Luận văn Thạc sĩ Triết học: Xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông tỉnh Nam định qua giảng dạy môn Giáo dục công dân hiện nay

3,825
165
88
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người tổng hoà những quan hệ hội”
(…,11)
Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội cũng có nghĩa là tất cả
các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng yếu tố có ý nghĩa
quyết định nhất quan hệ sản xuất. Bởi vì các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp
chịu sự quy định của quan hệ này. Mỗi hình thái kinh tế - hội đều có một kiểu quan hệ
sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối và chính kiểu quan hệ sản xuất đó lại là cái xét đến
cùng, tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó.
Các quan hệ hội không phải chỉ xét quan hệ trong từng hình thái xã hội riêng
biệt mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng
biệt. Quan hệ hội vừa diễn ra theo chiều ngang đương đại, vừa theo chiều dọc lịch sử.
Các quan hệ hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ hội hiện tại
quan hệ xã hội truyền thống, bởi vì trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa
di sản của những thế hệ trước đó.
Khi xem xét bản chất con người ta không được tách rời hiện tại và quá khứ vì trên
lĩnh vực văn hóa tinh thần những truyền thống thúc đẩy con người biết cố gắng vươn
lên, nhưng cũng có những truyền thống “đè nặng lên những con người đang sống”.
Bản chất một con người cụ thể là tổng hoà các quan hệ xã hội “vốn có” và quy định
những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người đó. Còn tất cả những hành vi của
người đó bộc lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất của họ.
Sự thể hiện bản chất của con người không phải theo con đường thẳng trực tiếp,
thường là gián tiếp, quanh co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa nhân và xã hội, giữa kinh
nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài; giữa bản năng sinh vật
hoạt động có ý thức, giữa di truyền tự nhiên và văn hoá xã hội.
Như vậy, con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất
biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Sự tác động qua lại giữa hai mặt này
trong con người tạo thành bản chất người.
Bản chất con người không phải trừu tượng hiện thực, không phải tự
nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hoà của
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội” (…,11) Khi nói bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội cũng có nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội đều góp phần hình thành bản chất con người, nhưng yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất là quan hệ sản xuất. Bởi vì các quan hệ khác đều trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự quy định của quan hệ này. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu quan hệ sản xuất nhất định giữ vai trò chi phối và chính kiểu quan hệ sản xuất đó lại là cái xét đến cùng, tạo nên bản chất của con người trong giai đoạn lịch sử đó. Các quan hệ xã hội không phải chỉ xét ở quan hệ trong từng hình thái xã hội riêng biệt mà còn khái quát những quan hệ xã hội chung thể hiện qua từng chế độ, thời đại riêng biệt. Quan hệ xã hội vừa diễn ra theo chiều ngang đương đại, vừa theo chiều dọc lịch sử. Các quan hệ xã hội quy định bản chất con người bao gồm cả quan hệ xã hội hiện tại và quan hệ xã hội truyền thống, bởi vì trong lịch sử của mình con người bắt buộc phải kế thừa di sản của những thế hệ trước đó. Khi xem xét bản chất con người ta không được tách rời hiện tại và quá khứ vì trên lĩnh vực văn hóa tinh thần có những truyền thống thúc đẩy con người biết cố gắng vươn lên, nhưng cũng có những truyền thống “đè nặng lên những con người đang sống”. Bản chất một con người cụ thể là tổng hoà các quan hệ xã hội “vốn có” và quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của người đó. Còn tất cả những hành vi của người đó bộc lộ ra bên ngoài là những hiện tượng biểu hiện bản chất của họ. Sự thể hiện bản chất của con người không phải theo con đường thẳng trực tiếp, mà thường là gián tiếp, quanh co qua hàng loạt mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội, giữa kinh nghiệm và nhận thức khoa học, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài; giữa bản năng sinh vật và hoạt động có ý thức, giữa di truyền tự nhiên và văn hoá xã hội. Như vậy, con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. Sự tác động qua lại giữa hai mặt này trong con người tạo thành bản chất người. Bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ mà là tổng hoà của
toàn bộ quan hệhội. Đâyphát hiện có giá trị to lớn của Chủ nghĩa Mác về bản chất
con người.
Con người tồn tại qua những cá nhân người. Mỗi cá nhân người là một chỉnh thể gồm
một hệ thống những nhân tố, bao hàm cả những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với
những cá nhân khác về cơ chế, tâm lí, trình độ…
1.1.1.2. Cá nhân
* thể người: Nói đến thể người nói đến thành phần của loài người đã bứt
khỏi loài vật, vừa chứa đựng thành tựu tiến hoá của thế giới vật chất, nhất là của thế giới
sinh vật, tức vẫn chịu sự chi phối của thế giới xung quanh…, vừa thoát ra vòng cương
toả của thế giới đó, tức là đứng ngoài sự chi phối của chúng. Nó vừa chịu tác động của các
quy luật trong vũ trụ, vừa chịu tác động của các quy luật sinh vật, đồng thời bắt đầu chịu
tác động của các quy luật xã hội.
* nhân: dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của
hội.
nhân phương thức tồn tại của giống loài “người”, không con người nói
chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính.
Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh
thể toàn vẹn có nhân cách.
nhân được hình thành phát triển chỉ trong quan hệ hội, nhưng hội thay
đổi theo tiến trình lịch sử nên nhân là một hiện tượng có tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch
sử có một “kiểu xã hội của cá nhân” mang tính định hướng về thế giới quan, phương pháp
luận cho hoạt động của con người trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó.
