Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm của tùy bút trong Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
133
942
102
hầu như trong hai tập tùy bút Sông Đà và Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi và trở thành đặc
trưng cho
phong cách nghệ thuật của ông. Phân tích hai tác phẩm tiêu biểu trong hai tập
tuỳ bút đó
chúng ta thấy rõ – với Nguyễn Tuân, chuyện này gợi chuyện kia, cảm xúc bao giờ
cũng có
sự chuyển hướng nhờ vào thao tác liên tưởng hết sức thú vị.
Trong Có ba phi công Mĩ đi bộ trong chợ hoa sơ tán ( trong tập Hà Nội ta đánh Mĩ
giỏi)
Trong tùy bút này, nguời đọc không chỉ biết trong một buổi chợ hoa sơ tán Hà Nội
có
ba phi công Mĩ đi bộ, người đọc còn biết nhiều hơn nữa. Bắt nguồn từ sự việc có
ba người
Mĩ bị ta bắt sống “nhưng mà ở chợ hoa sơ tán Đường Thành sắp sửa đón cái tết
tưng bừng
Mậu Thân, tôi đã thấy ba người khách lạ của chợ hoa.”[84/110], Nguyễn Tuân đã
dẫn dắt
người đọc qua biết bao sự kiện, biết bao cảm xúc. Ông giúp ta nhớ đến tội ác của
giặc Mĩ đã
rải xuống trên khắp đất nước Việt Nam, lại nhớ đến những đêm xuân ở Hà Nội, Huế,
Sài
Gòn, đến những ngày “Xuân lửa Mậu Thân Sài Gòn cháy to vào đêm 31 tháng giêng
1968”[84/115], và mùa xuân cách đó 179 năm, mùa xuân mà quân Tôn Sĩ Nghị “chết
vô
thiên lủng”. Lịch sử của những mùa xuân đó khiến cho nhà văn “cũng ít muốn ngủ”
và
“trong lòng thấy thật sự có một nỗi niềm hồi xuân”. Không dừng lại đó, Nguyễn
Tuân đưa
người đọc đến cái khí thế sục sôi của những người dân Mĩ chống Mĩ – những sự
kiện trên đất
nước Mĩ xa xôi ấy lại làm dấy lên những dòng cảm xúc mới. Quá khứ trôi qua, ông
lại đưa
người đọc trở về với hiện tại – về với ba tên giặc vẫn đang đi bộ trong chợ hoa
sơ tán Hà
Nội, nhà văn dành rất nhiều câu hỏi để hỏi về hiện tại – tương lai của ba con
người ấy “Đang
làm gì? Đang hô gì? Đang nghĩ gì?”[84/120], nhưng dòng cảm xúc của tác giả không
phải là
băn khoăn, trăn trở mà đó là sự giễu cợt, mỉa mai về tình cảnh bi hài của ba kẻ
cướp nước.
Cảm xúc nhà văn lại chuyển hướng về đất nước, về cái Tết cổ truyền, về những hi
vọng của
tương lai tươi sáng…. Sự việc này cứ gợi liên tưởng đến sự việc kia, làm cho
mạch cảm xúc
tuởng như không bao giờ dứt, tuy nhiên đó không phải là sự tản mạn, lan man mà
các sự
kiện được nói đến có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá khứ - hiện tại – tương
lai cứ thế
đan xen, cài lẫn vào nhau vô cùng chặt chẽ mà cũng rất sinh động. Chúng ta nhận
ra cảm xúc
của nhà văn cũng được định hướng rất rõ ràng, cảm xúc đó không phải chỉ bắt
nguồn từ trái
tim mà chính các sự việc khách quan đang được nói đến đã làm lay động tình cảm
của tác
giả.
