Luận văn Thạc sĩ Văn học: Đặc điểm của tùy bút trong Văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
182
942
102
tuởng của tác giả, làm hiện lên một nhân cách, một chủ thể giàu có về tâm tình,
sắc sảo về trí
tuệ”[38/362]. Nhưng đặc biệt hơn là người đọc thấy được tình cảm nhân văn cao cả
mà họ
dành cho đất nước. Toàn bài tuỳ bút Dòng kinh quê huơng của Nguyễn Thi là “Những
suy tư
bão hoà cảm xúc về quê huơng khi trở về dòng kinh quen thuộc nay đã bị bom
na-pan và
chất độc hoá học Mĩ tàn phá. Nhiệt tình tố cáo quyện chặt với tình yêu quê huơng
và ý chí
quyết tâm chiến đấu bảo vệ tổ quốc.”[38/362]. Vì thế chúng ta nhận thấy trong
giọng điệu ấy
vừa có cái tha thiết khi gặp lại dòng kinh, “Tôi lại đuợc bơi trên dòng kinh quê
huơng, nhìn
hoa súng chao mình theo dòng nước. Giọng đưa em tình nghĩa vẫn vang lên… nào có
ai đếm
được đình bao nhiêu ngói để biết được lòng ta thương mình…”[78/50]. Vừa có cái
đau đớn,
day dứt và uất nghẹn khi thấy quê huơng bị tàn phá, “Thuốc độc cùng với hơi độc
chiến
tranh và bom đạn của giặc Mĩ vẫn tiếp tục hủy diệt những gì còn lại ở nơi đây,
một gốc cây,
một con chim nhỏ đang nép mình dưới đó vô tình còn lại”[78/48]. Lại vừa có mạnh
mẽ khi
cất bước ra đi “Chúng ta quật lại chúng bằng tất cả sức mạnh của chúng ta. Sức
mạnh đó
mang tiếng nói vững vàng của mẹ ta lúc cho ta ra đi cầm súng mang lẽ sống và
cuộc đời của
ta, của tất cả mọi nguời”[78/51]. Tiếng nói trữ tình ấy là tiếng nói của một
“cái tôi”, đồng
thời cũng là tiếng nói của cái ta, đại diện cho nhân dân, cho dân tộc.
Đấy cũng là giọng chủ đạo của Đuờng chúng ta đi và Trận đánh bắt đầu từ hôm nay
của Nguyễn Trung Thành, cũng cái tha thiết thấm đẫm chân tình ấy, chúng ta còn
nhận thấy
đó là giọng hào sảng, hùng hồn của quyết tâm của ý chí mà những người con của
mảnh đất
Việt Nam bé nhỏ chuẩn bị cho ngày mai ra trận. “Chúng ta quyết dành lấy đạo đức,
hạnh
phúc và sự làm nguời của chúng ta trong cuộc đổ máu này […]. Hãy lao lên đi,
đồng chí
trinh sát dũng cảm của tôi. Cách mạng đã gọi.” [73/147].
Giọng trữ tình công dân còn được thể hiện ở giọng reo vui, hồ hởi khi nói về
niềm vui,
sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai của đất nước. Điều này khởi nguồn từ cái
nhìn lãng mạn
cách mạng – được xem như là một đặc trưng về mặt bút pháp của văn học 1954 –
1975 nói
chung và tùy bút, bút kí nói riêng. Trong tùy bút, bút kí 1954 – 1975 các nhà
văn đã nhìn về
tương lai với một niềm tin mãnh liệt rằng, ngày mai sẽ tất thắng, ngày mai bọn
Mĩ xâm lược
sẽ cút khỏi nơi đây và đất nước sẽ rộn ràng, nhộn nhịp trong cuộc sống mới, cuộc
sống mà
chính những con người Việt Nam làm chủ, sẽ sống một cách đường hoàng, bản lĩnh
và hội
nhập. Đó là chất lãng mạn cách mạng mà chỉ có được khi con người thật sự tin
tưởng vào
cuộc sống vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh và xây dựng đất nước. “Tính
chất lãng
mạn chân chính không tô vẽ thực tế mà phải gắn liền với việc nhận thức bản chất
anh hùng
trong cuộc sống, mô tả cuộc sống trong sự vận động phát triển về tương lai. Bản
thân cuộc
sống đặt cơ sở cho tính hiện thực của lí tưởng và lí tưởng soi sáng cho ý nghĩa
của cuộc đấu
tranh ngày hôm nay.”[11]. Đứng giữa thực tại đầy gian khổ - mất mát, đau thuơng
nhưng
tâm hồn luôn hướng về lí tưởng, về tương lai. Đó là nguồn gốc của mọi sức mạnh
để chiến
thắng, nên chúng ta gặp giữa mưa bom, bão đạn vẫn có những hình ảnh đầy sức
sống, đầy
chất thơ. Giữa bộn bề chết chóc, đất nước vẫn nhìn thấy niềm tin vào tương lai
tuơi sáng. Sự
vận động của cảm xúc vì thế “hầu như đều đi từ bóng tối ra ánh sáng, từ gian khổ
đến niềm
vui, từ hiện tại đến tuơng lai đầy hứa hẹn.”[72/7]. Đó là lãng mạn cách mạng
tích cực rất cần
được phát huy. Bởi vì “hình thức lãng mạn cách mạng của chúng ta không phải là
một
phương pháp, chỉ là những đặc điểm trong bút pháp và phong cách của nhà
văn.”[11]. Điều
này sẽ “không làm mờ đi những nguyên tắc chủ yếu của hiện thực xã hội chủ
nghĩa”[11], trái
lại càng tô đậm thêm hiện thực và chúng ta càng thấy đuợc cảm quan cách mạng của
các nhà
văn – một trong những nguyên tắc mà tính Đảng yêu cầu đối với người nghệ sĩ –
chiến sĩ
trên mặt trận văn hoá, văn học.