Cá nhân người là một thành viên của xã hội, khách thể mang “ tổng hoà các quan
hệ hội”. không những chịu ảnh hưởng còn góp phần tạo ra những quan hệ
hội.
Sự phát triển của cá nhân người diễn ra theo quy luật hội - lịch sử, lịch sử - văn
hóa, nghĩa là chịu sự tác động của giáo dục và môi trường xã hội.
* tính: dùng để chỉ cái đơn nhất, một không hai, không lặp lại của cá nhân.
Trong tác phẩm Bàn vtự do, Giôn S.Min (1806 1873, Anh) đã viết: “Mỗi một con
người...được phát triển và biến đổi bởi văn hoá riêng của anh ta – thì được gọi là người
toàn bộ quan hệ xã hội. Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Chủ nghĩa Mác về bản chất con người. Con người tồn tại qua những cá nhân người. Mỗi cá nhân người là một chỉnh thể gồm một hệ thống những nhân tố, bao hàm cả những đặc điểm cụ thể không lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ chế, tâm lí, trình độ… 1.1.1.2. Cá nhân * Cá thể người: Nói đến cá thể người là nói đến thành phần của loài người đã bứt khỏi loài vật, vừa chứa đựng thành tựu tiến hoá của thế giới vật chất, nhất là của thế giới sinh vật, tức là vẫn chịu sự chi phối của thế giới xung quanh…, vừa thoát ra vòng cương toả của thế giới đó, tức là đứng ngoài sự chi phối của chúng. Nó vừa chịu tác động của các quy luật trong vũ trụ, vừa chịu tác động của các quy luật sinh vật, đồng thời bắt đầu chịu tác động của các quy luật xã hội. * Cá nhân: dùng để chỉ một con người cụ thể của một cộng đồng, thành viên của xã hội. Cá nhân là phương thức tồn tại của giống loài “người”, không có con người nói chung, loài người nói chung tồn tại cảm tính. Cá nhân là cá thể người riêng rẽ, là phần tử tạo thành cộng đồng xã hội, là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách. Cá nhân được hình thành và phát triển chỉ trong quan hệ xã hội, nhưng xã hội thay đổi theo tiến trình lịch sử nên cá nhân là một hiện tượng có tính lịch sử. Mỗi thời kỳ lịch sử có một “kiểu xã hội của cá nhân” mang tính định hướng về thế giới quan, phương pháp luận cho hoạt động của con người trong thời kỳ lịch sử cụ thể đó. Cá nhân người là một thành viên của xã hội, là khách thể mang “ tổng hoà các quan hệ xã hội”. Nó không những chịu ảnh hưởng mà còn góp phần tạo ra những quan hệ xã hội. Sự phát triển của cá nhân người diễn ra theo quy luật xã hội - lịch sử, lịch sử - văn hóa, nghĩa là chịu sự tác động của giáo dục và môi trường xã hội. * Cá tính: dùng để chỉ cái đơn nhất, có một không hai, không lặp lại của cá nhân. Trong tác phẩm Bàn về tự do, Giôn S.Min (1806 – 1873, Anh) đã viết: “Mỗi một con người...được phát triển và biến đổi bởi văn hoá riêng của anh ta – thì được gọi là người có
tính”[…,132]. Ông rất n thưởng quan điểm phát triển người coi trọng tính của
con người. Ông viết: “Cá tính đồng nghĩa với phát triển”, “Sự phát triển tự do của
nhân là điều tối quan trọng cho an sinh”[…,132 -146].
Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến
tính con người và mong muốn mỗi cá nhân phải có tính độc lập, có cá tính.
Theo Anhxtanh: Nhà trường phải phát triển thể các phẩm chất và năng lực có
giá trị cho cuộc sống xã hội. Nhưng không có nghĩa phá huỷ hay biến các nhân trở
thành công cụ đơn thuần của cộng đồng, như những bầy ong, đàn bướm. Nếu một cộng
đồng toàn những cá thể đồng loạt giống nhau, không có tính độc đáo cá nhân và mục đích
cá nhân thì sẽ là một cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển.
Nếu như nhân là khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa cá thể với giống loài, sự
khác biệt biểu hiện ra bên ngoài của nhân này với nhân khác thì nhân cách khái
niệm để chỉ sự khác biệt giữa những yếu tố bên trong riêng biệt với toàn bộ hoạt động sống
của nó, của cá nhân này với cá nhân khác.
1.1.1.3. Nhân cách
Đứng trên quan điểm mác xít, xuất phát từ nguyên tắc thừa nhận bản chất con người để
nghiên cứu đã rất nhiều lý thuyết khoa học về nhân cách.
X.L.Rubinstein đã viết: Con người nhân cách do xác định được quan hệ của
mình với những nhân cách xung quanh một cách có ý thức.
Theo A.V. Petrovxki nhân cách chủ thể của nhận thức cải tạo tích cực hiện
thực.
A.G. Covaliov xem nhân cách là một cá thể có ý thức, chiếm một vị trí nhất định
trong xã hội và thực hiện một vai trò nào đó trong xã hội.
E.V. Sorokhova nhấn mạnh: nhân cách là một con người với tư cách là một vật mang
toàn bộ những thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định các hình thức hoạt động và hành vi
có ý nghĩa xã hội.