Trong Người lái đò sông Đà (trong tập Sông Đà), kết cấu liên tưởng được sử dụng
ở
chỗ nhà văn miêu tả con sông Đà bằng nhiều liên tưởng thú vị giữa thiên nhiên
với thiên
nhiên, thiên nhiên với con người. Miêu tả cảnh sông Đà hung dữ nhưng nhân văn
hơn, nhà
văn muốn gợi lên ở người đọc suy nghĩ về sức mạnh của con người “Con sông Đà
thật dữ,
thật lớn và lớn hơn nữa là những người lao động chở đò, kéo đò thắng cái thiên
nhiên không
bình thường của một con sông Tây Bắc hiểm trở.”[86/69]. Nhìn theo đoàn thuyền
khảo sát
trên sông Đà, nhà văn lại càng “vấn vương với sông Đà, với tất cả những triển
vọng sông Đà,
với tất cả những người lái đò năm xưa và năm sau đây của sông Đà”[86/82], cũng
từ đó gợi
cho nhà văn suy nghĩ rất ý nghĩa, rất sâu sắc “Ở đâu có sông có nước lớn thường
trội lên
những dấu hiệu của cuộc sống văn hóa, trội lên những hình ảnh của văn
minh”[86/83]…
Qua hai ví dụ trên ta thấy, đối với Nguyễn Tuân việc sử dụng kết cấu liên tưởng
như là
một đòi hỏi tất yếu về mặt nghệ thuật để phù hợp với mạch nguồn cảm hứng của
ông. Ông
sử dụng kết cấu liên tưởng bằng cách kết hợp, đan cài thời gian quá khứ - hiện
tại - tương lai,
khi lồng ghép, khi dồn nén, khi dàn trải để cho sự việc này kết nối sự việc kia,
cảm xúc vì thế
cũng trở nên tự nhiên, không gượng ép, không lộ liễu, người đọc cũng không bị
hụt hẫng khi
tác giả thay đổi cảm xúc. Nguyễn Tuân cũng hay sử dụng thao tác liên tưởng để
câu văn nói
riêng, mạch văn nói chung trở nên hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn.
Kiểu kết cấu liên tưởng cũng trở thành kết cấu chủ đạo trong tuỳ bút Nguyễn
Trung
Thành trong Đường chúng ta đi, từ một điệu dân ca nghe được trong đêm trước ngày
ra trận,
tác giả liên tưởng đến sức mạnh của dân tộc, bản lĩnh dân tộc, về nỗi đau dân
tộc, lòng căm
thù và cả về ý chí vươn lên của con người Việt Nam. Hay từ một mái tóc thề của
một người
con gái, Nguyễn Trung Thành đã đưa người đọc trở về với những tháng ngày đau
thương của
mẹ con Hoa, của những người dân vô tội, nhưng tha thiết hơn, sâu sắc hơn đó là
những suy
nghĩ, những lí giải của tác giả về cuộc chiến đấu này – cuộc chiến đấu cho lẽ
phải, cho sự
sống còn của một dân tộc và gần gũi hơn là cho cả những mái tóc thề. Bởi một lẽ
“Chúng ta
ra đi từ giữa bùn đen và đau thương. Chúng ta ra đi từ chỗ chưa phải là con
người”, thế nên
“Muốn làm người thì phải đổ máu. Bởi vì muốn làm người thì nhất thiết phải chiến
thắng.”
Để rồi tác giả phải thốt lên “Kì diệu thay là cuộc chiến đấu của chúng
ta.”[73/145].
Những tùy bút trong tập Hôm nay chúng ta ra trận của Khánh Vân cũng sử dụng kiểu
kết cấu liên tưởng. Kết cấu này cũng giúp cho các tùy bút của Khánh Vân có một
bề sâu
trong cách nhìn sự việc, con người. Với dòng cảm xúc đa dạng được bộc lộ của tác
giả đã tác
động một cách mạnh mẽ lên người đọc, giúp người đọc hiểu được hơn những tâm tư,
tình
cảm của nhà báo tài năng này.
