Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình
3,436
601
104
41
Bảng 2.3. Kết quả công tác vốn và kinh doanh ngoại tệ và tài trợ thương mại của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình năm 2019
Đơn vị : triệu USD
Chỉ tiêu
KH
2019
Thực hiện
So với kế
hoạch 2019
So với 2018
2017
2018
201
9
31/03/
2020
+/_
%
+/_
%
Doanh số mua
bán ngoại tệ
760
786
1,283
898
104
138
118
(385)
70
Doanh số
TTQT, TTTM
1,200
864
1,498
767
108
(433)
64
(731)
51
Thu lãi KDNT
17
11
21
27
25,1
10
161
7
131
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm
2016-2019 và hết Quý 1/2020
4. Công tác Phát triển thẻ:
Hết 31.12.2019, các chỉ tiêu về phát hành thẻ của Vietcombank Chi nhánh
Ba Đình có mức hoàn thành thấp so với Kế hoạch năm 2019, hoàn thành xấp xỉ
mức hoàn thành chung trên địa bàn Hà Nội:
Bảng 2.4.Kết quả công tác phát triển thẻ của các chi nhánh trên địa bàn Hà Nội
năm 2019
Mã
CN
Tên CN
DS Thanh toán Thẻ
Doanh số sử dụng thẻ
Tích lũy
% kế
hoạch
Tích lũy
% kế
hoạch
1
Sở Giao dịch
43,374
108
4,634
79
2
Hà Nội
3,306
91
1,931
84
30
Hoàn Kiếm
1,194
101
1,017
91
45
Thành Công
3,841
107
2,011
89
49
Thăng Long
1,505
94
1,202
84
54
Chương Dương
1,110
99
935
87
61
Ba Đình
2,238
114
1,108
80
69
Hà Tây
463
123
413
86
42
Mã
CN
Tên CN
DS Thanh toán Thẻ
Doanh số sử dụng thẻ
Tích lũy
% kế
hoạch
Tích lũy
% kế
hoạch
71
Thanh Xuân
1,193
104
617
99
85
Hà Thành
626
180
458
98
93
Hoàng Mai
3,869
435
442
120
94
Sóc Sơn
174
92
84
129
96
Đông Anh
359
152
226
104
97
Nam Hà Nội
393
91
250
101
99
Tây Hồ
1,610
267
351
93
Tổng cộng
65,254
114
15,679
86
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm
2016-2019 và hết Quý 1/2020
Doanh số thanh toán thẻ đạt 113% Kế hoạch năm 2019, chiếm tỷ trọng 3.4%
doanh số và đứng thứ 5 trên địa bàn Hà Nội về doanh số sau chi nhánh Sở giao
dịch, Hoàng Mai, Thành Công, Hà Nội.
5. Kết quả kinh doanh.
Cùng mới bước chuyển mình mạnh mẽ về quy mô, phương thức hoạt động,
hiệu quả kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình qua các năm có những thay đổi
rõ rệt. Quy mô tăng trưởng các năm 2017, 2018, 2019 tương ứng ở mức
56%/47%/12% so với năm trước
Hết 31/12/2019, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 441.5 tỷ đồng tăng
11 % so với năm 2018, đạt 96% kế hoạch năm 2019.
Trong đó Thu ngoài lãi đạt 103.7 tỷ đồng tăng 18% so với năm 2018, đạt 98%
kế hoạch năm 2019.
43
Biểu đồ 2.1. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Chi nhánh Ba Đình giai đoạn 2016-2019
Đơn vị: tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các
năm 2016-2019 và hết Quý 1/2020
Với những nỗ lực của toàn thể cán bộ, lãnh đạo trong hoạt động kinh doanh,
cuối năm 2019, VCB Chi nhánh Ba Đình được vinh dự ghi nhận là một trong hai
mươi chi nhánh tiêu biểu hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động kinh doanh năm 2019
và một trong ba chi nhánh vinh dự được nhận cờ thi đua của Chính phủ tại hội
nghị
triển khai nhiệm vụ kinh doanh 2020.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Chi
nhánh Ba Đình
2.2.1. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
2.2.1.1. Điều kiện vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp
VCB Chi nhánh Ba Đình tuân thủ các quy định tại quy chế cho vay 268/QĐ-
HĐQT-CSTD ngày 08/03/2017 của Vietcombank, cụ thể như sau:
Đối tượng cho vay
VCB Chi nhánh Ba Đình cho vay đối với các nhu cầu của KHDN để đưa
vào hoạt động SXKD, đầu tư dự án, tài sản cố định đảm bảo tuân thủ quy định của
pháp luật.
