Luận văn Thạc sĩ Triết học: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay
3,823
165
88
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi đang dần dần hoàn chỉnh về mặt thể chất. Nhờ
điều kiện kinh tế xã hội phát triển, cuộc sống ngày càng được nâng cao hơn trước
nên học
sinh THPT có sự phát triển tốt hơn về chiều cao, trọng lượng, thể trạng. Thế
nhưng sự phát
triển về cơ thể các em vẫn kém hơn so với sự phát triển cơ thể của người lớn.
Bước vào giai đoạn này nhịp độ tăng trưởng chiều cao và trọng lượng của các em
đã
chậm lại. Các em gái đạt được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng
16,17 tuổi;
các em trai khoảng 17, 18 tuổi. Có thể nói đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát
triển cân
đối, đẹp và khỏe mạnh.
Trọng lượng cơ thể nói chung phát triển nhanh, trọng lượng của các em trai đã
đuổi
kịp các em gái và tiếp tục vươn lên. Các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền,
sự dẻo dai
được tăng cường.
Cơ bắp, sức lực các em trong giai đoạn này phát triển mạnh, dễ đạt được những
thành
tích trong thể thao.
Đây là lứa tuổi bắt đầu có sự trưởng thành về giới tính, là giai đoạn của những
nam
thanh, nữ tú.
Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu trúc bên
trong
của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Bộ não, hệ thần kinh các
em phát
triển và khỏe mạnh, tạo cơ sở cho các em tiếp thu, xử lý một khối lượng lớn tri
thức trong
quá trình học tập.
Hai là, đặc điểm về hoạt động học tập
Nội dung và tính chất của hoạt động học tập ở học sinh THPT khác rất nhiều so
với
học sinh THCS. Sự khác nhau cơ bản đó là nội dung học tập của các em ngày một
sâu hơn,
tính năng động và tính độc lập ở mức cao hơn, sự phát triển về tư duy lý luận
cũng sâu sắc
hơn, thái độ học tập có ý thức của các em ngày càng phát triển.
Đặc biệt, thái độ của học sinh THPT đối với các môn học đã có sự lựa chọn rõ
dệt.
Các em đã hình thành những hứng thú học tập gắn liền với khuynh hướng nghề
nghiệp.
Cuối cấp học các em đã xác định được cho mình một hứng thú ổn định đối với một
lĩnh
vực tri thức nhất định, liên quan đến một nghề nghiệp nào đó trong tương lai.
Nhận thức
của các em mang tính rộng rãi, sâu sắc và bền vững hơn học sinh THCS.
Nhưng thái độ học tập ở không ít em có nhược điểm là, một mặt các em rất tích
cực
học một số môn mà các em cho là quan trọng đối với nghề mình đã chọn, mặt khác
các em
lại sao nhãng các môn học khác, chỉ học để đạt điểm trung bình. Giáo viên phải
có thái độ
lắng nghe, khuyến khích động viên, cần làm cho các em học sinh đó hiểu được ý
nghĩa và
chức năng của giáo dục phổ thông đối với mỗi môn học trong nhà trường.
Tóm lại, thái độ học tập có ý thức là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển
tính chủ
định của các quá trình nhận thức và năng lực điều khiển bản thân của học sinh
THPT trong
hoạt động học tập.
Ba là, đặc điểm về nhận thức, trí tuệ
Đối với học sinh THPT, tri giác có mục đích đã đạt tới mức rất cao. Quan sát ở
các
em trở nên có mục đích, có hệ thống và toàn diện hơn. Quá trình quan sát đã chịu
sự điều
khiển của hệ thống tín hiệu thứ hai nhiều hơn và không tách khỏi tư duy ngôn
ngữ. Tuy
nhiên, quan sát của các em sẽ khó đạt được hiệu quả nếu thiếu sự chỉ đạo của
giáo viên.
Giáo viên cần quan tâm để hướng sự quan sát của các em vào một nhiệm vụ nhất
định,
không vội vàng kết luận khi chưa đầy đủ các sự kiện.
Với học sinh THPT, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí
tuệ,
đồng thời vai trò của ghi nhớ logic trừu tượng, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ
rệt. Đặc
biệt các em đã tạo được tâm thế phân hoá trong ghi nhớ, nhưng một số em vẫn còn
ghi nhớ
một cách đại khái, chung chung.
