Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại
2,411
890
91
20
Giám Sinh. Ông thấy, theo cách nghĩ của ông, “Kiều đã tính toán nhiều lắm,
đã giữ gìn thân thể không phải vì luân lí mà vì tư lợi “Nhị đào thả bẻ cho
người tình chung” là tiếng kêu rên của một xác thịt tà dâm đang nguyền
rủa cái luân lí đã lừa nó. Trong sự nhớ đến Kim Trọng lần đầu này của
Kiều, không có gì là yêu Kim Trọng, chung thủy với Kim Trọng cả. Nàng
chỉ yêu thân nàng, chung thủy với căn tính dâm đãng của nàng thôi!” [44;
tr.308] và xét về tâm lí sáng tạo nghệ thuật thì “Nguyễn Du viết ra không
chỉ để làm văn chương, không phải chỉ để diễn tâm sự, cũng không phải chỉ
để tả thời đại ông. Nguyễn Du viết Truyện Kiều là để tự giải thoát bằng
cách tự thực hiện mình ở các vai trò, ở các cảnh sống của vai trò, ở cái
sân khấu trên đó tấn trò đã diễn đủ hồi, đủ lớp” [44; tr.317] và “Nguyễn Du
đã đánh dấu được cá tính mình, thân thế mình, đẳng cấp mình, thời đại
mình, về cả ba phương diện: sinh hoạt, tư tưởng và tâm lí. Đó là một sinh
hoạt cằn cỗi và sáo loạn, một tư tưởng nhát hèn và ủy mị, một tâm lí tùy
thời và ích kỉ. Truyện Kiều là kết tinh của ba yếu tố suy đồi ấy” [44; tr.341].
Trong phần cuối công trình này, Nguyễn Bách Khoa như muốn đưa ra một
“tuyên ngôn khoa học” của riêng mình, và ta sẽ thấy ông làm vậy không chỉ
một lần - như một nét phong cách của ông, trong đó ông thể hiện bản thân
mình có “chủ ý làm sáng một phương pháp nghiên cứu và phê bình văn
học” là “phương pháp khách quan” trên cơ sở một thái độ “gác bỏ hết
những tình cảm riêng, những thành kiến và dư luận đã định giá thi sĩ kia
và thi phẩm kia, những oai quyền văn học đã làm hậu thuẫn cho sự định
giá ấy” [44; tr. 339]. Nguyễn Bách Khoa cũng chủ trương rằng: “Tôi bắt
đầu ở chỗ phải bắt đầu, nghĩa là dứt bỏ cái chủ quan của tôi. Bình sinh, tôi
vẫn tin rằng bất cứ vấn đề gì cũng là một vấn đề “toán pháp”. Vấn đề gì
cũng chỉ là một bài tính phải dùng toàn trí mà giải quyết, tình cảm không
ăn nhập gì vào đó hết. (…) Tôi đã cố gắng áp dụng óc khoa học trong công
việc nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều. Thành công hay thất bại là
21
tùy nơi thưởng thức và phán đoán của độc giả. Tôi chỉ đã làm hết nghĩa vụ
một nhà phê bình vẫn tôn thờ khoa học” [44; tr.340]. Đứng trên quan điểm
mácxit - theo sự tự định vị của ông - ông không nói ra nhưng thực sự đã
đứng về phe “nghệ thuật vị nhân sinh” khi tuyên bố: “Theo đấy, ta sẽ có
một nguyên tắc thiết thực để phê bình nhân vật và phê bình văn chương.
