Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội
4,268
43
110
22
Chạy theo tiêu chí tăng trưởng doanh thu bằng cách tăng cường bán
chịu, chênh lệch lợi nhuận biên thấp,… trong khi vốn lưu động không đủ đáp
ứng các chính sách này và dẫn đến việc không đảm bảo khả năng thanh
khoản. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn mức bình quân của ngành cũng
như các năm trước.
Cơ cấu tài chính không đảm bảo Khách hàng dùng vốn ngắn hạn để đầu
tư máy móc thiết bị phục vụ mở rộng sản xuất. Tốc độ tăng nợ vay không
tương xứng với tốc độ tăng doanh thu.
Những vi phạm của khách hàng trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng
đã ký kết như thông báo cho Ngân hàng những thông tin không chính xác về
tình hình hoạt động kinh doanh, sử dụng vốn sai mục đích. Đề nghị điều
chỉnh, gia hạn kỳ hạn trả nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ quyết
định mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn trả nợ.
Sự giảm sút bất thường và không được giải thích trong số dư tiền gửi
của khách hàng, những thay đổi bất lợi trong giá cổ phiếu, khả năng thanh
khoản, hay những bất đồng và mâu thuẫn trong ban quản trị, điều hành của
khách hàng vay vốn.
Những dấu hiệu trên có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Đối với khách hàng cá nhân, những đột biến trong cuộc sống và trong công
việc như tai nạn, bệnh tật, mất việc, … đều ảnh hưởng đến thu nhập và khả
năng trả nợ của người vay, làm tăng nguy cơ nợ xấu của Ngân hàng.
- Dấu hiệu khác :
Khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, biến động chính trị, thay đổi
về chính sách vĩ mô đặc biệt là chính sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu,
thị hiếu tiêu dùng. Tất cả những thay đổi này đều có thể tác động đến kế
hoạch kinh doanh, chiến lược. Những biến động này tạo ra một môi trường
kinh doanh nhiều rủi ro, bất ổn không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả bản
thân Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng.
23
* Kiểm soát rủi ro tín dụng
Ngân hàng cần có bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập chịu trách
nhiệm về thiết kế hoặc lựa chọn, triển khai và thực hiện của hệ thống đánh giá
nội bộ. Bộ phận này cần độc lập về chức năng với chức năng nhân sự và
quản lý chịu trách nhiệm về việc phát sinh các rủi ro. Phạm vi trách nhiệm
bao gồm:
Kiểm tra và giám sát các mức độ đánh giá
Lập và phân tích các báo cáo tóm tắt về hệ thống đánh giá của ngân hàng,
bao gồm các dữ liệu về sự không trả được nợ trong quá khứ được lưu trữ tại
thời điểm không trả được nợ và 01 năm trước đó, các phân tích về sự di
chuyển theo các mức độ, và giám sát khuynh hướng của các tiêu chí đánh giá
chủ yếu.
Thực hiện các thủ tục để đảm bảo rằng các quan điểm đánh giá được áp
dụng thống nhất trong các phòng ban và khu vực địa lý khác nhau.
Xem xét lại và ghi lại tất cả các thay đổi của quá trình đánh giá, bao gồm
các nguyên nhân gây ra thay đổi.
Xem xét lại các tiêu chí đánh giá để xác định giá trị nếu chúng vẫn dự
đoán được rủi ro. Các thay đổi của quá trình, tiêu chí đánh giá và các thông số
đánh giá riêng biệt cần được ghi lại và lưu giữ cho các nhà giám sát để xem
xét lại.
Bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng cần tham gia một cách năng động vào
việc phát triển, lựa chọn, thực hiện và làm thích hợp mô hình đánh giá. Bộ
phận này đảm nhận việc giám sát và kiểm tra trách nhiệm đối với bất cứ mô
hình nào, và đảm nhận luôn cả nghĩa vụ giám sát trong quá trình triển khai và
thay đổi mô hình đánh giá. (Điểm 441. 442. Hiệp ước Basel II). (2005)
* Đánh giá và đo lƣờng nợ xấu:
Sau khi nhận biết được nợ xấu, các Ngân hàng thương mại phải đánh
giá đo lường tác động của các khoản nợ xấu đến hoạt động của ngân hàng
24
mình. Phương pháp để đánh giá và đo lường các khoản nợ xấu là: Phương
pháp định tính và phương pháp định lượng.