V.N. Miasaev thì chú trọng tới khía cạnh thái độ trong nhân cách, thái độ đối với
người khác, với bản thân, với thế giới bên ngoài.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng các tác giả đều nhấn mạnh đến
tính xã hội của con người:
cá tính”[…,132]. Ông rất tán thưởng quan điểm phát triển người – coi trọng cá tính của con người. Ông viết: “Cá tính đồng nghĩa với phát triển”, và “Sự phát triển tự do của cá nhân là điều tối quan trọng cho an sinh”[…,132 -146]. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh đến cá tính con người và mong muốn mỗi cá nhân phải có tính độc lập, có cá tính. Theo Anhxtanh: Nhà trường phải phát triển ở cá thể các phẩm chất và năng lực có giá trị cho cuộc sống xã hội. Nhưng không có nghĩa là phá huỷ hay biến các cá nhân trở thành công cụ đơn thuần của cộng đồng, như những bầy ong, đàn bướm. Nếu một cộng đồng toàn những cá thể đồng loạt giống nhau, không có tính độc đáo cá nhân và mục đích cá nhân thì sẽ là một cộng đồng nghèo, không có khả năng phát triển. Nếu như cá nhân là khái niệm phân biệt sự khác nhau giữa cá thể với giống loài, sự khác biệt biểu hiện ra bên ngoài của cá nhân này với cá nhân khác thì nhân cách là khái niệm để chỉ sự khác biệt giữa những yếu tố bên trong riêng biệt với toàn bộ hoạt động sống của nó, của cá nhân này với cá nhân khác. 1.1.1.3. Nhân cách Đứng trên quan điểm mác xít, xuất phát từ nguyên tắc thừa nhận bản chất con người để nghiên cứu đã có rất nhiều lý thuyết khoa học về nhân cách. X.L.Rubinstein đã viết: Con người là nhân cách do nó xác định được quan hệ của mình với những nhân cách xung quanh một cách có ý thức. Theo A.V. Petrovxki nhân cách là chủ thể của nhận thức và cải tạo tích cực hiện thực. A.G. Covaliov xem nhân cách là một cá thể có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và thực hiện một vai trò nào đó trong xã hội. E.V. Sorokhova nhấn mạnh: nhân cách là một con người với tư cách là một vật mang toàn bộ những thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định các hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội. V.N. Miasaev thì chú trọng tới khía cạnh thái độ trong nhân cách, thái độ đối với người khác, với bản thân, với thế giới bên ngoài. Có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân cách nhưng các tác giả đều nhấn mạnh đến tính xã hội của con người:
Nhân cách là chủ thể trong các hoạt động, trong các mối quan hệ xã hội đa dạng.
Nhân cách là tổ hợp những điều chỉnh với những tác động từ bên ngoài.
Nhân cách một con người cụ thể, thành viên của một hội, một dân tộc, một
quốc gia, của một thời đại lịch sử.
Nhân cách có những đặc thù cá biệt và cũng có những nét tương đồng chung của dân
tộc, thời đại vì nhân cách phản ánh trình độ phát triển của dân tộc, thời đại.
Triết học Mác đã tiếp cận nhân cách như một quá trình mở rộng đi sâu từ con
người hiện thực, từ bản chất xã hội, quan hệ xã hội đến hệ thống các giá trị và chức năng
xã hội của con người.
Khái niệm nhân cách bao m phần hội, tâm của nhân với cách thành
viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người– người, của hoạt động có
ý thức và giao lưu.
Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá
nhân. Đó thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố thể hội
riêng biệt tạo nên.
Nhân cách chính là chất lượng hội của con người. Giá trị xã hội của nhân cách
được tạo lập từ các phẩm chất và năng lực của con người, kết quả của giáo dục và tự giáo
dục
Mỗi cá nhân “dấn thân ”vào cuộc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hoá của
xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh, lọc bỏ, tự đánh giá, tự tạo nên thế
giới riêng của mình. Đó là quá trình xã hội hoá cá nhân và cá nhân hóa xã hội.
Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống
của mình, tự lựa chọn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội.
hình nhân cách con người phát triển toàn diện bao gồm nhiều mặt, nhiều khía
cạnh, song có thể khái quát thành ba mặt cơ bản: phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và
năng lực nghề nghiệp, chuyên môn. Kết hợp ba nội dung giáo dục trên chính là hướng tới
việc hình thành ba mặt cơ bản trong nhân cách con người phát triển toàn diện.