Hoạt động tư duy của học sinh THPT có nhiều thay đổi quan trọng do cấu trúc của
não phức tạp và chức năng của não phát triển; do sự phát triển của quá trình
nhận thức nói
chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập.
Các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo.
Tư
duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn học sinh THCS. Đồng thời
tính
phê phán của tư duy cũng phát triển…Những đặc điểm đó tạo điều kiện cho các em
phân
tích được những nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mối quan hệ
nhân
quả trong tự nhiên và trong xã hội…Đây là cơ sở quan trọng hình thành thế giới
quan.
Tuy vậy hiện nay số học sinh THPT đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như
trên còn chưa nhiều. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập
suy nghĩ
của bản thân….Vì vậy, việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức, trí tuệ là
một
nhiệm vụ quan trọng của giáo viên.
Bốn là, sự phát triển của tự ý thức
Đây là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT, nó
có
ý nghĩa to lớn trong sự phát triển tâm lý của lứa tuổi các em.
Nội dung của tự ý thức: là một quá trình lâu dài, phong phú, trải qua nhiều mức
độ
khác nhau và rất phức tạp. Các em luôn quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý,
phẩm chất
nhân cách cũng như năng lực riêng của mình. Các em không chỉ nhận thức về cái
tôi của
mình trong hiện tại như học sinh THCS, mà còn nhận thức về vị trí của mình trong
xã hội,
trong tương lai.
Học sinh THPT có khả năng đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, từng thuộc
tính
riêng biệt về nhân cách của mình. Các em có thể hiểu rõ bản thân thông qua những
phẩm
chất nhân cách như: lòng yêu lao động, tính cần cù, dũng cảm…và những quan hệ
nhiều
mặt của nhân cách như: tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ…
Học sinh THPT không chỉ có nhu cầu đánh giá mà còn có khả năng đánh giá sâu sắc
hơn học sinh THCS về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người xung
quanh
và của chính mình. Các em thường dễ có xu hướng cường điệu trong khi tự đánh
giá: hoặc
là đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc là đánh giá
cao nhân
cách của mình, tỏ ra tự kiêu tự đại, coi thường người khác.
Nhiều khi các em có thể sai lầm khi tự đánh giá. Tuy nhiên, khả năng biết tự
phân
tích là dấu hiệu của một nhân cách đang trưởng thành và là tiền đề của sự tự
giáo dục có
mục đích. Do vậy, trong hoạt động dạy học và giáo dục giáo viên cần phải biết
chia sẻ,
phải có thái độ nghiêm túc, chân thành khi nghe các em phát biểu, tuyệt đối
không được chế
diễu ý kiến tự đánh giá đó, nhằm hình thành cho các em một biểu tượng khách quan
về nhân
cách của mình.
Năm là, sự hình thành thế giới quan
Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quyết định của sự hình thành thế giới quan -
hệ
thống quan điểm về tự nhiên, về xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc cư xử…
Những điều kiện về mặt trí tuệ và xã hội để xây dựng một hệ thống quan điểm
riêng
trong giai đoạn này đã được hình thành (đặc biệt là sự phát triển của tư duy lý
luận, tư duy
trừu tượng). Suốt thời gian học tập ở THPT, học sinh đã lĩnh hội được những tâm
thế, thói
quen đạo đức nhất định, ý thức được cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác… thông
qua các tiêu
chuẩn và nguyên tắc hành vi xác định.
Thời kỳ này nhân cách đã được xây dựng và phát triển tương đối cao. Đã xuất hiện
ở
các em nhu cầu đưa những tiêu chuẩn, nguyên tắc hành vi đó vào một hệ thống hoàn
chỉnh. Một khi đã có được hệ thống quan điểm riêng thì các em không chỉ hiểu về
thế giới
khách quan, mà còn đánh giá và xác định được thái độ của mình với thế giới nữa.
Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú
nhận
thức đối với những vấn đề thuộc nguyên tắc chung nhất của vũ trụ, những quy luật
phổ
biến của tự nhiên, xã hội và của sự tồn tại xã hội loài người…Các em cố gắng xây
dựng
quan điểm riêng trong lĩnh vực khoa học, đối với các vấn đề xã hội, tư tưởng,
chính trị,
đạo đức. Chính nội dung các môn học ở THPT, đặc biệt là môn GDCD giúp cho các em
xây dựng được thế giới quan tích cực về mặt tự nhiên, xã hội.