Phương pháp định tính là việc Ngân hàng ước lượng, dự đoán được tác
động của các khoản nợ xấu. Phương pháp này chủ yếu dựa trên kinh nghiệm
và đánh giá chung của các bộ phận liên quan.
Phương pháp định lượng là việc Ngân hàng đánh giá và đo lường tác
động của các khoản nợ xấu bằng phương pháp tính toán cụ thể. Theo các điều
khoản hiệp ước Basel II thì các Ngân hàng thương mại có thể sử dụng phương
pháp dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản.
Ngân hàng phải xây dựng được các tiêu chí đánh giá Khách hàng. Hệ
thống phân loại Khách hàng bao gồm nhóm chỉ tiêu về tài chính: Kết quả kinh
doanh, các khoản phải thu, phải trả, lĩnh vực kinh doanh,… và chỉ tiêu phi tài
chính: khả năng quản lý, ý thức hợp tác, thực hiện các cam kết,… được lượng
hóa theo thang điểm 100.
- Tiêu chuẩn đánh giá:
+ Đối với Khách hàng là doanh nghiệp:
Một hệ thống đánh giá nội bộ có chất lượng phải có hai tiêu chuẩn riêng
biệt: rủi ro không trả được nợ của khách hàng vay, và các yếu tố đặc trưng
của giao dịch.
Tiêu chuẩn thứ nhất cần được định hướng đến rủi ro không trả được nợ
của khách hàng vay. Các rủi ro đối với cùng một khách hàng vay sẽ được quy
định thành một mức đánh giá khách hàng vay, bất kể sự khác biệt về bản chất
của từng giao dịch cụ thể.
Tiêu chuẩn thứ hai cần được định hướng đến các yếu tố giao dịch cụ thể,
như là số tiền ký quỹ, tài sản bảo đảm, kinh nghiệm kinh doanh, lĩnh vực kinh
doanh v.v… Đối với các ngân hàng bước đầu dựa vào đánh giá nội bộ, yêu
25
cầu này có thể được thực hiện bằng một tiêu chuẩn tài trợ phản ánh cả người
vay lẫn các yếu tố giao dịch cụ thể.
+ Đối với khách hàng là cá nhân :
Với mỗi nhóm, ngân hàng cần đánh giá xác suất không trả được nợ, tổn
thất khi khách hàng không trả được nợ, và rủi ro không trả được nợ. Các
nhóm có thể sử dụng cùng nhau các ước lượng giống nhau về 3 yếu tố trên.
Tối thiểu, ngân hàng nên cân nhắc các vấn đề sau trong quá trình quy định rủi
ro cho các nhóm:
Rủi ro đối với từng nhóm Khách hàng (ví dụ: Độ tuổi, nghề nghiệp,
tình trạng hôn nhân, ….)
Đặc trưng rủi ro của giao dịch, bao gồm sản phẩm và/hoặc loại hình
bảo đảm (ví dụ: cho vay có bảo đảm là giấy tờ có giá, bảo lãnh,….).
Đối với nghĩa vụ chậm thanh toán: ngân hàng cần phân định riêng
các khoản này và những khoản còn lại.
(Điểm 396. 397. 398. 402. Hiệp ước Basel II) (2005)
- Bảng phân loại khách hàng
Có nhiều mô hình để xếp loại đánh giá từng khách hàng, ví dụ là mô
hình xếp hạng tín dụng khách hàng đã có từ lâu, nhằm đánh giá khách hàng
vay vốn qua các hoạt động phân tích của cán bộ kinh doanh ở NHTM, thông
qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Mô hình này là một trong những
mô hình hết sức đơn giản và dễ thực hiện để xếp hạng tín dụng khách hàng.