Như vậy, nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở
mức độ phù hợp giữa thang giá trị thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị
Nhân cách là chủ thể trong các hoạt động, trong các mối quan hệ xã hội đa dạng. Nhân cách là tổ hợp những điều chỉnh với những tác động từ bên ngoài. Nhân cách là một con người cụ thể, là thành viên của một xã hội, một dân tộc, một quốc gia, của một thời đại lịch sử. Nhân cách có những đặc thù cá biệt và cũng có những nét tương đồng chung của dân tộc, thời đại vì nhân cách phản ánh trình độ phát triển của dân tộc, thời đại. Triết học Mác đã tiếp cận nhân cách như một quá trình mở rộng và đi sâu từ con người hiện thực, từ bản chất xã hội, quan hệ xã hội đến hệ thống các giá trị và chức năng xã hội của con người. Khái niệm nhân cách bao hàm phần xã hội, tâm lí của cá nhân với tư cách là thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người– người, của hoạt động có ý thức và giao lưu. Nhân cách là nội dung, trạng thái, tính chất, xu hướng bên trong riêng biệt của mỗi cá nhân. Đó là thế giới của cái “tôi” do tác động tổng hợp của các yếu tố cơ thể và xã hội riêng biệt tạo nên. Nhân cách chính là chất lượng xã hội của con người. Giá trị xã hội của nhân cách được tạo lập từ các phẩm chất và năng lực của con người, kết quả của giáo dục và tự giáo dục Mỗi cá nhân “dấn thân ”vào cuộc sống, tiếp thu và chuyển những giá trị văn hoá của xã hội vào bên trong mình, thực hiện quá trình so sánh, lọc bỏ, tự đánh giá, tự tạo nên thế giới riêng của mình. Đó là quá trình xã hội hoá cá nhân và cá nhân hóa xã hội. Với nhân cách riêng, mỗi cá nhân có khả năng tự ý thức về mình, làm chủ cuộc sống của mình, tự lựa chọn chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm hoạt động cụ thể trong xã hội. Mô hình nhân cách con người phát triển toàn diện bao gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh, song có thể khái quát thành ba mặt cơ bản: phẩm chất đạo đức, tri thức khoa học và năng lực nghề nghiệp, chuyên môn. Kết hợp ba nội dung giáo dục trên chính là hướng tới việc hình thành ba mặt cơ bản trong nhân cách con người phát triển toàn diện. Như vậy, nhân cách của con người là hệ thống các thái độ của mỗi người thể hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của người ấy với thang giá trị và
thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn. [,
138]
Tóm lại, khi con người là đại diện của loài ta gọi là cá thể. Với tư cách là thành viên
của xã hội ta gọi là nhân như một thực thể độc lập khi có đủ khả năng để trở
thành chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi…thì con người trở thành nhân
cách. Giáo –Viện Phạm Minh Hạc đã khái quát vấn đề này qua hình vẽ: Các khái
niệm chỉ con người.(…,80)
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh
trung học phổ thông
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý - chủ biên):
Xây dựng: Làm nên, gây dựng vun đắp nên. thiện ý, nhằm vun đắp cho tốt
đẹp hơn.
Phát triển: Vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên.
Nhân cách: Tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (http:// www bachkhoa) Nhân cách: bộ mặt
tâm lí, tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với
tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp.
Người ta sinh ra là người, nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động, giao
tiếp. Thực chất: đó quá trình hội hoá nhân, tiếp thụ các gtrị văn hoá của gia
Con người
Thế
giới
sinh
vt
Trụ
Đại diện loài
Thành viên xã hội
Cá th
Cá nhân Nhân cách thể
Quá
trình
“bứt
khỏi”
Chủ thể của hoạt động
thước đo giá trị của cộng đồng và xã hội; độ phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn. [, 138] Tóm lại, khi con người là đại diện của loài ta gọi là cá thể. Với tư cách là thành viên của xã hội ta gọi là cá nhân như là một thực thể độc lập và khi nó có đủ khả năng để trở thành chủ thể của hoạt động học tập, lao động, vui chơi…thì con người trở thành nhân cách. Giáo sư –Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã khái quát vấn đề này qua hình vẽ: Các khái niệm chỉ con người.(…,80) 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh trung học phổ thông Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng (Nguyễn Như Ý - chủ biên): Xây dựng: Làm nên, gây dựng và vun đắp nên. Có thiện ý, nhằm vun đắp cho tốt đẹp hơn. Phát triển: Vận động, tiến triển theo chiều hướng tăng lên. Nhân cách: Tư cách và phẩm chất, đạo đức của con người. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam (http:// www bachkhoa) Nhân cách: bộ mặt tâm lí, tổ hợp thái độ riêng, thuộc tính riêng biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là chủ thể của hoạt động, giao tiếp. Người ta sinh ra là người, nhưng nhân cách chỉ hình thành trong hoạt động, giao tiếp. Thực chất: đó là quá trình xã hội hoá cá nhân, tiếp thụ các giá trị văn hoá của gia Con người Thế giới sinh vật Vũ Trụ Đại diện loài Thành viên xã hội Cá th ể Cá nhân Nhân cách thể Quá trình “bứt khỏi” Chủ thể của hoạt động
đình, cộng đồng, xã hội và tăng dần (hay ngược lại) mức phù hợp giữa thang giá trị, thước
đo giá trị, định hướng giá trị của bản thân và cộng đồng, xã hội.
Nhân cách tính chất xã hội, đồng thời cũng mang tính biệt với những kinh
nghiệm, nếp suy nghĩ, tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng tạo
ra tính đa dạng của các cá nhân...
Khi bàn về vấn đề xây dựng phát triển nhân cách rất nhiều quan điểm khác
nhau. Nhà triết học XôViết Smirnov đã khẳng định: Con người được sinh ra nhưng nhân
cách thì phải được hình thành (…,83). Nhân cách không có sẵn được hình thành và
phát triển trong quá trình sống, giao tiếp, học tập, vui chơi, lao động…Theo V.I.Lênin:
cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên.
A.N.Lêonchiev – nhà tâm lí học viết chỉ rõ: nhân cách cụ thể là nhân cách của
con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các
quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước tạo ra,
các quan hệ xã hội mà nó gắn bó.
Việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh THPT là một diễn biến phức tạp,
bị chi phối bởi những yếu tố chủ yếu sau :
1.1.2.1. Yếu tố sinh học
Mỗi em học sinh ngay từ khi mới sinh ra đã kế thừa những phẩm chất sinh vật của
các thế hệ cha ông mình, mang dấu ấn đặc trưng của nòi giống, đó gọi hiện tượng di
truyền.
Di truyền học đã chứng minh rằng, các thế hệ con người có thể truyền lại cho nhau
những đặc điểm về cấu tạo thể, về các loại thần kinh, về chức năng hoạt động của
chúng…tạo thành sức sống tự nhiên của con người. Sức sống tự nhiên là những tiền đề vật
chất có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nhân cách.
