Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi
10,238
974
139
bình luận, phân tích khác nhau trên các blog cá nhân và phương tiện thô ng tin.
Trong số đó, có thể kể đến sự chú ý của Nguyễn Hoàng Sơn về sự “ngắn gọn,
không vần, lập tứ rất vững” và biểu tượng đẹp, kiêu sa, bí ẩn của cuộc đời thông
qua hình tượng người đàn bà ngồi đan. Hay như Khánh Phương đã thấy được ý
nghĩa dự báo của bài thơ: “Ngoài ý nghĩa về sự nước đôi của sự sống, cái gì
cũng có thể vừa là nó vừa là điều ngược lại, bài thơ còn mang ý nghĩa dự báo”.
Hà Ánh Minh lại khai thác “cánh cửa nhiều chiều” của cuộc sống qua nghệ thuật
ẩn dụ và suy tưởng của nhà thơ. Từ đó thấy được ý nghĩa nhân sinh sâu sắc và
quan niệm sáng tạo nghệ thuật của nữ thi nhân. Còn tác giả Trần Trung trong
một bài bình về tác phẩm cũng đã khẳng định vẻ đẹp giản dị về nội dung, hình
thức và sức gợi của bài thơ.
Tập thơ Người đàn bà ngồi đan và bài thơ cùng tên đã đánh dấu một mốc
quan trọng trong sự nghiệp thơ Ý Nhi. Từ sau khi tập thơ và bài thơ này ra đời
tên tuổi nhà thơ trở thành niềm tự hào của thế hệ các nhà thơ đương đại Việt
Nam. Cùng với tuổi đời và tuổi nghề, những tập thơ: Ngày thường, Mưa tuyết,
Gương mặt, Vườn đã khẳng định những đóng góp tích cực đáng quí của phong
cách thơ Ý Nhi trong nền thơ ca Việt Nam.
2.2.2. Về những tập thơ khác
Sau Người đàn bà ngồi đan, tập Ngày thường của Ý Nhi cũng nhận
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Một số bình luận của Chu Văn Sơn
theo chúng tôi là rất xác đáng. Trong bài Sự giải tỏa bằng thơ Chu Văn Sơn cho
rằng tập Ngày thường “một lần nữa làm sáng danh cho định nghĩa “thơ trước hết
là sự giải tỏa của tâm trạng”. Ở đó Ý Nhi đang “gắng hình dung ra khuôn mặt
tinh thần” của những người mà bà yêu mến cả tài năng và phẩm hạnh. Theo ông,
những chân dung đó thực ra đều là những “bức tự họa” của chính cái Tôi tác giả.
Trong bài viết này Chu Văn Sơn nhận ra một cách sắc sảo một lối thơ khác của
Ý Nhi. Đó là việc nhà thơ “phổ cái Tôi của mình vào nhân vật, ngay cả những
nhân vật vốn có, những số phận xác định” bằng “kỹ thuật ký họa nhanh ”, “chớp
lấy những khoảnh khắc xuất thần trong hình thể nhân vật”. Điều này giúp Ý Nhi
phác họa được tâm trạng nhân vật đồng thời bộc lộ được nỗi niềm của mình:
“dùng triết luận như hỏa lực mạnh đột phá vào tâm trạng rồi phổ vào đó nỗi
niềm của chính mình”. Khi tập Mưa tuyết và Gương mặt xuất bản, Chu Văn
Sơn lại có bài Đến với từng bông tuyết. Trong bài này, tác giả đã thấy được sự
nhất quán giữa thơ và đời của Ý Nhi. Từ hình tượng “những bông tuyết nhẹ
nhàng, tinh trong, buốt giá”, tác giả đã nghĩ đến “sự trầm tĩnh và chất thơ của
sự
trầm tĩnh” trong con người Ý Nhi. Khi so sánh hai tập thơ, Chu Văn Sơn cũng đã
chỉ ra đặc trưng riêng của từng tập, giúp người đọc thấy được sự khổ công, tận
tụy của người làm nghệ thuật. Ông cho rằng: “Mưa tuyết nghiêng về Thiên tính
phụ nữ, Gương mặt lại nghiêng về Thiên tính nghệ sĩ, nhưng tựu trung đều là
chuyện chân ngã”.
