Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại
2,459
890
91
40
Truyện Kiều hay phê bình phê bình văn học. Các nhà nghiên cứu miền
Nam, như trường hợp Nguyên Sa Trần Bích Lan khi nhìn lại cũng đồng ý
rằng: “Ý thức được sự thất bại của chúng ta, của những con người Hoàng
Ngọc Phách, Trần Trọng Kim, Nguyễn Bách Khoa trước Nguyễn Du,
những Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Hanh, Hoa Bằng, Nguyễn Sĩ Tế
trước Hồ Xuân Hương chúng ta cũng ý thức được cùng một lúc như một sự
đột khởi sáng lòe: Sự vượt bậc của thiên tài trên mọi hoàn cảnh, sự thành
công của tự do. (…) Sự thất bại đã bắt gặp trong khi tìm hiểu Hồ Xuân
Hương. Tìm hiểu nhưng không bao giờ đạt tới. (…) Ta phải đến với người
không thăm hỏi, gặp không tìm bởi vì tìm sẽ không giờ gặp được” [15;
tr.300]. Cũng vào khoảng thời gian đó, trong Việt Nam văn học sử giản
ước tân biên, Phạm Thế Ngũ cho rằng: “Ở đây nhà đạo đức (hay giả đạo
đức) có thể cho rằng tất cả là bởi trí tưởng tượng “hư đốn” của người đọc
cứ tự tạo ra một ám ảnh ma quái, chớ như về phía tác giả chỉ ngay tình tả
vật, họa cảnh. Sự thật thì cái nghệ thuật nghĩa đôi ở đây đã biểu hiện khó
mà phủ nhận được và đối với người đọc đến tuổi hiểu biết, nhất là người về
nam giới với bản năng tính dục tự nhiên, tất không tránh được sự liên tưởng.
(…) Gần đây có phái tân học đem triết thuyết phân tâm học của Freud để
cắt nghĩa sự bí ẩn ấy. Hồ Xuân Hương ở trong một tình trạng bị “dồn nén về
tình dục” vì không thỏa mãn nên giải thoát ra văn chương. Ông Nguyễn
Văn Hanh có lẽ căn cứ vào cuốn Giai nhân di mặc của Nguyễn Hữu Tiến
tả Xuân Hương là người “mặt rỗ hoa, da ngăm ngăm đen”, tức là xấu xí ít
được đàn ông để ý, tuy nhiên lại rất đa tình. (…) Tính dục không được thỏa
mãn hiện ra những ám ảnh dâm đãng rồi trút vào những bài thơ ma quái”
[21; tr.113 - 114] nhưng không thấy Phạm Thế Ngũ bình luận hay giải thích
gì thêm.
41
Trong những năm 1954 - 1975, ứng dụng lí thuyết phân tâm học vào
nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại ở miền Nam đáng kể nhất phải nhắc
tới công trình Ý niệm bạc mệnh trong đời Thúy Kiều của Đàm Quang
Thiện được Nam Chi tùng thư xuất bản năm 1965. Trong công trình mang
tính chất một chuyên luận nhưng hầu như không chia chương mục này, tác
giả đã vận dụng khá nhuần nhuyễn lí thuyết phân tâm học vào nghiên cứu
Truyện Kiều. Theo Đàm Quang Thiện, “Thúy Kiều có một “tiên thiên” rất
nặng về tình cảm. (…) Nó sẽ luôn là bối cảnh cho tất cả các biến cố liên
tiếp, hợp lại thành cuộc đời của người ấy” [33; tr.6 - 7]. Ông cho rằng
người tướng sĩ “gieo mầm “bạc mệnh” vào mảnh đất tình cảm phì nhiêu
của Thúy Kiều” [33; tr.8] là một biến cố quan trọng vì “từ cuối thế kỉ XIX
vào đầu thế kỉ XX, với sự nghiên cứu của nhiều nhà tâm lí học Tây Phương,
như Piere Janet ở Pháp quốc, Sigmund Freud ở Áo quốc,… người ta đã biết
ảnh hưởng vô cùng quan trọng của những biến cố xảy ra trong ấu thì đến
