Luận văn Thạc sĩ Triết học: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay
3,786
165
88
phía Đông giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Nam và
Đông
Nam giáp biển Đông, phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam.
Nam Định là tỉnh có nhiều đặc điểm khác hẳn với các tỉnh khác trong cả nước, đặc
biệt là về lịch sử hình thành và phát triển. Đời Đường Nam Định thuộc huyện Chu
Duyên.
Đời Trần được gọi là lộ Thiên Trường, sau lại chia làm ba lộ: Kiến Xương, An
Tiêm,
Hoàng Giang. Thời thuộc Minh, vùng đất này được chia làm ba phủ: Trấn Nam, Phụng
Hóa, Kiến Bình. Đời Lê, thuộc xứ Sơn Nam, đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 2 năm
1741,
vùng đất này thuộc lộ Sơn Nam Hạ. Đến triều Nguyễn, năm 1832 đổi tên thành tỉnh
Nam
Định, với 4 phủ, 18 huyện bao gồm phần đất tỉnh Thái Bình hiện nay. Năm 1890,
Thái
Bình tách ra thành tỉnh riêng lúc này Nam Định còn 2 phủ và 9 huyện. Từ năm
1926, Nam
Định có 2 phủ và 7 huyện, 78 tổng, 705 xã.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tỉnh Nam Định thuộc liên khu
ba. Tháng 5 – 1965, Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Năm
1976
Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến năm 1991 lại chia
tách
và tái lập tỉnh Nam Hà và tỉnh Ninh Bình. Tháng 11 – 1996 tỉnh Nam Hà lại được
tách để
tái lập 2 tỉnh là Nam Định và Hà Nam. Theo Quyết định của Quốc Hội khóa IX, kỳ
họp
thứ 10, ngày 1/1/1997 Nam Định được tái lập, có 10 đơn vị hành chính, bao gồm:
thành
phố Nam Định, 9 huyện, 229 xã phường, thị trấn.
Nếu như sông Hồng và sông Đáy tạo nên địa giới tự nhiên giữa Nam Định với
Ninh Bình và Thái Bình, thì phạm vi trong tỉnh sông Đào phân chia Nam Định thành
hai
vùng Nam - Bắc. Sông Ninh Cơ, sông Sò là giới hạn các huyện trong tỉnh.
Với bờ biển dài 72 km
2
, Nam Định là vùng kinh tế giàu tiềm năng có thể triển khai,
thực hiện nhiều đề án phát huy thế mạnh kinh tế biển.
Là tỉnh được phù sa bồi đắp, có nhiều đồi núi nhưng không cao, lại có dòng chảy
của khe ngòi liền kề đã tạo cho Nam Định sự màu mỡ phì nhiêu và cảnh non nước
hữu
tình.
* Điều kiện kinh tế – xã hội tỉnh Nam Định
Nam Định là một trong những tỉnh có môi trường đầu tư đang ngày càng được cải
thiện, tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển một cách bình đẳng,
thu hút được
nhiều nguồn lực, nhất là nguồn lực của các doanh nghiệp và tư nhân.
Sản xuất công nghiệp tỉnh Nam Định phát triển tương đối sớm với nhiều ngành
nghề truyền thống, trong đó có công nghiệp Dệt – May là một trong những trung
tâm dệt
may lớn của cả nước. Tỉnh đã duy trì được tốc tăng trưởng và nâng cao chất
lượng, hiệu
quả sản xuất công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 ước đạt 7.384,8
tỷ đồng.
Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực – thực phẩm của đồng
bằng Bắc Bộ nên sản xuất nông nghiệp luôn chú trọng theo hướng kinh doanh hàng
hóa,
xây dựng nông thôn mới. Theo số liệu của Uỷ ban nhân tỉnh tính đến năm 2008: Giá
trị sản
xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 4.189 tỷ đồng.
Trong những năm qua Nam Định đã tập trung khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh và dịch vụ. Chủ động chống lạm phát và phòng chống thiên tai,
dịch bệnh,
giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững.
Bên cạnh đó, tỉnh đã bảo đảm cung cầu hàng hóa không để tăng giá đột biến những
vật tư đầu vào của sản xuất và những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân.
Tăng
cường kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng,
trốn
thuế, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nam Định hiện đang đẩy nhanh tiến độ một số chương trình, dự án đầu tư lớn,
trọng điểm. Đó là chương trình nâng cấp tuyến đê biển, cải tạo nâng cấp Quốc lộ
21, dự án
xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội, các
chương
trình đầu tư bằng trái phiếu chính phủ cho nông nghiệp, thủy lợi, y tế và GD&ĐT.
Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học công
nghệ, bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội. Nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý
điều hành của chính quyền các cấp. Giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an
toàn xã
hội.
Tuy nhiên, những tác động của thiên tai và tình hình lạm phát…đã ảnh hưởng đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế, đầu tư, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội và đời
sống nhân
dân. Đặc biệt là sức hấp dẫn và thu hút đầu tư vào tỉnh chưa cao. Chất lượng
nguồn nhân
lực còn hạn chế so với yêu cầu phát triển giai đoạn hiện nay.
* Về văn hoá - xã hội
Dù trải qua biết bao những biến cố thăng trầm của lịch sử, Nam Định vẫn giữ gìn
và
phát huy được truyền thống văn hoá lâu đời triều Trần, truyền thống hiếu học từ
bao đời
của mảnh đất địa linh nhân kiệt.
Từ vùng quê mang đậm nét của nền văn minh lúa nước, đã sản sinh ra những danh
nhân văn hoá “tài cao, học rộng”, những trạng nguyên, bảng nhãn, tiến sỹ. Đó là
các trạng
nguyên Nguyễn Hiền; Đào Sư Tích thời nhà Trần; Lương Thế Vinh, Vũ Tuấn Chiêu
thời
Hậu Lê, Trần Văn Bảo thời nhà Mạc, tiến sĩ Trần Bích San thời Nguyễn đỗ đầu cả
ba kì thi
Hương, thi Hội, thi Đình…Nam Định là quê hương của cố Tổng Bí thư Trường Chinh
và
của nhiều nhà văn hoá lớn Việt Nam: nhà thơ Trần Tế Xương, nhà thơ Nguyễn Bính,
nhạc
sĩ Văn Cao, nhà sử học Trần Huy Liệu…
Trải qua các giai đoạn cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ấy
được nhân lên, phát huy và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Sau cách mạng tháng Tám
thành công, nhân dân trong tỉnh đã hăng hái tham gia phong trào bình dân học vụ,
hệ thống
giáo dục phổ thông được xây dựng và dần dần củng cố vững chắc.
Những năm qua sự nghiệp GD&ĐT tỉnh Nam Định đã đạt được nhiều thành tựu
đáng tự hào. Ngay từ năm 1991, Nam Định đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về
xoá
mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 1999 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo
dục đúng
độ tuổi. Năm 2001 đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS. Năm 2007 đạt chuẩn quốc
gia về
phổ cập giáo dục THPT.
Hiện nay ở Nam Định, trong số 10 người dân thì có khoảng 3 người đang theo học
ở tất cả các loại hình trường lớp từ mẫu giáo, phổ thông đến trung học chuyên
nghiệp, cao
đẳng và đại học.
Như vậy, Nam Định là một vùng quê giàu truyền thống yêu nước, đấu tranh cách
mạng và lao động sáng tạo, một vùng kinh tế, văn hoá, văn hiến tiêu biểu và có
vị thế đặc
biệt trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Hơn nữa, đã và đang là một trung tâm
GD&ĐT
lớn của cả nước - một mô hình điển hình xuất sắc của sự nghiệp GD&ĐT trong thời
kỳ
mới.
2.1.2. Đặc điểm giáo dục cấp trung học phổ thông tỉnh Nam Định
Phát huy truyền thống hiếu học, trải qua hơn 50 năm nỗ lực phấn đấu, quy mô giáo
dục tỉnh Nam Định ngày càng phát triển không ngừng. Ngân sách chi thường xuyên
cho
giáo dục luôn ở mức cao: năm 2007: 600.700 triệu đồng; năm 2008: 741.148 triệu
đồng).
Bằng nguồn vốn đầu tư của nhà nước, của các địa phương và sự đóng góp trực tiếp
của
nhân dân nhiều trường học trong tỉnh đang được kiên cố hoá, góp phần nâng cao
chất
lượng giáo dục toàn diện (năm học 2008 có 73 phòng học cấp THPT được xây mới và
sửa
chữa, phòng học kiên cố hoá đạt 86,91%).