Thấy một người đi qua hay đọc một cuốn sách, ta sẽ phải hỏi một câu này
trước nhất: “Nó có ích gì không?” [44; tr.341]. Việc một số nhà nghiên cứu
trong giai đoạn sau coi Trương Tửu nói riêng và nhóm Hàn Thuyên nói
chung là “mạo nhận và xuyên tạc chủ nghĩa duy vật biện chứng” - và bản
thân Trương Tửu có lúc không tự nhận như vậy nhưng cũng có “tự phê” là:
“Trong hai tập tiểu luận văn học [Nguyễn Du và Truyện Kiều (1943), Văn
chương Truyện Kiều (1944)] này, tôi đã cố gắng phân tích và phê phán
Truyện Kiều theo quan điểm đấu tranh giai cấp. Nhưng vì hồi ấy trình độ lí
luận còn ấu trĩ, lập trường chính trị còn lệch lạc, tôi đã áp dụng phương
pháp phê bình văn học mácxit một cách phiến diện, gò ép, máy móc, nên đã
có những nhận định sai lầm căn bản khi tìm hiểu và phê bình tác phẩm của
Nguyễn Du” [43; tr.419] - thì vẫn cần một sự nhìn nhận, đánh giá cẩn trọng
và bình tĩnh hơn.
Năm 1943, trong Tâm lí và tư tưởng Nguyễn Công Trứ, Trương Tửu
vẫn trung thành với “đường lối” mà bản thân mình đã đề ra trước đó. Ông
vẫn giới thuyết rằng “khảo cứu văn tài (…) là khảo cứu theo phương pháp
duy vật biện chứng, là cái phương pháp khoa học cao nhất, hiệu nghiệm
nhất trong tư tưởng giới hiện đại của loài người. Ngày nay, phương pháp
khoa học phải là phương pháp duy vật biện chứng. Nếu không, nó sẽ
không phải là phương pháp khoa học nữa” [44; tr.579] nhưng lối phê bình
xã hội học của ông lại mang đậm chất phân tâm học. Để lí giải tại sao
Nguyễn Công Trứ “phung phí tâm hồn đa tình của mình không nhằm chỗ”
ông thấy cần “phải dò xét đến hoàn cảnh xã hội của Nguyễn Công Trứ lúc
22
thiếu thời” và kết quả là Nguyễn Công Trứ “đẻ và lớn vào khoảng thời
gian bắc cầu cuộc nội loạn Nam Bắc sang cuộc Đế chế (triều Nguyễn).
Thiếu thời của ông chính là giai đoạn quá độ giữa Phóng đãng và Trật tự
(nói riêng về địa hạt tình cảm). Ai đã nghiên cứu những xã hội sau thời
loạn đều nhận thấy rằng những người vừa ở cuộc khủng hoảng ra không
sao đủ năng lực dứt với những ảnh hưởng tai hại của cuộc khủng hoảng ấy
để thích ứng ngay với trật tự mới được. (…) Cho nên, lúc loạn lạc, bản
năng tính dục của cá nhân vụt phát ra như cơn lốc, không sức nào cản được.
Khi yên định rồi, thường thường sự phóng đãng tình dục cũng còn di tích
lại mãi. (…) Khoảng cuối thế kỉ XVIII ở xứ ta, trong thời Hậu Lê và Tây
Sơn, xã hội cũng bầy ra trạng huống phóng đãng ấy. Ảnh hưởng của trạng
huống này là kích thích và giải thoát bản năng tình dục. Dấu vết còn ghi
lại trong văn chương hồi đó, ở tác phẩm của ba thi nhân lỗi lạc và tiêu biểu:
Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du” [44; tr.625 - 626] rồi
ông đi đến kết luận: “Chất tình dục quả là súc tích ở con người, ở cuộc
sống và ở văn thơ Nguyễn Công Trứ” [44; tr.629].