Học sinh THPT quan tâm nhiều nhất đến các vấn đề liên quan đến con người, vai
trò
của con người trong lịch sử, quan hệ giữa con người và xã hội, giữa quyền lợi và
nghĩa vụ,
nghĩa vụ và tình cảm…Vấn đề ý nghĩa cuộc sống chiếm vị trí trung tâm trong suy
nghĩ của
các em.
Vì vậy, việc định hướng giá trị trong hoạt động của cá nhân thông qua giáo dục
cho
học sinh hệ thống tri thức về đời sống có ý nghĩa hết sức quan trọng. Giúp các
em xây
dựng được hệ thống thế giới quan đầy đủ, tránh lối sống thụ động, ỷ nại, trông
chờ vào
người khác hoặc đánh giá quá cao cuộc sống hưởng thụ, sa đà vào những tệ nạn xã
hội…
Sáu là, đặc điểm về giao tiếp, đời sống tình cảm và tâm lý
Tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất, các em rất coi trọng
việc
sinh hoạt với các bạn cùng lứa tuổi để khẳng định vị trí của mình trong nhóm.
Trong các
lớp học dần dần xảy ra một sự phân cực nhất định - xuất hiện những người được
lòng nhất
và những người ít được lòng nhất. Những em có vị trí thấp, ít được lòng các bạn
thường
băn khoăn, suy nghĩ nhiều về nhân cách của mình.
Cùng với sự trưởng thành nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần
dần được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập. Trong việc phát triển nhu cầu
sở thích,
học sinh hướng vào bạn bè nhiều hơn hướng vào cha mẹ. Nhưng khi bàn đến những
giá trị
sâu sắc hơn như chọn nghề, thế giới quan, những giá trị đạo đức thì cha mẹ và
thầy cô giáo
lại có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn rất nhiều.
Sự mở rộng phạm vi giao tiếp và sự phức tạp hoá hoạt động riêng của học sinh
THPT
là do số lượng nhóm mà các em tham gia tăng lên. Việc tham gia vào nhiều nhóm sẽ
dẫn đến
những sự khác nhau nhất định và có thể xung đột về vai trò nếu cá nhân phải lựa
chọn giữa
các vai trò khác nhau ở các nhóm.
Trong công tác giáo dục cần chú ý ảnh hưởng của nhóm, hội tự phát ngoài nhà
trường.
Nhà trường cần tổ chức phong phú, sinh động các hoạt động tập thể, đặc biệt là
tổ chức đoàn,
nhằm phát huy tính tích cực của các em.
Đời sống tình cảm của học sinh THPT rất phong phú và nhiều vẻ. Nhu cầu về tình
bạn tâm tình cá nhân tăng lên rõ rệt. Tình bạn sâu sắc đã được bắt đầu từ tuổi
thiếu niên,
nhưng sang tuổi này tình bạn của các em trở nên sâu sắc hơn nhiều. Các em có yêu
cầu cao
hơn đối với tình bạn (yêu cầu sự chân thật, lòng vị tha, tin tưởng, tôn trọng,
hiểu biết và
sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau…). Trong quan hệ với các bạn các em cũng nhạy cảm hơn,
đó là
khả năng xúc cảm và khả năng đáp ứng lại xúc cảm, đặc biệt là sự đồng cảm với
người
khác.
Đối với học sinh THPT sự khác biệt giữa các cá nhân về quan niệm, sự thân tình
trong tình bạn rất rõ rệt. Nguyên nhân kết bạn cũng rất phong phú ( có thể vì
phẩm chất tốt
ở bạn, vì tính tình tương phản, vì có hứng thú, sở thích chung…).
Ngoài ra, phạm vi quan hệ bạn bè được mở rộng, nhu cầu về tình bạn khác giới
được
tăng cường. Đã xuất hiện sự lôi cuốn đầu tiên khá mạnh mẽ và nhu cầu về tình yêu
nam
nữ.
Sự tác động giáo dục của nhà trường và gia đình về trạng thái tình cảm mới mẻ
này
của học sinh THPT là hết sức quan trọng và cần thiết, giúp định hướng đúng đắn
cho hành
vi nhân cách của các em.
Đây là thời kỳ tâm lý của các em xảy ra những biến đổi và cũng là thời kỳ then
chốt
của sự phát triển tâm lý, chịu ảnh hưởng rất lớn của những điều kiện kinh tế -
xã hội và
môi trường sống.