Các điều kiện vay vốn
- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của
pháp luật.
168.29
274.8
397.1
441.5
43.58
56.23
88
103.7
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
LN từ HĐKD
LN ngoài lãi
44
- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp
- Có phương án sử dụng vốn khả thi
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết
- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ,
Ngân hàng Nhà nước và VCB.
Loại hình cho vay
VCB Chi nhánh Ba Đình xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các
loại hình cho vay như sau:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn tối đa 01 (một) năm.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 01 (một) năm
và tối đa 05 (năm) năm.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 05 (năm)”năm.
2.2.1.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Để đảm bảo hiệu quả“việc giảm thiểu rủi ro hoạt động cho vay, ngân hàng
nhất thiết phải tuân theo một quy trình thống nhất khi thực hiện một hoạt động
cho
vay đối với KHDN. Theo quyết định 2503/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 28/12/2018 về
việc quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam và Quyết định 512/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 31/03/2020
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy trình tín dụng đối với khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, quy trình này bao
gồm các bước sau:
Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
Nguồn: Quyết định 512/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 31/03/2020 của Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam
VCB Chi nhánh Ba Đình tuân thủ các bước trong quy trình cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp quy định tại hai công văn số 2503/QĐ-VCB-QLRRTD
ngày 28/12/2018 và 512/QĐ-VCB-QLRRTD ngày 31/03/2020 nói trên, cụ thể như
45
sau:
Bước 1: Phân tích trước khi cho vay
Mục đích của bước này là xác định nhu cầu vay vốn hiện tại và định hướng
tăng trưởng vốn vay trong tương lai của KHDN. Cán bộ quan hệ khách hàng thực
hiện các nội dung sau:
- Đánh giá hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp: tính đầy đủ, cụ thể của các hồ
sơ pháp lý, đảm bảo đầy đủ tính pháp lý để hoạt động cũng như để vay vốn tại
Ngân hàng.
- Đánh giá quy mô tài sản: Chi tiết tài sản của DN sẽ thể hiện quy mô và
hiệu quả quản lý tại doanh nghiệp đó. Tài sản của doanh nghiệp cũng có thể được
coi như một nguồn để đánh giá khả năng trả nợ của KHDN.
- Đánh giá chi tiết về nợ phải trả của doanh nghiệp: bao gồm lịch sử tín
dụng, chi tiết các khoản nợ nhà cung cấp hay các khoản nợ khác của DN.
- Đánh giá dòng tiền: Việc xác định dòng tiền là đặc biệt quan trọng trong
việc đánh giá nguồn trả nợ của DN. Doanh nghiệp có thể tạo ra lợi nhuận trong
quá
khứ hoặc tương lai, nhưng nghĩa vụ nợ tại ngân hàng lại đến hạn tại một thời
điểm
khác, dẫn đến việc DN dù có lợi nhuận nhưng có thể không trả nợ được đúng hạn.
- Sử dụng các chỉ số tài chính: các loại này bao gồm hệ số thanh khoản, hệ
số hoạt động, hệ số cân nợ và hệ số thu nhập.
- Thẩm định Phương án sử dụng và trả nợ vốn vay của KHDN với các khoản
mục chi tiết về doanh thu, chi phí và lợi nhuận dự kiến có khả thi và hợp lý hay
không. Phương án trả nợ bao gồm số tiền trả nợ, kỳ hạn trả nợ có phù hợp với
Phương án kinh doanh dự kiến không.
- Đánh giá về tài sản đảm bảo cho khoản vay của doanh nghiệp: Tài sản
không có tranh chấp về mặt pháp lý, được phép thế chấp tại ngân hàng, giữa chủ
tài sản
và doanh nghiệp có quan hệ gì (trong trường hợp tài sản đảm bảo của bên thứ ba).
Đánh giá về giá trị tài sản thông qua việc tự định giá hoặc Công ty thẩm định
giá uy tín.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng cho vay
Hợp đồng cho vay là văn bản ghi lại thoả thuận giữa người nhận tài trợ
(khách hàng) và ngân hàng, với nội dung chủ yếu là ngân hàng cam kết cấp cho
khách hàng một khoản cho vay (hoặc hạn mức cho vay) trong một khoảng thời gian
và lãi suất nhất định. Hợp đồng cho vay xác định quyền lợi trách nhiệm của các
bên
46
trong mối quan hệ vay vốn, đồng thời phải tuân thủ quy định của pháp luật có
liên
quan. Do vậy, cả ngân hàng lẫn khách hàng đều cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi kí
kết hợp đồng cho vay. Sau đây là nội dung chính của hợp đồng cho vay.
