Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Tạo động lực lao động tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
6,310
839
122
22
1.4.2. Các biện pháp tạo động lực bằng kích thích tinh thần
1.4.2.1. Tạo động lực thông qua tạo môi trường làm việc cho người lao động
Trong các nội dung tạo động lực lao động, vấn đề tạo môi trường làm
việc thuận lợi cho người lao động đóng vai trò quan trọng. Khi được làm việc
trong môi trường thuận lợi, người lao động sẽ cảm thấy thoải mái về tinh
thần, giảm stress, có khả năng phục hồi khả năng làm việc cao. Qua đó, động
lực lao động sẽ tăng lên. Để tạo môi trường làm việc thuận lợi cho người lao
động cần tập trung vào các hướng sau:
v Tạo môi trường làm việc an toàn: Để tạo được môi trường làm việc
an toàn cần đầu tư, cải thiện điều kiện làm việc, khắc phục các yếu tố điều
kiện lao động gây ảnh hưởng xấu đến người lao động như: bụi, hơi khí độc, vi
sinh vật…, trang bị các phương tiện bảo hộ lao động theo đúng quy định.
v Đảm bảo các điều kiện cần thiết về y tế: Việc đảm bảo các điều kiện
cần thiết về y tế giúp thỏa mãn nhu cầu an toàn về sức khỏe của người lao
động. Nó giúp người lao động cảm thấy an toàn hơn trước những đe dọa về
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và những căn bệnh có thể xảy ra trong quá
trình lao động qua đó động lực lao động sẽ tăng lên.
v Đảm bảo chế độ làm việc – nghỉ ngơi hợp lý: Thông qua việc xây
dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật
hiện hành và nhu cầu cơ bản của người lao động, tổ chức sẽ tối đa hóa được
năng lực làm việc của người lao động đồng thời khả năng hồi phục sức khỏe
của người lao động sau quá trình làm việc sẽ tốt hơn. Người lao động sẽ
không chán nản và mệt mỏi đối với công việc.
Để thực hiện tốt các nội dung trên, tổ chức cần thành lập bộ phận phụ
trách an toàn và sức khỏe. Khi quy mô tổ chức đủ lớn, cần thành lập trạm y tế
và mạng lưới an toàn vệ sinh riêng ngay trong tổ chức
23
1.4.2.2. Tạo động lực thông qua các chính sách đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực
Mục tiêu chung của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là giúp tổ
chức sử dụng hiệu quả các tiềm năng của nguồn nhân lực thông qua việc trang
bị cho NLĐ các kiến thức về chuyên môn cũng như nâng cao ý thức làm việc
của NLĐ nhằm giúp họ thực hiện tốt công việc của mình và nâng cao khả
năng thích ứng với công việc trong tương lai.
Qua quá trình đào tạo, NLĐ sẽ có cách nhìn mới về công việc của họ
và đây là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo trong công việc của NLĐ. Đây
là một động lực để cá nhân gắn bó với tổ chức và sẵn sàng đón nhận những
thử thách nghề nghiệp mới. Đào tạo còn là cơ hội để NLĐ hoàn thiện bản
thân, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Vì thế, tổ chức phải kết hợp tạo động lực
thông qua đào tạo với các hình thức khác. Chỉ khi đó mới có thể thoả mãn nhu
cầu về mọi mặt cho NLĐ.
1.4.2.3. Tạo động lực thông qua công tác đánh giá thực hiện công việc
Trong tổ chức, ĐGTHCV có ý nghĩa quan trọng vì nó phục vụ được
nhiều mục tiêu quản lý và tác động trực tiếp tới cả NLĐ và tổ chức. Đánh giá
công bằng, khách quan sẽ là biện pháp hữu hiệu để tạo động lực cho NLĐ.
Kết quả ĐGTHCV càng chính xác càng kích thích NLĐ làm việc, tăng lòng
tin của NLĐ với tổ chức vì thế tạo động lực cho NLĐ nâng cao NSLĐ, hiệu
quả làm việc, tăng sự gắn bó với tổ chức.