Tập thơ Vườn của Ý Nhi cũng nhận được sự quan tâm của bạn đọc qua
các bài viết như: Nỗi khắc k hoải từ miền kí ức của Lưu Khánh Thơ, Thơ tình
của một đời người của Thúy Nga…Mỗi tác giả đều có những phát hiện rất riêng
trên các bình diện khác nhau của tập thơ. Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh
thơ thì nhận ra nhiều khoảnh khắc tâm trạng, loại tâm trạng được dồn nén bởi
suy tư và cảm xúc của nhà thơ trong một khuôn khổ “luôn bị phá vỡ”, một “ngôn
ngữ thơ văn xuôi chắt lọc, giàu suy tưởng và hết sức kiệm lời” và nhịp điệu là
“nhịp điệu của tâm trạng”. Còn tác gi
ả Thúy Nga thì phát hiện sự đan xen giữa
tình yêu và nỗi buồn trong tập thơ, một “tình yêu lại đậm đặc, đậm đặc hơn
nhiều tập thơ của những ngày trẻ hơn” và “nỗi buồn không đau đớn vật vã,
không gọi tên được, nhưng cứ âm ỉ trong lòng , cứ trong ngần như những giọt
nước mắt lặng lẽ”.
2.3. Những nhận định, phân tích, đánh giá chung về thơ Ý Nhi
Trong bài viết Thơ Ý Nhi, nhà thơ Hoàng Hưng đã khẳng định bút pháp
thơ Ý Nhi là bút pháp “trữ tình gián cách” và cảm xúc thơ Ý Nhi là “cảm xúc
được kiềm nén hoặc để nguội”. Lời nhận định này được Ý Nhi rất tâm đắc vì nó
đúng với tâm hồn và quan niệm về thơ của bà. Ngoài ra Hoàng Hưng còn nhắc
đến thể thơ “không vần, lắm lúc văn xuôi một cách triệt để”. Cũng như các nhà
nghiên cứu khác, ông cũng thấy được tính ngh ịch lí hai mặt trong thơ Ý Nhi và
cho rằng: “đây là lối thơ hiếm thấy trong đời sống thơ ca quen thuộc lâu nay ở
Việt Nam”.
Trong bài Ý Nhi – một nghiệp thơ không bao giờ hết dây dưa, Khánh
Phương chủ ý nêu lên phạm vi phản ánh trong thơ Ý Nhi. Thơ Ý Nhi phản ánh
cuộc sống trên phạm vi rộng với rất nhiều cảnh v ật và con người, nhưng ở đó Ý
Nhi thường “soi mình vào nhiều kiểu người khác nhau trong xã hội để phần nào
vẽ nên chân dung của bản thân”. Và cuối cùng Khánh Phương đã rút ra một nét
cá biệt trong thơ Ý Nhi, đó là: “nhà thơ luôn mong muốn là người khám phá sắc
sảo đối với tất cả các góc cạnh cuộc sống”.
Tác giả Hà Ánh Minh cũng là người có sự quan tâm khá sâu sắc đối với
thơ Ý Nhi. Trong bài Mạch đập thơ Ý Nhi – dòng ưu tư chảy x iết, Hà Ánh
Minh đã rất tinh tế khi phát hiện và phân tích tính cảm xúc và trí tuệ trong thơ
Ý
Nhi. Với một lối thơ “không thể ngâm, chỉ có thể đọc, không thể trở thành lời
của bài hát” nhưng “sức trào dâng vẫn dào dạt” đã khẳng định một nét phong
cách rất riêng của thơ Ý Nhi. Trong một bài viết khác, bài Lửa từ trá i tim trần
run rẩy, Hà Ánh Minh lại thấy được sức ảnh hưởng của tinh thần nghệ sĩ đã
bùng lên ngọn lửa yêu thơ trong lòng người đọc: “Một giọng thơ buồn nhưng
không lụy, một trái tim trần run rẩy trước nỗi đau và hạnh phúc nhưng đầy kiêu
hãnh về phẩm giá con người, những bài thơ không dễ trình bày trước đám đông
nhưng sẽ để lại nỗi nhớ sâu đậm trong lòng người đọc...”