Đối với Nguyễn Tuân, đó là khúc hát hăm hở, phơi phới đầy lạc quan, tin tuởng
vào
sự thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội khi viết về con người, cảnh
vật Tây
Bắc:
“Rủ nhau ta đi mở đường.
Mở đường xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta với con đường là một…” [86/261].
Cái giọng điệu hối hả, nhộn nhịp ấy cũng là cái hối hả, nhộn nhịp của những con
người đang
ngày đêm miệt mài lao động để dựng xây đất nước.
Còn Chế Lan Viên ca lên rằng: “Hỡi những bạn chiến đấu ở các phương trời! Cuối
cùng rồi chúng ta chỉ còn “kiến thiết, vui sống và đấu tranh”. Thắng lợi thấy rõ
rồi! Hãy cất
tiếng hát bài ca tin tưởng!”[92/30].
Giọng điệu trữ tình còn được thể hiện ở cách miêu tả thiên nhiên đầy chất thơ mà
trong lí luận văn học về thơ trữ tình có tác giả gọi là “trữ tình phong cảnh”.
Những trang
viết về thiên nhiên lung linh đầy màu sắc, dát đầy ngọc và vang vọng mãi âm
thanh chính là
biểu hiện cho giọng điệu mượt mà, mềm mại của những trang tuỳ bút, bút kí giai
đoạn này.
Trong giai đoạn chống Mĩ cứu nước, con người luôn tràn ngập một niềm tin vào
ngày
mai tất thắng, quan niệm thẩm mĩ trong xây dựng hình tượng thiên nhiên cũng đã
có sự
chuyển biến rất rõ. Trong tùy bút, bút kí thiên nhiên còn được nhìn bằng đôi mắt
tươi mới,
đôi mắt của sự lạc quan, đôi mắt của niềm hi vọng. Thiên nhiên không chỉ khắc
nghiệt mà
thiên nhiên còn rất đẹp, thiên nhiên mang hơi thở, âm thanh của cuộc sống, mang
cả tâm
trạng của con người. Thiên nhiên không còn nhợt nhạt, thiếu sinh khí mà khỏe
khoắn, đẹp
tươi và hùng vĩ. Thiên nhiên ấy trải dài mọi không gian, suốt chiều dài thời
gian của đất
nước. Anh Đức, Nguyễn Thi, Trần Hiếu Minh đến với thiên nhiên của vùng sông nước
miền
Nam với những mùa trái cây trĩu quả, là chằng chịt những sông ngòi, kênh rạch…
Nguyễn
Tuân về với thiên nhiên của vùng núi Tây Bắc với hoa ban, hoa mận trắng xóa, với
những
đèo cao và đồi chè, nương ngô xanh mướt. Chế Lan Viên, Bùi Hiển thăm biển miền
Trung
đầy sóng và ánh bình minh…. Tuy mỗi vùng, mỗi miền với những cảnh sắc khác nhau
nhưng điểm chung nhất là thiên nhiên tràn đầy sinh khí, tràn đầy sức sống. Chính
con người
đã thổi hơi ấm vào cho thiên nhiên, hay thiên nhiên đã tạo cảm hứng mới, sức
mạnh mới cho
con người. Cả hai đã yêu thương nhau, vỗ về nhau để tạo nên cuộc sống tươi đẹp.