Tư chất thông minh, gen di truyền vai trò là “nhân tố gốc” tạo nên năng lực nhận
thức, tư duy của mỗi học sinh. Nhờ yếu tố bẩm sinh di truyền mà sự tác động của các môi
trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội sẽ hình thành nên nhân cách, phẩm chất, lối
sống tốt trong mỗi cá thể người.
đình, cộng đồng, xã hội và tăng dần (hay ngược lại) mức phù hợp giữa thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị của bản thân và cộng đồng, xã hội. Nhân cách có tính chất xã hội, đồng thời cũng mang tính cá biệt với những kinh nghiệm, nếp suy nghĩ, tình cảm, hoài bão, niềm tin, định hướng giá trị, tính cách riêng tạo ra tính đa dạng của các cá nhân... Khi bàn về vấn đề xây dựng và phát triển nhân cách có rất nhiều quan điểm khác nhau. Nhà triết học XôViết Smirnov đã khẳng định: Con người được sinh ra nhưng nhân cách thì phải được hình thành (…,83). Nhân cách không có sẵn mà được hình thành và phát triển trong quá trình sống, giao tiếp, học tập, vui chơi, lao động…Theo V.I.Lênin: cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lí, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên. A.N.Lêonchiev – nhà tâm lí học Xô viết chỉ rõ: nhân cách cụ thể là nhân cách của con người sinh thành và phát triển theo con đường từ bên ngoài chuyển vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hoá xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó. Việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh THPT là một diễn biến phức tạp, nó bị chi phối bởi những yếu tố chủ yếu sau : 1.1.2.1. Yếu tố sinh học Mỗi em học sinh ngay từ khi mới sinh ra đã kế thừa những phẩm chất sinh vật của các thế hệ cha ông mình, mang dấu ấn đặc trưng của nòi giống, đó gọi là hiện tượng di truyền. Di truyền học đã chứng minh rằng, các thế hệ con người có thể truyền lại cho nhau những đặc điểm về cấu tạo cơ thể, về các loại thần kinh, về chức năng hoạt động của chúng…tạo thành sức sống tự nhiên của con người. Sức sống tự nhiên là những tiền đề vật chất có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển nhân cách. Tư chất thông minh, gen di truyền có vai trò là “nhân tố gốc” tạo nên năng lực nhận thức, tư duy của mỗi học sinh. Nhờ yếu tố bẩm sinh di truyền mà sự tác động của các môi trường giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội sẽ hình thành nên nhân cách, phẩm chất, lối sống tốt trong mỗi cá thể người.
Mỗi một học sinh ít nhiều có một khả năng bẩm sinh nào đó, với những em đặc biệt
năng khiếu bẩm sinh biểu hiện dưới dạng chất, nếu giáo viên biết phát hiện bồi
dưỡng thì các em có thể trở thành nhân tài, trở thành chủ thể có ích cho đất nước.
Tuy nhiên trong quá trình phát triển của con người, mặt hội với các thuộc tính
phức tạp như: ý thức, thế giới quan, niềm tin đạo đức…không một chương trình di
truyền nào cả. Hoàn cảnh sống, hoạt động, giao tiếp củanhân và giáo dục xã hội…giữ
vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình hình thành và phát triển các phẩm
chất đó.
Vì thế, nhà trường cần phải đánh giá đúng vai trò của yếu tố sinh học, thấy được vị trí
quan trọng của nhưng cũng không nên tuyệt đối hoá mặt sinh học để tránh những sai
lầm trong nhận thức cũng như trong tổ chức các hoạt động giáo dục.
1.1.2.2. Yếu tố môi trường
Bên cạnh yếu tố sinh học, con người trong quá trình phát triển để trở thành nhân cách
còn chịu tác động của môi trường sống. Môi trường là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh
bên ngoài, kể cả các điều kiện tự nhiên hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống,
hoạt động và phát triển nhân cách các em.
Môi trường hội với thể chế chính trị, luật pháp, hệ tưởng, trình độ dân trí,
truyền thống văn hoá dân tộc và các quan hệ hội khác… ảnh hưởng rất nhiều đến sự
phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Trình độ sản xuất, chế độ chính trị quy định chiều
hướng và nội dung của nền giáo dục xã hội và cũng quy định cả chiều hướng phát triển của
từng cá nhân.
Các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến học sinh.
Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với mỗi cá nhân còn tuỳ thuộc
vào quan điểm, xu hướng, năng lực của cá nhân.
Tập thể, trong đó là những nhóm bạn bè, lớp học, Đoàn thanh niên…cũng ảnh hưởng
rất lớn đến việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh. Trong sinh hoạt tập thể, các em
chọn lọc những phù hợp với sở trường, xu hướng, năng lực của mình để hoạt động.
Đồng thời chịu những tác động có ý thức và không có ý thức từ bên ngoài mà lớn lên. Tập
thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện để giáo dục học sinh.