Việc sử dụng kết quả đánh giá một cách hiệu quả không chỉ giúp cho tổ
chức có được các quyết định nhân sự đúng đắn mà còn là biện pháp kích thích
trực tiếp NLĐ trong quá trình thực hiện công việc, để đạt được các kết quả
cao và tăng năng suất lao động. Các kết quả đánh giá cần công bằng, chính
xác vì sẽ liên quan trực tiếp đến các quyết định như thăng tiến, thù lao, đào
tạo, khen thưởng... vì thế nếu tổ chức thực hiện đánh giá chính xác và cho
24
NLĐ thấy được việc ra các quyết định đó có sự tham gia rất lớn từ chính kết
quả thực hiện công việc của họ thì sẽ tác động lớn tới sự nỗ lực làm việc của
NLĐ.
1.4.2.4. Tạo động lực thông qua phân công lao động hợp lý
Phân công lao động trong tổ chức là sự chia nhỏ các công việc của tổ
chức để giao cho từng NLĐ với những nhiệm vụ phù hợp với trình độ lành
nghề, khả năng, sở trường của họ.
Đối với bất kỳ một tổ chức nào, phân công lao động đều bao gồm các
nỗi dung cơ bản như:
v Xác định yêu cầu kỹ thuật mà NLĐ phải đáp ứng.
v Xây dựng danh mục nghề nghiệp của tổ chức, thực hiện việc tuyển
chọn một cách khách quan theo những yêu cầu hoạt động.
v Bố trí lao động theo đúng những yêu cầu công việc, áp dụng những
phương pháp hướng dẫn có hiệu quả, sử dụng hợp lý những người đã đào tạo,
bồi dưỡng và phát triển những NLĐ có khả năng, thuyên chuyển và đào tạo
lại những NLĐ không phù hợp v ới công việc.
1.4.2.5. Tạo động lực thông qua sự quan tâm của lãnh đạo
Sự quan tâm và nhìn nhận của lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến tinh
thần và hiệu quả làm việc của nhân viên. Sự quan tâm của cấp trên với
nhân viên sẽ tạo cho nhân viên có cảm giác mình là người quan trọng của
tổ chức, tổ chức cần họ, quan tâm đến họ. Người quản lý cần động viên, an
ủi NLĐ, giúp họ giải quyết các vướng mắc khi gặp khó khăn, tạo điều kiện
thuận lợi cho nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, thường xuyên theo dõi quá
trình thực hiện công việc của nhân viên để có những hướng dẫn, điều chỉnh
kịp thời nhằm giúp nhân viên thực hiện công việc tốt hơn; ghi nhận thành
tích, khen ngợi nhân viên đúng lúc; tôn trọng và lắng nghe các ý kiến của
nhân viên. Điều này sẽ tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên và nhà
25
quản lý, làm cho NLĐ cảm thấy thoải mái, phát huy tính sáng tạo cao trong
công việc, nỗ lực vì mục tiêu chung của tổ chức.
1.5. Kinh nghiệm tạo động lực lao động tại một số tổ chức
1.5.1. Kinh nghiệm tạo động lực lao động tại trường Cao đẳng nghề Việt –
Đức
Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức được thành lập ngày 31/12/2007 tại
Quyết định số: 1871/QĐ/BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội. Tiền thân Trường Dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức thành lập tháng 5/2002
tại Quyết định số: 919/QĐ/UB-TC ngày 03/5/2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh
Hà Tĩnh. Với ngành nghề đào tạo chủ yếu là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực
tiếp trong sản xuất, dịch vụ ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và
sơ cấp nghề nhằm trang bị cho người học năng lực thực hành nghề tương
xứng với trình độ đào tạo, có đủ sức khoẻ, đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý
thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tạo điều kiện cho họ có khả năng tìm
việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu
cầu thị trường lao động. Trường cũng đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo gắn
với sản xuất, đào tạo theo hợp đồng doanh nghiệp, nên 100% học sinh ra
trường đều được các đơn vị sản xuất tiếp nhận vào làm việc và có thu nhập ổn
định. Trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao
đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề với quy mô ổn định. Trường mới
thành lập được 8 năm song trường có bước tiến vượt bậc và có thành tích nổi
trội, liên tục trong các năm đều được đón nhận bằng khen Thủ tướng Chính
phủ, bằng khen của Bộ LĐTBXH, cờ thi đua xuất sắc và bằng khen của
UBND tỉnh, Huân chương lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước năm 2007.