tương lai của cuộc đời” [33; tr.9]. Tuy nhiên, “cái ý niệm bạc mệnh mà
nàng tả trong nhạc phẩm của nàng rất khái quát, gần như trừu tượng, có vẻ
“sách vở”, và có thể nói là “trong sạch” [33; tr.15]. Chỉ sau khi viếng mả
Đạm Tiên thì Kiều mới đi vào “một quỹ đạo “bạc mệnh” chính xác hơn,
cụ thể hơn, thực tế hơn và cũng tàn nhẫn, bỉ ổi hơn” [33; tr.25]. “Sau khi
tảo mộ Đạm Tiên, Thúy Kiều sống với ám ảnh là suốt đời này sẽ phải “làm
vợ khắp người ta” mà không được làm vợ ai cả (…), đã sống với ám ảnh
“suốt đời nàng sẽ là một con đĩ” [33; tr.26 - 27] và “nàng đã Đạm Tiên
hóa chính nàng” [33; tr.30]. “Cái ám ảnh bạc mệnh của Truyện Kiều đã
thành sự thật trong một giấc chiêm bao, nghĩ là đã ăn sâu vào vô thức của
Thúy Kiều, đã đồng hóa với vô thức của nàng, đó là điều kiện ắt và đủ để
“mộng” thành thực, đó là một hiện tượng tâm lí - ảnh hưởng của những mặc
cảm trong vô thức đến những hành vi hữu thức trong đời sống - mà các nhà
tâm lí học phương Tây đã khám phá ra từ hậu bán thế kỉ XIX” [33; tr.35].
42
Đàm Quang Thiện đã lí giải “giấc mộng đoạn trường” của Thúy Kiều “rất
phân tâm học” bằng cách dựa vào Khoa học những giấc chiêm bao của
Signund Freud. Ông lí giải rằng: “Theo Sigmund Freud (...) linh hồn người
ta gồm 3 phần: Một là Bản ngã (Es) chứa đựng tất cả những bản năng do di
truyền cấu tạo nên, tương đương với Vô thức (Inconsaent) của các nhà tâm
lí học khác (...). Hai là Cá ngã (Ich), tương đương với Hữu thức
(Conscient), và không gì khác là ý thức tâm lí của mỗi người (...) làm cho
thực tại ngoại giới thích nghi được với những đòi hỏi của bản ngã. Ba là
Thượng ngã (Uber Ich) không gì khác là phần linh hồn mà ta thường gọi là
Lương tâm. Đó là hình ảnh một “Cá ngã lí tưởng” chứa đựng đầy những
“cấm đoán” (...), những “bổn phận” (...) Mỗi lần, Bản ngã đưa ra một ước
vọng trái với luân thường đạo lí hay trái với công ước xã hội thì ước vọng
ấy liền bị Thượng ngã đẩy lui (...) ẩn ở trong khu vực của vô thức, nghĩa là
cá nhân có ước vọng bị đẩy lui ấy không hay biết gì hết” [33; tr.41 - 42] và
“bản ngã của Thúy Kiều với tinh đoàn bạc mệnh ở trong trạng thái một
dung dịch quá bão hòa (...) cho đến khi gặp mả Đạm Tiên (...) lập tức, tất cả
dung dịch bạc mệnh quá bão hòa ấy kết tinh chung quanh tinh thể bạc mệnh
Đạm Tiên, thành một khối duy nhất là “mặc cảm bạc mệnh Đạm Tiên”,
chiếm tất cả bản ngã tức Vô thức của Thúy Kiều” [33; tr.43 - 44]. Con
đường phát triển của vô thức Thúy Kiều đi qua ba chặng: Mặc cảm bạc
mệnh, mặc cảm Đạm Tiên đến mặc cảm đoạn trường và mặc cảm đoạn
trường “giữ nhiệm vụ một định mệnh đối với Thúy Kiều” [33; tr.44 - 45].
“Cái Định mệnh mà Kiều chống đối không phải là cái Định mệnh của Siêu
hình học, mà là cái Định mệnh của Tâm lí học, cái Định mệnh của một mặc
cảm ngự trị tâm thức của một người, cũng có một sức mạnh toàn năng mà
Tam Hợp đạo cô đã nói ví với sức mạnh ma quỉ: Ma đưa lối quỉ dẫn đường
- Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi” [33; tr.48].