Mỗi một học sinh ít nhiều có một khả năng bẩm sinh nào đó, với những em đặc biệt có năng khiếu bẩm sinh biểu hiện dưới dạng tư chất, nếu giáo viên biết phát hiện và bồi dưỡng thì các em có thể trở thành nhân tài, trở thành chủ thể có ích cho đất nước. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của con người, mặt xã hội với các thuộc tính phức tạp như: ý thức, thế giới quan, niềm tin đạo đức…không có một chương trình di truyền nào cả. Hoàn cảnh sống, hoạt động, giao tiếp của cá nhân và giáo dục xã hội…giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đối với quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đó. Vì thế, nhà trường cần phải đánh giá đúng vai trò của yếu tố sinh học, thấy được vị trí quan trọng của nó nhưng cũng không nên tuyệt đối hoá mặt sinh học để tránh những sai lầm trong nhận thức cũng như trong tổ chức các hoạt động giáo dục. 1.1.2.2. Yếu tố môi trường Bên cạnh yếu tố sinh học, con người trong quá trình phát triển để trở thành nhân cách còn chịu tác động của môi trường sống. Môi trường là hệ thống phức tạp những hoàn cảnh bên ngoài, kể cả các điều kiện tự nhiên và xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, hoạt động và phát triển nhân cách các em. Môi trường xã hội với thể chế chính trị, luật pháp, hệ tư tưởng, trình độ dân trí, truyền thống văn hoá dân tộc và các quan hệ xã hội khác… ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển nhân cách của mỗi học sinh. Trình độ sản xuất, chế độ chính trị quy định chiều hướng và nội dung của nền giáo dục xã hội và cũng quy định cả chiều hướng phát triển của từng cá nhân. Các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực đến học sinh. Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với mỗi cá nhân còn tuỳ thuộc vào quan điểm, xu hướng, năng lực của cá nhân. Tập thể, trong đó là những nhóm bạn bè, lớp học, Đoàn thanh niên…cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và phát triển nhân cách học sinh. Trong sinh hoạt tập thể, các em chọn lọc những gì phù hợp với sở trường, xu hướng, năng lực của mình để hoạt động. Đồng thời chịu những tác động có ý thức và không có ý thức từ bên ngoài mà lớn lên. Tập thể vừa là môi trường, vừa là phương tiện để giáo dục học sinh.
Những nhóm bạn tự phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách
học sinh. Bạn tốt sẽ giúp đỡ các em học tập tốt hơn, bạn xấu làm các em dễ hỏng,
đúng như câu châm ngôn cha ông ta đã từng dăn dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì
rạng”. Vì thế mỗi học sinh rất cần phải: “Chọn bạn mà chơi”.
1.1.2.3. Yếu tố hoạt động
Trong đời sống con ng ư thế nào thì nhân cách con người phát triển như thế ấy.
Hoạt động tích cực là con đường để tiến thân, để thành đạt và là phương thức để mỗi người
vươn tới lý tưởng và hạnh phúc cá nhân. Mỗi con người có thể nói sản phẩm của chính
bản thân mình.
Hoạt động là phương thức tồn tại và cũng là con đường cơ bản để xây dựng và phát
triển nhân cách. Nội dung, phương thức cũng như mục đích ý thức của mỗi nhân
trong hoạt động sẽ tạo nên và phát triển những nét tính cách riêng của từng học sinh như:
tính tích cực, sáng tạo, ý chí và tình cảm…
Hoạt động của học sinh bao gồm: học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao
động và hoạt động tập thể…
Học sinh sẽ hình thành được các phẩm chất, tính cách, năng lực khi tham gia tích
cực vào các loại hình hoạt động đa dạng trong xã hội, hiểu biết và tiếp thu các giá trị văn
hóa của loài người.
Hoạt động giao lưu hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc sống con người.
Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lưu. Phương thức, mục đích giao
lưu giúp nhân chiếm lĩnh được những giá trị đích thực của cuộc sống. Thông qua giao
lưu các em tìm ra lẽ phải, chân lý, rút ra được kinh nghiệm sống, hình thành nên những nét
tính cách điển hình.
Như vậy, để xây dựng, phát triển nhân cách người công dân cho thanh niên học sinh
và thực hiện được mục tiêu GDCD, giáo viên không thể chỉ dùng thuyếtcủa mình
phải thông qua các hoạt động và giao lưu của chính các em như (Thảo luận, đóng vai, điều
tra thực tiễn, liên hệ và tự liên hệ, sưu tầm tài liệu, chơi trò chơi…). Quá trình dạy học
môn GDCD cho học sinh THPT phải quá trình tổ chức cho các em các hoạt động giao
lưu với thầy, với bạn và những người khác để thông qua đó các em chủ động phát hiện
Những nhóm bạn bè tự phát cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách học sinh. Bạn tốt sẽ giúp đỡ các em học tập tốt hơn, bạn bè xấu làm các em dễ hư hỏng, đúng như câu châm ngôn mà cha ông ta đã từng dăn dạy: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Vì thế mỗi học sinh rất cần phải: “Chọn bạn mà chơi”. 1.1.2.3. Yếu tố hoạt động Trong đời sống con ng ư thế nào thì nhân cách con người phát triển như thế ấy. Hoạt động tích cực là con đường để tiến thân, để thành đạt và là phương thức để mỗi người vươn tới lý tưởng và hạnh phúc cá nhân. Mỗi con người có thể nói là sản phẩm của chính bản thân mình. Hoạt động là phương thức tồn tại và cũng là con đường cơ bản để xây dựng và phát triển nhân cách. Nội dung, phương thức cũng như mục đích và ý thức của mỗi cá nhân trong hoạt động sẽ tạo nên và phát triển những nét tính cách riêng của từng học sinh như: tính tích cực, sáng tạo, ý chí và tình cảm… Hoạt động của học sinh bao gồm: học tập, vui chơi, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động và hoạt động tập thể… Học sinh sẽ hình thành được các phẩm chất, tính cách, năng lực khi tham gia tích cực vào các loại hình hoạt động đa dạng trong xã hội, hiểu biết và tiếp thu các giá trị văn hóa của loài người. Hoạt động và giao lưu là hai mặt cơ bản, thống nhất trong cuộc sống con người. Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lưu. Phương thức, mục đích giao lưu giúp cá nhân chiếm lĩnh được những giá trị đích thực của cuộc sống. Thông qua giao lưu các em tìm ra lẽ phải, chân lý, rút ra được kinh nghiệm sống, hình thành nên những nét tính cách điển hình. Như vậy, để xây dựng, phát triển nhân cách người công dân cho thanh niên học sinh và thực hiện được mục tiêu GDCD, giáo viên không thể chỉ dùng thuyết lý của mình mà phải thông qua các hoạt động và giao lưu của chính các em như (Thảo luận, đóng vai, điều tra thực tiễn, liên hệ và tự liên hệ, sưu tầm tài liệu, chơi trò chơi…). Quá trình dạy học môn GDCD cho học sinh THPT phải là quá trình tổ chức cho các em các hoạt động giao lưu với thầy, với bạn và những người khác để thông qua đó các em chủ động phát hiện và
lĩnh hội nội dung bài giảng, hình thành kỹ năng sống, khắc phục được mâu thuẫn giữa
nhận thức và hành vi của mình.