- Khách hàng: Họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân.
- Mục đích sử dụng vốn: Bổ sung vốn lưu động hay đầu tư tài sản cố định….
- Số lượng cho vay: Là số tiền (hoặc hạn mức cho vay) ngân hàng cam kết
cấp cho khách hàng. Số lượng này có thể được chia nhỏ trong các khoảng thời gian
khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhau.
- Lãi suất: Hợp đồng cho vay phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng trả đồng
thời xác định tính chất của lãi suất (là lãi suất cố định hay biến đổi trong
suốt kì hạn
cho vay). Nếu lãi suất có thay đổi thì phải xác định rõ các điều kiện thay đổi
đó.
- Phí: Để có được các cam kết tín dụng có thể khách hàng phải trả cho
ngân hàng một khoản phí (ví dụ, phí cam kết) được tính bằng tỷ lệ phần trăm
trên hạn mức cam kết. Mức phí và các điều kiện nộp phải được thể hiện trong
Hợp đồng cho vay.
- Thời hạn cho vay: Các bên phải nêu rõ thời hạn của khoản vay là bao lâu
(có thể là vài tháng hoặc vài năm) kể từ lúc khoản cho vay đầu tiên được giải
ngân
đến khi người vay trả toàn bộ gốc và lãi. Cũng có trường hợp thời hạn không xác
định cụ thể trước mà tuỳ theo thời gian luân chuyển của vật tư hàng hoá là đối
tượng tài trợ của ngân hàng.
- Các loại đảm bảo: Hợp đồng tín dụng có thể ghi rõ các loại đảm bảo (nếu
có) cho các khoản cho vay (kèm theo các hợp đồng phụ) như hợp đồng bảo lãnh,
vật tư hàng hoá trong kho, tài sản cố định, hoặc các chứng khoán có giá… Các nội
dung quan trọng liên quan đến các đảm bảo như quyền sở hữu, quyền chuyển
nhượng hoặc bán, định giá, bảo hiểm, người bảo quản, quyền sử dụng đối với các
đảm bảo… đều phải được xác định và ghi rõ trong hợp đồng cho vay.
- Giải ngân: Hợp đồng cho vay thường xác định các điều kiện và kì hạn giải
ngân. Thường các khoản cho vay nhỏ và trong thời gian ngắn, ngân hàng cấp tiền
vay một lần vào đầu kì. Đối với các khoản vay lớn và trong thời gian dài, ngân
hàng
cấp tiền theo nhiều kì hạn và với các điều kiện cụ thể của mỗi lần cấp vốn.
- Điều kiện thanh toán: Hình thức thanh toán nợ đến hạn được các bên thỏa
thuận và nêu rõ trong hợp đồng về kỳ hạn trả và số tiền trả. Nợ đến hạn bao gồm
cả
phần gốc và lãi.
- Các điều kiện khác: Tuỳ thuộc điều khoản cuối cùng song rất quan trọng,
47
bao gồm các thoả thuận giữa ngân hàng cho vay và khách hàng về ưu tiên thanh
toán, kiểm soát tài sản thế chấp và các hoạt động khác của người vay, phong toả
tài
sản, điều kiện và phương thức phát mại tài sản, nộp báo cáo định kì, phạt vi
phạm
hợp đồng…
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cho vay
Sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng, như đã thỏa thuận, ngân hàng sẽ giải
ngân vốn vay theo nhu cầu của doanh nghiệp. Kèm theo việc cho vay, ngân hàng
kiếm soát khách hàng: Sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không?
Quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo
hoặc làm ăn thua lỗ không?... Ngân hàng sẽ có cơ hội thu thập thêm nhiều thông
tin
về KHDN thông qua quá trình này. Nếu các thông tin phản ánh chiều hướng tốt, cho
thấy chất lượng cho vay đang được đảm bảo. Ngược lại, khi chất lượng khoản cho
vay bị đe doạ ngân hàng cần có các biện pháp xử lí kịp thời. Ngân hàng được
quyền
thu hồi nợ trước hạn hoặc ngừng giải ngân, nếu bên vay vi phạm hợp đồng cho vay.
