải là “cây đàn độc điệu” thuần
nhất một âm vực cao hay thấp, sáng hay tối, trong hay đục, mà hiện thực được
nhìn ở nhiều mặt, nhiều chiều.
Cần phải nhắc đến những sự kiện tác động lớn lao đến đời sống văn học.
Trước hết đó là năm 1986, cột mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn đổi mới toàn
diện trên đất nước V iệt Nam ta với Đại hội Đảng lần thứ VI do Bí thư Nguyễn
Văn Linh khởi xướng. Từ đây, đất nước dần vượt qu a thời kì khủng hoảng để
bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Kế tiếp phải
nhắc đến một sự kiện tác động tr ực tiếp đến đời s
ống văn học. Đó là cuộc gặp
của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm
1987 để triển khai nghị quyết 05 của Bộ chính trị. Tất cả cho ta thấy một cuộc
lột
xác lớn lao trong đời sống dân tộc ta. Mọi phương diện xã hội từ chính trị, kinh
tế, văn hóa… đều phải tuân theo nhịp vận động mới của thời cuộc. Người n ghệ
sĩ vì vậy cũng cần thay đổi cách thức sáng tạo cũng như mở rộng biên độ tư duy
nghệ thuật nhằm chuyển tải thành công những biến chuyển mới mẻ của đời sống
xã hội.
Trong hoàn cảnh đó có thể thấy Ý Nhi là một trong số rất ít nữ thi sĩ bước
được cả hai chân qua bên kia miệng vực để nhanh chóng thoát khỏi“khoảng
chân không trong văn học” (Nguy ên Ngọc), nắm bắt được những vận động còn
rất nhỏ nhẽ mà tinh vi của đời sống văn học, hòa mình vào dòng chảy sôi nổi, táo
bạo, lạ lùng của một thời thơ mới. Đặc biệt với tập thơ Người đàn bà ngồi đan,
Ý Nhi đã khẳng định được phong cách, giọng thơ riêng của mình, góp ph ần cùng
những nhà thơ khác tạo nên một diện mạo mới cho thơ ca Việt Nam giai đoạn
sau 1975.
1.1.2. Nền tảng quê hương, gia đình và đặc điểm con người nhà thơ
Nền tảng quê hương, gia đình là cội nguồn hình thành cá tính và là mầm
mống của sự phát triển tài năng. Đó là lớp văn hóa nền xác lập nơi nhà văn
những cảm thức đầu tiên và lâu bền về thế giới nghệ thuật, góp phần khơi dậy
thiên hướng nghệ thuật cho nhà văn đồng thời cũng giúp nhà văn rèn giũa, tôi
luyện, bổ sung xúc cảm và trí tuệ. Nhờ vậy phong cách nghệ thuật của họ được
định hình và phát triển.
Từ Hội An ra Hà Nội, qua H ải Phòng là quãng đời lưu dấu nhiều kỉ niệm
tuổi thơ của Ý Nhi. Vùng đất Hội An ban cho bà vẻ đẹp của sự thâm trầm, huyền
bí trong nét văn hóa Chămpa. Cả thời học sinh trải dài trên những con đường đi
về phía biển ở vùng đất Hải Phòng làm nên một Ý Nhi cởi mở và tràn trề sức
sống. Gần ba mươi năm sống trên đất thủ đô ngàn năm văn hiến làm nên nét
quyến rũ, kiêu kì, lịch thiệp nơi con người bà. Tổng hòa tất cả là một Ý Nhi đời
và thơ rất riêng. Trong thơ Ý Nhi ta thường bắt gặp những cảnh vật, con người,
sự việc diễn ra ở những vùng đất thân quen đó. Nó vừa là kí ức, vừa là tiềm thức
làm nên những hình tượng nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của nhà thơ.
Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật, Ý Nhi hiển nhiên hoặc may mắn
mang trong mình tâm hồn của một nghệ sĩ. Dù chưa phát tiết nhưng vẫn có
phong vị của kẻ lãng du. Ông nội nhà thơ là một nhà Nho hay chữ vừa làm thơ
vừa bốc thuốc cứu người. Cha là nhà nghiên cứu nghệ thuật dân gian tài năng –
Nhà nghiên cứu tuồng Hoàng Châu Ký. Được biết ông là người học ch ữ Nho,
đọc nhiều thơ chữ Hán và làm thơ từ rất sớm. Những câu thơ của ông được Ý
Nhi đánh giá là “tinh tế và trau chuốt”. Về sau ông đọc nhiều thơ hiện đại bằng
tiếng Pháp và cũng thay đổi cách viết văn, viết nghiên cứu, phê bình và cả làm
thơ. Ý Nhi may mắn thừa hưởng từ cha và ông lối tư duy khúc chiết, mạch lạc.
Phải chăng điều này làm nên tính triết luận trong tư duy thơ của bà. Mẹ là người
yêu thơ Mới (thơ 30-45), bà thuộc nhiều bài thơ của các nhà thơ Mới tên tuổi
như Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh… Nền tảng xuất thân như thế khiến Ý Nhi
tự nhận thấy mình yêu thơ và thích làm thơ cũng là lẽ tự nhiên, dễ hiểu. Thêm
một lần nữa, hoặc hiển nhiên hoặc may mắn nữa, khi đến tuổi “theo chồng” Ý
Nhi được yêu và sống cùng người chồng là một nhà nghiên c ứu và giảng dạy văn
học đáng kính - giáo sư Nguyễn Lộc. Tất cả tạo cho Ý Nhi những điều kiện
thuận lợi để đến với thơ, suy nghĩ về thơ và tạo dựng phong cách thơ cho riêng
mình.
Điểm lại bước đường làm thơ của Ý Nh i, ta thấy được con-người-thơ của
bà. Từ rất nhỏ Ý Nhi đã làm thơ nhưng chỉ là nh ững câu thơ “non” của tuổi học
trò. Phải đến khi đạt g iải khuyến khích trong một cuộc thi thơ ở trại viết dành
cho các nhà văn trẻ vào năm 1969, Ý Nhi mới ý thức được khả năng thơ ca của
mình. Có niềm tin, bà mạnh dạn tuyển chọn, tập hợp những bài thơ lẻ để in
chung với nhà thơ đã có tên tuổi lúc bấy giờ - Lâm Thị Mỹ Dạ trong tập Trái tim
– Nỗi nhớ. Tiếp cận được với công chúng, thơ Ý Nhi nhận được phản hồi và nhà
thơ nhanh chóng thấy được “ngh ề thơ còn lắm gian nan” khi ngòi bút của mình
còn thiếu thiếu một cái gì vô cùng quan trọng. Bà hiểu rằng, thơ không phải là
sản phẩm của sự hời hợt, làm thơ là một nghề đỏi hỏi sự suy tư nghiêm túc, thơ
là tấm gương phản chiếu trí tuệ
và tâm hồn … Và đừng đùa giỡn với thơ.
Từ đây bà suy nghĩ thật sự nghiêm túc về thơ và dần lựa chọn cho mình
một lối đi. Con đường thơ bắt đầu in dấu những bước chân còn nhiều lúng túng
của kẻ dò đường. Đi sao cho thỏa đam mê, đi sao để đam mê đến được cái nơi
mà nó ngự trị, đi sao để đam mê đến được vinh quang. Sự trăn trở này bộc lộ khá
rõ trong tập Đến với dòng sông (1978).
Đến với thơ không chỉ là một cuộc gặp gỡ mà còn là duyên phận. Mà đã
là duyên phận thì thường gắn với hên-xui, may-rủi. Điều này đòi hỏi thi nhân
phải là người sẵn sàng dấn thân và chấp nhận thất bại nếu nó xảy ra. Sau nhiều
rủi ro, may thay Ý Nhi đã có một cuộc gặp gỡ với nhà thơ Việt Phương để sau
đó bà nhận ra rằng: thơ ngày nay phải khác, không nhất thiết thơ phải là những
lời ca du dương, êm ái, không nhất thiết thơ phải sử dụng những mỹ từ dạt dào
xúc cảm mà trên hết thơ phải là con người, là kí thác, là bộc bạch của thi nhân.
