Luận văn Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội

4,181
43
110
92
Để công tác phòng ngừa phát sinh nợ xu hiu qu thì công tác trước
khi cho vay phải tuân thủ các quy định, hn chế rủi ro đạo đức của cán bộ, các
khon vay khi quyết định đảm bo ngun tr nợ, an toàn.
4.4.5. Nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp
Để nâng cao hiệu qu ca hoạt động thu hi n trc tiếp, điều quan
trọng là Ngân hàng cần phi xây dựng một chế thưởng ràng trong việc
thu hi n xu vi tt c các đối tượng giúp thu hồi n cho ngân hàng, bao
gm c cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như các cá nhân và tổ chức khác có
tham gia h tr. Nhm tối đa hóa khối lượng giá trị thu hồi, ngân hàng cần
xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị n thu hi. Mặc khác,
ngân hàng cần kiên quyết buộc các cán bộ nhân viên làm sai phi thu hi
đưc n. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phi hp nhng biện pháp xử nợ
khác tính chủ động linh hoạt cao như: Đẩy mnh vic chuyn n vay
thành vốn góp vào các doanh nghiệp có triển vọng phát triển,…
4.4.6. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý, hiệu quả hơn
Mt trong nhng ni dung quan trng nhằm tháo g khó khăn cho các
ngân hàng thương mại trong việc phát mại tài sản bảo đảm không đủ đắp
vn vay hoặc tài sản thế chấp không x lý được đó là việc thc hiện phân loại
nợ, trích lập và sử dng d phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Theo đó,
nợ cho vay được phân loại được trích lập qu d phòng đắp ri ro
hàng quý, số tiền trích rủi ro được tính vào chi phí của SHB. Ngân hàng được
s dng d phòng cụ th và dự phòng chung để x lý toàn bộ khoản vay đối
với trường hợp tài sản không đ hoặc không có khả năng phát mại. Giải pháp
này tạo ra nguồn tài chính để s dụng vào việc x rủi ro, nh đó nợ xu
cũng giảm đi. Vic s dng hiu qu giải pháp này sẽ làm gim nhng khon
n xấu phát sinh của ngân hàng. S dng qu d phòng để bù đắp đối với các
khon n xu theo th t ưu tiên: Nhng khon n không khả năng thu
hi, nhng khon n khả năng thu hồi thấp những khon n khả
92 Để công tác phòng ngừa phát sinh nợ xấu hiệu quả thì công tác trước khi cho vay phải tuân thủ các quy định, hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ, các khoản vay khi quyết định đảm bảo nguồn trả nợ, an toàn. 4.4.5. Nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp Để nâng cao hiệu quả của hoạt động thu hồi nợ trực tiếp, điều quan trọng là Ngân hàng cần phải xây dựng một cơ chế thưởng rõ ràng trong việc thu hồi nợ xấu với tất cả các đối tượng giúp thu hồi nợ cho ngân hàng, bao gồm cả cán bộ nhân viên ngân hàng cũng như các cá nhân và tổ chức khác có tham gia hỗ trợ. Nhằm tối đa hóa khối lượng giá trị thu hồi, ngân hàng cần xây dựng nguyên tắc thưởng theo phần trăm giá trị nợ thu hồi. Mặc khác, ngân hàng cần kiên quyết buộc các cán bộ nhân viên làm sai phải thu hồi được nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phối hợp những biện pháp xử lý nợ khác có tính chủ động và linh hoạt cao như: Đẩy mạnh việc chuyển nợ vay thành vốn góp vào các doanh nghiệp có triển vọng phát triển,… 4.4.6. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro hợp lý, hiệu quả hơn Một trong những nội dung quan trọng nhằm tháo gỡ khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc phát mại tài sản bảo đảm không đủ bù đắp vốn vay hoặc tài sản thế chấp không xử lý được đó là việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, dư nợ cho vay được phân loại và được trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro hàng quý, số tiền trích rủi ro được tính vào chi phí của SHB. Ngân hàng được sử dụng dự phòng cụ thể và dự phòng chung để xử lý toàn bộ khoản vay đối với trường hợp tài sản không đủ hoặc không có khả năng phát mại. Giải pháp này tạo ra nguồn tài chính để sử dụng vào việc xử lý rủi ro, nhờ đó nợ xấu cũng giảm đi. Việc sử dụng hiệu quả giải pháp này sẽ làm giảm những khoản nợ xấu phát sinh của ngân hàng. Sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp đối với các khoản nợ xấu theo thứ tự ưu tiên: Những khoản nợ không có khả năng thu hồi, những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và những khoản nợ có khả
93
năng thu hồi cao hơn. Vi nhng khon n có khả năng thu hồi thì hạn chế ti
đa việc s dng qu d phòng.