Một điều người viết muốn nói thêm, trong các tùy bút, bút kí 1954 – 1975, rất ít
khi
các tác giả sử dụng độc nhất một kiểu kết cấu mà thường có sự kết hợp các kiểu
kết cấu khác
nhau. Lấy một kiểu kết cấu làm kết cấu chính, các tác phẩm có thể triển khai
thêm hai hay ba
kiểu kết cấu nữa để triển khai sự việc hay bộc lộ cảm xúc. Điều này được thể
hiện rất rõ
trong các bút kí của Chế Lan viên, Anh Đức, Nguyễn Thi, trong tùy bút Nguyễn
Tuân… qua
đó tạo được hiệu quả nghệ thuật rõ nét, đồng thời thấy được tài năng của nhà
văn.
Nói tóm lại, kết cấu thuộc mặt hình thức của tác phẩm, đó là sự tổng hợp các
hình thức
nghệ thuật để tạo thành một hệ thống. Nhờ kết cấu mà các yếu tố nghệ thuật được
làm nổi
bật, cũng từ đó người đọc tiếp cận được với nội dung tác phẩm một cách dễ dàng.
Lựa chọn
kết cấu là kết quả của nhận thức thẩm mĩ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực
tại, tùy
thuộc vào nguồn cảm hứng, cảm xúc của tác giả, đối tượng khách quan,… Vượt qua
được
cái khó của thể loại, các nhà văn đã lựa chọn được những kết cấu phù hợp tạo cho
các tùy
bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 có một sức hấp dẫn riêng và có dấu ấn trong
văn học cách
mạng Việt Nam.
*** Những đặc sắc nghệ thuật này đã giúp nhà văn chuyển tải đầy đủ, trọn vẹn
những
nội dung, những thông điệp muốn gửi tới bạn đọc. Có thể nói, đây là những yếu tố
đã làm
nên sự khác biệt của tùy bút, bút kí 1954 – 1975 so với các tác phẩm cùng thể
loại giai đoạn
trước và sau nó. Với quan điểm Đảng đề ra - văn học phục vụ chính trị, cổ vũ
chiến đấu,
nhưng các tác phẩm không hề khô khan, sống sượng, trái lại rất hấp dẫn, sinh
động nhờ vào
những yếu tố nghệ thuật trên, qua đó cũng phủ nhận một số ý kiến cho rằng văn
học 1954 –
1975 đã phải hi sinh tính nghệ thuật, hi sinh cá tính nghệ sĩ để phục vụ cách
mạng. Thời gian
trôi đi, những tùy bút, bút kí nói riêng, văn học cách mạng 1954 – 1975 nói
chung vẫn khẳng
định được giá trị của mình trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc.
KẾT LUẬN
Với tất cả những gì đã nghiên cứu, sau đó trình bày, phân tích, nhận xét, đánh
giá về
tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, chúng
tôi đưa ra
những kết luận sau:
Hiện thực lịch sử đất nuớc Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 với nhiều biến động đã
khơi nguồn cho các sáng tác văn học nói chung, thể loại tùy bút, bút kí nói
riêng. Hiện thực
lịch sử đã tạo nên diện mạo tùy bút, bút kí văn học giai đoạn này, có thể phân
chia ở hai
phạm vi: tùy bút, bút kí những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội và tùy bút, bút kí
viết về
chiến tranh chống Mĩ cứu nước.
Thừa nhận vai trò, vị trí của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam.
Là hai
thể loại chủ lực của kí, với tính chất nhanh nhạy, kịp thời, và giàu cảm xúc,
tùy bút, bút kí đã
làm nổi bật hiện thực đất nước trong suốt hơn hai mươi năm với tinh thần phản
ánh hiện thực
một cách trung thực nhất, đồng thời các tác phẩm mang đậm dấu ấn nghệ thuật của
văn học
cách mạng giai đoạn này.
Trong tùy bút, bút kí 1954 -1975 bức tranh hiện thực hiện lên vô cùng phong phú
và
sinh động, trở thành đặc điểm nội dung lớn nhất, được biểu hiện qua các phương
diện: Hiện
thực đất nước, Hiện thực con người và Sự hiện diện của cái tôi trần thuật.