Trong bài Thơ tình Thành phố Hồ Ch í Minh, Nguyễn Thị Minh Thái
viết: “Ý Nhi có một lối thơ tình kín đáo, dịu dàng và đắm đuối như hoa quỳnh
hiếm hoi, nở muộn, chỉ nở một lần, thơm một lần và dâng hiến một lần vào thời
khắc ngắn ngủi vào giữa đêm”. Cách cảm nh ận này giàu thi cảm và sức gợi,
dường như đã “điểm” trúng một huyệt đạo thơ quan trọng của Ý Nhi. Đó là một
hồn thơ của đêm, trong đêm và tạo ra những đắm đuối, yên lặng của đêm. Một
đề xuất rất có giá trị.
Ở mảng này một lần nữa phải nhắc đến Chu Văn Sơn. Những nhận định,
bình giải về thơ Ý Nhi luôn được ông nghiên cứu sâu và đầy đủ. Lời nguyện cho
nỗi yên hàn là một bài viết rất tinh tế và sâu sắc về thơ Ý Nhi cả về nội dung
lẫn
nghệ thuật.
Cũng cần phải kể đến bài viết khá xuất sắc về thơ Ý Nhi của một tác giả
nữ đầy cá tính – Lê Hồ Quang - bài Thơ Ý Nhi hành trình trong lặng lẽ. Bài
viết đã đánh giá rất đúng mực những nét đẹp tâm hồn cũng như yếu tố trí tuệ
thông qua những triết luận về cuộc sống và con người rất riêng của Ý Nhi.
Những bài viết trên là nguồn tư liệu phong phú giúp khơi mở những luận
điểm cho đề tài Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng chính của luận văn là đặc điểm phong cách thơ Ý Nhi thông
qua những biểu hiện mang tính hình thức như ngôn ngữ, thể loại, kết cấu; đồng
thời cũng cố gắng tìm h iểu những nét triết luận đặc trưng của Ý Nhi như là một
điểm nhấn của phong cách về mặt nội dung.
Về phạm v i khảo sát, luận văn nghiên cứu thơ Ý Nhi qua các tập thơ đã
được xuất bản:
- Trái tim nỗi nhớ (1974)
- Đến với dòng sông (1978)
- Cây tr ong p hố - chờ trăng (1981)
- Người đàn bà ngồi đan (1985)
- Ngày thường (1987)
- Mưa tuyết (1991)
- Gương mặt (1991)
- Vườn (1999)
- Thơ Ý Nhi (2000)
- Thơ với tuổi thơ (2002)
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, hệ thống
Qua việc phân tích tác phẩm thơ cụ thể, phân tích những biểu hiện nghệ
thuật cụ thể chúng tô i tìm ra những nét đẹp đặc biệt, thường xuyên xu ất hiện,
có
tính tương đối bền vững của thơ Ý Nhi. Từ đó, chúng tôi cố gắng gọi tên những
nét riêng đó và đưa chúng vào một chỉnh thể có thứ tự, lớp lang.
- Phương pháp so sánh
Việc so sánh thơ Ý Nhi và các nhà thơ khác chắc chắn sẽ cho chúng ta cái
nhìn khách quan về tính độc đáo, riêng biệt của thơ bà.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Đặt thơ ý Nhi trên nhiều bình diện khác nhau để nghiên cứu, chúng tôi
mong nhìn thấy vẻ đẹp trọn vẹn của phong cách thơ Ý Nhi. Cụ thể, ở luận văn
này chúng tôi đặt thơ Ý Nhi trong cái nhìn mang tính mỹ học (chủ yếu ở quan
niệm về cái đẹp), và cái nhìn của văn hóa học (chủ yếu ở phương diện đời sống
xã hội) để làm nổi bật tính triết lý trong thơ Ý Nhi.