Đối với các khoản vay có rủi ro kh năng mất vn ln, SHB cần đánh
giá chính xác giá trị thu được khi phát mại tài sản bảo đảm hoặc thuê bên thứ
ba có chức năng về đánh giá giá trị tài sản. Như vậy, việc trích lập d phòng
ri ro ca SHB s chính xác hơn và đảm bảo an toàn.
Vic x dng d phòng để x rủi ro khon vay, SHB cần xây dựng
h thống các tiêu chí, điều kin c th đối vi từng trường hợp đủ điu kin s
dng d phòng.
4.4.7. Tăng cƣờng tiềm lực tài chính của ngân hàng
Mt trong nhng tn tại cơ bản của Ngân hàng thương mại Vit Nam
là quy vốn ch s hữu quá thấp. Theo nội dung tái cấu h thống ngân
hàng thì NHNN đã quy định mc vốn điều l qua tng thi k. Đến nay vn
điu l của SHB trên 08 ngàn tỷ đồng, song vẫn còn quá nhỏ so với các ngân
hàng trong khu vực thế gii. Điều này hạn chế rt ln ti việc nâng cao
năng lực cạnh tranh khả năng xử nợ xu. Vấn đề cấp bách hiện nay
từng bước tăng cường tim lực tài chính cho các ngân hàng trước thm m
ca hi nhp mnh m hoạt động ngân hàng vi thế gii. Bản thân SHB cần
nâng cao hiu qu hoạt động phát triển các dịch v mi nhằm tăng lợi
nhun. Trên sở đó, tăng trích lập d phòng rủi ro. SHB cn ch động thu
hút sự đầu t của các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng nước ngoài
tham gia liên doanh đ tăng vốn hoạt động và thực hin chuyển giao công
ngh, tiến dần theo hướng NHTM hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn diện
trên thị trường tin t.
4.4.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Vic quản lý, theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản vay các
ngân hàng rất cần đến ng dụng, công nghệ thông tin hiện đại. Việc tin hóa về
93 năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi thì hạn chế tối đa việc sử dụng quỹ dự phòng. Đối với các khoản vay có rủi ro khả năng mất vốn lớn, SHB cần đánh giá chính xác giá trị thu được khi phát mại tài sản bảo đảm hoặc thuê bên thứ ba có chức năng về đánh giá giá trị tài sản. Như vậy, việc trích lập dự phòng rủi ro của SHB sẽ chính xác hơn và đảm bảo an toàn. Việc xử dựng dự phòng để xử lý rủi ro khoản vay, SHB cần xây dựng hệ thống các tiêu chí, điều kiện cụ thể đối với từng trường hợp đủ điều kiện sử dụng dự phòng. 4.4.7. Tăng cƣờng tiềm lực tài chính của ngân hàng Một trong những tồn tại cơ bản của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam là quy mô vốn chủ sở hữu quá thấp. Theo nội dung tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thì NHNN đã quy định mức vốn điều lệ qua từng thời kỳ. Đến nay vốn điều lệ của SHB trên 08 ngàn tỷ đồng, song vẫn còn quá nhỏ so với các ngân hàng trong khu vực và thế giới. Điều này hạn chế rất lớn tới việc nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng xử lý nợ xấu. Vấn đề cấp bách hiện nay là từng bước tăng cường tiềm lực tài chính cho các ngân hàng trước thềm mở cửa hội nhập mạnh mẽ hoạt động ngân hàng với thế giới. Bản thân SHB cần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển các dịch vụ mới nhằm tăng lợi nhuận. Trên cơ sở đó, tăng trích lập dự phòng rủi ro. SHB cần chủ động thu hút sự đầu từ của các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng nước ngoài tham gia liên doanh để tăng vốn hoạt động và thực hiện chuyển giao công nghệ, tiến dần theo hướng NHTM hiện đại, có khả năng cạnh tranh toàn diện trên thị trường tiền tệ. 4.4.8. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Việc quản lý, theo dõi, phân tích, đánh giá, phân loại các khoản vay các ngân hàng rất cần đến ứng dụng, công nghệ thông tin hiện đại. Việc tin hóa về
94
quản lý, x nợ giúp SHB chuyển hóa phương thức theo dõi phân tán n
xu, n có vấn đề tại các chi nhánh thành theo dõi tp trung ti hi sở. Thông
qua vic ng dụng công nghệ, SHB xây dựng chương trình phần mềm có khả
năng tương tích hp h thng v chấm điểm, xếp hạng tín dụng ni b nhm
tng hợp đánh giá đúng, minh bạch, khách quan kp thi thc trng n theo
từng khách hàng, từng nhóm khách hàng để đưa ra chính sách tín dng, chế
tài tín dụng có tính khả thi, phân tích kịp thời, có biện pháp x lý phù hợp để
gii quyết dứt điểm các khoản n có dấu hiệu không bình thưng hoc không
có khả năng thu hồi.