Giáo dục cấp THPT luôn được hoàn thiện và chuẩn hoá: trường chuẩn, giáo viên
chuẩn, quy trình giảng dạy được thực hiện đúng quy định của Bộ GD&ĐT. Đội ngũ
giáo
viên và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Nam Định cơ bản là những người tâm huyết
với nghề
nghiệp, tiếp thu kinh nghiệm của các thế hệ đi trước, luôn quyết tâm xây dựng kỷ
cương nề
nếp và chất lượng dạy học. Đây là những yếu tố quyết định làm cho chất lượng
giáo dục
THPT ngày càng nâng cao. Biểu hiện ở tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp, tỷ lệ học sinh thi
đỗ đại học,
chất lượng thi học sinh giỏi luôn đạt ở mức cao.
Vấn đề đào tạo nhân tài đã được chú trọng, các trường đã tuyển chọn những học
sinh giỏi toàn diện vào học tập và bồi dưỡng nguồn học sinh giỏi của tỉnh. Tiêu
biểu như
trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là đơn vị dẫn đầu về thành tích học sinh giỏi
quốc
gia và quốc tế, được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị anh hùng thời
kỳ đổi
mới.
Trong nhiều năm liền kết quả bồi dưỡng các môn văn hoá khối THPT của toàn tỉnh
giữ vị trí tốp đầu cả nước.[nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết
hội nghị
Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khóa VIII về giáo dục đào tạo tỉnh Nam
Định].
Bảng 2.1:
Năm
học
Số dự
thi
Giải cá nhân cấp quốc gia
Giải
quốc
tế
Giải
châu
Á -
TBD
Nhất Nhì Ba KK Cộng
Tỷ lệ
%
1997-
1998
88 7 25 36 12 80 90,8
2007-
2008
66 7 23 18 12 60 90,9
Hệ thống các trường THPT phát triển nhanh: huyện Hải hậu có 7 trường, huyện Ý
Yên có 5 trường, thành phố Nam Định có 9 trường. Toàn tỉnh có 53 trường THPT với
ba
loại hình trường: công lập, dân lập và tư thục. Trong đó có 41 trường công lập,
10 trường
dân lập, 02 trường tư thục. Quy mô học sinh được duy trì và phát triển: có
khoảng 69.067
học sinh THPT, riêng lớp 10 có 485 lớp với 23.361 học sinh. Sỹ số học sinh các
lớp được
duy trì tốt, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp.
Các trường THPT đã triển khai, thực hiện nghiêm túc chương trình thay sách giáo
khoa mới theo yêu cầu và hướng dẫn của Bộ, của Sở. Đặc biệt là việc tăng cường
đồ dùng,
thiết bị dạy học, góp phần tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao
hiệu quả dạy
học và kiểm tra, đánh giá học sinh.
Theo Báo cáo của Sở GD&ĐT Nam Đinh tính đến năm học 2008 – 2009 toàn tỉnh
có: 466 lớp 11, trong đó 50 lớp ban khoa học tự nhiên (2510 học sinh); 2 lớp học
ban khoa
học xã hội và nhân văn (96 học sinh và 409 lớp học ban cơ bản (20.541 học sinh).
Tỷ lệ
học sinh học tập phân hoá trong ban cơ bản như sau: 126 lớp với 6903 học sinh
học nâng
cao các môn Toán, Lý, Hoá; 3 lớp với 170 học sinh học nâng cao các môn Toán,
Hoá,
Sinh; 7 lớp với 380 học sinh học nâng cao các môn Văn, Sử, Địa; 11 lớp với 614
học sinh
học nâng cao các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
Học sinh lớp 10 gồm 485 học sinh, trong đó: 51 lớp học ban khoa học tự nhiên, 2
lớp học ban khoa học xã hội và nhân văn, 432 lớp học ban cơ bản, trong đó có 133
lớp học
nâng cao các môn Toán, Lý, Hoá.
Các trường THPT trong tỉnh đã bắt nhịp được yêu cầu của cuộc vận động “Hai
không” – Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.
Phong
trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Học tập và làm theo
tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ, của Sở, các trường học đã tăng cường rà soát, phân
loại học sinh học lực yếu, kém; tìm nguyên nhân và các giải pháp đồng bộ để khắc
phục.
Một số trường học có biện pháp cụ thể, chủ động, sáng tạo trong việc dạy sát đối
tượng,
phân công giáo viên có kinh nghiệm và học sinh khá, giỏi, kèm cặp học sinh yếu,
kém.