Đương thời, cách nghiên cứu và phát ngôn của Trương Tửu thực sự
gây ấn tượng và cũng “gây hấn” với khá nhiều nhà nghiên cứu khác. Để
biện luận cho mình, ông xác định trước rằng: “Ai muốn phản đối thì đứng
trên miếng đất văn học mà phản đối. Tôi rất vui lòng bút chiến với những
người thành thực làm việc cho văn học” [44; tr.167] đặc biệt là trong công
trình Văn chương Truyện Kiều (1945) ông gần như duyệt lại một loạt ý
kiến trái chiều với mình trước đó. Trước tiên, ông khẳng định mình “không
“lặp lại” cái lối phê bình văn chương Truyện Kiều mà các nhà văn học xứ
ta vẫn thường dùng mỗi khi nói đến cái hay cái đẹp của Truyện Kiều” [44;
tr.343] đồng thời chỉ ra hạn chế của hai cách tiếp nhận Truyện Kiều mà
trong đó “một đằng quá thiên về phân tách, một đằng quá tin vào trực
giác: cả hai đều chỉ làm tối thêm, nát thêm sự “hiểu” Truyện Kiều. Đã
23
không “hiểu” được nó, đã tin rằng “cái đẹp” của nó là một chất huyền ảo
không thể giải thích được, tất nhiên người ta sẽ “nhận” nó như một thực thể
thiêng liêng bất hủ “không tiền tuyệt hậu”, tất nhiên người ta sẽ lấy sự “có
nó” làm một vinh dự quốc gia, lấy sự “tôn thờ” nó làm bổn phận cao quý”
[44; tr. 344]. Ông chủ động đối thoại với những người khác như Nguyễn
Văn Tố, Đinh Gia Trinh, Lê Huy Vân… “để từ nay về sau khỏi có sự hiểu
lầm” bởi theo ông, “các nhà văn học ấy đã mang sẵn một ý định chủ quan
khi bắt đầu nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều, rồi dụng tâm gò ép các
sự kiện, các tài liệu, các lí luận cho hợp với ý định chủ quan kia. (…) Điều
quan hệ ở đây, không phải là có hay không cái chủ quan kia khi nghiên cứu
và phê bình. Điều quan hệ là chủ quan ấy phản chiếu cái khách quan thực
tại nào trong hoàn cảnh xã hội đang phát triển” [44; tr.345]. Cũng trong
mạch đối thoại đó, ông làm một cuộc lịch duyệt lại lịch sử nghiên cứu
Truyện Kiều nói chung và “lịch sử phê bình các công trình nghiên cứu
Nguyễn Bách Khoa” nói riêng. Có lẽ trong lịch sử nghiên cứu và phê bình
văn học ở Việt Nam, ông là một trong số ít người đầu tiên lưu ý đến “lịch
sử vấn đề” - lưu ý đến một cách nghiêm túc - từ đó rút ra một số ý nghĩa
phương pháp luận cho công việc nghiên cứu của mình. Theo ông, “trước
khi nói đến giá trị nghệ thuật của Truyện Kiều, chúng ta hãy kiểm điểm lai
lịch nội dung của vấn đề Truyện Kiều, xem những người đi trước chúng ta
đã bước vào đó bằng ngõ nào ngách nào và đã ra khỏi đó bằng đường lối
nào. Sự phê bình nghệ thuật Truyện Kiều sẽ nứt ra ở ngay cái quá trình phê
bình những người đã phê bình nó” [44; tr.347] và từ đó “đi tìm một nguyên
tắc vững chãi làm nền tảng cho khoa phê bình văn học” [44; tr.366]. Đi
trích dẫn một đoạn dài “những lời giải thích cái hay của văn chương
Truyện Kiều in ra từ năm 1918” để “bạn đọc có tài liệu so sánh với các lối
bình luận Kiều từ năm 1918 về sau. Nếu các bạn theo dõi sự bình phẩm văn
Truyện Kiều qua mấy nhà học giả đứng đắn như Trần Trọng Kim (1926),
24
Đào Duy Anh (1943), Dương Quảng Hàm (1944), thì các bạn sẽ nhận thấy
rằng các phương pháp mà các nhà đó dùng để bình luận văn chương
Truyện Kiều vẫn là cái phương pháp đã dùng từ 1918. Cũng vẫn cái lối
phân tích những cách tả cảnh, tả tình, tả người, tự thuật, đàm thoại, dùng
chữ, dùng điển của Nguyễn Du, rồi thêm vào ít lời bình phẩm như: thật là
tài, thật là khéo, hoặc “xét tâm lí rất rành”… “bút pháp rất gọn gàng linh
động”… lời văn âm điệu du dương…” [44; tr.367 - 368]. Đương thời Hoài
Thanh cho rằng không thể phân tách được cái đẹp của Truyện Kiều bởi