Nguồn
cảm hứng đó đọng lại ở những trang văn hay, câu văn đẹp trong. Vì thế giọng điệu
của
những trang viết này từ đó mà trữ tình hơn bao giờ hết.
Một buổi bình minh hiện lên rất đẹp trên mặt biển như kêu gọi, như mời mọc những
đoàn thuyền ra khơi. Đó là vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng cũng là vẻ đẹp cuộc sống
mới đang
đón chào những người lao động mới. “Cảnh hừng đông mặt biển nguy nga, rực rỡ.
Phía hai
bên những đám mây trắng hồng hầu như dựng đứng, hơi ngả xô về phía trước. Tất cả
đều
mời mọc lên đường.”[28/123].
Niềm vui của những chiến thắng dường như lan tỏa khắp cả đất trời, Trần Hiếu
Minh
nhìn đâu cũng thấy “nắng mai ấm áp vàng tươi” và mai, đào đua nhau khoe sắc dù
là trong
ngày Tết chiến tranh. Thiên nhiên luôn đem đến những xúc cảm trong trẻo, những
cảm hứng
dạt dào “Tôi đang ngồi kể với các bạn chuyện này cũng dưới bóng xanh một vườn
dừa, giữa
những cánh đồng mía. Gió chướng lồng lộng, lá mía, lá dừa xạc xào, nắng cuối năm
xao
xuyến; nắng ánh lên màu mật vàng tươi, và gió ngọt ngào mùi nước đường chín
tới…”[46/180]. Thiên nhiên đã được trả lại sự bình yên vốn có của nó, dù chiến
tranh chưa
dứt, nhưng lòng người luôn sảng khoái, thiên nhiên vì thế mà cũng đẹp hơn. Giọng
văn trở
nên đằm thắm, bay bổng như những câu thơ tràn đầy cảm xúc, làm cho người đọc có
được sự
thả hồn sau một chuỗi dài theo đuổi các sự kiện hiện lên trùng điệp trong tác
phẩm.
Trong bút kí Anh Đức, rất nhiều những hình ảnh của miền Nam hiện lên với đầy đủ
đặc trưng của miệt vườn, sông nước. Ông viết cho Nguyễn Tuân rằng bầu trời Cà
Mau
“chẳng phải lúc nào cũng ong ong tái tái đâu” mà bầu trời ấy có lúc cũng trong
trẻo, xanh
tươi và dưới cánh đồng kia “Cà Mau vẫn xanh rờn màu mạ cấy, vẫn sáng loáng những
đồng
lúa vun cao, vẫn đầy khẳm xuồng tôm, xuồng cá”[13]. Những rừng đước mênh mông,
những
tiếng chim cu tìm bạn, đặc biệt, vạn vật như bừng lên sức sống, vẫy gọi, mời
chào khi bước
vào mùa nắng “Mùa nắng ở miền Nam là một mùa rất đẹp. Mới vào mùa cảnh vật đã
bừng
bừng sức sống, sông Cửu Long và mọi kênh rạch phụ lưu lấp lánh ánh mặt trời suốt
cả ngày.
Chim cu bắt đầu gù gáy không ngừng nghỉ trên ruộng rạ. Các vườn cây thì đẫm nắng
từ bình
minh cho đến tận chiều hôm” và có khi thiên nhiên mùa nắng còn ban tặng cho con
người
những thức ngon “Cá lóc lớn nướng trui bằng lửa rơm lúa mới, cốm dẹp trộn dừa,
trái xoài
thanh ca đầu mùa thơm ngọt.”[12/54]. với Anh Đức, “Thiên nhiên đến với ông với
những
hình thức cụ thể nhất, những biểu thị đơn sơ nhất và ghi vào tâm trí ông những
nét thật sâu
sắc, độc đáo thấm vào tâm khảm ông để đượm một thi vị, cái thi vị của cuộc
sống.”[2].
Giọng văn của Anh Đức ở những trang viết này là sự kết hợp những thanh âm trong
trẻo của
thế giới muôn loài đang hiện hữu. Điều này làm cho người đọc cảm nhận được dường
như
đang có nhiều khúc nhạc reo vui đang cất lên đâu đó, bản hoà tấu ấy càng trở nên
rộn rã hơn.
