Luận văn Thạc sĩ Triết học: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay
3,832
165
88
người. Sự phù hợp giữa yêu cầu khách quan của nghề dạy học với những phẩm chất
tương
ứng trong nhân cách của người thầy giáo sẽ tạo nên chất lượng cao của sự hình
thành và
phát triển nhân cách học sinh THPT.
K.D. Usinxki đã nhấn mạnh:
Trong việc giáo dục, tất cả phải dựa vào nhân cách của người giáo dục, bởi
vì sức mạnh của giáo dục chỉ bắt nguồn từ nhân cách con người mà có. Không
một điều lệ, chương trình, không một cơ quan giáo dục nào dù có được tạo ra
một cách khôn khéo như thế nào cũng không thể thay thế được nhân cách của
con người trong sự nghiệp giáo dục. Không một sách giáo khoa, một lời khuyên
răn nào, một hình phạt, một khen thưởng nào có thể thay thế ảnh hưởng cá nhân
người thầy giáo đối với học sinh […,63].
Hoạt động chính của thầy giáo là tổ chức và điều khiển học sinh lĩnh hội, thông
trải
những kinh nghiệm, những tinh hoa mà loài người tích luỹ được và biến chúng trở
thành
những nét nhân cách của chính mình. Không ai trong xã hội, kể cả cha mẹ cũng
không thể
thay thế được vai trò và chức năng của người thầy giáo.
Trong dạy học và giáo dục, thầy giáo dùng nhân cách của chính mình để tác động
vào học sinh. Đó là phẩm chất chính trị, là thế giới quan khoa học, sự giác ngộ
về lý tưởng
đào tạo thế hệ trẻ; là lòng yêu nghề, là trình độ học vấn, là sự thành thạo về
nghề nghiệp; là
lối sống và phẩm chất đạo đức; là năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực cảm hoá
học sinh,
năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh…Đúng như K.D.Usinxki khẳng
định:
không gì hiệu quả hơn là dùng nhân cách để giáo dục nhân cách.
Tóm lại, sự phát triển của con người là toàn bộ sự phát triển, hoàn thiện về thể
chất
và tinh thần, nó bị chi phối bởi hàng loạt những yếu tố chủ quan và khách quan.
Nhân cách
con người là tổ hợp những phẩm chất tâm lí cá nhân. Việc xây dựng và phát triển
nhân
cách học sinh THPT được thực hiện dưới ảnh hưởng của hệ thống các quan hệ xã hội
mà
các em sống, hoạt động và giao lưu.
1.2. VAI TRÒ CỦA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.2.1. Đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông
1.2.1.1. Nội dung và cấu trúc chương trình môn Giáo dục công dân từ năm học
1990 -1991 đến năm học 2005 – 2006
Trong những năm đầu đổi mới, môn GDCD trong các trường THPT ở nước ta được
gọi là môn chính trị, là “dạy học chính trị”, phục vụ cho việc định hướng chính
trị tư tưởng
trong nhà trường.
Từ năm học 1990 – 1991 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định môn GDCD là một
bộ môn khoa học xã hội trong nhà trường THPT. Môn GDCD đã được giảng dạy ở cả ba
khối lớp 10, 11,12. Nhưng chỉ có lớp 10 là có sách giáo khoa, còn lớp 11 và 12
chỉ là “Tài
liệu Giáo dục công dân”.
* Lớp 10: 1 tiết/tuần. Bao gồm 14 bài, trong đó học sinh được học những vấn đề
cơ
bản của Triết học Mác – Lênin.