chính nó là biểu thị của một thiên tài, mà theo quan điểm của Hoài Thanh
thì thiên tài là một cái gì huyền bí vì nó thuộc về địa hạt u ẩn của linh hồn,
của “tâm”, khoa học không thể nào giải thích được. Hoài Thanh chủ trương
“cái đẹp của Đoạn trường tân thanh, cái chất thơ bàng bạc trong cả quyển
truyện cần phải được cảm thấy một cách hồn nhiên. Cứ phân tách, cứ giảng
giải nó sẽ tan đi. Đến đây sẽ phải im hơi, phải nhẹ bước mới hòng nhận
thấy cái đẹp khi dịu dàng thùy mị, khi tráng lệ huy hoàng” đồng thời phê
phán: “Với ông Nguyễn Bách Khoa, cái gì cũng rõ ràng như hai lần hai là
bốn. Ông có ngờ đâu rằng sự thực huyền diệu hơn nhiều, nhất là khi sự
thực đó là con người Nguyễn Du. Ông đang tay phân tích con người
Nguyễn Du chẳng khác gì một nhà bác sĩ phân tích thây ma trong phòng
mổ xẻ. Thực là tàn nhẫn! Và cũng thực là thô thiển!..” [44; tr.369 - 370].
Trương Tửu, bằng niềm tin vào phương pháp khoa học của mình, đã phê
phán những người như Hoài Thanh rằng: “Những người tưởng mình có một
“trực giác” hiểu được sâu xa hơn các nhà khoa học, thực ra, chỉ là những
người lạc hậu chưa đoạn tuyệt được với cái lối “nhận thức” còn sót lại từ
những thời thái cổ” [44; tr.384] và tự cho rằng “Trong cuốn Nguyễn Du và
Truyện Kiều của tôi (đã xuất bản) có câu: “Truyện Kiều chỉ là kết quả của
những cái suy nhược trong cốt tính Việt Nam” (trang 338). Ở trang 342, tôi lại
viết: “Một xã hội ốm, một đẳng cấp ốm, một cá nhân ốm: Tất cả Truyện Kiều
25
là ở đó”. Tôi đã đến kết luận ấy sau khi nghiên cứu cái ý thức hệ được biểu
hiện trong Truyện Kiều. Lần này nghiên cứu cái hệ thống hình thức của
Truyện Kiều, tôi cũng vẫn lại thấy đi đến kết luận ấy. Ý thức của nghệ sĩ quy
định hình thức của tác phẩm này cho sự suy nghĩ của những ai đã tưởng nhầm
rằng giá trị một tác phẩm thật là chặt chịa. Tôi thành thực hiến câu kết luận
chỉ là một giá trị kĩ thuật, một giá trị về hình thức” [44; tr.412] đồng thời
khẳng định chắc chắn rằng “Truyện Kiều là một thứ văn chương đã ở một vị
trí phản tiến hóa lúc đương thời của Nguyễn Du. Nó chứa chan một chất tàn
héo, tiêu ma (chất thơ). Nó là kết tinh thần của một chặng đường suy đồi nhất
trên tràng kì tiến hóa của cá tính Việt Nam. Cái đẹp của Truyện Kiều ngày
nay chỉ những tâm hồn muốn thụt lùi mới có thể thưởng ngoạn được” [44;
tr.416]. Có thể nói những năm 1930 - 1945 là giai đoạn Trương Tửu viết được
nhiều hơn cả trong sự nghiệp nghiên cứu phê bình của mình. Nhìn từ tiến trình
phát triển của việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong nghiên cứu văn học
Việt Nam trung đại giai đoạn này, những điểm yếu và điểm mạnh của Nguyễn
Văn Hanh và Trương Tửu gần như giống nhau, có khác chăng là ở Trương
Tửu mọi chuyện đồ sộ hơn, lớp lang hơn và cũng “hùng biện” hơn, nó thực sự
hấp dẫn nhưng không khỏi khiến người nghe có lúc nghi hoặc thậm chí có ý
muốn tranh luận, phản đối. Kinh dịch có câu: “Bất xuất hộ đình, vô cữu”
(Không ra khỏi sân ngõ thì không có lỗi). Có thể thấy “lỗi” của Trương Tửu là
ông “ra khỏi sân ngõ” quá nhiều và quá hăng hái với lòng nhiệt thành ít ai bì
kịp trong khi nhiều người khác chọn giải pháp an toàn là thỏa mãn với việc
“tắm ao nhà”. Những “vết xe đổ” và “quán tính văn học” của các ông cũng sẽ
kéo theo một số “tàn dư” ở chính bản thân các ông (như trường hợp Trương
Tửu) và trong nghiên cứu của người khác (như trường hợp Văn Tân, Nguyễn
Đức Bính, Đàm Quang Thiện, Trịnh Vân Thanh, Thanh Lãng…) trong giai
đoạn sau.
