Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái môi trường đất phục vụ quy hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
1,604
75
95
Mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể so với những năm trước đây, nhưng cơ sở vật
chất một số
trường còn chưa đạt chuẩn: Diện tích không đủ đảm bảo có khu vui chơi cho học
sinh, phòng học hai
ca vẫn còn.
1.2.2.4. Giao thông
Giao thông bộ:
Toàn huyện có 165,17 km đường bộ trong đó có: Quốc lộ 123 km; Tỉnh lộ 47,67 km;
đường
huyện có 26,30 km; đường xã 79,0 km và hàng trăm km đường nông thôn trong ấp,
cộng đồng dân cư.
Đường nhựa chiếm
khoảng 11%.
Giao thông thuỷ:
Toàn huyện có 277,7 km sông ngòi, kênh rạch trong đó đoạn sông Tiền đi qua là 12
km. Ngoài
ra còn có các kênh rạch tự nhiên, kênh đào liên xã, huyện, tỉnh, khu vực tạo
điều kiện phát triển vận tải
thuỷ. Tuy nhiên có nhiều đường thuỷ bị phá huỷ do lũ lụt bồi lắng hàng năm cản
trở dòng chảy và lưu
thông.
Những vấn đề kinh tế – xã hội gây áp lực đối với đất đai HT
N [29]:
Tam Nông thường xảy ra lũ lụt, để đảm bảo cho người dân sống chung với lũ, ổn
định lâu dài
phù hợp với khu vực phải giành một quỹ đất rất lớn để xây dựng các cụm và tuyến
dân cư vượt lũ.
Dân số của huyện vẫn tăng lên theo quy luật tự nhiên, sức ép của sự gia tăng dân
số lên đất đai
rất lớn, ngoài diện tích đất để sản xuất còn phải giành quỹ đất để xây dựng nhà
cửa và các công trình
phục vụ đời sống của nhâ
n dân.
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2010 phải giành
ra một quỹ
đất tương đối lớn để xây dựng công trình công nghiệp, phát triển mạng lưới
thương mại, dịch vụ và các
công trình hạ tầng như: Giao thông, thuỷ lợi, điện, nước… Hầu hết các công trình
trên đều phải lấy từ
đất nông nghiệp, vì vậy diện tíc
h đất nông nghiệp sẽ giảm nên xây dựng phải tiết kiệm, hợp lý, tận
dụng không gian.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH HUYỆN TAM NÔNG
3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA TÔM CÀNG XANH
Ba loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế ở nước ta là: Tôm càng xanh
(Macrobrachium
Rosenbergii); tôm càng sông hay tôm chà (Macrobrachium Nipponensi );tôm riu chà
(Caridina
Flavineat ), chúng sống phổ biến trong các ao hồ, sông ngòi, ruộng lúa ở hầu hết
các địa phương trong
cả nước. Tôm nước ngọt có màu sắc khác nhau, tôm càng sống trong ao, hồ có vỏ
màu vàng tối sẫm,
còn tôm ở sông thường có vỏ màu sáng . Tôm càng nước ngọt sống chủ yếu dưới dáy
ao, hồ, ít khi lên
mặt nước. Thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và động vật thuỷ sinh nhỏ. Hiện nay,
ngoài khai thác tự
nhiên, TCX đang là đối tượng nuôi phổ biến trong cả nước và nhiều nhất là vùng
ĐBSCL [ 26].
Tôm nước ngọt là thực phẩm phổ biến và quen thuộc ở nước ta, nó được bán quanh
năm ở các
chợ, các khu thương phẩm. Thịt tôm ngọt mềm, thơm, ngon dễ chế biến nhiều món
ăn. Tôm
càng xanh
trong nhiều năm qua là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế
cao.