Kết hp vi vic xếp hạng tín dụng ni bộ, SHB phát triển phn mm
phân loại nợ, trích lập d phòng rủi ro t động liên kết gia kết qu xếp hng
tín dụng ni b trạng thái nợ thc tế. Chương trình phần mm t đng s
hn chế những sai sót do tác nghiệp của cán bộ kinh doanh trong phân loại n.
4.5. Kiến nghị
4.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành
Chính ph cần ban hành chế cho phép khuyến khích các hoạt
động thu hi n ngoài việc khi kiện khách hàng tại tòa án, linh hot trong
vic chi hoa hng, thu hồi mua bán và khai thác các tài sản xiết nợ, tránh việc
hình sự hóa các hoạt động này. Tạo điều kiện pháp lý tốt cho Ngân hàng chủ
động trong việc phát mại tài sản bảo đảm và tự chịu trách nhiệm v hoạt động
của mình, nhất chế v đấu giá, phát mại các i sn cm c, thế chp,
chuyển nhượng quyn s dụng đất. Tăng cường tính hiệu lực và thực thi ca
h thống pháp luật trong nước. Các nghiên cứu tng kết lun rng, một nước
mà hệ thống pháp luật hoạt động không đúng chức năng của nó thì không thể
có một h thống ngân hàng lành mạnh. T trước đến nay, h thống pháp luật
Việt Nam được đánh giá m c v tính minh bạch tính thực thi, hiu
94 quản lý, xử lý nợ giúp SHB chuyển hóa phương thức theo dõi phân tán nợ xấu, nợ có vấn đề tại các chi nhánh thành theo dõi tập trung tại hội sở. Thông qua việc ứng dụng công nghệ, SHB xây dựng chương trình phần mềm có khả năng tương tích hợp hệ thống về chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm tổng hợp đánh giá đúng, minh bạch, khách quan kịp thời thực trạng nợ theo từng khách hàng, từng nhóm khách hàng để đưa ra chính sách tín dụng, chế tài tín dụng có tính khả thi, phân tích kịp thời, có biện pháp xử lý phù hợp để giải quyết dứt điểm các khoản nợ có dấu hiệu không bình thường hoặc không có khả năng thu hồi. Kết hợp với việc xếp hạng tín dụng nội bộ, SHB phát triển phần mềm phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tự động liên kết giữa kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ và trạng thái nợ thực tế. Chương trình phần mềm tự động sẽ hạn chế những sai sót do tác nghiệp của cán bộ kinh doanh trong phân loại nợ. 4.5. Kiến nghị 4.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ ngành Chính phủ cần ban hành cơ chế cho phép và khuyến khích các hoạt động thu hồi nợ ngoài việc khởi kiện khách hàng tại tòa án, linh hoạt trong việc chi hoa hồng, thu hồi mua bán và khai thác các tài sản xiết nợ, tránh việc hình sự hóa các hoạt động này. Tạo điều kiện pháp lý tốt cho Ngân hàng chủ động trong việc phát mại tài sản bảo đảm và tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình, nhất là cơ chế về đấu giá, phát mại các tài sản cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tăng cường tính hiệu lực và thực thi của hệ thống pháp luật trong nước. Các nghiên cứu tổng kết luận rằng, một nước mà hệ thống pháp luật hoạt động không đúng chức năng của nó thì không thể có một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Từ trước đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam được đánh giá là kém cả về tính minh bạch và tính thực thi, hiệu
95
lc. S kém hiệu lực, kém thc thi ca h thống pháp lut Vit Nam dẫn đến
vic x lý các tài sản bảo đảm tiền vay là rất khó khăn, phức tp.
Chính sách, quy chế phải rõ ràng, minh bạch. Sửa đổi luật đất đai, luật
phá sản doanh nghip cần đi liền đồng b với quy định, hướng dn chi tiết.
Quản lý và quy hoạch đất đai là một lĩnh vc yếu kém của Vit Nam t trước
tới nay, đó cũng nguyên nhân dẫn đến tình trạng n xu. Lut phá sản ra
đời hầu nhưng rất ít doanh nghiệp Việt nam thể phá sản. Điều đó không
phản ánh doanh nghiệp Vit Nam khe mnh phản ánh rằng luật phát sản
doanh nghip Việt Nam không có tính thực tin.