Ở tùy bút Nguyễn Tuân, cảm xúc thẩm mĩ về thiên nhiên đã thay đổi rất nhiều so
với
thời trước cách mạng. Sự thay đổi đó cũng chính là sự thay đổi cái nhìn về cuộc
đời, về con
người. Trong Tùy bút 1, 2, thiên nhiên là những mảng màu tối, những cơn gió có
lúc trở nên
ma quái, thiếu sinh khí gợi nên sự chết chóc, tù túng. Giọng văn vì thế mà buồn
tẻ, chán
chường, Đó là tâm trạng của một chàng Nguyễn đang bất lực trong một cái ao đời
bằng
phẳng, một nỗi buồn chán cô đơn không ai chia sẻ được. Sau cách mạng, thiên
nhiên trong
tùy bút của ông trở nên lồng lộng, tươi vui, đầy màu sắc rực rỡ. “Nắng tắm mãi
lên rừng thu
biên giới. Núi xa núi gần liên miên như trùng dương thạch trận. Sơn hệ nối vây
nhau như đá
khối đang gò đống kéo lên.”[86/106], bầu trời Tây Bắc về đêm cũng đẹp rực rỡ như
bất cứ
một thành phố nào vì ở đó những chùm sao như những “vòm pha lê lóe điểm sao chùm
đang
ngân trả lại mặt đất cái ì ầm của gió núi.”[86/111]. Chúng ta cũng không quên
được những
câu văn miêu tả con sông Đà thơ mộng, hung dữ đấy nhưng cũng đẹp vô cùng “Con
sông Đà
tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây
Bắc bung nở
hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân.”[86/74].
Sự
vươn dậy của cây cối, trăm hoa biểu hiện cho sự vươn dậy của đất nước. Bức tranh
đầy ánh
sáng và màu sắc đó chính là bức tranh đã được khúc xạ qua cảm quan của đôi mắt
nhà văn
cách mạng. Giọng văn của Nguyễn Tuân đầy tươi vui, sảng khoái – như chính cảm
xúc của
ông vậy.
Chúng ta còn bắt gặp những hình ảnh thiên nhiên tươi mát của đất nước bạn như
Cu-
ba hay Trung Quốc. Ở Cu-ba, thiên nhiên trù phú dâng đầy mật ngọt cho con người.
Cái đẹp
của những cánh đồng mía bạt ngàn trong đêm trăng, “Trăng tải lên đồng mía mênh
mông.
Lớp lớp sóng mía xô nhau, lá mía ánh bạc. Trăng Cu-ba thơm gió mía. Đêm trăng
mía thở
nồng nàn, bốc lên hương ngọt sắc.”[51/139]. Đó là cái đẹp của sự sinh sôi, nảy
nở, cái đẹp
của một đất nước đang trên đà xây dựng đất nước sau chiến tranh. Những câu văn
này đã làm
cho những bài bút kí chính luận của Thép Mới bớt khô khan hơn, người đọc có được
cảm
giác nhẹ nhàng hơn.
Thiên nhiên của Trung Quốc cũng đẹp vô cùng, đó là “những dặm liễu dài, ngủ bên
cạnh những rừng mai bát ngát”[91/14] hay ở thành phố Hàng Châu, những “con đường
liễu
dài bất tận, xe đi như rẽ một bức rèm. Những con đường khác ngát mùi hương, xe ở
trong
một bầu hương mà lướt tới. Hai bên đường trên những cây số dài trồng toàn hoa
hồng và hoa
lục nguyệt tuyết,hoa hồng đỏ ở dưới thấp, hoa lục nguyệt tuyết thành từng chum
tuyết trắng
đứng ở đằng sau.”[91/15]. Trong bút kí Thăm Trung Quốc của Chế Lan Viên, chúng
ta đã
gặp “những hình ảnh sinh động, có khối, có hình có màu sắc.”[53] không những thế
“Chất
thơ còn ở chất suy nghĩ, chất tư tuởng, gợi cho chúng ta những suy nghĩ vương
vấn lan xa,
như một bài thơ hàm súc thường đẩy nguời đọc vào những suy nghĩ triền miên, để
lại “dư vị”
ngọt ngào”[53]. “Rồi sông Tương, sông Tương nữa! Sông Tương “Chàng ở đầu mà em ở
cuối”. Sông Tuơng “Quân hướng tiêu Tương ngã hướng Tần”. Ngày xưa kia tôi ngỡ nó
rất
bé – bé như một dòng nước mắt của chúng ta thì ngờ đâu đôi bờ nó bát ngát thế
kia.”[91/9].
Với nhịp điệu chậm, dàn trải, những câu văn tưởng chừng như là những câu thơ
ngọt ngào ấy
càng làm cho giọng điệu trở nên tha thiết, thảnh thơi hơn bao giờ hết.