3.1.1.Vùng phân bố tôm càng xanh
Trên thế giới TCX phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nhưng tập trung chủ
yếu là ở
vùng nam và Đông Nam châu Á, một phần Đại Tây Dương và một vài bán đảo ở Thái
Bình Dương. Ở
Việt Nam TCX phân bố rộng ở các vùng nước ngọt và lợ. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh
Nam bộ, đặc biệt
là các vùng nước ngọt Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên những vùng nhiễm mặn
ven biển vẫn có
thể gặp TC
X phân bố. Việt Nam là một trong những nước có sản lượng TCX trong tự nhiên rất
cao, ví
dụ: Trong năm 1980, Việt Nam đã khai thác ngoài tự nhiên khoảng 6.000 tấn/năm;
Campuchia 100-
200 tấn/năm; Malaysia 120 tấn/năm; Thái Lan 400- 500 tấn/năm [21], [27].
TCX có thể di chuyển giống từ vùng này sang vùng khác của thế giới, những nước
không có
TCX phân bố trong tự nhiên có thể chuyển giống về nuôi như: Đài Loan, Pháp, Mỹ
... TCX là một
trong những loài thuỷ sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao [27]
.
3.1.2.Tên khoa học
Ngành: Arthorpoda
Ngành phu: Anterata
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Macrara
Họ: Palaemo
nidae
Giống: Macrobrachium
Loài: Rosenbergii
3.1.3.Tập tính sống của tôm càng xanh [9], [21].
TCX trưởng thành sống ở vùng nước ngọt, thành thục và giao vĩ trong nước ngọt,
nhưng sau đó
di cư ra nước lợ ( có nồng độ mặn 6 - 18‰ ) đẻ trứng, ấu trùng nở ra và sống phù
du trong nước lợ.
Khi hoàn thành 11 lần lột xác để trở thành tôm bột thì nó di cư vào trong nước
ngọt. Nếu trong môi
trường nước ngọt, tôm đẻ trứng và trứng vẫn nở ra ấu trùng, nhưng 4- 5 ngày sau
ấu trùng sẽ chết hết.
Thực tế kết quả nghiê
n cứu tôm nuôi của các nhà nuôi trồng thuỷ sản: Wicking(1972), trong
khi thí nghiệm nuôi TCX, ông chuyển một số ấu trùng vào nuôi trong môi trường có
độ mặn là 2(ppt)
và giữ lại một số ấu trùng nuôi trong môi trường có độ mặn chuẩn 15(ppt). Kết
quả nghiên cứu trong
21 ngày cho thấy các ấu trùng tôm nuôi trong môi trường có độ mặn là 2(ppt) có
tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn so với ấu trùng nuôi trong môi trường có độ mặn chuẩn; Perdue và
Nakamura(1976), thử
nghiệm
nuôi tôm càng xanh giống ở môi trường nước ngọt trong 3 tuần , sau đó đưa một số
tôm vào
môi trường nuôi có điều chỉnh hàm lượng của muối trong phạm vi: 2- 8,5‰ và 15‰,
một số giữ lại
trong môi trường nước ngọt. Sau hơn bảy tuần kết quả cho thấy: Phần trăm phát
triển về trọng lượng và
tỷ lệ tăng trưởng cao nhất vẫn là số tôm nuôi trong môi trường nước ngọt và nuôi
trong m
ôi trường
nước lợ có nồng độ muối 2‰[trích từ báo TTKHCN TS- 8/ 2003, do Hương Linh dịch
từ International
N04/2003].
TCX có tập tính ban ngày sống ẩn náu, ít hoạt động và chỉ hoạt động linh hoạt
vào ban đêm.
Chúng thường sống ven bờ, bò và bám vào rong cỏ.
Nhiệt độ thích nghi TCX với phạm vi nhiệt độ rộng từ 18 - 34
0
C, nhưng nhiệt độ tốt nhất là 28 -
31
0
C giới hạn nhiệt độ thấp nhất là 14
0
C giới hạn nhiệt độ cao nhất là 35
0
C.