26
CHƯƠNG 2:
NHÌN LẠI VIỆC ỨNG DỤNG LÍ THUYẾT
PHÂN TÂM HỌC TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
VIỆT NAM TRUNG ĐẠI GIAI ĐOẠN 1945 - 1975
2.1.Nhìn lại việc ứng dụng lí thuyết phân tâm học trong
nghiên cứu văn học Việt Nam trung đại giai đoạn 1945 - 1975 ở
miền Bắc
Trong suốt 30 năm 1945 - 1975, lịch sử dân tộc liên tiếp trải qua hai
cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Trong khoảng thời gian đó,
tình hình kinh tế - chính trị - xã hội đã tác động nhiều đến tình hình nghiên
cứu văn học tại Việt Nam và việc phân vùng Nam - Bắc trong giai đoạn
này có những cơ sở nhất định của nó.
Ở miền Bắc, sau 1945, do điều kiện của cuộc kháng chiến chống Pháp,
một số phương pháp nghiên cứu trước cách mạng vẫn còn được sử dụng và
phương pháp phân tâm học nằm trong số đó. Năm 1951, trong công trình
Văn nghệ bình dân Việt Nam, Trương Tửu vẫn kiên trì ứng dụng lí tuyết
này vào nghiên cứu văn học dân gian và những tác giả mà ông cho là “có
tính chất bình dân”. Theo ông “đặc tính nghệ thuật của văn nghệ bình dân
Việt Nam” là “lồng trong một cái khung “dâm”. Nhất là truyện tiếu lâm
thì hoàn toàn lấy sự dâm làm xương sống của mọi cốt truyện, mọi hành vi,
mọi nhân vật. Hình như về điểm này người bình dân Việt Nam bị ẩn ức
thái quá cho nên mới phản ứng lại táo bạo như vậy. Một phần lớn ca dao,
toàn thể tiếu lâm, rất nhiều câu đố mà người ta gọi là “tục”, cả đến lối chửi
rủa của người đàn bà bình dân, nữ sĩ Hồ Xuân Hương, vô số thơ ca không
kí tên tác giả đã Xuân Hương hóa… chứng minh rằng cái “giống”, sự
“đực cái” quả là một kính tam lăng, sự vật bên ngoài phải chiếu qua đó mới
lọt được vào đầu óc người bình dân Việt Nam.
27
Theo các nhà nhân chủng học như Letorneau, thì ở xứ bán khai nào
cũng có một nền văn chương huê tình - nhất là thơ. Và thứ thơ dâm ấy
thường thường là sản phẩm của phụ nữ. Nữ sĩ huê tình ở các dân tộc Phi
Châu chiếm một số lượng khá lớn. Phải chăng đó là kết quả của hiện
tượng ẩn ức mà Freud đã khám phá ra? Vì ở những dân bán khai, sự giao
thiệp trai gái bị quy định gắt gao (có những cấm kị riêng về mục đó) nhu
cầu sinh lí bị kìm hãm (phụ nữ lại càng bị kiềm chế khe khắt) nên văn thơ
dâm phát sinh như một sức phản động lại xã hội chăng?” [44; tr.834 - 835].