Học sinh THPT thuộc lứa tuổi giàu ý chí, khát vọng, tình cảm và cảm xúc; ham
hiểu
biết, hăng hái tham gia các hoạt động của Đoàn thanh niên và xã hội như âm nhạc,
thời
trang, hội họa, từ thiện…; có nhu cầu về tình bạn, tình yêu. Những đặc điểm này
tác động
tích cực tới việc xây dựng và phát triển nhân cách của học sinh, giúp các em làm
phong
phú thêm đời sống nội tâm và thu lượm được nhiều kinh nghiệm xã hội.
Đây cũng là lứa tuổi có những hạn chế nhất định. Đó là tâm lý không thích nghe,
không thích bàn luận đến các vấn đề chính trị, thời sự. Các em còn thiếu kinh
nghiệm sống
nên đời sống tâm lý dễ bị chi phối, dễ mơ hồ về chính trị, dễ bị kẻ xấu lợi
dụng. Vì vậy
giáo viên GDCD cần tạo cơ hội cho học sinh được chia sẻ, bày tỏ quan điểm, ý
kiến cá
nhân về vấn đề đang học, nêu những băn khoăn thắc mắc cho thầy, cho bạn. Bên
cạnh đó,
giáo viên cần khuyến khích học sinh tự liên hệ, điều tra, phân tích, đánh giá
các sự kiện
trong đời sống thực tiễn nhà trường, địa phương, đất nước.
Như vậy, thanh niên nói chung, học sinh THPT nói riêng – đó là một lớp người trẻ
tuổi trong dân cư, đang phát triển về nhân cách và có nhu cầu khẳng định mạnh mẽ
về cá
tính, là nguồn dự trữ cơ bản của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và tinh
thần của mỗi
quốc gia, mỗi dân tộc.
Nghiên cứu, xem xét đặc điểm tâm sinh lý học sinh THPT là một trong những căn
cứ quan trọng để xác định nội dung, cách thức tổ chức giáo dục phù hợp trong quá
trình
xây dựng và phát triển nhân cách cho các em.
1.2.3. Vị trí và vai trò của môn Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ
thông
1.2.3.1. Vị trí, nhiệm vụ của môn Giáo dục công dân
Trước và những năm đầu đổi mới môn GDCD được đưa vào giảng dạy trong các
trường THPT ở nước ta với những hình thức và tên gọi khác nhau. Từ năm học 1990
– 1991
môn GDCD đã được xác định là môn khoa học xã hội.
Theo Luật giáo dục 2005: “ Giáo dục Trung học phổ thông nhằm giúp học sinh
củng cố và phát triển những kết quả giáo dục Trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn
phổ
thông, có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện
lựa chọn
hướng phát triển và phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng,
trung học
chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”. Cũng như tất cả các môn
học
khác trong nhà trường THPT, môn GDCD đã được đổi mới về nội dung, cấu trúc
chương
trình…cho phù hợp với hoàn cảnh và yêu cầu mới.
Vấn đề trên vừa quan trọng, vừa hệ trọng vì thế bắt đầu từ năm 2006, Bộ GD&ĐT
đã ban hành chương trình và sách giáo khoa GDCD mới biên soạn theo chương trình
cải
cách (năm 2006 xuất bản sách GDCD Lớp10, năm 2007 xuất bản sách GDCD Lớp 11,
năm 2008 xuất bản sách GDCD Lớp 12). Điều này nói lên vị trí quan trọng của môn
GDCD trong nhà trường.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: một dân tộc yếu là một dân tộc dốt. Một xã hội
văn minh, ổn định và phát triển là một xã hội có nhiều công dân tốt. Công dân
tốt trước hết
phải là người có học, có nhân cách, có tính cộng đồng sâu sắc.
Dù ở giai đoạn nào, thời điểm nào trong sự phát triển của lịch sử xã hội cũng
không
thể đào tạo những người lao động mới phát triển toàn diện khi chỉ chú ý tới việc
giáo dục
trí dục, bỏ qua hoặc coi thường giáo dục các mặt khác. Chính vì vậy, nhà trường
phổ thông
phải có chương trình, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phù hợp với đất nước, con
người Việt
Nam, phù hợp với thời đại.