Hàm lượng oxy trong nuớc từ 4mg/lít trở lên là thích hợp. Oxy hoà tan trong nước
dưới mức
1mg/lít tôm sẽ nổi đầu và ở 0,7 mg/lít tôm trưởng thành bắt đầu chết.
pH thích hợp cho TCX là 6,5- 8,5, ngoài khoảng này tôm có thể sống được nhưng
sinh trưởng
kém, pH dưới 5,5 tôm hoạt động yếu và chết.
Tôm thích hợp nồng độ muối từ 0 - 10 ‰, tôm trưởng thành sinh trưởng tốt ở vùng
cửa
sông ven biển.
Tôm thích hợp ánh sáng vừa ( khoảng 400 lux), ánh sáng cao sẽ ức chế hoạt động
của tôm.
Do vậy ban ngày khi ánh sáng mạnh tôm
xuống đáy ao trú ẩn và ban đêm hoạt động tìm mồi tích
cực. Tôm có tính hướng quang vào ban đêm, ban đêm khi có luồng sáng thì tôm sẽ
tập trung lại,
tôm lớn có tính hướng quang kém hơn tôm nhỏ.
TCX phân đàn khá rõ, kể cả trong cùng một nhóm giới tính.
3.1.4. Hình thái và tăng trưởng[20],[21],[26],[40].
Hình 3.1 : Hình thái bên ngoài của tôm càng xanh .
TXC ở nước ta có trọng lượng khá lớn, con đực có kích cở lớn hơn đạt 450g/1 cá
thể, đầu
ngực to, khoang bụng hẹp, đôi càng thứ hai to dài và thô, có nhánh phụ đực mọc
kế nhánh trong
của chân bụng thứ hai, nhánh phụ đực xuất hiện khi tôm đạt kích cở 30mm. TCX
thân tương đối
tròn; Chũy phát triển nhọn và cong lên, nửa bề dài của chũy, trên mắt chuỹ có
11- 15 răng (3- 4
răng sau hốc mắt), mặt dưới thường có 12- 15 răng. Chiều dài chũy của cá thể
trưởng thành ở con
cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực, ch
iều dài chũy của cá thể trưởng thành ở con đực
thường dài hơn chiều dài vỏ ngực. Cơ thể cá thể trưởng thành có màu xanh đậm.
Chân ngực thứ
hai luôn luôn phát triển hơn các chân khác , nhất là con đực trưởng thành, đôi
chân ngực thứ hai
có hình dạng và kích thước giống nhau ở hai phía ( phải và trái). Ở con cái có 3
tấm chân bụng đầu
tiên rộng và dài tạo thành khoa
ng bụng rộng và tạo thành buồng ấp trứng.
Trong quá trình tăng trưởng, con đực thường lớn nhanh hơn con cái, khi chiều dài
bình quân đạt 8-14
cm, trọng lượng cơ thể đạt 10 - 20g, TXC phát triển tương đương giữa con đực và
con cái.
3.1.4. Vòng đời của tôm càng xanh
chuỹ
Thị giác
Chân
Mang
Chân bò
râu
Chân bụng
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, tất cả các loài tôm cũng như các loài
giáp xác
khác đều phải lột bỏ lớp vỏ bên ngoài theo một thời gian nhất định, quá trình
này gọi là quá trình
lột xác, cùng với quá trình lột xác là sự lớn lên về thể xác và trọng lượng, khi
tôm trưởng thành ở
con cái còn có dạng lột xác sinh sản.
Trong vòng đời của TCX có 4 giai đoạn chủ yếu sau: Trứng - ấu trùng (Larvae) -
Tôm bột
(postlavrae) -Tôm trưởng thành (adul). Mỗi giai đoạn, đòi hỏi môi trường và điều
kiện sống khác
nha
u (hình 3.2) [21], [27].
Hình 3.2: Vòng đời phát triển của tôm càng xanh.