Những liên tuởng trữ tình – đặc biệt là liên tưởng trữ tình về thiên nhiên luôn
làm cho
giọng điệu nhẹ nhàng, mượt mà, đằm thắm, giảm đi cái khô khan của bộn bề sự kiện
và con
số, đầy ắp tính thời sự, không khí của sự kiện cũng vì thế mà tươi mát hơn. Như
vậy chúng ta
thấy, giọng điệu trữ tình đuợc thể hiện ở nhiều sắc thái khác nhau, khi thì bộc
lộ cảm xúc trữ
tình của nhà văn trước hiện thực của đất nước, khi lại có những liên tuởng thú
vị về thiên
nhiên…. Tất cả đó đều chi phối đến ngôn ngữ cũng như bút pháp nghệ thuật trong
tác phẩm
và cũng từ đó làm nên dấu ấn riêng biệt cho phong cách của từng nhà văn.
Sự kết hợp giữa giọng bình luận chính luận và giọng trữ tình là sự kết hợp đặc
sắc làm
nổi bật đặc trưng riêng biệt cho tuỳ bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975, điều này
cũng phù hợp
với những nội dung mà nó thể hiện, qua đó chúng ta có thể sử dụng yếu tố giọng
điệu để khu
biệt giữa tuỳ bút giai đoạn này và tuỳ bút ở giai đoạn trước và sau nó. Nếu như
tuỳ bút giai
đoạn 1930 – 1945 thể hiện ở giọng nổi trội là trữ tình với những bộc lộ nội tâm
cá nhân sâu
sắc, trong tuỳ bút sau 1975 (1975 – 2000) là giọng trữ tình có kết hợp bình luận
nhưng
không gay gắt mà là “giọng bình luận ôn hoà hơn”[27/116], thì giọng điệu của tuỳ
bút, bút kí
1954 – 1975 là sự kết hợp của hai giọng điệu bình luận chính luận và trữ tình,
đó không phải
là sự cộng gộp số học mà là sự pha trộn một cách nhuần nhuyễn để chúng ta có thể
gọi chung
cho giọng điệu này là trữ tình chính luận.
3.4. Kết cấu linh hoạt
Theo Lại Nguyên Ân, kết cấu là “sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức
nghệ
thuật, tức là sự cấu tạo tác phẩm, tuỳ theo nội dung và thể tài.”[6/167]. Theo
đó chúng ta
thấy kết cấu thuộc mặt hình thức của tác phẩm, nó gắn kết các yếu tố nhỏ còn lại
của hình
thức và phối thuộc chúng với tư tưởng, làm cho hình thức với nội dung tác phẩm
thống nhất
với nhau. Có nhiều kiểu kết cấu khác nhau, tuỳ theo từng thể loại mà tác giả lựa
chọn cho tác
phẩm của mình một kết cấu phù hợp. Sự đa dạng của kết cấu sẽ tạo cho tác phẩm có
văn
phong đa dạng, phong phú, không nhàm chán.
Kết cấu luôn làm cho tác phẩm trở nên mạch lạc, người đọc vì thế cũng rất dễ
theo dõi
mạch đi của tác giả. Đặc biệt đối với những tác phẩm dài hơi có sức chứa nội
dung, tư tưởng
lớn thì kết cấu trở thành yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường chinh phục
người đọc.
Kết cấu cũng là yếu tố tạo thành và liên kết các bộ phận khác trong bố cục tác
phẩm, vì thế
qua kết cấu, chúng ta sẽ thấy được các yếu tố nghệ thuật khác như nhân vật, chi
tiết, tình tiết
nghệ thuật có được làm nổi bật hay không. Nhưng để hấp dẫn người đọc, mặt khác
không
muốn đi vào sự nhàm chán hay lặp lại thì đòi hỏi các nhà văn phải có một “tay
nghề” vững
chắc để tạo ra được một kết cấu lạ, phù hợp, đặc biệt kết cấu đó phải chuyển tải
được ý đồ
của nhà văn. Vì thế vai trò của kết cấu không nhỏ, nó thực hiện nhiệm vụ đối với
các yếu tố
nội dung như tư tuởng, chủ đề, cảm hứng… và lựa chọn kết cấu nào là phụ thuộc
rất nhiều
vào đối tượng phản ánh, tài năng của tác giả để làm sao cuối cùng nó khẳng định
tư tưởng,
chủ đề của tác phẩm, góp phần bộc lộ những thông điệp mà các tác giả muốn gửi
gắm.
Tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 có kết cấu khá đa dạng, thành công ở đây
chính
là qua các kiểu kết cấu này, các yếu tố nghệ thuật khác và tư tuởng, tình cảm
của nhà văn
hiện lên rõ nét.