Trong bức tranh hiện thực đất nước, các tác giả đã miêu tả nổi bật một đất nước
hoà
bình với niềm vui dựng xây. Không dừng lại ở đó, đất nước còn hiện lên với nỗi
đau trước sự
xâm lược của Mĩ – thể hiện một cách nhìn mới, chân thật về đất nước, khác với
những thể
loại khác. Nhưng đồng thời cũng thấy được bản lĩnh, sức mạnh anh hùng, sự hồi
sinh của đất
nước.
Trong bức tranh hiện thực con người, các nhà văn đã tập trung hướng ngòi bút của
mình vào con người anh hùng trong lao động xây dựng xã hội chủ nghĩa, con người
anh
hùng trong đấu tranh. Một hình ảnh đặc biệt cũng rất được các nhà văn quan tâm
và thể hiện,
trở thành hình ảnh đặc trưng trong tùy bút, bút kí viết về chiến tranh đó là bộ
mặt của kẻ thù
hiện lên rất sinh động, đối lập hoàn toàn với con người anh hùng của đất nước
Việt Nam.
Thể hiện cái tôi trần thuật gắn với đặc trưng của tùy bút, bút kí, các nhà văn
đã thể
hiện được cái tôi của mình, đó là một cái tôi trải nghiệm trên mọi chặng đường
và cái tôi tràn
đầy những cung bậc cảm xúc trước cuộc đời, trước con người.
Tất cả những nội dung ấy được chuyển tải với những hình thức nghệ thuật đa dạng
và
phong phú.
Trước hết các tác giả đã sử dụng một nguồn tư liệu phong phú, khai thác bằng
nhiều
cách nhưng điểm chung của những tư liệu ấy chính là tính chính xác, đa dạng về
không gian
và thời gian, đáng tin cậy và đặc biệt là phù hợp với nội dung mà các nhà văn
muốn chuyển
tải.
Việc sử dụng ngôn ngữ một cách sinh động được biểu hiện qua việc các tác giả sử
dụng lớp từ ngữ chính trị xã hội dày đặc, lớp từ ngữ xưng hô đậm tính biểu cảm
và sử dụng
đa dạng các kiểu câu, các biện pháp tu từ làm cho lời văn cũng như những hình
tượng nghệ
thuật của tùy bút, bút kí trở nên có duyên và hấp dẫn nguời đọc.
Một trong những nét làm nên sự khác biệt giữa tùy bút, bút kí của văn học giai
đoạn
1954 – 1975 và giai đoạn truớc và sau đó chính là ở yếu tố giọng điệu, ở đây có
sự kết hợp
giữa giọng bình luận chính luận và giọng trữ tình. Cả hai giọng điệu này khi kết
hợp với
nhau rất phù hợp để diễn tả những vấn đề hiện tại của đất nước cũng như sự thể
hiện cảm
xúc của nhà văn.
Về mặt kết cấu, các tác giả đã sử dụng một cách linh hoạt các kiểu kết cấu như
kết cấu
tuyến tính, kết cầu đồng hiện, kết cấu xâu chuỗi nhưng quan trọng nhất và phù
hợp nhất, phổ
biến là kết cấu liên tưởng. Kiểu kết cấu liên tưởng là kết cấu đặc trưng của tùy
bút, bút kí,
với kết cấu này, các tác giả đã tạo nên sự phong phú đa dạng trong cách miêu tả
sự kiện cũng
như trong việc bộc lộ mạch cảm xúc, từ đó người đọc vừa nhìn thấy tài năng của
nhà văn,
đồng thời lại thấy những tư tưởng tình cảm rất chân thật của họ.