Trứng:
Khi con đực và con cái trưởng thành, con cái trứng chín hiện tượng lột xác xảy
ra, con đực
và con cái tiến hành giao vỹ. Sau khi giao vỹ hai giờ tôm cái đẻ trứng, trứng
được chứa ở khoang
bụng bằng bốn đôi chân bụng. Nếu tôm cái không được giao vỹ, nó vẫn đẻ trứng,
nhưng sau hai
đến ba ngày trứng sẽ rụng và rời khổi khoang bụng , trứng được thụ tinh được giữ
lại ở khoang
bụng. Trứng đư
ợc ấp 17- 18 ngày ở nhiệt độ 27 –28
0
C, trong quá trình ấp trứng các đôi chân
bụng hoạt động liên tục để cấp dưỡng khí cho trứng phát triển, trứng nào bị hư
sẽ bị loại ra bằng
đôi chân ngực thứ hai, từ khi đẻ trứng đến trứng nở trong vòng 17- 23 ngày.
Số lượng trứng được đẻ ra tỷ lệ thuận với trọng lượng con caí, trung bình 1g tôm
cái cho
700- 1000 trứng. TCX có đặc điểm mắn đẻ, gặp điều kiện thuận lợi, thức ăn đầy
đủ, tôm có thể đẻ
4- 6 lần trong năm. Kh
i tôm đang ấp trứng, buồng trứng vẫn phát triển, phóng thích ấu trùng ở
bụng vì thế sau 2- 5 ngày lột xác, giao vỹ và đẻ tiếp.
Trứng tôm đẻ ra có hình elip, dài 0,6- 0,7 mm, trứng mới đẻ có màu vàng, trong
quá trình
ấp màu sẽ chuyển dần sang xám đậm trước khi nở.
Ấu trùng (Larvae):
Trứng nở ra ấu trùng sống trôi nổi, có tính hướng quang mạnh và cần nước lợ. Mỗi
lần lột
xác hình thành thêm những bộ phận mới đến khi biến thái hoàn chỉnh thành tôm bộ,
giai đoạn này
kéo dài 25- 30 ngày.
Ở giai đoạn này tôm nhạy cảm với ánh sán, ấu trùng bơi lội suốt ngày, đuôi hướng
về phía
trước bụng ngửa lên trên, tôm hoàn toàn sống trong nước lợ duy trì trong ph
ạm vi 12
}2 ppt.
Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành tôm bột.
Tôm bột (postlavrae):
Đặc tính giống tôm trưởng thành, cơ thể có màu trong mờ, phía đầu có màu hơi đỏ.
Lúc
này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt và lớn lên.
Tôm trưởng thành: Tôm cái thành thục lần đầu khoảng 3- 3,5 tháng kể từ lúc tôm
bột.
Khi tôm cái thành thục có khối noãn hoàn màu da cam bên trong giáp đầu ngực.
3.1.
5. Tập tính bắt mồi [21], [26]:
TCX là loài ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày của
TCX thức ăn
gồm có: Nguyên sinh động vật; Giun nhiều tơ; Giáp xác; Côn trùng; Nhuyễn thể;
Các mảnh cá vụn;
Các loài tảo; Các mùn bã hữu cơ; Cát min. TCX xác định thức ăn bằng mùi và màu
sắc nên màu, mùi
vị thức ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng tôm đến bắt mồi. Điều
này rất quan trọng trong
việc chế thức ăn cho tôm
.
Tôm tìm thức ăn bằng cơ quan xúc giác (râu), nó dùng chân ngực thứ nhất kẹp thức
ăn đưa vào
miệng, hàm trên và hàm dưới của tôm cấu tạo bằng chất kitin nên nó nghiền được
các loại thức ăn
cứng.
Tôm thường bắt mồi vào chiều tối và sáng sớm, nó thường bò trên mặt đáy ao, dùng
càng nhỏ
đưa mồi vào miệng. Đặc tính của loài TCX nếu không đủ thức ăn, chúng sẽ ăn thịt
lẫn nha
u khi lột xác.
Trong nuôi tôm cần phải chú ý đến hiện tượng này, dùng các biện pháp kỹ thuật để
hạn chế sự ăn thịt
lẫn nhau của tôm.