Nhằm từng bước nâng dần chất lượng, hạn chế, tiến tới xoá bỏ hiện tượng học sinh
“ngồi
sai lớp”. Công tác dạy - học tiếp tục được các trường đầu tư mạnh, cả về đại trà
và mũi
nhọn.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được chuẩn bị chu đáo, nghiêm túc, nhất là khâu ôn
tập, rèn kỹ năng, giúp đỡ học sinh học lực còn yếu. Kết quả kỳ thi tốt nghiệp
toàn tỉnh đạt
tỷ lệ 94,29%, trong đó: đỗ vào loại khá, giỏi đạt 16,17%. Tiếp tục khẳng định vị
trí tốp dẫn
đầu của toàn quốc 15 năm liên tục.
(Năm học 2005 – 2006: xếp thứ I, năm học 2006 – 2007: xếp thứ II, năm học 2007
– 2008: xếp thứ I, năm học 2008 – 2009: xếp thứ I. Nguồn CNTT Bộ Giáo dục và Đào
tạo).
Nhìn chung, học sinh các trường THPT có tư tưởng, đạo đức tốt. Học sinh đạt yêu
cầu khá về lĩnh hội kiến thức và kỹ năng môn học. Xếp loại các mặt giáo dục THPT
cuối
năm học 2008 -2009 về hạnh kiểm (cả ba khối): xếp loại tốt 67,81%, xếp loại khá
24,94%,
xếp loại trung bình 6,25%, xếp loại yếu 1,01%.[phụ lục, bảng…]
Có được những thành tựu to lớn này là do các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền, đặc
biệt là Sở GD&ĐT Nam Định đã có nhiều giải pháp tích cực triển khai thực hiện
tốt các chủ
trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới sự nghiệp GD&ĐT.
Mặt
khác, truyền thống hiếu học được khơi dậy và phát huy, tạo nên một phong trào
toàn dân chăm
lo cho sự nghiệp GD&ĐT.
Tuy nhiên, giáo dục THPT ở Nam Định vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách. Chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh THPT chưa thực sự được nâng cao. Thực tế chứng
minh
dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của văn hoá hội nhập, cùng với sự phát
triển của
kinh tế biển, của công thương nghiệp, của nông nghiệp, của du lịch thì nhiều
thang giá trị
xã hội đang thay đổi, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức và lối sống của
thanh
niên học sinh. Lối sống lai căng, đua đòi, thực dụng, đề cao giá trị vật chất đã
và đang xuất
hiện, nhiều giá trị đạo đức đang bị sa sút nghiêm trọng.
2.2. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH
QUA GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN
2.2.1. Những thành tựu và hạn chế
2.2.1.1. Môn giáo dục công dân với việc trang bị thế giới quan khoa học cho học
sinh trung học phổ thông ở Nam Định
Trong bất cứ thời đại lịch sử nào, sự phát triển trí tuệ của con người cũng luôn
gắn
với một thế giới quan nhất định. Mỗi người có thể tự tin khẳng định được mình
trong cuộc
sống khi trau dồi được một thế giới quan khoa học.
GS – VS Phạm Minh Hạc cho rằng: thế giới quan là một trong những phẩm chất
cấu thành đạo đức cá nhân. Việc khai thác tri thức trong quá trình dạy và học
môn GDCD
trong các trường THPT ở Nam Định đã góp phần trang bị thế giới quan, phương pháp
luận
khoa học, tư duy logic, tư duy biện chứng duy vật cho học sinh.
Theo kết quả khảo sát ở một số trường THPT trong tỉnh cho thấy, sau khi được học
kiến thức 9 bài ở phần I “Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương
pháp luận
khoa học”– GDCD lớp 10 thì 87,5% học sinh hiểu được nội dung cơ bản của thế giới
quan
khoa học – thế giới quan duy vật của triết học Mác. Rất nhiều em đã có quan
điểm, niềm
tin khoa học và cách nhận thức đúng đắn về sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan.
Trên cơ sở đó các em bước đầu đã xác định được lý tưởng sống phù hợp. Có 96% học
sinh
hiểu con người và xã hội loài người là sản phẩm của giới tự nhiên, là một bộ
phận của thế giới
vật chất. Các em rất tin tưởng con người có khả năng nhận thức và cải tạo giới
tự nhiên. Việc
các em nhận thức đúng đắn con người là sản phẩm hoàn hảo nhất, là kết quả phát
triển lâu dài
của tự nhiên và xã hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp các em nâng cao ý thức
cải tạo
bản thân mình.