43
Đi vào ứng dụng lí thuyết phân tâm học, Đàm Quang Thiện phải ngó
quanh xem mọi người đã làm gì và ông không thể không nhắc tới Trương
Tửu (Nguyễn Bách Khoa) dù là nhắc đến với một thái độ thiếu tôn trọng và
ít bình tĩnh. Theo cách mà Đàm Quang Thiện ví von, “nếu trong xã hội
Pháp thế kỉ XVII, có những trưởng giả học làm sang thì trong xã hội Việt
Nam thế kỉ XX, có những thợ tiện học làm văn sĩ, và trong địa hạt phê
bình văn học, có những thứ văn sĩ ấy học làm lương y, để bắt mạch cho
những nhân vật tiểu thuyết. Đó là trường hợp của Nguyễn Bách Khoa khi
phê bình Nguyễn Du và Truyện Kiều” [33; tr.51]. Sau khi trích dẫn chừng
hai trang sách của Nguyễn Bách Khoa, ông “hạ” một câu “đầy sức nặng”:
“Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ tiếc công, tiếc thì giờ, tiếc giấy, tiếc mực
bằng công, thì giờ, giấy, mực, dùng để chép mấy dòng trên đây. Trong địa
hạt khoa học, nếu một kẻ ngu xuẩn nói với một nhà bác học rằng mặt trời rõ
ràng quay chung quanh Trái Đất, sáng mọc ở đằng Đông, chiều lặn ở đằng
Tây, không thể trái lại được, thì lẽ dĩ nhiên nhà bác học, không thèm đếm
xỉa đến. Tại sao, trong địa hạt văn học, ta lại cứ phải đếm xỉa đến những lời
ngu xuẩn tương tự như trên?” [33; tr.52 - 53] để đi đến khẳng định: “Thật
ra, Nguyễn Du chỉ mô tả triệt để sự tiến triển tâm lí của Mặc cảm Bạc mệnh
trong cuộc đời Thúy Kiều mà thôi” [33; tr.53]. Đàm Quang Thiện quy “giấc
mơ đoạn trường” thành một thứ “khuynh hướng bị đẩy lui không bao giờ
chịu nằm im trong bản ngã. Trái lại, luôn luôn chúng tìm cách hiện ra ở cá
ngã. Chúng bị lợi dụng mọi trường hợp nghỉ ngơi hoặc lơ đãng của Thượng
ngã, trong việc kiểm duyệt để ra khỏi Bản ngã và hiện ra ở cá ngã (...) trước
hết (...) dưới hình thức những giấc chiêm bao” [33; tr.54]. Kiều là người
tuyệt tài tuyệt sắc mà xã hội cũ lại không cho phép phụ nữ thi thố với đời
nên những ấm ức về đường công danh của nàng hiện ra dưới hình thức các
giấc mơ. “Vương Thúy Kiều chiêm bao thấy ở thế giới bên kia (…) có một
Hàn Lâm Viện dành riêng cho những thiếu nữ như nàng (…) chỉ dành
44
riêng cho nữ giới (…) để trả thù cái bất công không cho nữ giới dự vào Hàn
Lâm Viện của Triều Đình, trong đời sống thực sự của xã hội Trung Hoa
ngày trước. Cái Hàn Lâm Viện đặc biệt này chỉ dành riêng cho những bạn
gái sắc tài quán thế. Mà, theo định luật “Hồng nhan bạc mệnh” và định luật
“Tài mệnh tương đố”, thì giai nhân mà sắc tài quán thế thì số phận tất long
đong đến triệt để. Số phận long đong đến triệt để thì phải chịu nỗi đau đớn
đến đứt ruột ra từng khúc. Vì thế mà cái Hàn Lâm Viện đặc biệt của những
giai nhân bạc mệnh mới có cái tên là “Hội Đoạn Trường” [33; tr.58 - 59]
bên cạnh đó “Hàn Lâm Viện như “Tao Đàn Nhị Thập Bát Tú” của vua Lê
Thánh Tông, có một “Tao Đàn Nguyên Súy”, thì “Hội Đoạn Trường” của
Thúy Kiều cũng có một “Đoạn Trường Hội Chủ”, và lẽ dĩ nhiên, là một “Bà