3.2. TÌNH HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH CỦA HUYỆN TAM NÔNG
3.2.1.Cơ sở quy hoạch nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ
3.2.1.1. Đặc điểm tình hình
Trong chủ trương thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đến
năm
2010. Thuỷ sản được xem là thế mạnh trong cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó đối
tượng TCX là
một trong những đối tượng đang đư
ợc huyện quan tâm trú trọng . TCX phù hợp với môi trường,
thổ nhưỡng, nguồn nước ở HTN; TCX nuôi thử nghiệm trên chân ruộng mùa lũ vẫn cho
năng suất
cao bằng hoặc hơn một số nơi trong tỉnh, bên cạnh đó TCX là đối tượng có giá trị
về mặt kinh tế
trong tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Vì thế, TCX có khả năng thay thế một số đối
tượng thuỷ sản
khác có giá trị kinh tế thấp. Vì những vấn đề vừa nêu trên nên TCX sẽ là mục
tiêu ưu tiên được
nhân rộng từ năm 2005 đến năm 2010 [33].
3.2.1.2. Cơ sở quy hoạch [36, tr.1- 4]
Việc định hướng quy hoạch vùng nuôi dựa trên các yếu tố cơ bản sau:
-Diện tích nuôi TC
X bình quân của từng hộ trong HTN tương đối lớn, diện tích nuôi nhỏ
nhất là 5.000 m
2
và cao nhất trên 10 ha. Do vậy, rất thuận lợi trong việc vận động chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
-Huyện có nguồn nước tốt và kéo dài trong mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 12 thích
nghi cho
việc bố trí nuôi tôm .
-Mật độ dân cư trong huyện tương đối thưa.
Các xã Phú Thành A, Phú Thành B, Phú Thọ là những xã thuộc vùng sâu của HTN, có
địa
hình từ trung bình đến thấp, hàng năm vào mùa lũ bị ngập sâu, nhưng dòng chảy
của lũ lại ôn hoa,
đáp ứng dươc yêu cầu thuận lợi c
ho việc quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản trong mùa lũ,
đặc biệt là đối tượng TCX. Cụ thể xã Phú Thành B diện tích 1.250 ha, Cù Lao Chim
diện tích 60
ha, xã Phú Thọ diện tích 1040 ha, xã Phú Thành A diện tích 350 ha.
Do các yếu tố thuận lợi nêu trên, trong 2 năm 2004 và 2005 huyện đã chủ động thí
điểm các
mô hình nuôi TCX thử nghiệm theo cơ cấu lúa Đông – xuân và TCX mùa lũ và kết quả
đạt được
khả quan.
3.2.1.3. Cơ sở nguồn t
hức ăn tự nhiên
Theo nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II cơ sở thức ăn tự
nhiên ở ruộng
lúa và khu vực Vườn Quốc Gia Tràm Chim thuộc vùng ĐTM rất phong phú.
Thực vật nổi ( Phytoplankton) xác định được có 69 loài tảo, trong đó tảo Lục
(Chlorophyta)
có 42 loài chiếm 60,87%; tảo Silic ( Bacillariophyta) có 10 loài chiếm 14,49% là
nguồn thức ăn rất
tốt cho động vật thuỷ sản [28]. Khu vực ruộng lúa do chất lượng nước tốt hơn khu
vực rừng Tràm
cao hơn ở khu vực rừng Tràm( 7 – 20 loài).
Động vật đáy (
Zooplankton) có 52 loài thuộc 4 ngành. Trong đó ngành Protozoa ( Nguyên
sinh động vật) có 7 loài chiếm 13,46%; ngành Aschelmin với lớp Rotatoria ( Trùng
bánh xe) có 22
loài chiếm 42,30%; ngành Arthropoda với 23 loài chiếm 44,23% trong đó bộ
Cladoceta (Giáp xác
râu ngành) có 14 loài chiếm 26,92%, lớp phụ Copepoda ( Giáp xác râu ngành) có 6
loài chiếm
11,53% và bộ Ostracoda (giáp xác) có 3 loài chiếm 5,76% và cũng như thực vật nổi
thành loài
động vật ở khu vực ruộng lúa luôn cao hơn khu vực rừng Tràm.