Cũng qua sự phân tích, nhìn nhận các tác phẩm của các tác giả, chúng tôi nhận
thấy ở
mỗi nhà văn có một phong cách viết tùy bút, bút kí khác nhau. Nguyễn Tuân là sự
tài hoa
uyên bác trong cách sử dụng ngôn ngữ, tạo hình ảnh và liên tưởng độc đáo. Ở Chế
Lan Viên
– đó là chất trí tuệ kết hợp với chất thơ tạo cho bút kí có được không khí của
thời sự, lại vừa
có chất tươi mát của một tác phẩm nghệ thuật. Giọng văn Anh Đức là cái giọng thủ
thỉ, tâm
tình rất gần gũi qua những bài bút kí dưới hình thức những bức thư mà nhà văn
gửi cho
Nguyễn Tuân các anh chị văn nghệ sĩ ở miền Bắc, tạo nên một cách viết bút kí rất
riêng mà
ấn tượng. Nguyễn Thi và Nguyễn Trung Thành viết tùy bút bằng một lối viết giản
dị, nhẹ
nhàng mà da diết, sâu lắng, còn bút kí thì thấm đầy chất truyện vừa giúp người
đọc dễ theo
dõi lại vừa có hiệu quả nghệ thuật cao khi viết về những nhân vật anh hùng. Bút
kí Trần Hiếu
Minh và Bùi Hiển ngồn ngộn sự kiện với giọng văn mộc mạc hơn, có những đoạn văn,
những bài tưởng chừng như là những đoạn, những bài báo tường thuật, cung cấp tin
tức
nhưng sự khô khan đó lại được lấp đầy bằng những tình cảm hồn nhiên, trong sáng
và sự tỉ
mỉ, chân thật của nhà văn. Thép Mới với những tác phẩm thấm đầy chất chính luận
tạo ra
một lối viết sắc sảo, lập luận chặt chẽ khi bình luận các sự kiện nên có sự hấp
dẫn, lôi cuốn
riêng. Nhưng bên cạnh đó ông cũng có những liên hệ trữ tình, có những tác phẩm
rất trữ tình
như Cây tre nên dễ nhận ra sự phong phú đa dạng trong ngòi bút. …
Trên hai mươi năm đồng hành với sự đấu tranh, xây dựng của đất nước, đồng hành
với
văn học cách mạng, tùy bút, bút kí đã có những đóng góp nhất định trong việc đáp
ứng yêu
cầu của Đảng về văn học nghệ thuật và có một dấu ấn riêng về mặt nghệ thuật trên
chặng
đường phát triển của tùy bút, bút kí nói riêng, thể loại kí nói chung. Quan
trọng hơn, tùy bút,
bút kí 1954 - 1975 sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của hai thể loại này ở những
giai đoạn sau.
Những gì mà Luận văn trình bày cũng mới chỉ là bước đầu, hi vọng sẽ có thêm
những
công trình mới tìm hiểu, nghiên cứu về tùy bút, bút kí 1954 – 1975 để có cái
nhìn sâu sắc và
toàn diện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoài Anh (2003), “Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi”, (In trong Nguyễn Tuân về tác gia
và tác
phẩm, Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục.
2. Hoài Anh (2006), “Anh Đức với con người và cảnh sắc thiên nhiên trong tác
phẩm”,
(In trong Anh Đức, Về tác gia và tác phẩm, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng
tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục).
3. Phương Anh (1967), “Một vài nhận xét về sự phát triển của các thể loại văn
xuôi từ sau
1945”, Tạp chí Văn học, (số 4– 1967).
4. Vũ Tuấn Anh (2001) tuyển chọn và giới thiệu, Chế Lan Viên về tác gia và tác
phẩm,
Nxb Giáo dục.
5. Lại Nguyên Ân (2001), “Giọng văn xuôi tiểu luận Chế Lan Viên” (In trong Chế
Lan
Viên về tác gia và tác phẩm, Vũ Tuấn Anh tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo
dục).
6. Lại Nguyên Ân (2004), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Nhị Ca (1962), Từ cuộc đời vào tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội.
8. Nguyễn Cương (1967), “Đọc Đường lớn, bút kí của Bùi Hiển”, Tạp chí Văn học,
(số 12
– 1967).
9. Xuân Diệu (1966), “Cần làm cho một dòng bút kí chảy xiết”, (Trích lại trong
Tạp chí
Văn học, (số 8 – 1966)).
10. Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ quân
đội
(1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
11. Phan Cự Đệ (2006), “Về phong cách lãng mạn của Anh Đức”, (In trong Anh Đức,
Về
tác gia và tác phẩm, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng tuyển chọn và giới
thiệu, Nxb Giáo dục).
12. Anh Đức (1969), Giấc mơ ông lão vườn chim, Nxb Giải phóng.
13. Anh Đức, (2006), “Bức thư Cà Mau”, (In trong Anh Đức, Về tác gia và tác
phẩm, Bùi
Việt Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục.).
14. Anh Đức (2006), Hòn đất, Nxb Văn học.
15. Hà Minh Đức (1962), Những nguyên lý về Lý luận văn học Loại thể văn học, Nxb
Giáo
dục.
16. Hà Minh Đức (1980), Kí viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa
xã hội,
Nxb Quân đội nhân dân.
17. Hà Minh Đức chủ biên (2000), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
18. Hà Văn Đức (1996),“Tùy bút Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám”, Nam (In
trong
50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.)
19. Bảo Định Giang (1966), “Từ tuyên ngôn của Hội văn nghệ giải phóng đến giải
thưởng
Văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (số 7 – 1966).
20. Phan Hồng Giang (1996), Ghi chép về tác giả và tác phẩm, Nxb Văn học.
21. Nguyễn Hải Hà, Nguyễn Thị Bình (1995), Quan niệm nghệ thuật về con nguời
trong
văn xuôi Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Chương trình KHCN cấp nhà nước KX
– 07, Hà Nội.
22. Nguyễn Thị Hồng Hà (2004), Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân, Luận án Tiến sĩ
Ngữ
văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
23. Lê Mậu Hãn chủ biên (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam (tập 3), Nxb Giáo
dục.
24. Lê Thị Đức Hạnh (1964), “Bút kí Thép Mới”, Tạp chí Văn học, (số 9 – 1964).
25. Nguyễn Văn Hạnh (2001), “Nhà thơ của thế kỉ” (In trong Chế Lan Viên về tác
gia và
tác phẩm, Vũ Tuấn Anh tuyển chọn và giới thiệu, , Nxb Giáo dục.
26. Nguyễn Văn Hạnh (2004), Chuyện Văn chuyện đời, Nxb Giáo dục.
27. Võ Thị Bích Hiền (2007), Tùy bút Việt Nam giai đoạn 1975 – 2000, Luận văn
Thạc sĩ
Ngữ Văn, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
28. Bùi Hiển (1965), Trong gió cát, Nxb Văn học.
29. Đỗ Đức Hiểu chủ biên (2005), Từ điển văn học (bộ mới), NXB Thế giới.
30. Nguyễn Kim Hoa (1966), “ “Hư” và “thực” với giá trị của thể kí”, Tạp chí Văn
học, (số
10 – 1966).
31. Tô Hoài (1966), “Bước phát triển mới của các thể kí”, Tạp chí Văn học, (số 8
– 1966).
32. Tô Hoài (1966), “Truyện và bút kí”, (Trích lại trong Tạp chí Văn học, (số 8
– 1966)).
33. Đỗ Kim Hồi (1998), “Người lái đò sông Đà”, (In trong Giảng văn văn học Việt
Nam,
Nhiều tác giả, Nxb Giáo dục).
34. Trần Ngọc Hưởng (1999), Luận đề về Nguyễn Tuân, Nxb Thanh niên.
35. Lê Đình Kị (1967), “Một số vấn đề đáng quan tâm trong việc thể hiện nhân vật
anh
hùng”, Tạp chí Văn học, (số 9 – 1967).
36. Mai Quốc Liên ((2003), “Nguyễn Tuân – bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ Việt
Nam”
(In trong Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm,Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới
thiệu, Nxb Giáo dục.)
37. Nguyễn Văn Long (1996), “Về cách tiếp cận để đánh giá văn học Việt Nam sau
cách
mạng tháng Tám”, Nam (In trong 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám,
Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ quân đội,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.)