Hàng chục đề tài khoa học sáng kiến giảng dạy và quản lý được Tỉnh đánh giá
Trường đầu đàn trong lĩnh vực đào tạo nghề của tỉnh Hà Tĩnh.
26
Chế độ phúc lợi: cũng được nhà trường khá quan tâm. NLĐ được nghỉ
làm việc, hưởng nguyên lương ngày lễ, tết. Với những NLĐ hoàn thành tốt
nhiệm vụ, hàng năm đều được nhà trưởng tổ chức đi tham quan, nghỉ mát.
Về môi trường làm việc: Trường có cơ sở vật chất trang thiết bị đồng
bộ, tiên tiến tiếp cận thiết bị dạy học của các nước phát triển, được lắp đặt
khoa học đáp ứng tốt cho mục tiêu đào tạo chất lượng. Hiện trường đã và
đang tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm sóc NLĐ như dịch vụ y tế, chương
trình bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe, phục vụ bữa ăn...
Về đào tạo: tất cả giáo viên giảng dạy đều được đào tạo chuẩn hóa
trong và ngoài nước thông qua các chương trình đào tạo nâng cao do dự án hỗ
trợ đào tạo nghề do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ theo Hiệp
định của hai Chính phủ về hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam và Cộng hòa Liên
bang Đức mang lại suốt từ năm 2002 cho đến nay, có 100% chương trình
đang giảng dạy được xây dựng theo phương pháp Modul do các chuyên gia
quốc tế, chuyên gia trong nước, giáo viên của trường và các cơ sở sản xuất
tham gia xây dựng đang được áp dụng và cho kết quả tốt.
1.5.2. Kinh nghiệm tạo động lực lao động tại trường Cao đẳng nghề Công
nghệ Hà Tĩnh
Tiền thân là Trung tâm Đào tạo và Giới thiệu việc làm Công đoàn Hà
Tĩnh, được thành lập tháng 3/1995, qua quá trình hoạt động tích cực đã góp
phần đào tạo cung ứng nguồn lao động có tay nghề cho các đơn vị trong và
ngoài nước, góp phần xây dựng và phát triển đất nước theo tiến trình CNH,
HĐH và hội nhập quốc tế. Năm 2005, trường nâng cấp thành Trường Dạy
nghề số 5; năm 2006 trường tiếp tục được nâng cấp thành trường Trung cấp
số 5 thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam tại Hà Tĩnh. Từ ngày 14/7/2009 trường
chính thức được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh.
27
Nhà trường có tới hai cơ sở đào tạo nghề khang trang tại thành phố Hà
Tĩnh và Khu kinh tế Vũng Áng tỉnh Hà Tĩnh với diện tích hơn 20ha được
trang bị các thiết bị hiện đại với hệ thống phòng làm việc, phòng học, khu nội
trú, nhà xưởng, khu thực hành và khu thể thao vui chơi giải trí… Song song
với cơ sở vật chất có được, đội ngũ cán bộ giáo viên cũng không ngừng tăng
về số lượng và chất lượng.
Về lương: đa số mọi người trong nhà trường đều cho rằng với mức
lương hiện nay, nhà trường đã đáp ứng được nhu cầu vật chất của NLĐ. Nhà
trường luôn trả lương đúng hạn, bình quân tiền lương của NLĐ tại trường Cao
đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh khá cao so với các trường khác cùng lĩnh vực.