Qua môn học 85% học sinh hiểu sâu sắc hơn thế nào phát triển, nguồn gốc, cách
thức, khuynh hướng của quá trình vận động và phát triển, rút ra được bài học
không nên có
thái độ thành kiến, bảo thủ, dám đấu tranh giải quyết mâu thuẫn. Từ đó, hình
thành cho
mình thái độ cầu thị, biết mình nên kế thừa cái gì, phủ định cái gì trong học
tập và cuộc
sống hàng ngày. Có 86.3 % học sinh nhận thức được ý nghĩa và sự cần thiết phải
tôn trọng
quy luật khách quan, hiểu được vai trò của thực tiễn. Qua đó có ý thức tìm hiểu
thực tế,
gắn học với hành, vận dụng những điều đã học vào trong cuộc sống.
Đa số học sinh đánh giá được vai trò của những nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và
phát triển của xã hội như: Môi trường tự nhiên, dân số, phương thức sản xuất.
Đặc biệt
90,5% học sinh đã chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần đều do con
người
sáng tạo ra. Bước đầu giải thích được tại sao con người là chủ thể đồng thời là
mục tiêu
của sự phát triển xã hội. Hiểu được những giá trị nhân văn, nhân bản của tín
ngưỡng tôn
giáo ở địa phương trong giáo dục đạo đức, nhân cách; góp phần thiết thực kìm hãm
tốc độ
suy thoái của đạo đức xã hội trước những mặt trái của cơ chế thị trường.
Nếu hiểu thế giới quan là toàn bộ những nguyên tắc, quan điểm và niềm tin quy
định hướng hoạt động và quan hệ của từng người, của một tập đoàn xã hội, của một
giai
cấp hay của xã hội nói chung đối với thực tại, thì kiến thức chương trình phần I
rất quan
trọng và cần thiết trong định hướng nhân cách, giúp các em tránh những tác động
tiêu cực
đang hàng ngày hàng giờ lung lạc, cuốn hút mình.
Tuy nhiên, vẫn còn bộ phận học sinh chưa thực sự kiên định trong quan điểm và
niềm tin. Một số em còn có quan điểm duy tâm về thế giới, về nguồn gốc của con
người.
Cho rằng “con người do thượng đế, thần linh sáng tạo ra”, luôn tin rằng “sống
chết có
mệnh, giàu sang do trời”, “học tài thi phận”. Có thái độ xuê xoa, “dĩ hoà vi
quý” trong
nhận thức và hành vi. Không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, đâu là tiến
bộ, đâu là
lạc hậu, không tích cực tham gia các hoạt động.
Một số em chưa thực sự hiểu, chưa có khả năng đánh giá, nhận xét được những
thuận lợi và hạn chế về vấn đề tài nguyên, môi trường, dân số và trình độ phát
triển kinh tế
– xã hội của địa phương cũng như của tỉnh mình. Do đó, bản thân chưa định hướng
được
những thuận lợi và khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Nhiều học
sinh
sống thiếu hoài bão, thiếu niềm tin vào khả năng của chính mình, như thế đương
nhiên các
em không thể nào phát triển nhân cách tốt được.
Những điều trên chứng tỏ môn GDCD chưa phát huy hết vai trò của mình trong
việc hình thành, củng cố và phát triển những phẩm chất thế giới quan duy vật
biện chứng
và phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT ở Nam Định.
2.2.1.2. Môn giáo dục công dân với việc hình thành các phẩm chất đạo đức cho
học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam Định
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng
chỉ rõ vai trò của đạo đức cách mạng. Theo Bác: “Cũng như sông có nguồn thì mới
có
nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo.
Người
cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo
được
nhân dân”[, 252]
Trong những năm qua môn GDCD đã trang bị cho học sinh những phạm trù đạo
đức cơ bản cần thiết ( nghĩa vụ, lương tâm, phẩm chất, danh dự và hạnh phúc…) và
trách
nhiệm đạo đức của người công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hiểu được
thế nào
là tình yêu, tình yêu chân chính, những tiến bộ của chế độ hôn nhân ở nước ta
hiện nay và
các chức năng cơ bản của gia đình. Hiểu thế nào là nhân nghĩa, sống hoà nhập,
hợp tác; thế
nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước. Từ đó giúp học
sinh hiểu,
nắm vững và hình thành được những phẩm chất, tính cách quan trọng của bản thân.
Qua những phạm trù đạo đức cơ bản trong phần II: “Công dân với đạo đức”, học
sinh biết điều chỉnh hành vi của bản thân theo các yêu cầu đạo đức xã hội. Rất
nhiều em đã
khẳng định rằng đây là căn cứ khoa học để các em lựa chọn cho mình nhân cách
sống phù
hợp với chuẩn mực, giá trị xã hội hiện nay.