Mô hình đánh giá trên 2 hệ thống chỉ tiêu: Chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi
tài
chính. Các chỉ tiêu tài chính như: Hệ số đánh giá khả năng thanh toán, nhóm
hệ số đánh giá hiệu quả hoạt động, nhóm hệ số về đòn bẩy tài chính và nhóm
hệ số khả năng sinh lời. Các chỉ tiêu phi tài chính như: Lĩnh vực hoạt động
kinh doanh, uy tín của Khách hàng, trình độ quản lý của lãnh đạo Công ty.
26
* Xử lý nợ xấu
Xử lý nợ xấu là việc Ngân hàng áp dụng các biện pháp cần thiết để thu
hồi các khoản nợ xấu.
- Quy trình xử lý nợ xấu :
Bước 1: Luôn đặt mục tiêu tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ
nợ (gốc và lãi) đã cho vay.
Bước 2: Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực
chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở
nên xấu hơn.
Bước 3: Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với
chức năng cho vay, nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm
của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay.
Bước 4: Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với khách hàng về
các giải pháp, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu và tăng cường cải
tiến công tác quản lý. Trước khi hội ý với Khách hàng, chuyên gia cần phân
tích sơ bộ tín dụng có vấn đề và những nguyên nhân, ghi chú mọi vấn đề đặc
biệt khám phá ra (kể cả những chủ nợ có liên quan). Xây dựng kế hoạch hành
động sau khi đã xác định được rủi ro đối với Ngân hàng và bổ sung hồ sơ tín
dụng, đặc biệt là yêu cầu bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng đề phù hợp với
tình hình mới.
Bước 5: Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề (bao
gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng).
Bước 6: Chuyên gia tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh
chấp xem khách hàng còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện.
Bước 7: Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng,
năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát
các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp.
27
Bước 8: Chuyên gia phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành
việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu
khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng
cường lưu chuyển tiền tệ cho Khách hàng. Các khả năng khác có thể bổ sung
tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại
doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản. (Nguyễn
Văn Tiến. 2014)
- Các biện pháp xử lý nợ xấu
Trong thực tế để xử lý nợ xấu các Ngân hàng thành lập một hội đồng
xử lý nợ. Đối với từng khoản nợ xấu sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp với
tính chất, đặc điểm từng khách hàng. Các biện pháp để xử lý nợ xấu của các
Ngân hàng thường dùng là :
+ Tái cơ cấu lại khoản vay và cấu trúc doanh nghiệp
Việc cơ cấu lại khoản vay thường được áp dụng đối với khách hàng có
thiện chí trong việc trả nợ và Ngân hàng quyết định tiếp tục duy trì giao dịch.
Ngân hàng áp dụng các phương pháp:
Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thông qua việc điều chỉnh lại các kỳ trả
nợ, số tiền trả mỗi kỳ phù hợp năng lực tài chính của Khách hàng.
Gia hạn nợ: Là việc kéo dài thời gian trả nợ của Khách hàng so
với thỏa thuận ban đầu. Thực hiện hình thức này làm giảm áp lực
trả nợ của Khách hàng và phù hợp với nguồn tiền của khách
hàng.
Chuyển khoản nợ xấu thành vốn cổ phần đối với các khách hàng
là doanh nghiệp cổ phần.
+ Yêu cầu bên thế chấp tài sản bảo đảm thực hiện thay nghĩa vụ trả nợ.
Áp dụng đối với các khoản vay có tài sản của bên thứ ba.
+ Thỏa thuận bán tài sản
28
Thỏa thuận giữa Ngân hàng và Khách hàng trong việc bán tài sản đảm
bảo để trả nợ cho Ngân hàng. Hình thức bán có thể thông qua bán đấu giá
hoặc bán trực tiếp cho bên thứ ba.
+ Cho vay thêm:
Trong trường hợp hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án/đầu tư
của khách hàng gặp khó khăn do thiếu vốn, ảnh hưởng đến thu nợ và Ngân
hàng xét thấy nếu cung cấp thêm tín dụng thì khách hàng có thể khắc phục
được khó khăn và đảm bảo trả nợ cho Ngân hàng đủ nợ gốc, lãi cho vay.