Đề ngh B tài chính ban hành văn bản hướng dẫn không tính thuế s
dụng đất với đất giao cho ngân hàng cho tới khi chuyn hn quyn s dng
đất sang ngân hàng hoặc tới khi ngân hàng được phép khai thác, kinh doanh.
Nếu trước khi giao cho ngân hàng mà chủ s dụng đất cũ còn nợ tin thuế s
dụng đất thì đề ngh B tài chính tiến hành tận thu đối vi ch cũ hoặc có văn
bản hướng dn min giảm khi ngân hàng phải tr.
Đề ngh B Tư pháp ban hành văn bản hướng dn, ch đạo các cơ quan
thi hành án bàn giao nhanh hơn những tài sản bảo đảm đã được tòa án tuyên
giao cho Ngân hàng thương mại. Trong thi gian qua, nhiu hợp đồng mua
bán những tài sản ngân hàng được giao t các vụ án đã không được
quan công chứng công nhận cho rằng tài sản chưa được chưa đủ giy
chng nhn quyn s hu hoc quyn s dng hợp pháp. Do đó, ngân hàng
không thể làm các thủ tc để bán những tài sản nói trên cho khách hàng nhm
thu hi n. Đề ngh B Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn các phòng công
chứng và Ủy ban nhân dân quyền thc hiện công chứng, chng thc hp
đồng mua bán những tài sản mà Ngân hàng được Tòa án tuyên giao từ v án.
Đề ngh B Tài nguyên Môi trường Bộ Xây dựng ban hành các văn
bản hướng dn th tc cp giy chng nhn quyn s hu, quyn s dng hp
95 lực. Sự kém hiệu lực, kém thực thi của hệ thống pháp luật Việt Nam dẫn đến việc xử lý các tài sản bảo đảm tiền vay là rất khó khăn, phức tạp. Chính sách, quy chế phải rõ ràng, minh bạch. Sửa đổi luật đất đai, luật phá sản doanh nghiệp cần đi liền đồng bộ với quy định, hướng dẫn chi tiết. Quản lý và quy hoạch đất đai là một lĩnh vực yếu kém của Việt Nam từ trước tới nay, đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu. Luật phá sản ra đời hầu nhưng rất ít doanh nghiệp Việt nam có thể phá sản. Điều đó không phản ánh doanh nghiệp Việt Nam khỏe mạnh mà phản ánh rằng luật phát sản doanh nghiệp ở Việt Nam không có tính thực tiễn. Đề nghị Bộ tài chính ban hành văn bản hướng dẫn không tính thuế sử dụng đất với đất giao cho ngân hàng cho tới khi chuyển hẳn quyền sử dụng đất sang ngân hàng hoặc tới khi ngân hàng được phép khai thác, kinh doanh. Nếu trước khi giao cho ngân hàng mà chủ sử dụng đất cũ còn nợ tiền thuế sử dụng đất thì đề nghị Bộ tài chính tiến hành tận thu đối với chủ cũ hoặc có văn bản hướng dẫn miễn giảm khi ngân hàng phải trả. Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thi hành án bàn giao nhanh hơn những tài sản bảo đảm đã được tòa án tuyên giao cho Ngân hàng thương mại. Trong thời gian qua, nhiều hợp đồng mua bán những tài sản mà ngân hàng được giao từ các vụ án đã không được cơ quan công chứng công nhận vì cho rằng tài sản chưa được chưa có đủ giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp. Do đó, ngân hàng không thể làm các thủ tục để bán những tài sản nói trên cho khách hàng nhằm thu hồi nợ. Đề nghị Bộ Tư pháp ban hành văn bản hướng dẫn các phòng công chứng và Ủy ban nhân dân có quyền thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán những tài sản mà Ngân hàng được Tòa án tuyên giao từ vụ án. Đề nghị Bộ Tài nguyên Môi trường và Bộ Xây dựng ban hành các văn bản hướng dẫn thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp
96
pháp đối với các bất động sản tài sản bảo đảm chưa đầy đ giy t hp
pháp. Bởi đa số các ngân hàng gặp khó khăn trong việc x tài sản bảo đm
là bất động do vấn đề quyn s hu, quyn s dng, chuyn quyn s hu hay
s dng.
Ngoài ra, quá trình xử tài sản bảo đm ca khon n xấu cũng gặp
nhiều khó khăn khi tiến hành phát mại, thanh tài sản các phương tiện
giao thông vận ti. Nhm tạo điu kin thun li cho vic gii quyết, đề ngh
B Công An và Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế ng dn vic x
tài sản bảo đảm là các phương tiên giao thông vận ti.