Có 90% học sinh các trường THPT cho biết việc học tập những phạm trù đạo đức
cơ bản trong môn GDCD giúp cho các em nhận thức được hạnh phúc chân chính của
con
người là biết gắn lợi ích bản thân với lợi ích gia đình, lợi ích giai cấp, dân
tộc, nhân loại.
Các em đã ý thức được rằng yêu nước đối với học sinh là phải kính trọng, biết ơn
ông bà,
cha mẹ, yêu quý nhân dân, phải cố gắng học tập tu dưỡng để sau khi ra trường
trực tiếp
góp phần xây dựng đất nước.
Đa số các em sau khi học thấy được sự cần thiết phải tự điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với các chuẩn mực của xã hội. Đồng thời học sinh còn biết đánh
giá,
phê phán, đấu tranh chống lại những hành vi lệch chuẩn, những biểu hiện tiêu cực
đi
ngược với các giá trị chân – thiện – mỹ trong đời sống hàng ngày ở trường và
ngoài xã hội.
Trên cơ sở đó, học sinh có ý thức quyết tâm học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện
nhân cách,
lối sống, hành vi của mình để trở thành người công dân chân chính.
Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn cho thấy hiệu quả giáo dục các phẩm chất đạo
đức
cho học sinh THPT tỉnh Nam Định thông qua giảng dạy môn GDCD chưa tương xứng với
chức năng và vai trò của bộ môn. Nhiều chuẩn mực đạo đức chưa trở thành thói
quen và
niềm tin của một bộ phận học sinh. Do đó, những em này còn có những biểu hiện
chưa tốt
về đạo đức, nhân cách như: trốn học, ham mê điện tử, gây gổ đánh nhau, nói tục
chửi bậy,
lười biếng, cẩu thả, kém ý chí phấn đấu, không có tinh thần hợp tác trong quá
trình học
tập.
Khá nhiều em không hiểu được mối quan hệ giữa tình yêu, hôn nhân và gia đình.
Từ đó có thái độ ủng hộ lối sống, tình yêu theo kiểu phương Tây, thích lối sống
tự do, ít
ràng buộc trong tình yêu, hôn nhân, đồng tình với kiểu sống thử trước hôn nhân
đang diễn
ra hiện nay.
Rất nhiều em còn thờ ơ, không hiểu được sự nguy hiểm của các vấn đề: ô nhiễm
môi trường, bùng nổ dân số, các dịch bệnh hiểm nghèo. Các em cho rằng đó là việc
của
người lớn nên có thái độ không quan tâm nhiều đến những chủ trương, chính sách
của
Đảng và Nhà nước trong giải quyết những vấn đề cấp thiết của nhân loại hiện nay.
Chẳng hạn, về ý thức bảo vệ môi trường, qua điều tra cho thấy các em “học’’
nhưng không “hành”. Có thể biết và nói được giữ vệ sinh môi trường vừa có tầm
quan
trọng, vừa là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, nhưng chính bản thân hoặc
nhìn thấy
người khác phá hoại cảnh quan, không giữ gìn vệ sinh, vứt rác trong lớp, trong
trường
hoặc chính nơi mình ở lại thấy đó là chuyện bình thường. Khoảng 45% học sinh
nhận thấy
bản thân chưa thực sự có ý thức đấu tranh với những hành vi phá hoại môi trường
ở địa
phương mình.
Ngoài ra, một vấn đề đang tồn tại hiện nay nữa là rất nhiều học sinh đang mất
dần
thái độ trân trọng và kế thừa những giá trị văn hoá của dân tộc, chưa ý thức sâu
sắc được
trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Đa
số học
sinh hiện nay thích những bộ phim, bài hát, bản nhạc từ nước ngoài mà không cần
quan
tâm nó có ý nghĩa gì. Đây là nhân tố làm nhân cách các em phát triển lệch lạc do
hấp thụ
những luồng văn hoá không lành mạnh. Các em ít bàn luận đến vấn đề truyền thống
dân
tộc, 13% học sinh không nhận thức được “tinh thần yêu nước là truyền thống quý
báu, là
giá trị đạo đức quan trọng cần phải kế thừa và phát huy” trong công cuộc đổi mới
đất
nước. Vì thế, chưa xác định đúng lý tưởng sống cho bản thân, tỏ thái độ bàng
quang,
không quan tâm đến các hoạt động chính trị – xã hội.
2.1.2.3. Môn GDCD với việc trang bị những tri thức khoa học về kinh tế và chính
trị - xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hoá