Hội Chủ”. Hàn Lâm Viện nào cũng có một quyển sổ để ghi danh hội viên,
thì “Hội Đoạn Trường” của Thúy Kiều cũng có một cuốn sổ để ghi danh hội
viên, hội viên quá khứ cũng như hội viên tương lai, vì Vương Thúy Kiều có
tên trong sổ trước khi được chính thức nhận hội. Quyển sổ ấy được gọi là
“Sổ Đoạn Trường” (…). Hàn Lâm Viện nào cũng có một “tập kỉ yếu” để
ghi lại những văn tác và công tác của hội viên, thì “Hội Đoạn Trường” cũng
có một tập kỉ yếu như thế, gọi là “Tập Đoạn Trường” [33;tr.60 - 61] giúp
Thúy Kiều được hoàn toàn thỏa mãn những gì cuộc sống thực không thể
mang lại cho nàng và mặc cảm ám ảnh Thúy Kiều là “mặc cảm đoạn
trường” [33; tr.65]. Chính vì có mặc cảm này mà Kiều có những hành vi mà
chỉ có thể lí giải được khi ứng dụng lí thuyết phân tâm học. Việc Kiều và
Kim Trọng cầm tay nhau đến khi bố mẹ đi dự sinh nhật ngoại gia về được
hiểu là “Thúy Kiều không xử sự hợp tình hợp lí, là vì nàng bị Mặc Cảm
Đoạn Trường hướng dẫn. Nàng không như thiếu nữ khác, không có mặc
cảm, nên nàng không hành động như họ. Nàng phải xử sự khác họ, thì mới
hợp với trạng thái tâm lí đặc biệt của nàng. Trong thâm tâm nàng, Bản Ngã
của nàng đã tin tưởng tuyệt đối là nàng sẽ phải chịu một cuộc đời bạc mệnh,
45
thì Bản Ngã có Mặc Cảm Đoạn Trường của nàng phải ngấm ngầm thúc đẩy
nàng vào quĩ đạo Đoạn Trường, mà chính nàng cũng không hay biết gì hết.
Đó là một định luật Tâm Lí có hiệu lực như Định Mệnh vậy” [33; tr.69].
Theo lập luận của Đàm Quang Thiện, cơn gia biến khiến Kiều lỗi thề, “là
một dịp để Thúy Kiều thực hiện một hành vi ý chí. Một hành vi ý chí bao
giờ cũng đòi hỏi một nghị lực phi thường mới thực hiện được. (…) Thế mà
vẫn có những phê bình gia ngoan cố, luôn luôn có óc chống đối mọi ý kiến,
mọi người, cho rằng Thúy Kiều che đậy, sau sự hi sinh của nàng, tính dâm
dục và lòng ham mê một cuộc đời lấy sự thỏa mãn nhục dục làm tông chỉ!
Những phê bình gia, loại Nguyễn Bách Khoa này, đã “suy bụng ta ra
bụng người”, và gán cho Thúy Kiều những thú tính mạnh mẽ mà họ đã
nhận thấy trong chính người họ. Họ không đáng để chúng ta chú ý đến
những lời phê bình lập dị của họ” [33; tr.70 - 71] và ông “mong rằng, từ
nay trở đi, không phải nghe những kẻ tà dâm đầy lòng, gán cho Thúy Kiều
“điều tà dâm” mà họ nhận thấy nổi bật lên trong tính tình của họ nữa” [33;
tr.74 - 75]. Đàm Quang Thiện cho rằng, “sự hi sinh cao cả của Thúy Kiều
lại cũng là điều kiện duy nhất để nàng có thể hướng dòng sông cuộc đời của
nàng cho nó chảy vào bể khổ, như thế mới hợp với sự chi phối vô thức của
Mặc Cảm Đoạn Trường. Sự kiện này cho ta thấy một mặc cảm chi phối
đường lối hành động của một cá nhân có thể áp dụng một chiến lược rất tế
nhị, hướng lèo lái của Mặc cảm, hoạt động ngấm ngầm trong sâu thẳm Vô
thức, lại hợp với lí tưởng xã hội của đời sống Hữu thức của cá nhân ấy.