Xét về các nghệ sĩ “đã tiêu biểu được một phần nào ý thức, thiên tư nghệ
thuật của bình dân” Trương Tửu chọn ra ba người là: Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Khuyến, Tú Xương, trong đó “Hồ Xuân Hương là một thiên tài đặc
biệt Việt Nam và bình dân. Thiên tài ấy phát hiện ra ở ba đặc tính: trữ tình,
trào phúng, huê nguyệt. Thơ Hồ Xuân Hương trữ tình đến ai hoài, trào
phúng đến cay chua, huê nguyệt đến dâm đãng (dâm đãng hiểu theo nghĩa
khoa học chứ không theo nghĩa luân lí). Trong ba đặc tính ấy, cái dâm là
căn bản não trạng Hồ Xuân Hương. Hai đặc tính kia cũng nảy nở dưới
ánh sáng của cái dâm đó.
Ta có thể nói như thế này: Cái nhãn quan độc nhất của Hồ Xuân
Hương về sự vật là một nhãn quan dâm. Mọi sự, mọi vật đều hiện ra, dưới
mắt nàng, ở hình thù một cái giống (đực hay cái) hay một tác động thuộc về
giống. Nàng hình dung thế giới là sự thể hiện muôn hình vạn trạng của đực
cái, của giao cấu, của khoái lạc tình dục. Hạnh phúc Hồ Xuân Hương là cả
một trạng thái động tình không ngớt” [44; tr.841]. Dựa vào những mảnh vỡ
tiểu sử và số tư liệu ít ỏi về nữ sĩ họ Hồ, ông nhanh chóng “hình dung” và
“lập hồ sơ lưu” với một thái độ không phải là không có lúc “rụt rè” để chia
cuộc đời bà thành ba chặng:“Hồi nhỏ và thiếu thời, Hồ Xuân Hương sống
cuộc đời một cô gái quê tương đối nghèo. Nàng xuất thân ở một tầng lớp
bình dân. Điều này rất quan trọng. Nó giúp ta biết tâm hồn Hồ Xuân Hương
28
bắt rễ khá sâu ở đời sống văn nghệ bình dân. Nàng không còn xa lạ gì với
những câu hát, ca dao phong tình, với những truyện tiếu lâm, với những
câu đố “thanh mà tục, tục mà thanh” - nhất là “tục mà thanh” (…). Não
trạng Hồ Xuân Hương bị khuôn đúc trong cái ảnh hưởng quyết định ấy. Lối
tả sự vật diễn đạt tâm tình cũng như lối biểu hiện và phô diễn của nàng đều
mang nặng dấu ấn sâu sắc của thể cách bình dân đó” [44; tr.842 - 843];
“Tuổi thanh niên của Hồ Xuân Hương tắm gội trong hoàn cảnh xã hội suy
đọa (…). Lòng khát sống, thèm hạnh phúc ở người đàn bà phiêu lưu đó, kết
tinh lại thành một ham muốn nhục tình sôi nổi. Đời Hồ Xuân Hương, tựu
trung, chỉ là một sự tìm chồng. Lẽ dĩ nhiên, trong sự kết tinh ấy, tính chất
đặc biệt của cơ thể nàng, của di truyền cũng có tham dự một phần khá lớn.