Bảng 1.1:
STT Tên bài Số tiết
Bài 1 Bài mở đầu 1 tiết
Bài 2 Tính vật chất của thế giới 3 tiết
Bài 3 Sự phát triển của thế giới 3 tiết
Bài 4 Sự tồn tại và phát triển của giới tự nhiên 2 tiết
Bài 5 Sự tồn tại và phát triển của xã hội 3 tiết
Bài 6 Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội 1 tiết
Bài 7 Vai trò của quần chúng và cá nhân kiệt xuất đối với sự phát
triển của xã hội
1 tiết
Bài 8 Tự do và tất yếu 4 tiết
Bài 9 Con đường nhận thức cái tất yếu 2 tiết
Bài 10 Sự hình thành nhân cách 1 tiết
Bài 11 Cá nhân và xã hội 1 tiết
Bài 12 Lý tưởng nhân đạo 1 tiết
Bài 13 Hướng đến nền văn minh và con người 1 tiết
Bài 14 Bài tổng kết 2 tiết
* Lớp 11: 1,5 tiết/tuần. Nội dung chương trình là những vấn đề lớn của thời đại,
như: CNTB, CNXH; về đạo đức học, về truyền thống đạo đức dân tộc. Bao gồm 25
bài.
Bảng 1.2:
STT Tên bài Số tiết
Bài 1 Tiến bộ xã hội 1 tiết
Bài 2 Sản xuất hàng hoá và sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản 2 tiết
Bài 3 Nền sản xuất Tư bản chủ nghĩa và các quan hệ giai cấp trong
xã hội tư bản
2 tiết
Bài 4 Nhà nước tư bản và nền dân chủ tư sản 1 tiết
Bài 5 Văn hoá tư sản và những tệ nạn xã hội trong xã hội Tư bản chủ
nghĩa
1 tiết
Bài 6 Chủ nghĩa đế quốc 1 tiết
Bài 7 Chủ nghĩa tư bản sẽ bị thay thế bằng một xã hội tiến bộ hơn 2 tiết
Bài 8 Sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội 3 tiết
Bài 9 Xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
5 tiết
Bài 10 Những khó khăn và triển vọng của công cuộc đổi mới Xã hội
chủ nghĩa
1 tiết
Bài 11 Những vấn dề chung của nhân loại ngày nay 3 tiết
Bài 12 Cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội
2 tiết
Bài 13 Nghĩa vụ 1 tiết
Bài 14 Lương tâm 1 tiết
Bài 15 Nhân phẩm và danh dự 1 tiết
Bài 16 Hạnh phúc 1 tiết
Bài 17 Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế 2 tiết
Bài 18 Quan điểm và thái độ đúng đắn đối với lao động 2 tiết
Bài 19 Chủ nghĩa tập thể Xã hội chủ nghĩa 1 tiết
Bài 20 Chủ nghĩa nhân đạo Xã hội chủ nghĩa 2 tiết
Bài 21 Tình bạn, tình đồng chí 1 tiết
Bài 22 Tình yêu 1 tiết
Bài 23 Tình cảm gia đình 1 tiết
Bài 24 Một số nét về truyền thống đạo đức dân tộc 3 tiết
Bài 25 Phấn đấu vì lý tưởng dân giàu nước mạnh theo con đường Xã
hội chủ nghĩa
1 tiết
* Lớp 12: 1,5 tiết/tuần. Học sinh được trang bị những tri thức về đường lối phát
triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục của ĐCSVN và những vấn đề về Nhà nước,
pháp
luật ở Việt Nam.
Bảng 1.3:
STT Tên bài Số tiết
Bài 1 Xây dựng đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa 1 tiết
Bài 2 Thực trạng kinh tế xã hội nước ta hiện nay và những mục tiêu
phấn đấu trong những năm trước mắt
2 tiết
Bài 3 Phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế 5 tiết
Bài 4 Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở nước ta 2 tiết
Bài 5 Chính sách văn hoá, giáo dục và khoa học 3 tiết
Bài 6 Một số chính sách xã hội 4 tiết
Bài 7 Chính sách quốc phòng và an ninh 2 tiết
Bài 8 Chính sách đối ngoại 1 tiết
Bài 9 Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật 2 tiết
Bài 10 Luật nhà nước và Hiến pháp 1992 2 tiết
Bài 11 Luật dân sự và hợp đồng dân sự 2 tiết
Bài 12 Luật lao động và hợp đồng lao động 2 tiết
Bài 13 Pháp luật về thuế 1 tiết
Bài 14 Luật hôn nhân và gia đình 2 tiết
Bài 15 Luật hành chính và pháp lệnh xử phạt hành chính 2 tiết
Bài 16 Luật hình sự và bộ luật hình sự 2 tiết
Bài 17 Pháp luật tố tụng và luật tố tụng dân sự 2 tiết
Bài 18 Luật tố tụng hình sự 2 tiết
Bài 19 Pháp luật và khiếu nại tố cáo của công dân 2 tiết
Bài 20 Nêu cao trách nhiệm công dân 1 tiết
Nhìn chung, nội dung chương trình, sách giáo khoa, tài liệu môn học chưa thật sự
ổn định. Có nhiều vấn đề bất cập, lạc hậu, mâu thuẫn với thực tiễn, rất khó đối
với học
sinh nên tính thuyết phục không cao. Từ đó, khiến các em không thấy rõ được tác
dụng
thiết thực của tri thức bộ môn trong nhận thức cũng như trong hành động. Điều đó
ảnh
hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trong nhà
trường
THPT.