Điển hình là hành vi hi sinh “tình” cho “hiếu” của Thúy Kiều. Hành vi này
hợp với lí tưởng xã hội mà Kiều đang sống, nhưng nó cũng là điều kiện cần
thiết để đưa nàng vào cảnh đoạn trường mà Đạm Tiên đã trải qua” [33; tr.77
- 78]. Theo ông, “nếu Thúy Kiều tự tử được, thì tất cả công phu thực
nghiệm và nghiên cứu của các tâm lí gia Tây phương, từ Pierre Janet, qua
Sigmund Freund, đến Carl Gustav Jung đều vứt đi hết! Đâu có thể thế được!
46
Trong khi Hữu thức của nàng thúc đẩy nàng, vì lí tưởng “thác trong hơn
sống đục”, đâm vào cổ, thì Vô thức với Mặc Cảm Đoạn Trường ghìm tay
nàng lại, không cho dao đâm trúng vào chỗ phạm, nên nàng chỉ ngất đi thôi
chứ không chết được. Chúng ta đã nói đến định luật tâm lí không một ngoại
lệ nào, là “Khi Hữu thức và Vô thức xung đột với nhau thì Hữu thức chỉ là
một khoảng nhỏ, do giáo dục gia đình và công ước xã hội tạo ra, trong khi
Vô thức mông mênh chứa đựng tất cả kinh nghiệm của cuộc đời từ ấu thì
(Janet, Freud) và kinh nghiệm của toàn nhân loại từ thượng cổ đến nay
(Jung). (…) Mặc Cảm ấy thấy cần phải ảnh hưởng đến Hữu thức của Thúy
Kiều để sau này, nàng đừng quyết tâm tự vẫn nữa. Do đó mà có giấc mộng
Đạm Tiên thứ hai” [33; tr.83 - 84]. Chính vì Thúy Kiều là một người “sắc
sảo khôn ngoan” nên “Vô thức của nàng phải có một chiến lược “quỉ khốc
thần sầu” mới hướng dẫn được Hữu thức của nàng theo thúc đẩy của Mặc
Cảm Đoạn Trường, mà Hữu thức này vẫn tưởng là đã hoạt động đúng với ý
chí cương quyết thực hiện lí tưởng luân lí và xã hội” [33; tr.88 - 89] và
“giấc mộng Tiền Đường” đã hoàn thành xuất sắc công việc đó. Theo Đàm
Quang Thiện, nếu Đạm Tiên thực sự là người cầm nắm số phận của Kiều thì
Đạm Tiên phải biết rõ thời điểm Kiều tự trầm nhưng ở đây lại “có lòng chờ”,
nghĩa là “Đạm Tiên chẳng biết “cóc khô” gì về cảnh lưu lạc quê người,
bèo trôi sóng vỗ chốc mười lăm năm của Thúy Kiều cả! Đến đây chúng ta
có thể kết luận: Trừ sự kiện “hiển hiện cho xem” chứng minh là có một linh
hồn Đạm Tiên còn tồn tại sau khi thể xác của Đạm Tiên đã được “vùi hồng
một nấm, mặc dàu cỏ hoa, trải bao thỏ lặn ác tà” rồi, còn tất cả các biểu
hiện khác của Đạm Tiên chỉ là những sản phẩm của những giấc mộng
của Thúy Kiều thôi, nghĩa là những “hình thay thế” hay những “tượng
trưng” của Mặc Cảm Bạc Mệnh ngự trị trong Bản ngã của Thúy Kiều, theo
thuyết phân tâm của Freud” [33; tr.94 - 95] và “Mặc Cảm Đoạn Trường đã
“bịa ra” sự kiện “sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau”, để tiêu hủy ý chí
47
cương quết thác trong chứ không sống đục của Thúy Kiều. Thế rồi, lại
chính Mặc Cảm Đoạn Trường ấy đã đẩy dần nàng đến sông Tiền Đường,
cho hợp với lời tiên tri, mà vì nhu cầu, Mặc cảm ấy đã hoàn toàn tạo ra” [33;
tr.96 - 97]. Sở dĩ con sông đó nhất định phải là sông Tiền Đường là vì
“Thúy Kiều đã phải bán mình, phải hi sinh cả hạnh phúc của đời nàng, là