Trong nhà trường tất cả các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
đều có tác dụng to lớn trong xây dựng và phát triển dần nhân cách, năng lực,
phẩm chất
cho học sinh THPT. Tuy nhiên, GDCD là một môn khoa học xã hội có ưu thế hơn cả
trong
việc giáo dục để hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh THPT.
Môn GDCD là bộ môn dạy cho học sinh những tri thức khoa học có tính phổ thông,
cơ bản và thiết thực nhất. Nó không những trang bị cho học sinh những hiểu biết
cơ bản về
thế giới quan, nhân sinh quan, hệ thống các giá trị đạo đức, pháp luật, thể chế
chính trị và
những phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước… mà còn giúp các em định hình và phát
triển
được về nhân cách, nâng cao trách nhiệm công dân của học sinh, xác định vị trí
của bản
thân với tư cách là chủ thể của sự phát triển cá nhân, xã hội và tự nhiên.
Chính trên cơ sở của những tri thức đó, học sinh sẽ dễ hình thành những quan
điểm
mới, những khuynh hướng tư tưởng mới, động cơ, hoài bão, niềm tin và hành vi tốt
đẹp
của con người. Đồng thời thông qua tri thức của môn GDCD sẽ hình thành từng bước
phương pháp nhận thức, tư duy khoa học và phương pháp hành động đúng quy luật
khách quan. Từ đó tạo nền tảng vững chắc xây dựng và phát triển nhân cách tốt
đẹp cho
các em trong cuộc sống.
Học sinh hôm nay sẽ là những công dân tương lai, là chủ nhân xây dựng và bảo vệ
đất nước, họ cần được giáo dục để có ý thức công dân, có nhân cách tốt để trở
thành những
công dân gương mẫu có ích cho tổ quốc mình.
Việc nhận thức đúng đắn và đầy đủ vị trí và nhiệm vụ quan trọng của môn GDCD
trong GD&ĐT thế hệ trẻ sẽ góp phần thực hiện thành công chiến lược xây dựng,
phát triển
toàn diện con người Việt Nam về đức, trí, thể, mỹ và lao động.
1.2.3.2. Vai trò của môn Giáo dục công dân trong xây dựng và phát triển nhân
cách học sinh
Giáo dục THPT là thời kỳ giáo dục trong đó học sinh được dẫn dắt để trở thành
những người lớn vừa có tri thức, vừa có đạo đức, có phẩm chất chính trị, tư
tưởng, ý thức
trách nhiệm cộng đồng, gia đình, tập thể và bản thân mình. Chúng ta biết rằng
học sinh
THPT là lứa tuổi từ khi vào trường đến khi tốt nghiệp vẫn còn đang trong quá
trình hình
thành và phát triển nhân cách. Vì vậy xây dựng và phát triển nhân cách cho học
sinh THPT
hiện nay trở thành một trong những vấn đề vô cùng quan trọng của công tác giáo
dục trong
nhà trường hiện nay. Môn GDCD là một trong những môn học giữ vai trò quan trọng
trong sự nghiệp đó.
Môn GDCD góp phần to lớn trong việc hình thành thế giới quan, nhân sinh quan
và phương pháp luận khoa học cho học sinh THPT
Hơn bất cứ môn khoa học nào khác trong nhà trường THPT, những tri thức đề cập
trong môn GDCD là những tri thức phổ thông, cơ bản, mang tính khái quát hoá cao,
được
giảng dạy thông qua hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật mang tính phổ
quát có
ý nghĩa to lớn trong việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan, phương
pháp luận
khoa học, trên cơ sở đó giúp học sinh nhận thức tốt hơn những vấn đề thuộc các
môn khoa
học khác.
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm về thế giới, là sản phẩm của nhận thức
khoa học và hoạt động xã hội, là một trong những yếu tố cấu thành phẩm chất đạo
đức.
Giáo dục thế giới quan cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
môn
GDCD, thể hiện vai trò của bộ môn trong xây dựng và phát triển nhân cách cho các
em.
Với những quan điểm duy vật biện chứng chung nhất về thế giới và một số quan
điểm duy vật biện chứng về xã hội, con người trong phần triết học – GDCD lớp 10
và phần
kinh tế chính trị – GDCD lớp 11 giúp học sinh nắm được về bản chất vật chất của
thế giới,
sự vận động và phát triển của thế giới vật chất tuân theo những quy luật khách
quan, con
người có khả năng nhận thức và cải tạo được thế giới khách quan, về tồn tại xã
hội và ý
thức xã hội, về con người – chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã
hội…
Ngoài ra giúp cho học sinh THPT có những tiền đề lý luận cơ bản để hiểu và nhận
thức được tính tất yếu khách quan của quá trình đi lên CNXH trong thời đại ngày
nay và
sự nghiệp cách mạng XHCN của Đảng và nhân dân ta.