1.2.1.2. Nội dung và cấu trúc chương trình môn Giáo dục công dân từ- năm học
2006 - 2007 đến nay
* Kế hoạch giảng dạy bộ môn
Bảng 1.4:
Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm
10 1 35 35
11 1 35 35
12 1 35 35
Cộng (toàn cấp) 105 105
Nguồn: Phân phối chương trình GDCD của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
* Thời lượng:
Lớp 10: Học phần I & II
Lớp 11: Học phần III & IV
Lớp 12: Học phần V
* Nội dung dạy học từng lớp
- Lớp 10: 1tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết
Phần I - Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học .
Phần II - Công dân với đạo đức
Bảng 1.4:
STT Tên bài Số tiết
Bài 1 Thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng. 2 tiết
Bài 2 Thế giới vật chất tồn tại khách quan. 2 tiết
Bài 3 Sự vận động và phát triển của thế giới vật chất 1 tiết
Bài 4 Nguồn gốc vận động , phát triển của sự vật và hiện tượng. 2 tiết
Bài 5 Cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng. 1 tiết
Bài 6 Khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng. 1 tiết
Bài 7 Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. 2 tiết
Bài 8 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội. 3 tiết
Bài 9 Con người là chủ thể của lịch sử và là mục tiêu phát triển của xã hội. 2
tiết
Bài 10
Quan niệm về đạo đức 1 tiết
Bài 11
Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học 2 tiết
Bài 12
Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình. 2 tiết
Bài 13
Công dân với cộng đồng 2 tiết
Bài 14
Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2 tiết
Bài 15
Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại.
1tiết
Bài 16
Tự hoàn thiện bản thân. 1tiết
- Lớp 11: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết
Phần III – Công dân với kinh tế
Phần IV – Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội
Bảng 1.5:
STT Tên bài Số tiết
Bài 1 Công dân với sự phát triển của kinh tế 2 tiết
Bài 2 Hàng hoá - Tiền tệ - Thị trường 3 tiết
Bài 3 Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá 2 tiết
Bài 4 Cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá 1tiết
Bài 5 Cung - cầu trong sản xuất và lưu thông hàng hoá 1tiết
Bài 6 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 2 tiết
Bài 7 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần và vai trò quản lý kinh tế
của nhà nước
2 tiết
Bài 8 Chủ nghĩa xã hội 2 tiết
Bài 9 Nhà nước xã hội chủ nghĩa 3 tiết
Bài 10
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 2 tiết
Bài 11
Chính sách dân số và giải quyết việc làm 1tiết
Bài 12
Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường 1tiết
Bài 13
Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá 3 tiết
Bài 14
Chính sách quốc phòng và an ninh 1tiết
Bài 15
Chính sách đối ngoại 1tiết
- Lớp 12: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết
Phần V – Công dân với pháp luật
Bảng 1.6:
STT Tên bài Số tiết
Bài 1 Pháp luật và đời sống 3 tiết
Bài 2 Thực hiện pháp luật 3tiết
Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật 1tiết
Bài 4 Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống
xã hội
3 tiết
Bài 5 Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. 2 tiết
Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản 4 tiết
Bài 7 Công dân với các quyền dân chủ 3 tiết
Bài 8 Pháp luật với sự phát triển của công dân. 2 tiết
Bài 9 Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước 4 tiết
Bài 10
Pháp luật với hoà bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại 2 tiết
Nguồn: Tác giả tự thống kê.