Nhưng về điểm này ta không có tài liệu để nghiên cứu nên không nói rõ
được. Có điều chắc chắn là: Trong một thời như thế, người đàn bà sống
một cuộc đời như thế thì không sao tránh được ảnh hưởng của hoàn cảnh
về phương diện phát triển tình dục. Cái hình ảnh một thiếu nữ dâm đãng,
xuân tình sớm động, chạy theo mộng lứa đôi tràn trụa những nét nhục dục
hưởng khoái lạc xác thịt đến đã đời, rồi chán chường rên xiết ai oán vì bất
mãn - tôi muốn nói đến cô Kiều của Nguyễn Du - hình ảnh đó cũng được
cấu tạo trong thực tế của thời Hồ Xuân Hương. Nó phản ảnh một cái có
thực trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XVIII” [44; tr.843]; “Lúc đứng tuổi
và xế bóng, Hồ Xuân Hương sống bất mãn trong một xã hội đang được
triều Nguyễn dựng lại nền nếp phong kiến chặt chẽ. Tâm hồn phóng đãng,
tính nết lằng tằng, đời sống lung tung của Hồ Xuân Hương đã nghẹt thở
trong trạng thái xã hội phong kiến khôi phục ấy. (…) Sự ẩn ức sinh lí và
tâm lí, ở Hồ Xuân Hương, càng thêm nặng nề” [44; tr.844]. Dù cho Trương
Tửu cố gắng “cài” ở đoạn kết rằng: “Cái cười, cái buồn, cái nhớ, cái giận ở
thi sĩ đều có tính cách tiếu lâm, câu đố, ca dao huê nguyệt và đều chống
29
đối tục lệ hay ý thức hệ phong kiến” [44; tr.848] thì vẫn không thể gỡ bỏ
dấu ấn của phương pháp phân tâm học trong công trình nghiên cứu này.
Năm 1956, trong công trình Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du,
Trương Tửu làm một cuộc tổng duyệt lại giá trị của Truyện Kiều dưới góc
nhìn giai cấp và trong đó ông không thể không nhìn lại công việc của
những người nghiên cứu trong giai đoạn trước - bao gồm cả bản thân mình.
Như chúng ta đã nói đến ở trên, ông “phản tư” không thương tiếc với
những gì viết ra trước đây, cho rằng hai cuốn Nguyễn Du và Truyện Kiều
(1942) và cuốn Văn chương Truyện Kiều (1945) dù “đã cố gắng phân tích
và phê phán Truyện Kiều theo quan điểm đấu tranh giai cấp” nhưng vì
“trình độ lí luận còn ấu trĩ, lập trường chính trị còn lệch lạc” nên “đã áp
dụng phương pháp phê bình văn học mácxit một cách phiến diện, gò ép,
máy móc”, nên “đã có những nhận định sai lầm căn bản khi tìm hiểu và phê
bình tác phẩm của Nguyễn Du. Từ sau Cách mạng tháng Tám, được học
tập thêm lí luận văn nghệ Mác - Lê nin - Mao Trạch Đông” ông “đã nhận
thấy những điều sai lầm trong quyển Nguyễn Du và Truyện Kiều”. Trong
giáo trình văn học sử Việt Nam giảng ở Dự bị đại học và Đại học Sư phạm
giai đoạn 1952 - 1955 ông “đã có dịp chỉnh lí lại những điều ấy” đồng thời
“tiếp thu ý kiến ông Trường Chinh” ông “tự nghĩ đã tìm thấy cái lí do khiến
nông dân Việt Nam say mê Truyện Kiều từ trước đến giờ (…) là: Tác giả
Truyện Kiều, đứng về phía các tầng lớp nhân dân chống phong kiến ở
đương thời, đã phản ảnh trung thành và ca tụng nhiệt liệt một cuộc khởi
nghĩa vĩ đại nhất của nông dân Việt Nam trong lịch sử - cuộc khởi nghĩa
Tây Sơn với tất cả những ưu và nhược điểm của nó” [44; tr.419]. Xác định
trước “Tập tiểu luận này là một thí nghiệm giải thích và phê phán Truyện
Kiều theo quan điểm nói trên” [44; tr.420], bản thân Trương Tửu - giống
như một số nhà nghiên cứu đương thời - đã phủ nhận mình khá triệt để và
ông nhìn mình như một người khác. Ông coi Nguyễn Du và Truyện Kiều