tình yêu Kim Trọng ngày nay và cuộc sống chung với chàng ngày sau, phải
dấn thân vào lầu xanh, cũng chỉ vì “tiền”. Lúc nàng tự tử để khỏi phải làm
đệ tử của thần mày trắng, hơn lúc nào hết, nàng phải oán “tiền” vô cùng, vì,
vì nó mà nàng phải kết liễu cuộc đời, giữa lúc nàng vừa bước chân vào thời
xuân, sắc, với đầy yêu - chiều, được kính nể. Do đó mà “tiền” đã là một
ngôi sao sáng trong tinh đoàn bạc mệnh, một hình ảnh bị đẩy lui mà toàn
thể làm thành Mặc Cảm Bạc Mệnh trong Bản ngã của nàng. Khi Mặc Cảm
này phải chọn một con sông để cho Thúy Kiều sẽ kết liễu cuộc đời ở đây,
để dựng lên một định mệnh, khiến nàng tin vào đấy mà đừng tự tử nữa, mà
nhẫn nhục chịu đựng cuộc đời đoạn trường sẽ đến với tin tưởng không có
phương cách nào tránh được, thì hình ảnh tiền nổi bật lên trong các hình
ảnh khác, đã làm cho Vô thức nàng liên tưởng đến sông Tiền Đường, mà
chọn con sông này. Thêm vào đấy, vì muốn tạo ra một “tiền định” đến
“Tiền Đường”, vì muốn tạo ra một “tiền đồ” đã được vạch sẵn bởi “nghiệp
má đào, kiếp liễu bồ” của nàng, mà Vô thức của nàng đã chọn sông Tiền
Đường, vì “Tiền” trong “Tiền Đường” đồng âm dị nghĩa với “tiền” trong
danh từ trỏ lí do đoạn trường của nàng là “kim tiền”, lại “Đường” trong
“Tiền Đường”, đồng nghĩa dị âm với “đồ” trong danh từ trỏ đối tượng mà
Vô thức của nàng đang tạo ra, là “tiền đồ”, “đường” cũng có nghĩa là một
đường đi (đường là bờ đê) như “đồ” vậy” [33; tr.100 - 102]. Bên cạnh đó là
“Tú Bà đã đưa Thúy Kiều vào con đường dẫn nàng đến sự phạm vào trọng
tội ấy, bằng một kĩ thuật vô cùng khoa học, khiến nàng tự dấn mình vào
“chốn đoạn trường”, (…) nàng trở nên con người có Mặc cảm Tội lỗi, (…)
48
ở vào tình trạng con nhà gia giáo, bỏ nhà theo trai, bị bắt quả tang” [33;
tr.123]. Cũng “vì bị chi phối bởi Mặc Cảm Bạc Mệnh nên nàng đã không
thấy rõ tính cách của Thúc Sinh, mới ngày đêm khuyên Thúc Sinh về thú
thực chuyện Thúc Sinh và nàng với Hoạn Thư. Nàng đã không ngờ là đã tự
đẩy chính nàng và người yêu nàng, như những miếng mồi ngon, vào miệng
một con sư tử đói! Một lần nữa, nàng đã tự hướng nàng vào con đường
đoạn trường, để rồi, một lần nữa, trở thành gái lầu xanh!” [33; tr.142]
rồi sau đó việc nàng xui Từ Hải ra hàng cũng “chỉ có thể giải nghĩa bằng
Mặc Cảm Bạc Mệnh phải hướng nàng đến điểm chót của con đường
đoạn trường của nàng, là sông Tiền Đường như chúng ta đã biết” [33;
tr.146] nhưng vì “đời tài hoa” phải tính từ tuổi cập kê đến tuổi ba mươi,
ngoài 30 tuổi, đời người con gái nếu còn “tài” thì không còn “hoa” nữa. Có
lẽ, vì thế mà Vô thức của nàng mới đưa nàng đến điểm cuối cùng của “đời
tài hoa bạc mệnh”, sau mười lăm năm đoạn trường” [33; tr.151 - 152] và
muốn thoát kiếp đoạn trường thì “nàng phải tự là phân tâm gia của chính
nàng” [33; tr.153 - 154] để tự chữa bệnh và đổi mệnh cho mình. “Nguyên