Ngoài ba phương pháp chính trên, chúng tôi còn sử dụng bổ sung thêm
thao tác thống kê, phân loại và áp dụng cách phân tích thi pháp học.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được phân
thành ba chương, triển khai các luận điểm như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương này khái lược những vấn đề cơ bản về nghiên cứu phong cách nghệ
thuật, giới thiệu cuộc đời sự nghiệp thơ Ý Nhi và lý giải sự hình thành phong
cách thơ Ý Nhi, bao gồm các tiểu mục như sau:
1.1. Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật
1.2. Các yếu tố định hình phong cách ng hệ thuật thơ Ý Nhi
1.3. Khái lược về các chặng đường sáng tác thơ Ý Nhi
Chương 2: Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ ngôn ngữ,
thể loại, kết cấu
Chương 2 cụ thể hóa những vấn đề đặt ra từ chương 1, phân tích, đánh giá
những đặc điểm nổi bật của thơ Ý Nhi trên các phương diện ngôn ngữ, th ể loại,
kết cấu, gồm các tiểu mục:
2.1. Phong cách sử dụng ngôn từ nghệ thuật
2.2. Phong cách nghệ thuật
2.3. Phong cách kết cấu
Chương 3: Phong cách ng hệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ triết luận về
cái đẹp và đời sống
Chương 3 khai thác chất triết luận trong thơ Ý Nhi qua cách nhìn về cái đẹp
và đời sống, gồm các tiểu mục:
3.1. Cơ sở nghiên cứu
3.2. Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ triết luận về cái đẹp
3.3. Phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi nhìn từ góc độ triêt luận về đời sống
Chương 1
CƠ SỞ NGHIÊN CỨU PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT VÀ CÁC
YẾU TỐ ĐỊNH HÌNH PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ Ý NHI
1.1. Cơ sở nghiên cứu phong cách nghệ thuật
Do tiếp cận đề tài trên bình diện phong cách của một tác giả chứ không
phải phong cách nghệ thuật nói chung hay p hong cách của các trào lưu, phong
cách dân tộc, phong cách thời đại nên luận văn không đi sâu trình bày lịch sử
những vấn đề lý luận về phong cách h ọc và những mối quan hệ đa dạng, phức
tạp của nó với các phạm trù khác của lý luận văn học. Ở phần này, chúng tôi chỉ
dừng lại ở việc lược thuật những quan niệm về phong cách. Trên cơ sở đó chúng
tôi tiến hành khảo sát, đối chiếu cụ thể vào văn bản nghệ thuật của Ý Nhi nhằm
hệ thống hóa những nét độc đáo, tiêu biểu, nhất quán, có ý nghĩa thẩm mỹ cao
trong sáng tác thơ ca của bà.
Trên thế giới quan niệm về phong cách lâu nay vẫn tồn tại dưới rất nhiều
định nghĩa khác nhau. Theo Khrapchencô trong Cá tính sáng tạo của nhà văn
và sự phát triển của văn học, có thể có trên dưới mười quan n iệm khác nhau về
phong cách. Tác giả đưa ra các quan niệm tiêu biểu của D.Likhachev,
A.Grogorian, V.Turbin, V.Jirrmunxki, V.Kôvalép, L.Nôvichencô, V.Đnéprov,
R.Yakobxưn…Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu: phong cách chủ yếu và trước hết
biểu hiện qua ý thức nghệ thuật, qua cách nhìn, qua cách cảm nhận thế giới độc
đáo của nhà văn…Với cách quan niệm này, ta thấy theo Khrapchencô phong
cách nghệ thuật liên quan rất sâu đậm với nội dung tư tưởng tác phẩm.