1.2.1.3. Khái quát đặc điểm kiến thức môn Giáo dục công dân ở trường trung học
phổ thông hiện nay
Môn GDCD ở THPT là sự kế thừa, phát triển môn đạo đức ở tiểu học và môn
GDCD ở THCS. Đây là môn học góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở THPT, nhằm
hình thành cho học sinh lý tưởng sống đúng đắn, những phẩm chất và năng lực cơ
bản của
người công dân Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước, thời kỳ hội nhập và phát
triển với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Kiến thức môn GDCD ở THPT được xây dựng dựa trên tri thức các môn khoa học
như: Triết học, Đạo đức học, Luật học, Kinh tế - Chính trị học, Chủ nghĩa xã hội
khoa
học…, dựa trên các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam
trong
giai đoạn hiện nay.
Môn GDCD là môn học có nội dung tri thức mang tính lí luận cao. Kiến thức bộ
môn mang tính trừu tượng, khái quát hoá cao, biểu hiện thông qua các phạm trù,
khái
niệm, nguyên lý của Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Kiến thức môn GDCD mang tính hệ thống, logic. Chương trình giáo dục công dân
từ lớp 10 đến lớp 12 gồm 5 phần:
Phần thứ nhất: Công dân với việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa
học (17 tiết). Phần này gồm một số nội dung của triết học nhằm trang bị cho học
sinh
những cơ sở ban đầu về thế giới quan, phương pháp luận trong cuộc sống và là căn
cứ lý
luận cho các phần sau.
Phần thứ hai: Công dân với đạo đức (11 tiết). Gồm một số giá trị đạo đức, tư
tưởng,
chính trị, lối sống của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thông qua
kiến thức
phần này giúp học sinh giải quyết hợp lý, có hiệu quả các mối quan hệ xã hội.
Phần thứ ba: Công dân với kinh tế (14 tiết). Là những kiến thức cơ bản về phương
hướng phát triển kinh tế xã hội, giúp học sinh xác định phương hướng học tập,
lựa chọn
ngành nghề hoặc các lĩnh vực khác khi ra trường
Phần thứ tư: Công dân với các vấn đề chính trị - xã hội (13 tiết). Giúp học sinh
có
những hiểu biết cơ bản về chính trị – xã hội. Từ đó các em có thể xác định được
trách nhiệm
công dân với công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Phần thứ năm: Công dân với pháp luật (27 tiết). Bao gồm những kiến thức cơ bản
về bản chất, vai trò và vị trí của pháp luật. Qua đó giúp học sinh chủ động, tự
giác điều
chỉnh hành vi của cá nhân và đánh giá được hành vi của người khác trong cuộc
sống.
Đây là năm phần cơ bản tạo ra những hiểu biết cần thiết nhất về thế giới quan,
phương pháp luận khoa học, các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, thể chế chính trị,
lĩnh vực
kinh tế - xã hội, từ đó giúp học sinh THPT nâng cao ý thức, trách nhiệm công
dân.
Nội dung kiến thức môn GDCD phong phú, đa dạng, bao gồm nội dung của nhiều
khoa học khác nhau như: triết học, kinh tế chính trị học, đạo đức học, chủ nghĩa
xã hội
khoa học, pháp luật… Vì thế nó đòi hỏi giáo viên giảng dạy phải được trang bị
đầy đủ kiến
thức những môn khoa học đó. Đồng thời phải là người am hiểu khá nhiều các vấn đề
kinh
tế xã hội cũng như những kiến thức sâu rộng về tâm lí học lứa tuổi, có kinh
nghiệm cuộc
sống. Có như vậy giáo viên bới có thể thực hiện tốt mục tiêu dạy học: không chỉ
trang bị
những kiến thức lý luận mà qua trọng hơn là mục tiêu giáo dục công dân nhằm xây
dựng
và phát triển nhân cách tốt đẹp cho học sinh THPT.