1.1.2.4. Yếu tố giáo dục
Giáo dục với cách một hoạt động đặc biệt giữ vai trò chủ đạo, ảnh hưởng
quyết định trong xây dựng và phát triển nhân cách mỗi cá nhân.
Giáo dục cũng như sự tương tác giữa giáo dục và tự giáo dục in dấu ấn quan trọng
lên trình độ phát triển người nhân cách của con người, con đường phương thức
chủ yếu tạo nên diện mạo nhân cách của con người
Yếu tố đầu tiên trong việc hình thành nhân cách cho các em những công dân
tương lai do sự giáo dục của gia đình những năm đầu của tuổi thơ. Đúng như nhà
phạm nổi tiếng Xu khômlinxki đã nói: “Tổ quốc khởi đầu từ gia đình”. Gia đình là nơi sinh
ra, là môi trường sống đầu tiên, là nơi chuyển giao các giá trị truyền thống, nuôi dưỡng
hình thành nhân cách ban đầu cho thế hệ trẻ.
Gia đình đầm m, hạnh phúc luôn nơi ơng tựa vững chắc cả về vật chất
tinh thần cho mỗi em. môi trường tốt nhất cho sự hình thành phát triển nhân cách
của cá nhân, là nơi trẻ rèn luyện để hình thành lối sống cao đẹp, sống có tình nghĩa, đạo lý.
Cho hội bắt nhịp phát triển với tốc độ như thế nào đi chăng nữa thì gia
đình vẫn luôn giữ vai trò là hạt nhân, là viên đá tảng xây dựng nền móng xã hội.
Mức sống, trình độ học vấn, thói quen, nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình
cảm của các thành viên, tính mẫu mực của người lớn và phương pháp giáo dục gia đình có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các em. Có người đã nói: tổ ấm gia
đình là một pháo đài vững chắc để mỗi cá nhân được an toàn trước những cám dỗ của
hội và cũng chính là bệ phóng tốt nhất để cá nhân thể hoà nhập vào hội và góp ích
cho xã hội.
Giáo dục gia đình được tiến hành trong cả cuộc đời một con người với nhiều nội
dung và hình thức phong phú. Với đặc điểm chủ yếu là quan hệ tình yêu, pháp lý và huyết
thống, giáo dục gia đình được xây dựng trên sở tình cảm gia đình bền chặt, là yếu tố
quan trọng nhất quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi học sinh.
Trong các loại giáo dục: giáo dục gia đình, hội nhà trường thì giáo dục nhà
trường có vai trò quan trọng nhất.
lĩnh hội nội dung bài giảng, hình thành kỹ năng sống, khắc phục được mâu thuẫn giữa nhận thức và hành vi của mình. 1.1.2.4. Yếu tố giáo dục Giáo dục với tư cách là một hoạt động đặc biệt giữ vai trò chủ đạo, có ảnh hưởng quyết định trong xây dựng và phát triển nhân cách mỗi cá nhân. Giáo dục cũng như sự tương tác giữa giáo dục và tự giáo dục in dấu ấn quan trọng lên trình độ phát triển người và nhân cách của con người, là con đường và phương thức chủ yếu tạo nên diện mạo nhân cách của con người Yếu tố đầu tiên trong việc hình thành nhân cách cho các em – những công dân tương lai là do sự giáo dục của gia đình những năm đầu của tuổi thơ. Đúng như nhà sư phạm nổi tiếng Xu khômlinxki đã nói: “Tổ quốc khởi đầu từ gia đình”. Gia đình là nơi sinh ra, là môi trường sống đầu tiên, là nơi chuyển giao các giá trị truyền thống, nuôi dưỡng và hình thành nhân cách ban đầu cho thế hệ trẻ. Gia đình đầm ấm, hạnh phúc luôn là nơi nương tựa vững chắc cả về vật chất và tinh thần cho mỗi em. Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, là nơi trẻ rèn luyện để hình thành lối sống cao đẹp, sống có tình nghĩa, đạo lý. Cho dù xã hội có bắt nhịp phát triển với tốc độ như thế nào đi chăng nữa thì gia đình vẫn luôn giữ vai trò là hạt nhân, là viên đá tảng xây dựng nền móng xã hội. Mức sống, trình độ học vấn, thói quen, nếp sống của gia đình, mối quan hệ tình cảm của các thành viên, tính mẫu mực của người lớn và phương pháp giáo dục gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của các em. Có người đã nói: tổ ấm gia đình là một pháo đài vững chắc để mỗi cá nhân được an toàn trước những cám dỗ của xã hội và cũng chính là bệ phóng tốt nhất để cá nhân có thể hoà nhập vào xã hội và góp ích cho xã hội. Giáo dục gia đình được tiến hành trong cả cuộc đời một con người với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Với đặc điểm chủ yếu là quan hệ tình yêu, pháp lý và huyết thống, giáo dục gia đình được xây dựng trên cơ sở tình cảm gia đình bền chặt, là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách cho mỗi học sinh. Trong các loại giáo dục: giáo dục gia đình, xã hội và nhà trường thì giáo dục nhà trường có vai trò quan trọng nhất.