38. Phương Lựu chủ biên (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.
39. Hoàng Như Mai (2001), “Những ngày nổi giận – tập bút kí của Chế Lan Viên”
(In
trong Chế Lan Viên về tác gia và tác phẩm, Vũ Tuấn Anh tuyển chọn và giới thiệu,
,
Nxb Giáo dục.
40. Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên (1990), Văn học Việt Nam (1945 – 1975 ) (tập 2),
Nxb
Giáo dục.
41. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), “Đặc điểm cơ bản của nền văn học mới Việt Nam (In
trong 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Đại học Quốc gia Hà Nội,
Trường viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.)
42. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong
cách,
Nxb Trẻ, TP. HCM.
43. Nguyễn Đăng Mạnh (2003), “Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ” (In
trong Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm,Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu,
Nxb Giáo dục).
44. Tôn Thảo Miên tuyển chọn (2002), Nguyễn Tuân tác phẩm và dư luận, Nxb Văn
học.
45. Tôn Thảo Miên tuyển chọn và giới thiệu (2003), Nguyễn Tuân về tác gia và tác
phẩm,
Nxb Giáo dục.
46. Trần Hiếu Minh (1965), Cửu Long cuộn sóng, Nxb Văn học.
47. Trần Hiếu Minh (1970), Sài Gòn ta đó, Nxb Giải phóng.
48. Trần Văn Minh (2009), “Phân loại tùy bút”, Tạp chí Khoa học xã hội,(số 04 –
2009).
49. Nam Mộc (1965), “Đọc lại Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh”, Tạp chí Văn
học, (số 7 – 1965).
50. Nam Mộc (1967), “Thể kí và vấn đề viết về người thật việc thật”, Tạp chí Văn
học, (số
6 – 1967).
51. Thép Mới (1962), Hiên ngang Cu – ba, Nxb Văn học.
52. Thép Mới (1965), Điện Biên Phủ - một danh từ Việt Nam, Nxb Văn học.
53. Nguyễn Xuân Nam (1964), “Chất thơ và chất suy nghĩ của tập bút kí “Thăm
Trung
Quốc”, Tạp chí Văn học, (số 11 – 1964).
54. Nguyễn Xuân Nam (1965), Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam, Những trang bút
kí
chính luận đầy niềm tự hào”, Tạp chí Văn học, (số 12 – 1965).
55. Nguyễn Xuân Nam (2001), “Vẻ đẹp của văn Chế Lan Viên” (In trong Chế Lan Viên
về
tác gia và tác phẩm, Vũ Tuấn Anh tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục).
56. Chu Nga (2006), “Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức”, (In trong
Anh
Đức, Về tác gia và tác phẩm, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng tuyển chọn và
giới thiệu, Nxb Giáo dục).
57. Nhiều tác giả (1972), Không có gì quý hơn độc lập tự do, Nxb Thanh niên.
58. Nhiều tác giả (1998), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.
59. Lê Thành Nghị (2001), “Văn học viết về chiến tranh cách mạng, đòi hỏi và
thách thức
của thời gian”, Nhà văn, (số 12 – 2001).
60. Nguyễn Phan Ngọc, “Năm bài bút kí giàu sức sống của Bùi Hiển”, Tạp chí Văn
học,
(số 12 – 1967).
61. Vương Trí Nhàn (2004), “Nguyễn Tuân và thể tùy bút”, Nhà văn, (số 5 – 2004).
62. Phan Nhân (1966), “Suy nghĩ về khả năng của thể kí”(Qua một số bút kí ghi
chép, hồi
kí của miền Nam), Tạp chí Văn học, (số 7 – 1966).
63. Phan Nhân (1968), “Con người đẹp nhất”, Tạp chí Văn học, (số 8 – 1968).
64. Hoàng Phê chủ biên (2002), Từ điển văn học, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm từ điển
học.
65. Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên (2002), Ngữ Văn 6 (tập 2), Nxb Giáo dục.
66. Vũ Đức Phúc (1966), “Bàn về các thể kí trong văn học từ cách mạng tháng Tám
đến
nay”, Tạp chí Văn học, (số 8 – 1966).