Khi phát hiện thấy rủi ro của khoản vay, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng trả
nợ trước hạn khoản vay, hoặc sử dụng thêm tài sản bảo đảm khác. Đối với ngân
hàng đây là bước đi khá nguy hiểm. Do vậy cho tài trợ gắn liền với kiểm soát
khách
hàng giúp ngân hàng ngăn chặn được các ý đồ sử dụng tiền vay không đúng mục
đích của khách hàng. Đây cũng là quá trình ngân hàng thu thập thêm các thông tin
bổ sung cho các thông tin đã có ở bước 1 và ra các quyết định cụ thể nhằm hạn
chế
kịp thời các khoản cho vay xấu.
Bước 4: Thu nợ và đưa ra các phán quyết tín dụng mới
Quan hệ cho vay kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Các khoản cho
vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản cho vay an toàn. Một số
trường hợp, các khoản cho vay đã không hoàn trả hoặc không hoàn trả đủ đúng hạn.
Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của KHDN đang gặp vấn đề, khả năng
thanh khoản bị ảnh hưởng. Việc xem xét, tìm ra nguyên nhân là rất quan trọng để
giúp ngân hàng kịp thời đưa ra các quyết định mới liên quan đến tính an toàn của
các khoản vay.
- Trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình không trả nợ,
hoặc kinh doanh yếu kém không còn cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng phương án
thanh lý là sử dụng các biện pháp có thể được thu hồi khoản nợ, bao gồm phong
toả”và bán tài sản thế chấp, xử lý các khoản tiền gửi…
- Trường hợp khách hàng gặp khó khăn tài chính nhưng vẫn cố gắng và tìm
48
mọi cách khắc phục, trả nợ thì ngân hàng có thể áp dụng các phương án khác như
gia hạn nợ, kéo dài thời gian cho vay, ân hạn lãi, giảm lãi vay,…
2.2.2. Số lượng DN có quan hệ cho vay với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Ba Đình
Số lượng DN và cơ cấu DN có quan hệ vay vốn tại Vietcombank Chi nhánh Ba
Đình được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Cơ cấu doanh nghiệp có quan hệ cho vay với VCB Chi nhánh Ba Đình
Chỉ
tiêu
2016
2017
2018
2019
Đến
31/03
/20
Chênh lệch
2017/2016
2018/2017
2019/2018
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Tổng
số DN
225
261
278
284
287
36
116
17
107
6
102
1.DN
Nhà
nước
32
25
16
14
14
-7
78
-9
64
-2
88
2.Cty
cổ
phần
139
176
187
192
194
37
127
11
106
5
103
3.Cty
TNHH
54
60
75
78
79
6
111
15
125
3
104
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của VCB Chi nhánh Ba Đình các năm
2016-2019 và hết Quý 1/2020
Số lượng khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình đang
có sự tăng trưởng lên qua các năm, tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các năm và
của từng loại hình doanh nghiệp lại khác nhau. Tốc độ tăng trưởng đạt mức 16%
năm 2017 rồi giảm xuống 7% năm 2018 và 2% năm 2019. Tốc độ tăng trưởng
doanh nghiệp còn tương đối thấp.
Trong số các loại hình doanh nghiệp vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình,
loại hình doanh nghiệp nhà nước liên tục giảm về số lượng qua các năm. Cụ
thể, số lượng doanh nghiệp nhà nước vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình
năm 2016 là 32 doanh nghiệp, giảm xuống còn 25 doanh nghiệp năm 2017,
tiếp tục giảm xuống còn 16 doanh nghiệp năm 2018 và chỉ còn lại 14 doanh
49
nghiệp năm 2019 và duy trì số lượng này đến hết Quý 1 năm 2020.
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu loại hình doanh nghiệp có quan hệ cho vay với ngân hàng năm
2019
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB Chi nhánh Ba Đình năm 2019
Về cơ cấu của loại hình doanh nghiệp, có thể dễ dàng nhận thấy loại hình
loại hình doanh nghiệp đóng góp tỉ trọng lớn trong quan hệ cho vay tại VCB Chi
nhánh Ba Đình là doanh nghiệp cổ phần, với mức đóng góp 62% trong năm 2016,
tăng lên mức 67% trong hai năm 2017; 2018 và đạt mức 68% tổng số doanh nghiệp
vay vốn tại VCB Chi nhánh Ba Đình năm 2019 và hết Quý 1 năm 2020. Chiếm tỷ
trọng lớn thứ hai là loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn và loại hình doanh
nghiệp nhà nước chỉ đóng góp một tỉ lệ rất nhỏ trong cơ cấu loại hình doanh
nghiệp
vay vốn tại ngân hàng.