4.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc
Ngân hàng nhà nước cn tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát h
thống Ngân hàng thương mại thường xuyên. Đảm bo hoạt động kinh doanh
của các Ngân hàng thương mại an toàn, lành mạnh. Đồng thời, phát hiện
x lý nghiêm các trường hợp có dấu hiu vi phạm, chưa tuân thủ các quy định
v hoạt động kinh doanh.
Nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhận định th trường để có những
chính sách điều tiết phù hợp và kịp thời đối vi nhng biến động, thay đổi ca
th trường trong nước thế giới thể m tác động đến hoạt động, an toàn
ca h thống ngân hàng.
Kết luận chƣơng 4:
Trên cơ sở các định hướng, phát trin hoạt động tín dụng và quan điểm
v quản nợ xu, nhn thc v nhng thun lợi, khó khăn trong quản nợ
xu ca SHB trong những năm tới, luận văn đã đề xut h thống các giải pháp
nhằm tăng cường quản lý nợ xu ti SHB.
96 pháp đối với các bất động sản là tài sản bảo đảm chưa đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Bởi đa số các ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động do vấn đề quyền sở hữu, quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu hay sử dụng. Ngoài ra, quá trình xử lý tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cũng gặp nhiều khó khăn khi tiến hành phát mại, thanh lý tài sản là các phương tiện giao thông vận tải. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết, đề nghị Bộ Công An và Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chế hướng dẫn việc xử lý tài sản bảo đảm là các phương tiên giao thông vận tải. 4.5.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát hệ thống Ngân hàng thương mại thường xuyên. Đảm bảo hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại an toàn, lành mạnh. Đồng thời, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp có dấu hiệu vi phạm, chưa tuân thủ các quy định về hoạt động kinh doanh. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, nhận định thị trường để có những chính sách điều tiết phù hợp và kịp thời đối với những biến động, thay đổi của thị trường trong nước và thế giới có thể làm tác động đến hoạt động, an toàn của hệ thống ngân hàng. Kết luận chƣơng 4: Trên cơ sở các định hướng, phát triển hoạt động tín dụng và quan điểm về quản lý nợ xấu, nhận thức về những thuận lợi, khó khăn trong quản lý nợ xấu của SHB trong những năm tới, luận văn đã đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại SHB.
97
KẾT LUẬN
N xấu một tn ti tt yếu trong hoạt động cho vay ca Ngân hàng
thương mại. Tuy nhiên, tỷ l n xu của Ngân hàng chỉ mt mức độ cho
phép nếu t l này cao sẽ ảnh hưởng rt lớn đến kết qu kinh doanh ca
Ngân hàng, gim kh năng cạnh tranh, làm mất kh năng thanh toán. Do vậy,
tăng cường quản n xấu hết sc cn thiết đối vi s tn tại, phát triển
của Ngân hàng.
Quản lý n xu trong hoạt động ngân hàng một mặt nhằm làm tăng
chất lượng các khoản n, mặt khác nhanh chóng thu hồi các khoản n xu
phát sinh. Làm tốt công tác quản lý nợ xấu giúp Ngân hàng giảm chi phí hoạt
động, nâng cao năng lực tài chính, hiệu qu hoạt động kinh doanh tốt hơn.
Trong bi cnh hin tại có rất nhiều ngân hàng hoạt động kém hiệu qu, t l
n xấu cao, đặc bit sau mt thi gian tăng trưởng tín dụng nóng thì vấn đ
quản lý nợ xấu có vai trò cực k quan trng trong thi gian tới cũng như trong
hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Vic hn chế thp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng s
giúp Ngân hàng thương mại th hin tốt hơn vai trò, chức năng của ngành
Ngân hàng trong nn kinh tế. C th s giúp cho các tổ chức các thành
phn kinh kế điều kin thc hin, m rng hoạt động kinh doanh một cách
có hiệu quả, thúc đẩy s tăng trưởng, phát triển bn vng ca nn kinh tế đất
c. Mun vậy, đòi hỏi các Ngân hàng phải thc hin việc tăng cường năng
lc hoạt động năng lực tài chính để từng bước phát triển ổn định, bn
vng. Đồng thời thích nghi với s chuyn biến, tác động ca nn kinh tế quc
tế đc bit trong thi gian ti Vit Nam ra nhp Hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPP),…
Qua nghiên cứu luận thực tin quản nợ xu tại Ngân hàng
TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tác giả đã đi vào phân tích và nêu ra nhng mặt đạt
