Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Tạo động lực lao động tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
6,224
839
122
32
- Phòng Kế hoạch – Tài chính: là phòng chức năng c ủa Nhà trường, tham
mưu và giúp Nhà trường quản lý công tác tài chính, kế toán trong toàn trường
theo Quy định của Điều lệ Trường đã được phê duyệt.
- Phòng Hành chính – Tổng hợp: trung tâm thông tin, tiếp nhận thông tin
chính thức của Nhà trường, phục vụ công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra của
Ban giám hiệu Nhà trường. Phòng Hành chính - Tổng hợp giúp Ban giam
hiệu Nhà trường quản lý công tác Hành chính, Tổng hợp, Tổ chức trong toàn
trường.
v Khoa đào tạo:
- Khoa Máy thi công – Nâng chuyển có chức năng, nhiệm vụ chính gồm:
+ Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề,
dạy nghề dưới 3 tháng cho 3 nhóm nghề: vận hành máy thi công, vận hành
cầu trục, cần trục, máy nâng hàng, bốc xếp tổng hợp.
+ Tổ chức phối kết hợp cho học thực hành và sản xuất kinh doanh nhằm
nâng cao tay nghề cho học sinh và hiệu quả trang thiết bị dạy nghề.
+ Quản lý học sinh, tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khóa, thực
hành, thực tập, sinh hoạt đoàn thể….
- Khoa Cơ khí – Động lực với chức năng, nhiệm vụ:
+ Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề,
dạy nghề dưới 3 tháng cho các nghề: công nghệ ôtô, sửa chữa hệ thống điện
ôtô, vận hành - sửa chữa máy nông nghiệp, sửa chữa, bảo dưỡng xe gắn máy,
sửa chữa máy thi công xây dựng.
+ Tổ chức phối kết hợp cho học thực hành và sản xuất kinh doanh nhằm
nâng cao tay nghề cho học sinh và hiệu quả trang thiết bị dạy nghề.
+ Quản lý học sinh, tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khóa, thực
hành, thực tập, sinh hoạt đoàn thể….
33
- Khoa Cơ khí – Xây dựng có chức năng, nhiệm vụ chính:
+ Tổ chức tuyển sinh, đào tạo nghề trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề,
dạy nghề dưới 3 tháng cho 3 nhóm nghề: Cơ khí, Điện, May.
+ Tổ chức phối kết hợp giữa học thực hành và sản xuất kinh doanh nhằm
nâng cao tay nghề cho học sinh và hiệu quả trang thiết bị dạy nghề.
+ Quản lý học sinh, tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoại khóa, thực
hành, thực tập, sinh hoạt đoàn thể….
- Khoa Bổ túc Văn hóa: là một khoa có tính đặc thù của nhà trường tuyển
sinh và đào tạo học sinh hệ Bổ túc Trung học phổ thông (học sinh học các
môn: Văn, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa) và học trung cấp nghề. Khoa được
thành lập từ năm 2010 trên cơ sở là tổ Bổ túc THPT bắt đầu hoạt động từ năm
học 2008 - 2009.
- Khoa Đào tạo lái xe: là khoa sở hữu nhiều trang thiết bị dạy nghề nhất
của trường (các xe tập lái), khoa hoạt động từ năm 1991 khi mới thành lập
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Tĩnh. Trải qua hơn 20 năm phát triển và
trưởng thành, đến nay khoa Đào tạo lái xe đã khẳng định được uy tín về chất
lượng, lưu lượng đào tạo trên địa bàn Hà Tĩnh và khu vực bắc miền Trung.
- Khoa Thương mại – Dịch vụ và Du lịch: được thành lập từ tháng
01/2015 với chức năng chính là quản lý học sinh, thực hiện đào tạo các ngành
nghề như Kế toán doanh nghiệp, Công tác xã hội, Kỹ thuật chế biến món ăn,
May thời trang, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vụ du lịch.
v Trung tâm:
- Trung tâm giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động có chức năng,
nhiệm vụ gồm:
+ Giới thiệu việc làm cho lao động có nhu cầu vào làm việc tại các doanh
nghiệp trong tỉnh Hà Tĩnh và trên cả nước trên cơ sở đơn đặt hàng và nhu cầu
tuyển dụng của doanh nghiệp.