Chỉ cần đến được cái đích của tâm hồn thì ngôn ngữ sẽ thành thơ. Và con đường
đến đó mỗi thời mỗi khác. Ý Nhi xác định mình phải đi con đường khác để đến
với thơ.
Nặng nợ với thơ, xấp ngửa với chữ nghĩa. May mắn đã mỉm cười với Ý
Nhi khi Người đàn bà ngồi đan xuất hiện đúng cái lúc cuộc đời cần có nó. Làng
văn xôn xao. Ý Nhi mỉm cười với thành quả của sự dày công mài giũa, trau
chuốt “cái nghề lắm công phu”. Với tập thơ này Ý Nhi đã khẳng định được bản
thân và hình thành cho mình một phong cách. Nét nữ tính cùng với chất trí tuệ
đã làm nên một cái gì rất riêng của Ý Nhi. Ta thấy có điều gì nhẹ nhàng, giản dị
mà sao cũng quá đỗi ưu tư, khắc khoải ở tập thơ. Cái nét băn khoăn, lưỡng lự
trong sự dồn đẩy, hối hả; cái sự phân vân, hoài nghi trong niềm nhiệt huyết đã
làm nên chất thơ của bà. Quả là một làn gió mới thổi vào thi đàn. Đáng yêu,
đáng trọng biết bao! Sau tập Người đàn bà ngồi đan, các tập Ngày thường,
Mưa tuyết, Gương mặt, Vườn tiếp tục khẳng định tên tuổi và phong cách của nữ
thi sĩ. Ý Nhi đã trở thành một trong nhữ
ng gương mặt tiêu biểu của thơ Việt
Nam đương đại.
Tính cách làm nên số phận! Tính cách cũng góp phần hình thành ph ong
cách. Con người Ý Nhi có những nét tính cách đặc biệt giúp làn nên phong cách
thơ của bà. Là người thích phiêu lưu và có cá tính, bà đam mê sáng tạo. Là người
điềm tĩnh và thông minh, Ý Nhi nhận ra mình đang đứng ở đâu trong cuộc đời
cũng như trên thi đàn. Là người chỉnh chu và tinh tế, Ý Nhi khéo léo thay đổi
cách nghĩ và cách làm thơ. Là người giản dị và nhân hậu, Ý Nhi biết tạo ra vẻ
đẹp thuần khiết nhưng sâu sắc cho thơ. Là người nặng sâu tình cảm, Ý Nhi trở
thành nhà thơ chân chính. Con người Ý Nhi đã làm nên khuôn mặt thơ Ý Nhi, và
ta nhận ra khuôn mặt tỏa sáng đó.
1.3. Khái lược về các chặng đường sáng tác thơ Ý Nhi
Ở phần này chúng tôi sẽ khảo lược quá trình sáng tác thơ của Ý Nhi thông
qua các tập thơ. Đây là cái nhìn bước đầu để nhận diện sự phát triển phong cách
thơ Ý Nhi.
Trái tim nỗi nhớ, Đến với dòng sông, Cây trong phố chờ trăng là những
tập thơ đầu tiên của Ý Nhi. Nét chung của những tập thơ này là sự tr ong sáng,
ngây thơ của người nữ thanh niên vừa bước vào đời với bao nhiêu nhiệt huyết và
say mê; là tinh thần khảng khái, quả cảm; là tình yêu và sự ngợi ca đối với Tổ
quốc, nhân dân.
Trái tim nỗi nhớ in chung với Lâm Thị Mỹ Dạ năm 1974 là tập thơ đánh
dấu sự góp mặt của một nhà thơ mang tên Ý Nhi trên thi đàn. Được in thơ chung
với người đàn chị trong nghề là một vinh dự cũng là động lực đối với Ý Nhi.