67. Vũ Dương Quỹ tuyển chọn và biên soạn (1999), Nguyễn Tuân, nhà văn và tác
phẩm
trong nhà trường, Nxb Giáo dục.
68. Phạm Văn Sĩ (1976), Văn học giải phóng miền Nam, Nxb Đại học và Trung học
chuyên nghiệp.
69. Phạm Văn Sĩ (2006), “Anh Đức”, (In trong Anh Đức, Về tác gia và tác phẩm,
Bùi Việt
Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục).
70. Phạm Văn Sĩ (1967), “Mấy suy nghĩ về chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua các
tác
phẩm văn học cách mạng miền Nam”, Tạp chí Văn học, (số 7 – 1967).
71. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb Văn học.
72. Trần Đình Sử tổng chủ biên (2008), Ngữ Văn 12 nâng cao (tập 1), Nxb Giáo
dục.
73. Nguyễn Trung Thành (1969), Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, Nxb Giải
phóng.
74. Nguyễn Trung Thành (1969), Dũng sĩ núi Chư-pông, Nxb thanh niên.
75. Ngô Thảo (2001), Văn học về người lính, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
76. Bùi Việt Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng tuyển chọn và giới thiệu (2006), Anh
Đức, Về
tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.
77. Nguyễn Đình Thi (2002) “Nguời đi tìm cái đẹp cái thật”, (In trong Nguyễn
Tuân tác
phẩm và dư luận, Tôn Thảo Miên tuyển chọn, Nxb Văn học).
78. Nguyễn Thi (1969), Truyện và kí, Nxb Giải phóng.
79. Nguyễn Thi (1977), Ước mơ của đất, Nxb Quân đội nhân dân.
80. Bích Thu (2005), “Sức mạnh của thể kí trong văn học chống Mĩ cứu nước ở miền
Nam”, Nhà văn, (số 4 – 2005).
81. Lê Quang Trang (1996), Dọc đường văn học, Nxb Văn học.
82. Cù Đình Tú (2002), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo
dục.
83. Nguyễn Tuân, (1998), Tùy bút viết trước 1945, (Vương Trí Nhàn tuyển chọn),
Nxb Hải
Phòng.
84. Nguyễn Tuân (1976), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, Nxb Văn học giải phóng.
85. Nguyễn Tuân (1998), Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 1, Lữ Huy Nguyên tuyển chọn),
Nxb Văn học, Hà Nội.
86. Nguyễn Tuân (1998), Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 2, Lữ Huy Nguyên tuyển chọn),
Nxb Văn học, Hà Nội.
87. Nguyễn Tuân (1998), Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập 3, Lữ Huy Nguyên tuyển chọn),
Nxb Văn học, Hà Nội.
88. Sơn Tùng (1961), “Các thể kí”, Tạp chí Văn học, (số 8 – 1961).
89. Diệp Minh Tuyền (2006), “Anh Đức và những truyện ngắn bút kí xuất sắc của
Anh”,
(In trong Anh Đức, Về tác gia và tác phẩm, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Thị Năm Hoàng
tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục).
90. Khánh Vân (1972), Hôm nay chúng ta ra trận, Nxb Thanh niên.
91. Chế Lan Viên (1963), Thăm Trung Quốc, Nxb Văn học.
92. Chế Lan Viên (1966), Những ngày nổi giận, Nxb Văn học.
93. Chế Lan Viên (1966), “Hãy xây dựng một nền văn học cân đối và toàn diện”,
Tạp chí
Văn học, (số 8 – 1966).
94. Viện văn học (1979), Văn học Việt Nam chống Mĩ cứu nước, Nxb Khoa học xã
hội.
95. Hoàng Việt (1967), “Xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng là vấn đề trung
tâm của
nghệ thuật ta”, Tạp chí Văn học, (số 6 – 1967).
96. Trần Ngọc Vượng (1996), “Văn học 50 năm, nhìn từ 1000 năm văn học”, (In
trong 50
năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường
viết văn Nguyễn Du, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.)