97 KẾT LUẬN Nợ xấu là một tồn tại tất yếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng chỉ ở một mức độ cho phép vì nếu tỷ lệ này cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng, giảm khả năng cạnh tranh, làm mất khả năng thanh toán. Do vậy, tăng cường quản lý nợ xấu là hết sức cần thiết đối với sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. Quản lý nợ xấu trong hoạt động ngân hàng một mặt là nhằm làm tăng chất lượng các khoản nợ, mặt khác nhanh chóng thu hồi các khoản nợ xấu phát sinh. Làm tốt công tác quản lý nợ xấu giúp Ngân hàng giảm chi phí hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn. Trong bối cảnh hiện tại có rất nhiều ngân hàng hoạt động kém hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu cao, đặc biệt sau một thời gian tăng trưởng tín dụng nóng thì vấn đề quản lý nợ xấu có vai trò cực kỳ quan trọng trong thời gian tới cũng như trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Việc hạn chế thấp nhất các rủi ro trong hoạt động kinh doanh tín dụng sẽ giúp Ngân hàng thương mại thể hiện tốt hơn vai trò, chức năng của ngành Ngân hàng trong nền kinh tế. Cụ thể sẽ giúp cho các tổ chức và các thành phần kinh kế có điều kiện thực hiện, mở rộng hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, thúc đẩy sự tăng trưởng, phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Muốn vậy, đòi hỏi các Ngân hàng phải thực hiện việc tăng cường năng lực hoạt động và năng lực tài chính để từng bước phát triển ổn định, bền vững. Đồng thời thích nghi với sự chuyển biến, tác động của nền kinh tế quốc tế đặc biệt trong thời gian tới Việt Nam ra nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (viết tắt là TPP),… Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tác giả đã đi vào phân tích và nêu ra những mặt đạt
98
đưc, hn chế trong quản nợ xu ti SHB, t đó mnh dạn đưa ra một s
giải pháp kiến ngh vi mong muốn công tác quản nợ tại SHB hiệu
qu đạt kết qu cao. Do thời gian nghiên cứu hạn nên luận văn còn
nhiu khiếm khuyết, thiếu t. Tác gi rt mong mun nhận được s quan
tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các chuyên gia bạn đọc để bài
viết hoàn thiện hơn.
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã nhiều c gắng được s giúp
đỡ tận tình, trách nhiệm của các thầy cô giáo.
Tác giả xin trân trng cám ơn Tiến s Nguyn Th Minh Huệ, người
ng dn khoa hc, các thầy cô giáo Khoa Tài chính Ngân hàng Khoa
Sau Đại Hc Trường Đại hc Kinh Tế đã giúp tác gi hoàn thành luận
văn này.
98 được, hạn chế trong quản lý nợ xấu tại SHB, từ đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị với mong muốn công tác quản lý nợ tại SHB có hiệu quả và đạt kết quả cao. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn còn nhiều khiếm khuyết, thiếu sót. Tác giả rất mong muốn nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các chuyên gia và bạn đọc để bài viết hoàn thiện hơn. Để hoàn thành luận văn, tác giả đã có nhiều cố gắng và được sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm của các thầy cô giáo. Tác giả xin trân trọng cám ơn Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Huệ, người hướng dẫn khoa học, các thầy cô giáo Khoa Tài chính Ngân hàng và Khoa Sau Đại Học – Trường Đại học Kinh Tế đã giúp tác giả hoàn thành luận văn này.
99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHO TING VIT
1. Phan Th Cúc, 2008. Tín dụng Ngân hàng. Nội: Nhà xuất bn Thng
kê.
2. Trần Đình Dịnh và cộng s, 2006. Những quy đnh của pháp luật v hot
động tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin.
3. Phan Th Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bn
Đại hc Kinh tế Quốc Dân.
4. Trần Huy Hoàng, 2012. Khủng hong kinh tế, qun tr ngân hàng và vấn
đề n xu. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, s 73, trang 4-9.
5. Nguyễn Đắc Hưng, 2014. Quan điểm giải pháp nợ xu ca h thng
ngân hàng Việt Nam hin nay. Tạp chí Ngân hàng, s 21, trang 14-18.
6. Tô Ngọc Hưng, 2014. Thc trng x nợ xu của ngành ngân hàng Việt
Nam năm 2012-2013 và một s khuyến ngh chính sách. Tạp chí Ngân hàng,
s 3, trang 7-14.
7. Nguyễn Đại Lai, 2013. Làm gì để x lý nợ xu. Tạp chí Cộng sn.
8. Nguyn Th Phương Liên, 2011. Qun tr tác nghiệp ngân hàng thương
mi. Hà Nội: Nhà xuất bn Thống kê.
9. Nguyn Th Mùi, 2012. Thc trng n xu tại các Ngân hàng Việt Nam
và giải pháp tháo gỡ. Tạp chí tài chính, s 11, trang 6-8.