Về môi trường làm việc: hiện nay nhà trường đang triển khai lộ trình
cải thiện môi trường làm việc để biến nhà trường thành một nơi làm việc lý
tưởng không những cho cán bộ quản lý mà còn đối với đội ngũ giáo viên của
nhà trường. Mục tiêu của nhà trường là tạo một môi trường làm việc văn
mình, chuyên nghiệp. Ở đó, toàn thể cán bộ công nhân viên nói chung và đội
ngũ giáo viên nói riêng có thể vui vẻ, say mê làm việc, giảng dạy; không
ngừng sáng tạo, luôn đoàn kết, gắn bó với nhau. Bên cạnh đó nhà trưởng cũng
thường tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường tinh thần đoàn kết,
làm việc nhóm, giảm căng thẳng sau giờ làm việc như tổ chức Cuộc thi nấu
ăn cho các nhân viên nữ, tổ chức Ngày vì người nghèo thu hút gần 100 nhân
viên tham gia.
Về đào tạo: Hiện nhà trường có 170 cán bộ giáo viên, trong đó có nhiều
giáo viên có trình độ thạc sỹ và được học tập nâng cao trình tại độ tại Úc và
Malaysia với mục tiêu hướng tới là đào tạo nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn
trường dạy nghề chất lượng cao.
28
1.5.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
Qua việc tìm hiểu hoạt động tạo động lực lao động tại Trường Cao
đẳng nghề Việt – Đức và Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh, em xin
đưa ra một số bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn hiệu quả tạo động lực
lao động cho NLĐ tại Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh.
Thứ nhất, để tạo động lực cho NLĐ không chỉ cần quan tâm đến vấn đề
tiền lương mà nhà trường còn cần quan tâm, chăm lo cho đời sống tinh thần
của NLĐ trong tổ chức như các hoạt động ngoại khóa nhằm tăng cường tinh
thần đoàn kết, tinh thần đồng đội, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên sau
những giờ làm việc căng thẳng.
Thứ hai, người lãnh đạo cần luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để NLĐ
có cơ hội được đào tạo chuyên sâu hơn nhằm trau dồi và nâng cao trình độ
của bản thân. Đồng thời, nhà trường cũng cần đưa ra những chính sách nhằm
động viên, tạo động lực cho những NLĐ có nguyện vọng được đào tạo sâu
hơn để họ thấy rằng công sức mình bỏ ra sẽ được đền đáp xứng đáng.
Thứ ba, điều kiện làm việc, môi trường làm việc cũng là một nhân tố
ảnh hưởng tới động lực lao động, tạo cho NLĐ tâm lý yên tâm, thoải mái khi
làm việc. Mặt khác, vấn đề ATVSLĐ cũng cần được nhà trường quan tâm
hơn nữa, nhà trường cần dành sự đầu tư hơn nữa cho vấn đề này. Bên cạnh
đó, nhà trường cần cập nhật, phổ biến những thông tin mới nhất về các vụ tai
nạn lao động, về sinh lao động trong toàn ngành tới toàn thể cán bộ, công
nhân viên để mọi người có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân cũng
như cho tập thể.
29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ HÀ TĨNH
2.1. Tổng quan về trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Tên trường: Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
- Tên tiếng Anh: Ha Tinh Vocational Intermediate School
- Cơ quan chủ quản: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh
- Địa chỉ trường:
+ Trụ sở chính: Số 454 – Đường Hà Huy Tập – Thành phố Hà Tĩnh – Tỉnh
Hà Tĩnh
+ Cơ sở 2: Xã Thạch Ngọc – Huyện Thạch Hà – Tỉnh Hà Tĩnh
- Số điện thoại: 0393.885.472 – 0393.258.085
- Số Fax: 0393.885.993
- E-mail: thutruongnghe@gmail.com
- Website: www.truongtrungcapnghehatinh.edu.vn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh trực thuộc Sở Lao động Thương binh
và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh, tiền thân là Trung tâm Dạy nghề và Hướng dẫn việc
làm Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số: 283 QĐ/UB ngày 9 tháng 11
năm 1991 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Qua 05 lần đổi tên và bổ sung chức năng
nhiệm vụ theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, ngày 9
tháng 11 năm 2006, trên cơ sở là Trung tâm dạy nghề tỉnh Hà Tĩnh, trường
Trung cấp nghề Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số: 2610/QĐ-UBND
của UBND tỉnh Hà Tĩnh với chức năng, nhiệm vụ là: đào tạo nghề trình độ trung
cấp, sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng; giới thiệu việc làm và cung ứng xuất khẩu
lao
động. Tại thời điểm thành lập, trường có 02 khoa đào tạo nghề, 01 trung tâm
giới thiệu việc làm. Qua gần 9 năm phát triển và xây dựng, hiện nay, trường có
đội ngũ cán bộ, giáo viên đạt chuẩn, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề
đồng
30
bộ, quy mô học sinh ngày càng tăng. Tổng số các đơn vị thuộc trường hiện có
là: 11 đơn vị, trong đó có: 3 phòng chức năng, 5 khoa đào tạo nghề, 03 trung
tâm.