+ Thu giữ, xử lý tài sản bảo đảm
Là hình thức Ngân hàng sẽ thực hiện các bước thu giữ tài sản bảo đảm
để xử lý theo quy định. Hình thức này áp dụng đối với tài sản đảm bảo là bất
động sản.
+ Bán nợ
Ngân hàng sẽ thực hiện bán các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng cho
một tổ chức khác. Giá cả khoản nợ được bán sẽ do Ngân hàng và bên mua
thỏa thuận và quyết định.
+ Thuê bên thứ ba đòi nợ là biện pháp Ngân hàng thuê bên thứ ba có
chức năng thu hồi nợ để thay Ngân hàng thu các khoản nợ xấu.
+ Khởi kiện các bên có liên quan ra cơ quan tòa án: Là hình thức Ngân
hàng sẽ đề nghị cơ quan tòa án hỗ trợ, can thiệp buộc Khách hàng phải trả nợ
hoặc phát mại tài sản để Ngân hàng thu nợ hoặc xin mở thủ tục xin phá sản.
Tuy nhiên, trên thực tế đây là biện pháp xử lý cuối cùng khi Ngân hàng áp
dụng các biện pháp khác không hiệu quả.
+ Dùng dự phòng rủi ro để xử lý
Biện pháp này thực chất Ngân hàng dùng nội lực của mình để khắc
phục nợ. Theo biện pháp này, các Ngân hàng phải tiến hành trích lập dự
phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là khoản tiền được trích
29
lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo cách phân loại của từng
Ngân hàng hoặc từng quốc gia để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất
chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể,
trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các Ngân hàng khi chất lượng
các khoản nợ suy giảm.
Nguyên tắc việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:
Sử dụng dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
Phát mại tài sản đảm bảo hoặc sử dụng các biện pháp khác để thu hồi
nợ.
Trường hợp phát mại tài sản bảo đảm không đủ bù đắp cho rủi ro tín
dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý.
+ Bán nợ cho Công ty quản lý tài sản thuộc chính phủ hoặc Ngân hàng
trung ương: Việc bán nợ qua công ty này sẽ giúp cho Ngân hàng giảm bớt
gánh nặng trong việc thanh khoản và có thời gian để áp dụng các biện pháp
thích hợp trong việc xử lý triệt để khoản nợ xấu.
1.2.6. Quy trình quản lý nợ xấu
Quy trình quản lý nợ xấu việc xây dựng cách thức quản lý tổng thể của
Ngân hàng giúp cho hoạt động quản lý nợ xấu được diễn ra thông suốt từ trụ
sở chính đến các đơn vị, phòng ban trực tiếp thi hành. Theo đó quy định
nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể của từng bộ phận trong quy trình nhận biết dấu
hiệu nợ xấu, kiểm soát rủi ro tín dụng, đánh giá và đo lường nợ xấu – Biện
pháp xử lý nhằm khống chế được rủi ro, phát sinh nợ xấu trong một giới hạn
cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận. Tùy thuộc vào mô hình, đặc
thù của Ngân hàng để xây dựng một quy trình vận hành phù hợp và hiệu quả.
Việc xây dựng quy trình quản lý nợ xấu giúp cho Ngân hàng có cái
nhìn tổng quát và chính xác hơn kế hiệu quả cũng như triển vọng kinh doanh
30
để từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp hơn. Từ đó Ngân hàng kiếm soát
được các rủi ro, tác động của nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đặc
biệt là hoạt động tín dụng.
Xác định mô hình quản lý nợ xấu theo phương thức nào: Phương thức
tập trung hay phân tán, cách thức đo lường rủi ro thế nào theo định tính hay
định lượng và kiểm soát rủi ro đơn hay kiểm soát kép.
Đặc biệt trong quy trình quản lý nợ có bộ phận cảnh báo sớm đối với
các khoản nợ xấu phát sinh. Thường xuyên phân tích, đánh giá các danh mục
cho vay từ đó xác định được các lĩnh vực có mức độ rủi ro, khách hàng có thể
bị ảnh hưởng. Khoanh vùng lại các khách hàng có nguy cơ phát sinh nợ xấu
để có những biện pháp cách thức xử lý, với mục tiêu nhằm hạn chế các khoản
nợ xấu có thể phát sinh.