Nhà trường là quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được
đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp giáo dục phù hợp với mọi lứa
tuổi, có các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giáo dục. Mục đích giáo dục nhà trường phù
hợp với xu thế phát triển hội thời đại. Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức
phương pháp khoa học, bằng tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễn đã xây dựng
và phát triển nhân cách cho học sinh. Qua đó tạo nên bộ mặt tâm nhân phù hợp với
những tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại.
Giáo dục hội là giáo dục của toàn hội, với thể chế chính trị, pháp luật, với
truyền thống văn hóa, đạo đức…được thực hiện qua hệ thống tổ chức nhà nước, qua bộ
máy tuyên truyền thông tin đại chúng, qualuận xã hội, qua hoạt động giáo dục của các
đoàn thể quần chúng…góp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách. Ngoài ra sự tác
động tích cực của nhà trường và các tổ chức đoàn thể không thể thiếu trong đào tạo
những công dân tương lai nhân cách tốt, có ích cho gia đình góp phần phát triển xã
hội.
Giáo dục còn bao gồm cả tự giáo dục, tự giáo dục bước tiếp theo, nhưng quyết
định kết quả của toàn bộ quá trình giáo dục. Tự giáo dục, tự tu dưỡng hoạt động ý
thức, là giai đoạn phát triển cao của nhân cách. Như vậy giáo dục là yếu tố chủ đạo trong
quá trình y dựng và phát triển nhân cách. Một nền giáo dục mạnh, được tchức tốt,
bằng các hình thức hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng, với những phương pháp tốt
có thể làm cho học sinh đạt tới sự phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của thời
đại.
Nhân cách người thầy giáo
Trong nhà trường, thầy giáo người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo dục của
Đảng, người quyết định “phương hướng của việc giảng dạy, “lực lượng cốt cán trong sự
nghiệp giáo dục, văn hoá”.
Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách học sinh. Vì vậy lao động của
người thầy giáo yêu cầu không được tạo ra thứ phẩm, phế phẩm nhưmột số nghề khác.
Có người đã nói: làm hỏng một đồ vàng ta thể nấu lại, một viên ngọc quý ta thể b
đi, làm hỏng một con người một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc lại được. Vàng,
ngọc, kim cương đều quý nhưng không thể so sánh chúng với tâm hồn, nhân cách một con
Nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, có đội ngũ các nhà sư phạm được đào tạo, nội dung chương trình được chọn lọc, phương pháp giáo dục phù hợp với mọi lứa tuổi, có các phương tiện kỹ thuật phục vụ cho giáo dục. Mục đích giáo dục nhà trường phù hợp với xu thế phát triển xã hội và thời đại. Giáo dục nhà trường, bằng kiến thức và phương pháp khoa học, bằng tổ chức các hoạt động, giao lưu trong thực tiễn đã xây dựng và phát triển nhân cách cho học sinh. Qua đó tạo nên bộ mặt tâm lí cá nhân phù hợp với những tiêu chuẩn, giá trị xã hội và thời đại. Giáo dục xã hội là giáo dục của toàn xã hội, với thể chế chính trị, pháp luật, với truyền thống văn hóa, đạo đức…được thực hiện qua hệ thống tổ chức nhà nước, qua bộ máy tuyên truyền thông tin đại chúng, qua dư luận xã hội, qua hoạt động giáo dục của các đoàn thể quần chúng…góp phần quan trọng cho sự phát triển nhân cách. Ngoài ra sự tác động tích cực của nhà trường và các tổ chức đoàn thể là không thể thiếu trong đào tạo những công dân tương lai có nhân cách tốt, có ích cho gia đình và góp phần phát triển xã hội. Giáo dục còn bao gồm cả tự giáo dục, tự giáo dục là bước tiếp theo, nhưng quyết định kết quả của toàn bộ quá trình giáo dục. Tự giáo dục, tự tu dưỡng là hoạt động có ý thức, là giai đoạn phát triển cao của nhân cách. Như vậy giáo dục là yếu tố chủ đạo trong quá trình xây dựng và phát triển nhân cách. Một nền giáo dục mạnh, được tổ chức tốt, bằng các hình thức hoạt động và giao lưu phong phú, đa dạng, với những phương pháp tốt có thể làm cho học sinh đạt tới sự phát triển toàn diện phù hợp với sự phát triển của thời đại. Nhân cách người thầy giáo Trong nhà trường, thầy giáo là người trực tiếp thực hiện quan điểm giáo dục của Đảng, người quyết định “phương hướng của việc giảng dạy, “lực lượng cốt cán trong sự nghiệp giáo dục, văn hoá”. Sản phẩm lao động của người thầy giáo là nhân cách học sinh. Vì vậy lao động của người thầy giáo yêu cầu không được tạo ra thứ phẩm, phế phẩm như ở một số nghề khác. Có người đã nói: làm hỏng một đồ vàng ta có thể nấu lại, một viên ngọc quý ta có thể bỏ đi, làm hỏng một con người là một tội lớn, một lỗi lầm không thể chuộc lại được. Vàng, ngọc, kim cương đều quý nhưng không thể so sánh chúng với tâm hồn, nhân cách một con