Kiểu kết cấu dễ gặp nhất là kết cấu tuyến tính – đây là kiểu kết cấu quen thuộc
và phù
hợp với nhiều thể loại. Chính vì quen thuộc và dễ cấu tạo nên nó khó hay, khó
tạo được ấn
tượng với nguời đọc. Nhưng các nhà viết tuỳ bút, bút kí giai đoạn này đã vượt
qua được cái
khó ấy để tạo nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. Đặc trưng của kiểu kết cấu này là các
sự kiện
được miêu tả một cách có trật tự theo trình tự thời gian. Sự kiện nào diễn ra
truớc, miêu tả
trước, sự kiện nào diễn ra sau miêu tả sau. Tổ chức sắp xếp tác phẩm theo trình
tự, diễn biến
của thời gian như vậy phù hợp với những bút kí chi chép sự kiện. Vì thế tôn
trọng thời gian
dường như là quy định bắt buộc khi sử dụng kết cấu tuyến tính. Chủ yếu sử dụng
phương
thức trần thuật, kết cấu này hầu như dựa theo hoàn cảnh khách quan – với trình
tự không
gian, thời gian, giữa các sự kiện có đan xen cảm xúc nhưng cảm xúc này cũng theo
dòng
chảy của sự kiện mà bộc lộ. Trong hai thể loại tùy bút và bút kí giai đoạn 1954
– 1975, kiểu
kết cấu này không nhiều nhưng cũng đã tạo ra được sự lôi cuốn riêng nhờ vào dòng
sự kiện
được miêu tả khá hấp dẫn, cảm xúc mà các tác giả bộc lộ có sức truyền cảm mãnh
liệt.
Chúng ta có thể thấy qua các bút kí như: Bám biển của Bùi Hiển, Mùa xuân trên
nền cũ một
khu trù mật – Trần Hiếu Minh, hay Ước mơ của đất – Nguyễn Thi…. Sự kiện gắn với
các
nhân vật được miêu tả theo chiều thẳng tiến với thời gian, cả hai tỉ lệ thuận
với nhau, do đó
người đọc dễ nắm bắt được chặng đường của nhân vật cũng như cảm xúc của tác giả.
Trong
Bám biển, Bùi Hiển đã miêu tả công việc của đồng chí Lễ qua một hành trình ra
khơi mà tác
giả có dịp đi cùng. Cuộc hành trình ấy bắt đầu từ lúc “trưa hè trên biển, ai ngờ
có lúc lại oi
bức được đến thế”[28/114] của ngày đầu tiên cho đến “giữa khuya” và “cảnh hừng
đông của
mặt biển nguy nga, rực rỡ”[28/123] của ngày hôm sau, hôm sau nữa cho đến ngày
kết thúc
của cuộc hành trình.
Kết cấu tuyến tính này không đơn thuần là việc miêu tả sự kiện theo chiều thẳng
tiến
của thời gian mà quan trọng hơn cái nhịp điệu đều đặn của thời gian, của công
việc giúp
người đọc hình dung được sự khó khăn vất vả và cả niềm vui của người lao động
diễn ra từ
ngày này qua ngày khác, cũng từ đó ý chí, sự cần cù, nhẫn nại của con người được
làm nổi
bật.
Một dạng kết cấu khác được sử dụng gần như phổ biến nhất trong tùy bút, bút kí
giai
đoạn 1954 – 1975 là kết cấu đồng hiện – đặc trưng của kiểu kết cấu này là các sự
xuất hiện
cùng lúc các sự kiện dù không gian cách xa nhau. Điều này đòi hỏi các nhà văn có
sự hiểu
biết rộng về các sự kiện khác nhau ở những nơi khác nhau. Kết cấu đồng hiện phù
hợp với
nội dung mà các tùy bút, bút kí phản ánh đó là cuộc chiến đấu anh dũng chống Mĩ
cứu nước
và xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Khí thế đó diễn ra ở khắp nơi trên
các vùng
miền, trên khắp đất nước nên nhà văn có điều kiện miêu tả, thể hiện…. Nổi bật
cho kiểu kết
cấu này phải kể đến Măng tầm vông, Khi giặc Mĩ đến nhà, Sóng Cửu Long, Chuyện
Thạnh
Phú… của Trần Hiếu Minh hay bút kí Chuyện Quảng Bình, Tội ác im lìm, tội ác sắc
trắng …
của Chế Lan Viên. Kiểu kết cấu này giúp người đọc hình dung ra sự kiện diễn ra
trên quy mô
rộng lớn và có sự ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân. Trong Măng tầm vông của
Trần Hiếu
Minh, không chỉ nói về hành động yêu nước cũng như cái ngộ nghĩnh, hồn nhiên của
bé Một
mà còn nói về lòng yêu nước, cái vô tư trẻ con của rất nhiều bé Một nữa, đó có
thể là bé
Hùng, bé Bình, bé An, bé Xoài và rất nhiều những em bé chăn trâu khác, đang cùng
độ tuổi
đánh khăng đánh đáo nhưng đã sớm có ý thức đánh giặc trả thù cho người thân cho
đất nước
mà Trần Hiếu Minh đã có dịp gặp. Không chỉ là những em bé, những người phụ nữ
tưởng
chừng như chỉ có cuộc sống quanh bếp núc nhưng “khi giặc đến nhà” họ cũng hăng
hái đánh
giặc như bất kì người đàn ông nào, ở nơi này là cô Út Tiết, nơi khác gặp cô Mười
Lí, nơi
khác nữa là cô Hoa, cô Xuân, cô Tươi, cô Thắm… đều yêu nước, anh hùng như nhau.