Môn GDCD giáo dục cho học sinh phẩm chất chính trị, tư tưởng của người công
dân trong giai đoạn hiện nay
Là môn học giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nên
môn GDCD có ưu thế giúp các em có hiểu biết về xã hội XHCN, về nền dân chủ XHCN;
nhận thức đúng đắn về bản chất của nhà nước pháp quyền Việt Nam, về thể chế
chính trị,
về phương hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, về vai trò và giá trị của
pháp luật đối
với sự tồn tại và phát triển của cá nhân, nhà nước và xã hội; về quyền lợi và
trách nhiệm
của học sinh trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc…
Trên cơ sở đó các em nâng cao được ý thức, biết lựa chọn và thực hiện các hành
vi
ứng xử phù hợp với các giá trị xã hội; biết bảo vệ cái đúng, cái tốt, đấu tranh
phê phán đối
với các hành vi, hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống phù hợp với lứa tuổi. Bên
cạnh đó
hình thành ở các em niềm tin đối với Đảng, với chế độ, với sự nghiệp đổi mới của
đất
nước. Trở thành một chủ thể của sự phát triển nhân cách có hoài bão và mục đích
sống cao
đẹp.
Môn GDCD giáo dục các giá trị đạo đức, góp phần trực tiếp xây dựng lối sống
đúng đắn và lành mạnh cho học sinh
Thông qua nội dung chương trình học sinh được trang bị những tri thức về đạo đức
một cách khái quát và có hệ thống, giúp các em hiểu và biết giữ gìn các giá trị
đạo đức
như: nghĩa vụ, lương tâm, nhân phẩm, danh dự và hạnh phúc của bản thân và xã
hội. Từ
đó, biết đặt mục tiêu phấn đấu, coi trọng việc rèn luyện và tự hoàn thiện bản
thân, giao tiếp
và ứng xử có văn hoá, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Hiểu đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, gia đình; biết sống nhân nghĩa, hoà nhập,
hợp
tác với mọi người xung quanh. Có hiểu biết về truyền thống yêu nước của dân tộc,
luôn có ý
thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương
đất
nước…Qua đó các em tăng thêm tính tự giác trong hành vi đạo đức của mình, phát
triển lý
tưởng sống cao đẹp, những phẩm chất và năng lực cơ bản của con người Việt Nam
thời kỳ
CNH, HĐH.
Học chữ, học làm người là nhiệm vụ cơ bản nhất của người học sinh. Học để có tri
thức, học để hoàn thiện nhân cách là cả một quá trình lâu dài và vô cùng gian
khổ, không
những đòi hỏi các em phải có niềm tin, phương pháp mà còn phải có ý chí và nghị
lực.
Môn GDCD có vai trò to lớn trong việc xây dựng và phát triển hai thành tố chủ
yếu của
nhân cách con người đó là “đức” “tài”, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở
THPT.
Môn GDCD góp phần nâng cao chất lượng học tập các bộ môn khoa học khác
trong nhà trường
Học sinh không thể nào đạt kết quả cao trong học tập khi mà mỗi cá nhân không
xác định cho mình động cơ, mục đích học tập, rèn luyện đúng đắn và khoa học.
Trong quá
trình học tập, khi tiếp nhận và vận dụng được tri thức môn GDCD các em sẽ có
phương
pháp khoa học khi tiếp thu kiến thức các môn học khác, đồng thời biết cách xử lý
thông tin
một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các em sẽ nhận thức đúng đắn hơn khi định hướng
lao
động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Điều này giúp các em thích ứng với những
điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể trong quá trình phát triển của xã hội.
Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH QUA GIẢNG DẠY
MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN HIỆN NAY
2.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC CẤP TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH
2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định
* Vị trí địa lí tự nhiên
Là tỉnh đồng bằng ven biển nằm ở cực Nam châu thổ sông Hồng, Nam Định có
tổng diện tích tự nhiên 1650 km
2
, với dân số khoảng 1.916.400 người. Tỉnh Nam Định