Kiến thức môn giáo dục công dân mang tính chính xác. Những khái niệm, phạm trù,
các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, những quan điểm chính trị phải đảm bảo sự đúng
đắn,
chính xác đối với cả người dạy và người học.
Kiến thức môn giáo dục công dân mang tính thời sự cao hơn so với các môn học
khác. Các sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, đạo đức, văn hoá, luật pháp mặc dù
không được
thể hiện trong sách giáo khoa nhưng tự nó đã gắn bó mật thiết với thực tiễn đời
sống xã hội.
Do đó trong quá trình dạy học, nhất thiết giáo viên phải luôn luôn cập nhật
thông tin và đưa
vào nội dung bài giảng.
Như vậy, trong xu hướng cải cách giáo dục việc đổi mới chương chình và sách giáo
khoa mới, nâng cao chất lượng kiến thức về GDCD đã được thực hiện, vừa kế thừa
một
phần chương trình và sách giáo khoa cũ, vừa đổi mới ở một mức độ phù hợp, khoa
học
hơn. Công việc này đã và đang tạo ra những hiệu ứng xã hội tích cực cho diện mạo
và đặc
trưng của nền giáo dục, cho chiều hướng phát triển và thực hiện mục tiêu giáo
dục.
Ngoài ra môn GDCD còn tích hợp nhiều kiến thức giáo dục xã hội cần thiết khác
như: giáo dục kĩ năng sống, giáo dục văn hoá hoà bình, giáo dục môi trường, giáo
dục giới
tính - sức khoẻ sinh sản vị thành niên, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục
phòng chống
ma tuý, phòng tránh HIV/AIDS…
Hiện nay môn GDCD là một trong những môn học có chương trình đảm bảo cân
đối, hài hoà giữa yêu cầu trang bị kiến thức với việc rèn luyện kĩ năng và phát
triển thái độ
tích cực cho học sinh. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo ra sức sống và
những giá
trị bền vững trong giáo dục nói chung, trong xây dựng và phát triển nhân cách
cho những
công dân tương lai của đất nước hôm nay và mai sau.
1.2.2. Đặc điểm tâm - sinh lý học sinh trung học phổ thông
Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới của kỹ thuật, thông tin và công nghệ.
Các quốc gia, các dân tộc hôm nay phải tự lựa chọn con đường đi lên của mình
trong xu
thế vừa đấu tranh, vừa hợp tác với nhau, vừa nhằm giải quyết những vấn đề của
bản thân
mình, vừa góp sức cùng toàn nhân loại giải quyết những vấn đề toàn cầu: chiến
tranh và
hoà bình, dân số, sức khoẻ, môi trường…Những vấn đề to lớn đó đang đặt lên vai
thế hệ
trẻ nói chung, học sinh THPT nói riêng, lên sự nghiệp giáo dục đào tạo họ.
Theo điều 4, điều 23 của Luật giáo dục 2005 và điều 26 trong những điểm mới của
Luật Giáo dục 2005 ở nước ta: Giáo dục THPT được thực hiện trong ba năm học, từ
lớp
mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp THCS,
có tuổi
là mười lăm. Điều lệ trường trung học ở nước ta cũng quy định rõ tuổi của học
sinh THPT
là 15 – 19.
Học sinh THPT có độ tuổi là 15 - 19 tuổi. Với độ tuổi này học sinh THPT thuộc
giai đoạn đầu của tuổi thanh niên(còn gọi là thanh niên mới lớn, thanh niên học
sinh) và là
giai đoạn cuối của tuổi dậy thì.
Đây là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn; đó là lứa tuổi nở rộ sức
mạnh
thể chất, tinh thần và trí tuệ; lứa tuổi với những hoạt động đặc trưng để hình
thành nhân
cách và phẩm chất của một công dân, hình thành thế giới quan và lý tưởng; là lứa
tuổi luôn
luôn tự tìm hiểu bản thân mình và tìm hiểu người khác; lứa tuổi tự khẳng định và
tìm cách
xác định vị trí, vai trò của mình trong xã hội. Về tâm sinh lý học sinh THPT có
thể khái
quát trên những đặc điểm sau:
Một là, đặc điểm cơ thể