Vốn rụt rè nên dù viết được nhiều thơ nhưng Ý Nhi không dám gửi in. Đây
chính là cơ hội, là bước đệm để thơ bà đến được v ới công chúng. Từ tập thơ này
trở đi, Ý Nhi mới nhận được những phản hồi từ phía độc giả và dần nhận ra chân
dung một cô thiếu nữ mộng mơ, “còn lẫn lộn trong một kiểu tr ang điểm và y
phục chung của lớp thiếu nữ đem trái tim được nuôi b ằng văn Pautopxki và thơ
Bergon đi vào cái thực tế lạ lùng – gian lao và đầy lãng mạn – của đất Bắc thời
chiến tranh” (Hoàng Hưng – Thơ Ý Nhi). Ý Nhi tự hào về điều đó.
Đến với dòng sông (in năm 1978) – thơ Ý Nhi bắt đầu có sự trăn trở. Hình
tượng người đàn bà với những “day dưa”, với những “xao xác” manh nha xuất
hiện trong thơ. Đó là sự trở mình của một con người không chấp nhận những gì
khuôn mẫu, của người khao khát tìm đường “ra tới biển”. Ý Nhi bỏ lại sau lưng
cánh rừng trẻ trung của mình, bà biết “dẫu cho đêm yên lặng’ thì “phía trước”
vẫn “là dòng sông”. Tập thơ có những câu hỏi day dứt vừa như là sự chia tay,
vừa như là sự nuối tiếc. Dẫu nhiều yêu thương cũng đành phải rời xa “cánh rừng
muôn năm cũ” để đến với những dòng sông ào ạt tìm về phía biển. Đây là những
câu thơ rất mới của Ý Nhi:
Đốm lửa rừng giờ cháy nơi đâu
con chim rừng giờ hót nơi đâu
đóa hoa rừng giờ thơm nơi đâu.
Mà bầu trời trước tôi xanh nôn nao
mà cánh đồng trước tôi vàng chói mắt
phút hân hoan lòng chợt niềm se thắt
những cánh rừng đã ở lại phía sau.
(Cửa rừng)
Những bài thơ trong tập thơ này thể hiện quyết tâm chia tay với lối thơ
“dễ dãi, ngòn ngọt” của một thời yêu dấu để tìm đến một bầu trời “xanh”, một
cánh đồng “vàng” mới, dẫu biết rằng đó là nơi của màu “xanh nôn nao”, nơi của
màu “vàng chói mắt”. Đó là nơi đẹp đẽ nhưng “khắc nghiệt”. Đó là nơi hấp dẫn
nhưng chẳng thể bình yên. Cho nên thơ Ý Nhi có những hân hoan và bối rối, có
“tiếng hát chao lòng như tiếng gió”, có “điều gì thao thức ở trong em”. Có lẽ từ
đây, Ý Nhi bắt đầu mất ng ủ với những câu thơ và thơ bà vì vậy bắt đầu thức
trong lòng độc giả.
Cây trong phố chờ trăng là tập thơ dành cho thiếu nhi in chung với Xuân
Quỳnh năm 1984. Ở đây là khuôn mặt khác của Ý Nhi. Tâm thế nhà thơ dường
như nhường ch ỗ chỗ cho tâm thế một người mẹ, người chị, người bạn của trẻ
thơ. Vì vậy lời thơ vô cùng dễ hiểu, giọng thơ dịu dàng, tha thiết. Đây là cái
“chất” vốn có của phụ nữ nên Ý Nhi không khó thể hiện. Về bút pháp, những bài
thơ của Ý Nhi trong tập thơ này không có gì đặc biệt. Nh ững bài thơ năm chữ
chuẩn mực, những bài thơ tự do đơn giản là món quà cho tuổi thơ dễ đọc, dễ
nhớ. Đó là sự yêu thương, là sự quan tâm, là kỉ niệm và kinh nghiệm thời bé thơ
Ý Nhi gửi đến các em khi đã là mẹ hiền của các con thơ.
Xuất hiện khá muộn trước công chúng, nhưng thơ Ý Nhi đã có những
điểm sáng nhất định. Ba tập thơ đầu tiên có thể còn mờ nhạt về phong cách,
nhưng đối với Ý Nhi nó là một phần đời đáng yêu của bà. Người ta khó lòng đi
đến tương lai khi không có quá khứ. Qu á khứ của Ý Nhi tròn trịa và đẹp đẽ. Nó
ghi nhận sự nỗ lực hết mình để đến với thơ. Về mặt tình cảm, đó có lẽ là những
kỉ niệm đẹp và trong trẻo nhất trong cuộc đời làm thơ của bà. Về mặt sự nghiệp,
đây là những bệ đỡ để thơ Ý Nhi tiếp cận với công chúng, đồng thời cũng chính
là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành phong cách nghệ
thuật thơ Ý Nhi.