10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Nội, 2014. Quy chế cho vay đối vi
Khách hàng, QĐ 13/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2014.
11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Nội. Báo cáo thường niên 2011 Quý
III.2015.
12. Ngân hàng nhà nước Vit Nam, 2001. Quy chế cho vay ca t chức tín
dụng đối vi Khách hàng, QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.
13. Ngân hàng nhà nước Vit Nam, 2014. Phân loại tài sản có, mức trích,
phương pháp trích lập d phòng rủi ro và việc s dng d phòng để x lý rủi
ro trong hoạt động ca t chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,
Thông số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 Thông 09/2014/TT-
99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Phan Thị Cúc, 2008. Tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 2. Trần Đình Dịnh và cộng sự, 2006. Những quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng. Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. 3. Phan Thị Thu Hà, 2007. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc Dân. 4. Trần Huy Hoàng, 2012. Khủng hoảng kinh tế, quản trị ngân hàng và vấn đề nợ xấu. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 73, trang 4-9. 5. Nguyễn Đắc Hưng, 2014. Quan điểm và giải pháp nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Tạp chí Ngân hàng, số 21, trang 14-18. 6. Tô Ngọc Hưng, 2014. Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng Việt Nam năm 2012-2013 và một số khuyến nghị chính sách. Tạp chí Ngân hàng, số 3, trang 7-14. 7. Nguyễn Đại Lai, 2013. Làm gì để xử lý nợ xấu. Tạp chí Cộng sản. 8. Nguyễn Thị Phương Liên, 2011. Quản trị tác nghiệp ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 9. Nguyễn Thị Mùi, 2012. Thực trạng nợ xấu tại các Ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ. Tạp chí tài chính, số 11, trang 6-8. 10. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, 2014. Quy chế cho vay đối với Khách hàng, QĐ 13/QĐ-HĐQT ngày 27/01/2014. 11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội. Báo cáo thường niên 2011 – Quý III.2015. 12. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001. Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với Khách hàng, QĐ 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. 13. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2014. Phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 và Thông tư 09/2014/TT-
100
NHNN ngày 18/3/2014 v vic sửa đổi, b sung mt s điu ca thông
02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013.
14. Nguyn Th Hoài Phương, 2012. Quản nợ xu tại Ngân hàng thương
mi Vit Nam. Luận văn tiến s Kinh tế. Trường Đại hc Kinh tế Quốc Dân,
Hà Nội.
15. Lê Quốc Phương, 2013. Bàn về giải pháp x nợ xu hin nay. Tp chí
kinh tế và dự báo, s 9, trang 23-25.
16. Hoàng Thị Thanh Huyn, 2015. Bàn về giải pháp x nợ xu hin nay.
Tạp chí kinh tế và dự báo, s 2.
17. Phan Th Thúy Hương, 2008. Mt s giải pháp tăng cường quản lý nợ xu
trong h thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường
Đại học Thương Mại.
18. Nguyễn Văn Huyện, 2013. Qun tr n xu tại Ngân hàng thương mại c
phn quc tế Vit Nam. Luận văn thạc s. Trường Đại học Thương Mại.
19. Nguyễn Đắc Hưng, 2015. Giải pháp xử lý nợ xu ca h thống Ngân hàng
thương mại Vit Nam hin nay. Tạp chí Cộng sn, s 2, trang 65-67.
20. Đặng Th Minh Nguyt , 2014. Bàn về x n xu ca các Ngân hàng
thương mại. Tạp chí kinh tế và dự báo, s 6, trang 10-12.
21. Phí Đăng Minh, 2012. Làm thế nào đ x được n xu. Tạp chí th
trường tài chính tiền t, s 16, trang 27.
22. Peter S.Rose, 1999. Qun tr Ngân hàng thương mại: Commercial bank
Management. Dch t tiếng Anh. Người dch Nguyễn Văn Nam, Vương
Trọng Nghĩa, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
23. Nguyễn Văn Phương, 2013. Khó khăn từ x tài sản bảo đảm để thu hi
n xu. Tạp chí Ngân hàng, s 13, trang 17-23.
24. Nguyn Th Kim Thanh, 2012. La chọn hình xử nợ xu Vit
Nam. Tạp chí Tài chính, s 11, trang 16-19.
25. Đặng Đức Thành, 2015. Gii quyết t gc n xấu Ngân hàng. TP.HCM :
Nhà xuất bản Đại hc Quc gia TP.HCM.