Sinh vật đáy ( Zoobenhos) xác định được có 13 loài thuộc 5 lớp, 3 ngành, gồm:
ngành
Mollusca ( thân mềm) có lớp Gastropoda ( chân bụng) có 4 loài chiếm 30,77%, lớp
Bivlia có 11
loài chiếm 7,69%; ngành Annelida có lớp Oligochaeta( giun ít tơ) có 2 loài chiếm
7,69%, lớp
Insesta có 5 loài chiếm 38,48% [ 13, tr.13].
Cá tự nhiên ở HTN thành 2 nhóm [13,tr.13]:
* Nhóm cá đồng: Nhóm này ưa nước tĩnh, nó sinh sản và phát triển tại các kênh
trong đồng
ruộng, rừng tràm, ruộng lúa..., ít di cư, chịu được môi trường khắc nghiệt như:
pH thấp, hàm lượng oxy
thấp, môi trường sống chật hẹp, [ 24, tr. 153] có 1 loài cá Lóc (Ophiocephalus
striatus) thuộc họ cá Lóc
(Ophiocephalidae); có 5 loài thuộc họ cá cá Rô (Anabantidae), ngoài ra còn có
các loài cá trê vàng (
Clarias fuscus); cá sặc rằn ( Trichogaster pectoralis); cá thác lác ( Notopterus
chitala)... có khả năng
sinh sản mạnh vào đầu m
ùa mưa, sinh trưởng và phát triển mạnh khi lũ tràn về.
* Nhóm cá sông: Ưa nước chảy, xuất hiện với sản lượng lớn vào mùa lũ, khi nước
lũ tràn đồng,
nhờ nguồn thức ăn phong phú như lúa chét, mùn bã hữu cơ, thực vật chìm trong
nước… Nhóm này có
các loài với số lượng nhiều như: cá Linh; cá Mè vinh; cá Ét mọi; cá Chốt; cá
Trèn; cá Lăng; cá Tra
;
Tôm càng xanh.
3.2.2. Mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ
Mùa vụ tôm thường bắt đầu vào tháng 5 dương lịch, sau khi thu hoạch vụ lúa Hè –
Thu, người
dân huyện Tam Nông tiến hành thiết kế ruộng nuôi. Diện tích ruộng nuôi có thể
thay đổi từ 0,5 – 1
ha, cải tạo mặt ruộng, lên bờ bao lửng (cao 0,8 - 1,5 mét so với mặt ruộng) chắc
chắn, giữ nước được
tốt, thường có mương bao quanh ruộng ( tổng diện tích mương thường chiếm 15 – 20
% diện tích
ruộng nuôi và sâu 0,
8 đến 1,0 m so với mặt ruộng ). Tát cạn ruộng, bắt hết cá dữ, cá tạp, dọn cỏ
xung
quanh, vét bùn đáy mương, lắp các lỗ mội hang cua nếu có và dùng vôi bột bón 8 –
10 kg/100 m
2
sau
đó phơi nắng 2 – 3 ngày rồi cho nước vào, nước được lọc qua lưới dầy. Khoảng 5 –
7 ngày sau khi cho
nước vào tiến hành thả tôm giống [21], [38].