Những
mẩu chuyện về họ có thể giới thiệu riêng từng bài một nhưng dụng ý của Trần Hiếu
Minh
khá rõ, đó là “Anh muốn ghi lại và giới thiệu với chúng ta một số nét lớn của
cuộc kháng
chiến lần thứ hai ở Nam Bộ thông qua câu chuyện những cuộc đấu tranh ở một vài
địa
phương tiêu biểu nhất […]. Anh muốn kể thật nhiều các biến cố có tính chất là sự
kiện lịch
sử quan trọng bậc nhất”[62].
Tuơng đồng với kết cấu đồng hiện là kết cấu xâu chuỗi, trong những thủ pháp kết
cấu
của thi pháp văn xuôi, kết cấu xâu chuỗi được hiểu là dạng kết cấu mà nhà văn
móc xích các
sự kiện, các yếu tố kế tiếp nhau, theo một đường thẳng không chồng chéo lên nhau
và
thường gặp trong truyện cổ tích hoặc trong tiểu thuyết chương hồi. Trong tùy
bút, bút kí với
đặc trưng thể hiện cảm xúc của nhà văn trước các sự kiện vốn không phù hợp với
dạng kết
cấu này nhưng không phải vì thế mà không có, với số lượng ít ỏi nhưng các nhà
văn đã tạo
nên một hiệu quả nghệ thuật không nhỏ từ các tác phẩm ấy. Cũng vẫn là các mẩu
chuyện,
các sự kiện được phản ánh nhưng không phải xuất hiện cùng lúc mà là có sự liên
hệ móc
xích với nhau. Chính vì thế nên nảy sinh ra việc các nhà văn sử dụng luận đề,
luận điểm, đề
mục cho từng mẩu chuyện, từng sự kiện để người đọc dễ theo dõi. Tên đề mục đó có
thể xuất
phát từ bản chất của của sự kiện cũng có thể xuất phát từ cảm xúc của nhà văn.
Điện Biên
Phủ, một danh từ Việt Nam của Thép Mới tiêu biểu cho việc sử dụng kết cấu này.
Toàn bộ
những bài bút kí trong tập bút kí này đều được phân chia theo đề mục rõ ràng,
mạch lạc (trừ
Mùa thu cây lúa và cây súng; Hà Nội mà chúng ta yêu; Tấm gương của anh Trỗi)
chẳng hạn
như:
Bút kí Đâu có giặc là ta cứ đi, gồm:
- Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình
- Đâu có giặc là ta cứ đi
- Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Bút kí Nhân nghe nói về bọn “cọp đen” và “ó đỏ”, gồm
- Hãy nói chút ít về chúng nó
- Định nghĩa của Nava về chiến thắng
- Lính Tây, lính lê dương và Nguyễn Khánh
- Đến khi chúng ta quạt vào mặt chúng nó
- Cơn mê sảng của quan năm pháo binh Pirôt
- Bút kí Hakin nên ra mà xem Bảo tàng Điện Biên Phủ, gồm
- “Hakin nên ra mà xem…”
- Đô la Mĩ và Điện Biên Phủ
- Trí khôn Mĩ và Điện Biên Phủ
- Aixenhao: ưu tiên số một cho Điện Biên Phủ
- Đalét cuồng lên vì Điện Biên Phủ
- Chiến thắng Điện Biên Phủ đá phốc hạm đội thứ bảy Mĩ
- Kennơđi 1954 chửi Kennơđi 1961
Bút kí Chiếc ca rỗng chứa sóng ngầm, gồm
- Tại sao các cô đầm ấy ôm cầm thuyền khác
- Quy luật giá tụi trong hầm lính Đờ cát
- Củ cà rốt trước mũi Đờ cát
- “Mẹ kiếp! cái ca rỗng tuyếch”
- Sóng ngầm, sóng ngầm ở miền Nam, sóng ngầm trong nước Mĩ
Bút kí Điện Biên Phủ, một danh từ Việt Nam, gồm
- Định nghĩa của từ điển Laruxơ về Điện Biên Phủ
- Một chút hơi thở tàn thu để bán vào đĩa hát
- Hôm đó là một buổi chiều thứ sáu như hôm nay
- Điện Biên Phủ trở thành một động từ chỉ hành động
Bút kí Chiến công tháng Tám, gồm
- Từ Kim Sơn – Phát Diệm
- Đến sát khu giới tuyến Vĩnh Linh
- Ở quê hương mẹ Tơm
- Chiến quả lớn: niềm tin
- Một tình cảm rất Việt Nam
Bùi Hiển cũng có kiểu kết cấu này trong bút kí Trên một nông trường miền bể, gồm
hai đề mục: Anh hùng nuôi vịt và Khi đã ủ thành sức sống.