100 NHNN ngày 18/3/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013. 14. Nguyễn Thị Hoài Phương, 2012. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn tiến sỹ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 15. Lê Quốc Phương, 2013. Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 9, trang 23-25. 16. Hoàng Thị Thanh Huyền, 2015. Bàn về giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 2. 17. Phan Thị Thúy Hương, 2008. Một số giải pháp tăng cường quản lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thương Mại. 18. Nguyễn Văn Huyện, 2013. Quản trị nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Thương Mại. 19. Nguyễn Đắc Hưng, 2015. Giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Tạp chí Cộng sản, số 2, trang 65-67. 20. Đặng Thị Minh Nguyệt , 2014. Bàn về xử lý nợ xấu của các Ngân hàng thương mại. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 6, trang 10-12. 21. Phí Đăng Minh, 2012. Làm thế nào để xử lý được nợ xấu. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 16, trang 27. 22. Peter S.Rose, 1999. Quản trị Ngân hàng thương mại: Commercial bank Management. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa, 2001. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính. 23. Nguyễn Văn Phương, 2013. Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu. Tạp chí Ngân hàng, số 13, trang 17-23. 24. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2012. Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 11, trang 16-19. 25. Đặng Đức Thành, 2015. Giải quyết từ gốc nợ xấu Ngân hàng. TP.HCM : Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.HCM.
101
26. Nguyễn Văn Tiến Nguyn Th Lan. 2014. Giáo trình tín dụng Ngân
ng. Hà Nội: Nhà xuất bn Thống kê.
27. Nguyễn Quang Thái, 2013. Nợ xu : Nhn dạng và xử lý. Tạp chí kinh tế
và dự báo, s 2, trang 16-18.
28. Nguyn Văn Th, 2014. X nợ xu bng biện pháp chuyển n thành
vốn góp tại Vit Nam - Hin trạng kiến ngh. Tp c ngân hàng, s 7,
trang 8-11.
29. Nguyn Th Kim Thanh, 2012. La chọn hình xử nợ xu Vit
Nam. Tạp chí Tài chính, s 11, trang 16-19.
30. Đinh Thị Thanh Vân, 2012. So sánh n xấu, phân loại n trích lập d
phòng rủi ro tín dụng ca Vit Nam với thông l quc tế. Tạp chí Ngân hàng,
s 19, trang 5-12.
31. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (xb).
TÀI LIỆU THAM KHO TIẾNG NƢỚC NGOÀI
32. Basel Committee on Banking Supervision. 2005, International
Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised
Framework).
33. OLONISAKIN, COMFORT FOLAKE, 1992. Debt Management in
commercial Bank. MBA.
34. Joel Bessis, 2001. Rick Management in Banking.
35. John Wiley&Sons and Joel Basis, 1998. Rick Management in Banking.
36. Thomas P.Fitch, 1997. Dictionary of Banking systems. Barron’s Edutional
Seriec, Inc.
Website:
37. Đỗ Quốc Tình. 2014. Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng và vấn đề
trc lợi chính sách BHTG.
<http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=5077&CategoryID=
3>. [Ngày truy cập : 12 tháng 8 năm 2014].
101 26. Nguyễn Văn Tiến và Nguyễn Thị Lan. 2014. Giáo trình tín dụng Ngân hàng. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê. 27. Nguyễn Quang Thái, 2013. Nợ xấu : Nhận dạng và xử lý. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 2, trang 16-18. 28. Nguyễn Văn Thọ, 2014. Xử lý nợ xấu bằng biện pháp chuyển nợ thành vốn góp tại Việt Nam - Hiện trạng và kiến nghị. Tạp chí ngân hàng, số 7, trang 8-11. 29. Nguyễn Thị Kim Thanh, 2012. Lựa chọn mô hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Tạp chí Tài chính, số 11, trang 16-19. 30. Đinh Thị Thanh Vân, 2012. So sánh nợ xấu, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Việt Nam với thông lệ quốc tế. Tạp chí Ngân hàng, số 19, trang 5-12. 31. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (xb). TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƢỚC NGOÀI 32. Basel Committee on Banking Supervision. 2005, International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework). 33. OLONISAKIN, COMFORT FOLAKE, 1992. Debt Management in commercial Bank. MBA. 34. Joel Bessis, 2001. Rick Management in Banking. 35. John Wiley&Sons and Joel Basis, 1998. Rick Management in Banking. 36. Thomas P.Fitch, 1997. Dictionary of Banking systems. Barron’s Edutional Seriec, Inc. Website: 37. Đỗ Quốc Tình. 2014. Rủi ro đạo đức trong hoạt động ngân hàng và vấn đề trục lợi chính sách BHTG. <http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=5077&CategoryID= 3>. [Ngày truy cập : 12 tháng 8 năm 2014].