34
+ Tư vấn về việc làm, học nghề, du học và xuất khẩu lao động cho mọi
đối tượng có nhu cầu.
- Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo
trình độ A, B, C Tin học (văn phòng, chuyên ngành, đồ họa...), Ngoại ngữ
(Tiếng Anh, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Nhật Bản, Tiếng Trung Quốc, Tiếng
Lào, Tiếng Thái Lan) theo Quy định đào tạo Tin học, Ngoại ngữ của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
- Trung tâm huấn luyện An toàn lao động, Vệ sinh lao động có chức
năng, nhiệm vụ: tổ chức huấn luyện và cấp chứng nhận, chứng chỉ ATLĐ,
VSLĐ cho tất cả các đối tượng theo Quy định tại Thông tư 27/2013/TT-
BLĐTBXH quy định về Huấn luyện ATLĐ, VSLĐ.
2.1.2.3. Các ngành nghề đào tạo
Nhà trường chuyên đào tạo các nghề: Vận hành máy thi công; Vận
hành máy xúc – đào; Vận hành máy ủi – san gạt; Cần trục; Vận hành máy
nâng hàng; Dịch vụ cảng biển; Kỹ thuật neo buộc tàu biển; Công nghệ ô tô;
Sửa chữa máy thi công xây dựng; Sửa chữa hệ thống điện ô tô; Sửa chữa, bảo
trì xe gắn máy; Vận hành, sửa chữa máy nông nghiệp; Sửa chữa động cơ tàu
biển; Kỹ thuật hàn; Chế tạo thiết bị cơ khí; Sửa chữa, bảo trì thiết bị cơ khí;
Kỹ thuật điện; Lắp đặt, sửa chữa điện nước; May thời trang; Kỹ thuật chế
biến món ăn; Kế toán doanh nghiệp; Công tác xã hội; Tin học; Ngoại ngữ.
2.1.2.4. Những thành tích, danh hiệu đạt được
Trong những năm qua, đặc biệt là từ khi được nâng cấp thành trường
trung cấp nghề, dưới sự lãnh đạo của Chi uỷ Chi bộ, Ban Giám hiệu, cùng với sự
quan tâm chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Tổng cục dạy nghề, Sở
LĐTBXH tỉnh Hà Tĩnh và sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực phấn đấu của tập thể
cán bộ CNVC - giáo viên và học sinh, nhà trường đã hoàn thành xuất sắc mọi
nhiệm vụ được cấp trên giao. Tập thể nhà trường liên tục được được Đảng,
35
Nhà nước, Bộ, Ngành và các đoàn thể Trung ương tặng nhiều phần thưởng cao
quý.
- Bằng khen Chính phủ (Năm 2006)
- Huân chương lao động hạng Ba (Năm 2007)
- Huân chương lao động hạng Nhì (Năm 2012)
- Hầu hết các năm Nhà Trường đều được Bằng khen của UBND tỉnh Hà
Tĩnh
- Cờ thi đua đơn vị tiên tiến xuất sắc của Thủ Tướng Chính phủ
- Cờ thi đua đơn vị tiên tiến xuất sắc liên tục nhiều năm của UBND tỉnh Hà
Tĩnh.
2.1.2.5. Đặc điểm nguồn nhân lực
Lãnh đạo nhà trường luôn coi nguồn lực con người là tài sản quý giá
nhất. Trong những năm qua nhà trường đã tạo lập được đội ngũ nhân viên,
giáo viên có thái độ làm việc nhiệt tình, có đạo đức nghề nghiệp, trình độ
chuyên môn ngày càng được nâng cao, là một nhân tố giúp cho nhà trường
tạo lập uy tín trên thị trường.
Bảng 2.1: Cơ cấu lao động của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh theo
giới tính
(Đơn vị: Người; %)
Năm
Tiêu chí
2012 2013 2014
SL % SL % SL %
Tổng số LĐ 118 100 135 100 143 100
Nam 88 74,58 93 68,89 98 68,53
Nữ 30 25,42 42 31,11 45 31,47
“Nguồn: Báo cáo Thống kê lao động Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
năm 2012, 2013, 2014”
36
Nhìn vào số liệu bảng 2.1 có thể thấy tổng số LĐ của nhà trường giai
đoạn 2012 – 2014 luôn không ngừng tăng lên. Nếu như năm 2012, tổng số
LĐ của nhà trường là 118 người thì đến năm 2013 tăng lên thành 135 người,
tăng thêm 17 người so với năm 2013. Năm 2014, tổng số LĐ của nhà trường
tăng thêm 8 người so với năm 2013 và đạt 143 người.