1.2.7. Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý nợ xấu của Ngân hàng
Thƣơng mại
1.2.7.1. Giá trị nợ xấu đƣợc thu hồi
Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả
của quản lý nợ xấu của Ngân hàng. Tỷ lệ thu hồi càng cao cho thấy kết quả
trong việc quản lý nợ xấu tốt. Ngoài ra, còn đánh giá khả năng thu hồi các
khoản nợ xấu và đóng góp vào việc giảm tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng.
Giá trị nợ xấu thu hồi cũng phản ánh năng lực quản trị và điều hành về
quản lý nợ xấu của Ban lãnh đạo Ngân hàng. Giá trị thu hồi lớn cho thấy quy
trình, chính sách, biện pháp trong công tác quản lý nợ xấu của Ngân hàng linh
hoạt và hiệu quả. Ngược lại giá trị thu hồi nợ xấu thấp phản ảnh quản lý nợ
xấu của Ngân hàng không tốt, có thể do chính sách chưa linh hoạt, các biện
pháp xử lý chưa phù hợp với từng đối tượng, tính chất của từng khoản vay,
khách hàng.
31
1.2.7.2. Số lƣợng nợ xấu mới phát sinh
Việc quản lý nợ xấu không phải khi nào phát sinh và chuyển sang nợ
xấu thì mới bắt đầu xử lý. Đòi hỏi trong việc quản lý nợ xấu là làm sao kiểm
soát được các khoản nợ, có biện pháp kịp thời để xử lý các khoản có tiềm ẩn
rủi ro, có thể trở thành nợ xấu. Trong trường hợp này Ngân hàng cần có biện
pháp xử lý ngay để tránh phát sinh nợ xấu. Do vậy để không phát sinh nợ xấu
thì ngày càng nâng cao chất lượng quản lý nợ.
Nợ xấu mới phát sinh trong kỳ thấp phản ánh cho thấy chất lượng tín
dụng tại Ngân hàng rất tốt và cũng cho thấy công tác xử lý các khoản nợ có tiềm
ẩn rủi ro trước khi để phát sinh thành nợ xấu được chú trọng, xử lý triệt để.
1.2.7.3. Giá trị nợ xấu thu hồi trên tổng số nợ xấu
Giá trị các khoản nợ xấu bao gồm nợ gốc và lãi, phí phạt. Chỉ tiêu giá
trị các khoản nợ xấu được thu hồi cũng phản ánh kết quả của quản lý nợ xấu.
Trong quá trình xử lý nợ thì việc đảm bảo thu đủ nợ gốc là mức tối thiểu,
ngoài thu đầy đủ gốc thì thu đầy đủ cả lãi, phí phạt sẽ phản ánh hiệu quả công
tác thu hồi nợ. Nguyên nhân chủ yếu phát sinh các khoản nợ xấu là do Khách
hàng gặp khó khăn về tài chính, không có nguồn thu để trả nợ đầy đủ cho
Ngân hàng.
1.2.7.4. Thời gian bình quân thu hồi các khoản nợ xấu
Thời gian bình quân để xử lý các khoản nợ là khoản thời gian từ khi
phát sinh đến khi thu hồi được nợ xấu. Qua chỉ tiêu này sẽ đánh giá được kết
quả của công tác quản lý nợ xấu. Mỗi khoản vay có tính chất phức tạp và đặc
thù riêng, cho nên chỉ tiêu thời gian bình quân vừa phản ánh kết quả quản lý
nợ vừa phản ánh sự phù hợp trong việc áp dụng các biện pháp xử lý.
1.2.7.5. Tỷ lệ chi phí trên giá trị thu hồi
Bên cạnh giá trị nợ xấu thu hồi được thì chi phí liên quan đến việc áp
dụng các biện pháp xử lý sẽ phản ánh kết quả của quản lý nợ xấu. Chỉ tiêu
này thường được xác định qua tỷ lệ giữa tổng chi phí trên tổng số tiền thu hồi