Số liệu thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp vay vốn tại VCB Chi nhánh
Ba Đình tăng chậm trong năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh gay
gắt trên thị trường, việc tiếp cận và cấp tín dụng với các doanh nghiệp mới còn
khó khăn. Các doanh nghiệp chủ yếu đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng
khác với các điều kiện tín dụng tương đối ưu đãi. Trong khi đó, VCB đã đưa thêm
quy định mới về tỷ lệ tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp có tính chất tư nhân
gia đình (loại doanh nghiệp phổ biến nhất tại Việt Nam) lên mức tối thiểu 45%
đảm bảo toàn bộ bằng tài sản. Điều này hạn chế rất nhiều việc cấp tín dụng mới
cho doanh nghiệp khi các doanh nghiệp hiện được tín chấp ở mức cao và các tài
sản như hàng tồn kho, khoản phải thu, vốn là một trong các tài sản chính của
doanh nghiệp mang thế chấp lại có quy định nhận là m tài sản bảo đảm chính thức
rất chặt chẽ, khó đáp ứng được trên thực tế.
Bên cạnh đó, với mục tiêu ổn định lạm phát,“NHNN đã ban hành chính sách
5%
68%
27%
DN Nhà nước Cty cổ phần
Cty TNHH
50
hạn chế tăng trưởng tín dụng làm tốc độ cho vay ra của ngân hàng giảm. Mặt khác,
VCB Chi nhánh Ba Đình thực hiện nghiêm ngặt chấm điểm doanh nghiệp trước khi
cho vay, công tác thẩm định trong ngân hàng kĩ lưỡng hơn, chỉ cho vay với những
doanh nghiệp có phương án vay vốn mang tính khả thi cao, điểu này tránh được
tình
trạng không thu hồi được vốn của ngân hàng. Hơn nữa tình hình khó khăn, một số
DN không đảm bảo được các điều kiện về cho vay như phương án trả nợ hay TSBĐ,
vì vậy số lượng doanh nghiệp có quan hệ cho vay của các NHTM tăng chậm lại.
2.2.3. Các quy định về thẩm quyền giữa Trụ sở chính VCB và chi nhánh VCB có
liên quan đến chất lượng hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp
VCB Chi nhánh Ba Đình tuân thủ các quy định về thẩm quyền giữa Trụ sở chính
VCB và chi nhánh VCB có liên quan đến chất lượng hoạt động cho vay đối với
khách hàng doanh nghiệp, cụ thể như sau:
2.2.3.1. Thẩm quyền liên quan đến quy trình cho vay:
Điều 18. Thẩm định và quyết định cho vay tại quyết định 268/QĐ-HĐQT-
CSTD ngày 08/03/2017 ban hành quy định về cho vay đối với khách hàng của Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam:
- Chi nhánh thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách
hàng theo quy định này để xem xét quyết định cho vay. Chi nhánh được sử
dụng kết quả xếp hạng nội bộ của VCB, kết hợp với thông tin tại trung tâm
thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam và các kênh thông tin khác.
- Khi thẩm định và quyết định cho vay, ngoài các quy định tại quy định này,
chi nhánh phải tuân thủ các quy định có liên quan khác của pháp luật và
VCB.
Điều 47. Điều khoản thi hành tại Quyết định 2503/QĐ-VCB-QLRRTD ngày
28/12/2018 về việc quy trình tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam quy định: “Các ông/bà thành viên Ban điều
hành, Giám đốc khối, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc trung tâm/ban tại TSC, trưởng
phòng ban tại TSC và toàn bộ các cán bộ tham gia vào quá trình cấp tín dụng chịu
trách nhiệm thi hành Quy định này”. Như vậy, VCB Chi nhánh Ba Đình có trách
nhiệm phải thực hiện cho vay KHDN theo đúng quy trình đã được TSC ban hành.
Ngoài ra, TSC VCB có quy định thẩm quyền phê duyệt khoản vay tại VCB.
Tại công văn số 2452/QĐ-HĐQT-QLRRTD ngày 30/12/2019 về việc ban hành quy
định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng đối với một khách hàng doanh nghiệp của
VCB. Mức thẩm quyền phụ thuộc vào xếp hạng tín dụng của khách hàng. Căn cứ