Với sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Bộ LĐTBXH, Tổng cục dạy nghề,
HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh, sự chỉ đạo sát sao của Sở Lao động Thương binh
và Xã hội Hà Tĩnh và các Sở, Ngành cấp tỉnh, trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
đã không ngừng lớn mạnh và trở thành cơ sở dạy nghề trọng điểm của tỉnh Hà
Tĩnh, góp phần lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
2.1.2. Một số đặc điểm của trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh ảnh hưởng
đến tạo động lực lao động
2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức của trường
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh
“Nguồn: Phòng Hành chính – Tổng hợp”
Hiệu trưởng
Phó Hiệu trưởng Phó Hiệu trưởng
Khoa
Máy thi
công -
Nâng
chuyển
Phòng
Đào tạo
- Quản
sinh
Phòng
Hành
chính –
Tổng
hợp
Khoa
Đào
tạo lái
xe
Trung
tâm
GTVL
và
XKLĐ
Phòng
Kế
hoạch
– Tài
chính
Khoa
Thương
mại –
DV và
Du lịch
Khoa
Bổ túc
văn
hóa
Khoa
Cơ khí
– Động
lực
Khoa
Cơ khí
– Xây
dựng
Trung
tâm
Ngoại
ngữ -
tin học
Trung
tâm
huấn
luyện
ATLĐ -
VSLĐ
31
Trường Trung cấp nghề Hà Tĩnh có cơ cấu của một đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh gồm:
- Ban giám hiệu: Gồm Hiệu trưởng và hai Phó Hiệu trưởng
- Phòng chức năng gồm 3 phòng: Đào tạo – Quản sinh, Kế hoạch – Tài
chính, Hành chính – Tổng Hợp.
- Khoa đào tạo: Khoa Cơ khí – Động lực, khoa Cơ khí – Xây dựng, khoa
Máy thi công – Nâng chuyển, khoa Đào tạo lái xe, khoa Bổ túc văn hóa, khoa
Thương mại – Dịch vụ và Du lịch.
- Trung tâm: Trung tâm Giới thiệu việc làm và Xuất khẩu lao động,
trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, trung tâm Huấn luyện An toàn lao động – Vệ
sinh lao động.
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
v Ban giám hiệu:
- Hiệu trưởng: Hiệu trưởng là người đại diện pháp nhân của nhà trường
chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của tổ chức mình. Hiệu
trưởng là người có quyền điều hành và quản lý cao nhất của trường. Nhiệm vụ
của hiệu trưởng là tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường theo hoạt
động điều lệ của nhà trường.
- Các Phó Hiệu trưởng: là người giúp việc cho Hiệu trưởng và chịu trách
nhiệm trước Hiệu trưởng về phần việc được phân công. Đồng thời cũng là
người có nhiệm vụ cố vấn, hỗ trợ cho Hiệu trưởng trong công tác chỉ huy điều
hành và quản lý nhà trường, đề xuất các định hướng phát triển.
v Phòng chức năng:
- Phòng Đào tạo – Quản sinh: Giúp Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch,
tiến độ đào tạo, kế hoạch giáo viên và quản lý công tác chuyên môn, quy chế
chuyên môn dạy nghề chính quy trong toàn trường.