Lúc đầu thả Tôm ở giai đoạn con Post và thả trong vèo ( Vèo làm bằng lưới cước
may dạng
giống như mùng ngủ ) để tôm ít bị hao hụt do các loài khác ăn đồng thời giúp tôm
từ từ thích nghi với
môi trường, lúc này cho tôm ăn 4 lần trong ngày. Tôm được 40 ngày thả tôm ra
vuông nuôi, trước khi
thả tôm ra vuông nuôi tiến hành diệt cá lóc, cá trê, ếch, rắn trong vuông nuôi
để hạn c
hế sự hao hụt về
con giống bên cạnh dó luôn theo dỏi và điều chỉnh pH ao nuôi thích hợp (7,5 –
8,3), lúc này giảm số
lần ăn cho tôm ăn 3 lần/ ngày. Thức ăn được sử dụng chủ yếu là thức ăn công
nghiệp dạng viên hiệu
MEGA ( có nồng độ đạm cao ) và thức ăn tự chế.
Khi mùa lũ tràn đồng, người nuôi tôm càng xanh chân ruộng dùng cọc tràm hoặc tre
cắm dọc bờ
bao làm hàng rào và dùng lưới cước bao qua
nh toàn bộ vuông nuôi, như vậy nước trong vuông nuôi và
bên ngoài có tính chất hoàn toàn giống nhau, (hình 3.3) đây cũng chính là hình
thức khá đặc biệt của
việc nuôi tôm mùa lũ. Lúc này nguồn thức ăn tự nhiên do nước lũ đem lại khá dồi
dào, người nuôi bắt
cua, ốc, cá tạp xay nhuyển trộn với cám, khoai lang, khoai mì… ( tỷ lệ 2/3) nhằm
giúp tôm tăng trọng
nhanh [9], [21].
Ngoài hình thức nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ, người dân ở HTN còn
nuôi tôm
càng xanh đăng quần, hình thức này có thể nuôi ở bờ sông, kênh rạch, đồng ruộng.
Hình 3.3: Vuông nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ ở HTN
Từ mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ ở HTN, ông Lê Hoàng Nam,
Phó chủ
tịch UBND huyện Tam Nông cho biết “Mô hình nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa
nước nổi ở huyện
Tam Nông cho thấy kết quả rất khả quan, mở ra triển vọng khai thác tiềm năng của
địa phương. Trước
hết khai thác tiềm năng về mặt nước trong mùa lũ, đưa vòng quay của đất tăng từ
hai đến ba lần trong
năm, tăng giá trị sử dụng đất và tăng độ phì nhiê
u của đất, giảm sự thoái háo đất đai và bảo vệ môi
trường. Mặt khác nuôi tôm càng xanh trên ruộng mùa nước nổi còn góp phần giải
quyết việc làm cho
lực lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, mở ra triển vọng xoá đói giảm nghèo
cho ngườidân”[40].
3.2.3. Kết quả các mô hình nuôi tôm càng xanh trên chân ruộng mùa lũ [34],[36]
Bảng 3.1: Kết quả mô hình nuôi TCX, năm 2005 (Kết quả bình quân 5 hộ nuôi
năm2005)
Nguồn: Uỷ Ban Nhân Dân HTN,2005
Hộ nuôi
Chỉ tiêu
Nguyễn
Hiền Sĩ
Nguyễn Văn
Dọn
Hứa Văn
Điển
Kiều Văn
Hinh
Lê Công
Chiến
Tổng cộng
Bình quân
(1ha)
Diện tích (ha) 01 01 01 01 01 05
Tổng chi (đồng) 111.680.000 128.491.000 53.253.000 49.557.000 41.971.000
384.955.000 76.991.000
Năng suất ( tấn/ ha) 2,21 2,48 1,38 1,3 0,7 8,07 1,61
Giá bán ( đồng/tấn) 84.585.000 82.649.000 87.769.000 86.000.000 89.413.000
430.416.000 86.083.000
Tổng thu (đồng) 187.101.000 204.970.000 121.121.000 111.800.000 62.560.000
687.552.000 137.510.000
Lợi nhuận: 75.421.000 76.479.000 67.868.000 62.24.000 20.586.000 302.596.000
60.519.000
Lợi nhuận/ vốn (%) 67,53% 59,52% 127,4% 125,6% 49% - 85,81%
Lợi nhuận /doanh thu (%) 40,3% 37,31% 56% 55,67% 33% - 44,45%