Ở Việt Nam, khái niệm phong cách được đề cập qua các tài liệu lý luận
thường dùng trong nhà trường như: Nhà văn – Tư tưởng – Phong cách của
Nguyễn Đăng Mạnh, Tìm h iểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều của
Phan Ngọc, Một số vấn đề thi pháp học của Trần Đình Sử, Con mắt thơ của Đỗ
Lai Thúy, Từ ký hiệu học đến ngôn ngữ học của Hoàng Trinh, Phong cách học
tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa, Văn học và học văn của
Hoàng Ngọc Hiến… Tất nhiên khi đề cập tới khái niệm này các tác giả thể hiện
những cách hiểu khác nhau về ph ong cách nghệ thuật. Chẳng h ạn Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi quan niệm phong cách chỉ thuần túy được biểu
hiện ở hình thức, qua hình thức tác phẩm [35]; hay Phan Ngọc thì cho rằng
phong cách được biểu hiện cả ở nội dung lẫn hình thức: phong cách là một chỉnh
thể nghệ thuật thống nhất các yếu tố nội dung và hình thức [73]; hay Từ điển
văn học tập 2 thì cho rằng phong cách biểu hiện thành những đặc điểm hình thức
nhưng những đặc điểm này có nguồn gốc từ trong ý thức nghệ thuật của nhà văn
nghĩa là hình thức phải mang tính nội dung [81]. Tuy mỗi người có các cách
quan niệm khác nhau về phong cách nhưng nhìn chung đều thống nhất ở một
điểm: Phong cách là thước đo tài năng và bản lĩnh của nhà văn trong sáng tạo
nghệ thuật [109].
Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu về phong cách nghệ thuật của
một tác giả, chúng tôi thấy: các nhà nghiên cứu dựa trên cơ sở các định nghĩa đã
có để từ đó thể hiện quan niệm về phong cách của mình tùy thuộc vào đặc trưng
riêng của nhà văn, nhà thơ mà mình nghiên cứu. Bằng cách này, chúng tôi đã
tổng hợp thành hệ thống những hiểu biết của mình về phong cách nhằm dùng nó
để tiếp cận các tác phẩm thơ Ý Nhi với tư cách là một chỉnh thể toàn vẹn làm nổi
bật phong cách nghệ thuật của bà.
Một số quan điểm nghiên cứu chúng tôi nhấn mạnh như cơ sở của đề tài,
bao gồm:
a) Khái niệm phong cách hay phong cách văn học, phong cách nghệ thuật
đã xuất hiện từ lâu trong sáng tác cũng như nghiên cứu khoa học ngữ văn. Phong
cách được viết theo tiếng Pháp là “Style”, tiếng Hy Lạp cổ đại là “Stylos”,
tiếng
La Tinh là “Stylus”. Ban đầu phong cách dùng để chỉ dụng cụ để viết, về sau
dùng để chỉ “nét bút” rồi sau cùng mang nghĩa là “cách viết”.
b) Ngày nay phong cách không chỉ được dùng trong lĩnh vực văn học
nghệ thuật mà còn được dùng phổ biến trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội. Nhưng dù ở lĩnh vực nào, phong cách bao giờ cũng là hệ thống
những đặc điểm tạo nên tính độc đáo của một hiện tượng, khu biệt hiện tượng
này với hiện tượng khác.[40]. Chính vì vậy chúng ta dễ dàng nhận thấy không
phải ai cũng có phong cách, không phải nhà thơ nào cũng tạo dựng được một
phong cách, một “khuôn mặt tinh thần” của riêng mình. Chỉ những nhà văn, nhà
thơ có tài năng, có bản lĩnh nghệ thuật, biết sử dụng các phương tiện hình thức
theo một cách nào đó rất riêng mà vẫn tạo được thể thống nh ất mang sức hấp
dẫn, khơi gợi mỹ cảm nơi người khác mới được xem là có phong cách.