Trong khi đó, xét về cơ cấu LĐ theo giới tính: nhìn vào bảng số liệu có
thể thấy LĐ nam chiếm tỷ lệ khá lớn so với LĐ nữ. Cụ thể năm 2012 trong
tổng số 118 LĐ của nhà trường thì LĐ nam chiếm tới 88 người tương ứng v ới
74,58% trong khi LĐ nữ chỉ là 30 người, chiếm 25,42% tổng LĐ của nhà
trường. Tỷ lệ LĐ vào năm 2013 và 2014 mặc dù có xu hướng giảm xuống
trong khi tỷ lệ LĐ nữ của nhà trường có xu hướng tăng lên, đến năm 2014 lao
động nam chiếm 68,53% tổng LĐ còn lao động nữ chiếm 31,47% tổng LĐ.
Tuy nhiên, nhìn chung tỷ lệ LĐ giữa nam và nữ tại nhà trường còn chênh
lệch khá lớn. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được bởi nhà trường chủ yếu
đào tạo các nghề như sửa chữa ô tô, xe máy, đào tạo lái xe, vẫn hành các loại
máy móc..., công việc đòi hỏi sức khỏe tốt và có tính kỹ thuật nên lao động
nam chiếm tỷ lệ lớn, lao động nữ chủ yếu tập trung ở các phòng chức năng.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh theo trình độ
(Đơn vị: Người; %)
Năm
Tiêu chí
2012 2013 2014
SL
%
SL
%
SL
%
Tổng số LĐ 118 100 135 100 143 100
Sau đại học – Đại học 81 68,64 91 67,41 99 69,23
Cao đẳng – Trung cấp 13 11,02 17 12,59 18 12,58
CN kỹ thuật 24 20,34 27 20 26 18,18
“Nguồn: Báo cáo Thống kê lao động Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
năm 2012, 2013, 2014”
37
Qua bảng 2.2 có thể thấy nhà trường đã có được một đội ngũ lao động
có chất lượng khá cao. Lao động có trình độ đại học, sau đại học chiếm đa số,
gần hai phần ba tổng số lao động của nhà trường. Cụ thể, tỷ trọng lao động có
trình độ đại học – sau đại học năm 2012 chiếm 68,64% ứng với 81 người, con
số này mặc dù có giảm nhẹ xuống còn 67,41% năm 2013 tuy nhiên lại có xu
hướng tăng lên vào năm 2014 và chiếm tới 69,23% tổng số lao động của nhà
trường. Những vị trí lãnh đạo chủ chốt của nhà trường chủ yếu là những
người có trình độ Thạc Sĩ, có thâm niên công tác. Đây chính là lợi thế giúp
nhà trường có được một đội ngũ quản lý là những người vừa có trình độ
chuyên môn cao vừa có kinh nghiệm làm việc.
Mặt khác, tỷ trọng lao động có trình độ cao đẳng – trung cấp chiếm tỷ
lệ thấp nhất, dao động từ 11,02% đến 12,58%, tỷ lệ này mặc dù tăng qua các
năm nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó lao động có trình độ công nhân kỹ
thuật cũng chiếm tỷ trọng không lớn và tỷ trọng này đang có xu hướng giảm
xuống qua các năm, năm 2012 chiếm 20,34% tổng lao động thì đến năm 2014
giảm xuống và chỉ chiếm 18,18% tổng số lao động của nhà trường. Nhìn
chung lao động của nhà trường hiện nay đạt trình độ khá cao, trong thời gian
tới nhà trường nên tiếp tục phát triển đội ngũ nhân lực trình độ sau đại học để
tạo nên một lực lượng lao động chất lượng cao đóng góp vào quá trình đào
tạo nghề của nhà trường và cũng là để cạnh tranh với những trường nghề
khác.
Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy lao động trong độ tuổi từ 31 – 39 tuổi
chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ trọng lao động
trong độ tuổi này chiếm hơn một nửa trong tổng số lao động của nhà trường.