Người đàn bà ngồi đan (1985) là một viên ngọc quý trong nền thơ ca Việt
Nam thời hiện đại. Cụ thể là thơ ca Việt Nam thời kì đổi mới. Tuy nhiên, sức
ảnh hưởng của nó sâu, rộng cho đến tận hôm nay. Sự thật là cho đến ngày nay sự
lan tỏa, ảnh hưởng của Người đàn bà ngồi đan vẫn còn sâu sắc. Có thêm thời
gian để nhận định, có thêm thời gian để so sá nh và đối chiếu, ta càng nhận thấy
tính vấn đề, tính hiện thực và thời đại trong tập thơ. Chẳng những tập thơ chưa
cũ mà còn dường như là mới bắt đầu.
Từ Kính gửi mẹ cho đến Cát là một sự cách tân hoàn toàn về nhận thức,
tư tưởng và thi pháp. Không còn sự nhận đường hay dò đường mà là sự khẳng
định. Khẳng định một con đường mới, một lối đi riêng để vào thế
giới thơ giàu
màu sắc và lắm chông gai. Đặt trong h ệ thống thơ của giới nữ, Người đàn bà
ngồi đan vượt lên bởi sự chững chạc, điềm đạm mà tinh tế. Không đa ng ôn mà
“kiệm lời”, không ào ạt mà “tiết chế”, không “duy cảm” mà “duy lý”…, Ý Nhi
tạo ra một khuôn thước mới để nhìn nhận cái đẹp của thơ nữ. Lý thuyết về cách
đọc thơ dần thay đổi. Biên độ nhận thức về thơ được nới rộng hơn. Nó tạo ra
những dư chấn mạnh mẽ và mới lạ trên thi đàn đang đòi “Đổi mới”. Nó giành
giải A của Hội nhà văn. Tầm vóc của nhà thơ bây giờ thật sự thay đổi.
“Tầm đón đợi” của độc giả ngày ấy dường như chưa theo kịp tư duy thơ
của nữ thi sĩ, nên có người hét lên rằng: thơ thiếu thực tế. Nhà thơ giàu cảm
xúc
và nữ tính nhất lúc bấy giờ là Xuân Qu ỳnh đã phải “cãi” lại rằng: Thơ Đường có
thực tế đâu mà tồn tại mấy ngàn năm. Cuộc tranh luận bắt đầu. Người đàn bà
ngồi đan th êm nổi tiếng. Phong cách thơ Ý Nhi càng lan tỏa và sức ảnh hưởng
càng sâu rộng, nhất là trong địa hạt thơ nữ. Hãy đọc và nghiệm sau hai mấy năm:
1. Những cây sồi bên hồ Thuyền Quang
Không có gì của đời tôi đã xảy ra nơi ấy
chỉ có những ý nghĩ như lửa dưới vòm xanh trầm mặc
và niềm mong mỏi khôn nguôi bên tán cây xào xạc gió
Năm tháng qua đi
tôi đã cùng nơi kia gắn bó
những cây sồi mọc bên lối nhỏ
chứng kiến những gì được che giữ trong tôi
(ý nghĩ về hạnh phúc bền vững hơn hạnh phúc giữa đời
ý nghĩ về niềm vui lớn hơn niềm vui có thực
và nỗi đau trong ta ghê gớm hơn những gì ta có thể giải bày).
Giờ đây mỗi khi tôi qua dưới bóng cây sồi
tôi tưởng như phố phường xa vắng hết
và tất cả mọi điều cách biệt
chỉ màu xanh trầm tĩnh cùng tôi.
2. Người đàn bà ngồi đan
Giữa chiều lạnh
một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
vẻ vừa nhẫn nại vừa vội vã
nhẫn nại như thể đó là việc phải làm suốt đời