c) Tuy phong cách có thể được xét ở nhiều cấp độ, trên nhiều bình diện,
nhưng trong nghiên cứu văn học, nghiên cứu về phong cách của một nhà văn,
một tác giả là quan trọng nhất. Bởi vì suy cho cùng, phong cách của nhà văn góp
phần làm nên đặc điểm phong cách của thời đại và phong cách của nhà văn luôn
luôn được thể hiện thông qua tác phẩm, làm nên phong cách của tác phẩm…
Chúng tôi xem phong cách của nhà văn chính là phẩm chất sáng tạo cao nhất
trong quá trình hiện thực hóa đời sống b ằng phương tiện ngôn từ nghệ thuật. Nói
như M. Gorki rằng: người nghệ sĩ cần lấy cái gì là của riêng mình …(bởi vì) một
người không có cái gì của riêng mình thì người đó chẳng có cái gì hết. Người
nghiên cứu phải đặc biệt chú ý những yếu tố được lặp đi lặp lại, những yếu tố
nổi
trội, những điểm-nhấn-sáng thường xuyên xuất hiện trong hệ thống tác phẩm với
sự bền vững, nhất quán ở tấ
t cả các yếu tố cấu thành nên nó khiến cho những
sáng tác của nhà văn đó có diện mạo, cốt cách riêng biệt, độc đáo không thể trộn
lẫn với bất kì ai khác.
d) Luận văn quan niệm phong cách nghệ thuật là một chỉnh thể không tá ch
rời giữa nghệ thuật và tư tưởng, giữa hình th ức và nội dung. Phong cách có vẻ
được nhìn thấy rõ hơn trên phương diện hình thức nhưng cái nền tảng triết học
của hình thức ấy vẫn là một nội dung rộng rãi, sâu xa. Vì vậy, cái cuối cùng của
phong cách vẫn là cái đẹp được thể hiện một cách độc đáo, làm nên “cốt cách”,
“khí chất”, “phong vị” của tác phẩm.
Nghiên cứu các lý thuyết về phong cách và soi chiếu vào các văn bản nghệ
thuật cụ thể, chúng tôi hiểu rằng phong cách được thể hiện trong suốt quá trình
hoạt động sáng tạo của nhà văn. Phong cách có thể được hình thành ngay từ lúc
nhà văn mới cầm bút và từ đây bắt đầu vận động, phát triển và chịu ảnh hưởng
của thế giới quan, của môi trường sống, của bối cảnh thời đại, của các nhà văn
mà họ yêu thích. Tuy nhiên cũng có nhiều nhà văn, nhà thơ khi bắt đầu cầm bú t
mới là lúc họ may mò, lựa chọn và dần định hình phong cách. Phong cách từ thế
tiềm năng được khơi dậy mạnh mẽ và phát tiết thành tài năng. Vì thế nên có rất
nhiều ý kiến thống nhất rằng: phong cách một mặt do tài năng bẩm sinh của
người nghệ sĩ, nhưng mặt khác quan trọng hơn là kết quả của quá trình đào luyện
lâu dài, quá trình lăn lộn trải nghiệm đời sống, quá trình tổng hợp và phát
triển
không ngừng nghỉ của tâm hồn, trí tuệ, công học hỏi và rèn luyện của nhà văn.
Phong cách được hình thành trên cơ sở tài năng nhưng nếu nhà văn không khổ
công lao động nghệ thuật thì tài năng ấy cũng dừng lại ở dạng tiềm năng và đôi
khi không được nhận ra hoặc đôi khi nhận ra nhưng lại không tránh khỏi sự mai
một. Để khẳng định được phong cách đòi hỏi nhà văn phải lao động nghệ thuật
một cách nghiêm túc, bền bỉ và say mê.
Trên cơ sở nhận th ức về phong cách như vậy, cùng với sự trợ giúp của các
phương pháp nghiên cứu, chúng tôi cố gắng vận dụng để tìm hiểu phong cách
nghệ thuật thơ Ý Nhi.
1.2. Các yếu tố định hình phong cách nghệ thuật thơ Ý Nhi
1.2.1. Hoàn cảnh xã hội – thời đại
Mối quan hệ giữa nhà văn và thời đại là mối quan hệ khăng khít, khó tách
rời. Điều này cũng giống như con người sống và hít thở bầu không khí ở miền
đất nào, ăn hạt g ạo, uống ngụm nước của vùng quê nào thì nói được cái giọng
của vùng quê ấy mà thôi. Đối với Ý Nhi thì sự ảnh hưởng của thời đại đến sự