Lao động dưới 30 tuổi cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trên 30% tổng số lao động
tuy nhiên tỷ trọng lao động dưới 30 tuổi đang có xu hướng giảm dần. Trong
khi đó lao động trong độ tuổi từ 40 – 49 và lao động trên 50 tuổi lại chiếm tỷ
38
trọng thấp nhất, cụ thể lao động trong độ tuổi 40 – 49 tuổi chiếm khoảng
11,86% đến 11,89% tổng số lao động qua ba năm, lao động trên 50 tuổi lại có
xu hướng tăng từ 4,24% năm 2012 lên 5,19% năm 2013 nhưng lại giảm
xuống còn 3,5% trong tổng lao động năm 2014. Ở những độ tuổi này, NLĐ đã
tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng sức khỏe lại dần giảm sút và
không còn năng động như trước nên thường sẽ không tham gia vào công tác
giảng dạy mà chủ yếu những người này là những người đảm nhiệm những vị
trí cao trong nhà trường.
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động của Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh theo
độ tuổi
(Đơn vị: Người; %)
Năm
Tiêu chí
2012 2013 2014
SL % SL % SL %
Tổng số LĐ 118 100 135 100 143 100
<30 38 32,20 41 30,37 43 30,07
31-39 61 51,69 71 52,59 78 54,55
40-49 14 11,86 16 11,85 17 11,89
>
50
5
4,24
7
5,19
5
3,5
“Nguồn: Báo cáo Thống kê lao động Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
năm 2012, 2013, 2014”
Nhìn chung, lao động của nhà trường còn tương đối trẻ, có trình độ cao,
là những người có lòng nhiệt huyết, năng động, hoài bão...,đặc biệt họ mong
muốn được vận dụng khả năng cũng như năng lực của mình trong công việc
để khẳng định b ản thân. Chính vì vậy, với đội ngũ lao động này họ có nhu cầu
rất lớn về vật chất cũng như tinh thần. Do đó, nhà trường cần phải có những
biện pháp để đáp ứng được những nhu cầu đó, đồng thời cần phải không
ngừng hoàn thiện những chính sách cho NLĐ để họ có thể yên tâm làm việc
39
cũng như tích cực đóng góp khả năng của mình vì sự phát triển của nhà
trường.
2.2. Phân tích các nhân tố ảnh h ưởng đến tạo động lực tại trường Trung
cấp nghề Hà Tĩnh
v Mục tiêu, chiến lược phát triển của nhà trường
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh đã xác định rõ mục tiêu phát triển nhà
trường là: đổi mới cơ bản và toàn diện đảm bảo mang lại điều kiện làm việc
thuận lợi, phát huy cao độ trí tuệ, năng lực cán bộ, giáo viên nhà trường cho sự
nghiệp đào tạo nguồn nhân lực; tạo điều kiện thuận lợi cho người học để
không ngừng nâng cao chất lượng học tập với những kỹ năng tiên tiến hiện
đại và những kiến thức cần thiết để tiến thân lập nghiệp; phấn đấu trở thành
cơ sở dạy nghề trọng điểm tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế về đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao cho CNH, HĐH tỉnh Hà Tĩnh và khu vực. Việc
làm của học sinh sau đào tạo là mục tiêu xuyên suốt của Nhà trường.
Nhà trường đã xây dựng được chiến lược phát triển, từ năm 2015, nhà
trường mở rộng quy mô của các hội nghị để tập trung được các ý kiến từ nhiều
đối tượng khác nhau, giúp nhà trường có cái nhìn toàn diện để làm căn cứ cho
việc điều chỉnh mục tiêu, nhiệm vụ, chất lượng đào tạo sát với nhu cầu thực tế.
Giai đoạn 2015 - 2016, tăng cường công tác khảo sát thực tế để nắm bắt
nhu cầu về lao động, yêu cầu về trình độ công nghệ để gắn đào tạo với nhu cầu
sử dụng lao động của doanh nghiệp và địa phương. Tăng cường quảng bá và tư
vấn nghề nghiệp đến với người học và các doanh nghiệp, xây dựng chuẩn đầu ra
các ngành nghề đào tạo.
Giai đoạn 2015 - 2020, tăng cường công tác khảo sát thực tế để nắm bắt
nhu cầu về lao động, yêu cầu về trình độ công nghệ để gắn đào tạo với nhu cầu
sử dụng lao động của doanh nghiệp và địa phương.