Hình thức của những đề mục này được tác giả viết theo văn phong khoa học khi
trình
bày vấn đề, đó là viết in hoa nhằm đánh dấu đề mục, kiểu kết cấu này chúng ta
hay gặp trong
tiểu thuyết chương hồi. Trong bút kí Thép Mới, sự hấp dẫn nằm ngay ở hệ thống đề
mục rất
hóm hỉnh, lại ẩn chứa những cảm xúc sâu sắc của tác giả đối với đất nước thì
thiết tha, đối
với kẻ thù thì khinh bỉ. Hệ thống sự kiện trình bày theo kiểu kết cấu này cũng
trở nên rõ ràng
hơn, người đọc có thể tự xâu chuỗi hay tự tìm ra được mối liên hệ giữa các sự
kiện lại với
nhau được một cách dễ dàng. Các sự kiện ấy khi được xâu chuỗi với nhau trở thành
một hệ
thống trọn vẹn, thống nhất với nhau cả về mặt nội dung lẫn hình thức.
Tuy nhiên trong luận văn này, người viết muốn đề cập nhiều nhất, sâu sắc nhất là
kiểu
kết cấu liên tưởng, đây là kiểu kết cấu đặc trưng nhất, phù hợp nhất của hai thể
loại tùy bút
và bút kí. Yếu tố quan trọng nhất ở tùy bút, bút kí là cảm xúc của nhà văn trước
sự kiện nào
đó, cảm xúc không tuân thủ theo phép tắc, khuôn khổ nào, cảm xúc được tự do nên
tính tùy
hứng vì thế cũng phát huy rõ rệt, điều này lí giải cho việc các tác giả chủ yếu
sử dụng kết cấu
liên tưởng trong tác phẩm của mình. Các sự kiện được gợi ra theo cảm xúc của nhà
văn, sự
kiện này xen lẫn sự kiện kia, cảm xúc này xen lẫn cảm xúc kia, thì hiện tại có
thể được trộn
lẫn với thì quá khứ hoặc tương lai, hoặc có lúc cả ba thì được dồn nén lại trong
một số ít câu
văn…. Sự không trật tự, không lôgic này lại đạt hiệu quả nghệ thuật cao hơn bất
cứ một kiểu
kết cấu nào. Nó đòi hỏi trình độ nghệ thuật của nhà văn phải cao tay, có kinh
nghiệm đặc biệt
có khả năng miêu tả và biểu cảm một cách hấp dẫn, tuy nhiên để đạt được điều đó,
các nhà
văn cần sử dụng nhiều thao tác như quan sát, liên tưởng và tưởng tượng - tưởng
tượng ở hình
ảnh nghệ thuật chứ không phải tưởng tượng sự kiện… nó cũng đòi hỏi ở người đọc
sự tinh ý
mới nắm bắt được mạch cảm xúc của tác giả.
Trong tùy bút của văn học Việt Nam nói chung và tùy bút giai đoạn 1954 – 1975
nói
riêng, người viết không bao giờ đơn thuần kể về một câu chuyện hay thể hiện đơn
thuần một
dòng cảm xúc mà thường chuyện lồng trong chuyện, cảm xúc gợi cảm xúc, cái này
liên
tưởng cái kia một cách phong phú, sinh động. Tiêu biểu cho việc sử dụng kết cấu
này phải kể
đến nhà văn tài hoa – nổi tiếng với thể tùy bút là Nguyễn Tuân. Kết cấu này được
sử dụng