nhân cuộc đời “rặt những đoạn trường” của Thúy Kiều là do chính nàng tạo
ra, chính nàng “khư khư buộc lấy mình vào trong” một thứ “Tình” có sức
mạnh lôi cuốn nàng như “ma quỉ” vào “những chốn đoạn trường”, không
cho nàng “ở yên ổn, ngồi vững vàng” ở “những chốn thong dong”. Vậy cái
thứ “Tình” ấy là gì? Chính là “tình bị đẩy lui” thành Mặc Cảm Bạc Mệnh”
[33; tr.179 - 180]. Đồng thời Đàm Quang Thiện cho rằng: “Nếu như chúng
ta muốn tìm một nhan đề phụ cho “Đoạn Trường Tân Thanh” của Nguyễn
Du, thì chúng ta có thể để: “Đoạn Trường Tân Thanh, truyện một mặc
cảm tâm lí” [33; tr.185 - 186]. Như vậy, với ý thức ứng dụng phương pháp
phân tâm học một cách triệt để trong nghiên cứu của mình, Đàm Quang
Thiện đã “đụng tới” cả Freud, Janet và Jung… nhưng chủ yếu ông vẫn
hướng về Freud nhiều hơn. Tuy ông không tán thành cung cách làm việc
49
của Trương Tửu nhưng vì ứng dụng cùng một lí thuyết với Trương Tửu nên
đôi chỗ phát ngôn của ông không phải là không “đồng thuận” với ý tưởng
của người mà ông ghét cay ghét đắng, coi là có “thú tính (…) trong người”
[33; tr.71].
Năm 1966, trong Thành ngữ - điển tích - danh nhân từ điển Tập 1 do
mình tự xuất bản, tác giả Trịnh Vân Thanh cũng có nhắc đến phương pháp
phân tâm học trong nghiên cứu văn học. Đây là một bộ sách có sức hấp dẫn
nhất định ở miền Nam đương thời nên khi tập 2 chuẩn bị ra đời thì đã có
ngay nhà xuất bản nhận in với số lượng lớn. Trong Tập 1, Trịnh Vân Thanh
chia lịch sử tiếp nhận Truyện Kiều ra làm mấy chặng với các mốc là: 1. Từ
khi xuất hiện cho đến 1919, 2. Từ 1919 đến 1942 bắt đầu từ khi Phạm
Quỳnh ca ngợi Truyện Kiều trên tạp chí Nam Phong và 3. Từ 1942 đến
1959. Theo Trịnh Vân Thanh, ở chặng thứ 3 này “cuộc tranh luận này có vẻ
khoa học hơn, áp dụng phương pháp phê bình Tây phương. Đại diện cho
lớp người mới này có ông Nguyễn Bách Khoa. Ông phê bình độc đoán và
dùng duy vật biện chứng để thẩm định giá trị Truyện Kiều (…). Nguyễn
Bách Khoa, trong cuốn Văn chương Truyện Kiều đã phủ nhận giá trị văn
chương và nghệ thuật của quyển truyện; ông cho rằng cái hay của Truyện
Kiều có thể dùng phân tích để mổ xẻ, dùng khoa học để tìm cho ra ngọn
nguồn (...). Cả ba nhà phê bình [Đào Duy Anh, Hoài Thanh, Nguyễn Bách
Khoa] đều tỏ ra cực đoan. Thiên tài dù sao cũng có thể cắt nghĩa được, có
thể dùng phân tích để hiểu, nhưng có giới hạn. Nguyễn Bách Khoa đã đi
từ cực đoan này sang cực đoan khác, hoàn toàn dùng mổ xẻ khoa học để
hiểu một con người văn nghệ. Trong những nhận xét của ông có vẻ sắc sảo
nhưng phương pháp của ông máy móc quá, không thích hợp cho một công
việc đòi hỏi nhiều cảm thông, chủ quan hơn là khách quan” [30; tr.265 -
268]. Đánh giá việc nhiều người cho rằng thơ Nôm truyền tụng của Hồ
Xuân Hương “chứa chan những tính chất dâm đãng” và có người “dùng lối