40
v Quan điểm và phong cách lãnh đạo
Một trong những phương châm hoạt động của trường Trung cấp nghề
Hà Tĩnh chính là sự hài lòng của NLĐ. Phương châm hoạt động nêu rõ NLĐ
sẽ quyết định tương lai của nhà trường. Vì thế, cần thấu hiểu và chia sẻ nhu
cầu, lắng nghe ý kiến để đảm bảo động lực làm việc của họ. Điều này thể hiện
nhà trường rất quan tâm đến NLĐ và động lực lao động của họ trong tổ chức.
Trên thực tế, do quy mô nhân lực nhỏ nên lãnh đạo nhà trường thường xuyên
gặp gỡ, nói chuyện và tiếp xúc với NLĐ. Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo nhà
trường luôn quan tâm đến đời sống của NLĐ của nhà trường thông qua các
chính sách lý: hệ thống thù lao, phúc lợi, đào tạo phát triển…, biết kết hợp
giữa lãnh đạo và quyền lực khiến nhân viên nghiêm túc thực hiện công việc
mà không tạo ra tâm lý gò bó, ép buộc. Như vậy, có thể thấy động lực lao
động và tạo động lực được sự quan tâm và chú trọng của lãnh đạo trường
Trung cấp nghề Hà Tĩnh. Đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
hoạt động này tại nhà trường.
v Quan điểm về tạo động lực lao động của nhà trường
Ban lãnh đạo Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh rất quan tâm tới việc tạo
động lực lao động trong tổ chức mình, lấy đó làm kim chỉ nam cho công tác
quản trị nhân lực của nhà trường trong thời gian hiện tại cũng như lâu dài
nhằm khẳng định uy tín của nhà trường, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả lao
động, cải tiến kỹ thuật….tạo sự ổn định và cùng có lợi giữa các bên. Ban lãnh
đạo luôn hỗ trợ bộ phận nhân lực thực hiện những biện pháp hợp lý cho việc
tạo động lực lao động.
v Vị thế, tiềm năng phát triển của nhà trường
- Uy tín và phản hồi từ học viên học nghề và người xuất khẩu lao động:
Số lượng học sinh đến đăng ký học nghề cũng như đào tạo nghề để
XKLĐ tại trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh luôn ở mức cao so với các trường
41
nghề khác trên địa bàn tỉnh vì sự tin tưởng vào uy tín của nhà trường thể hiện
qua việc thực hiện đúng các cam kết với học viên về chất lượng dạy nghề, tạo
điều kiện cho học viên có cơ hội việc làm sau khi ra trường, thái độ quan tâm
và nhiệt tình với học viên. Điều này thể hiện sự cố gắng nỗ lực không nhỏ của
toàn bộ đội ngũ lao động trong việc xây dựng thương hiệu và uy tín của nhà
trường, giúp nhà trường có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
- Đối tác:
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh đã trở thành đối tác tin cậy và tín
nhiệm của nhiều công ty trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là tại khu kinh tế Vũng
Áng bằng việc cung ứng lao động có chất lượng đã qua đào tạo nghề tại nhà
trường.
Như vậy, có thể thấy trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh đã tạo dựng được
vị thế cho riêng mình trên thị trường dạy nghề và XKLĐ được các học viên
và các đối tác tin tưởng. Đây là một thuận lợi cho chính sách tạo động lực
của nhà trường.
v Hệ thống thông tin nội bộ
Xây dựng hệ thống thông tin nội bộ được xác định nhằm đảm bảo bộ
máy hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả theo đúng định hướng chiến lược. Hệ
thống thông tin nội bộ cần các yêu cầu như:
- Hoàn thiện cơ chế điều hành, ban lãnh đạo nhà trường nhằm làm rõ vai
trò và trách nhiệm của từng c ấp, từng vị trí trong quản lý.
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực; xây dựng quy trình
tuyển dụng, đánh giá và đào tạo nhằm sử dụng và phát triển nguồn nhân lực
một cách hữu hiệu.
- Thiết lập quy trình quản lý nội bộ, hợp lý hóa quy trình làm việc, bảo
mật thông tin, hệ thống lập kế hoạch và báo cáo v..v.