Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
9,121
878
126
82
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN
HÀ NỘI
3.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ
giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
3.1.1. Mục tiêu, chiến lược nâng cao hiệu quả đào tạo đội ngũ giảng
viên của nhà trường giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
+ Mục tiêu chung:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, xây dựng Trường Cao đẳng
nghề Cơ điện Hà Nội thành một trong những trường hàng đầu trong việc đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao các nghề kỹ thuật, kinh tế, kinh doanh,
dịch vụ, sư phạm dạy nghề trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường
lao động của Việt Nam, khu vực và tiếp cận trình độ thế giới phát triển; nâng
cao khả năng nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên để nhà trường trở
thành một địa chỉ đào tạo gắn liền với nghiên cứu ứng dụng, trường đào tạo
có uy tín, một trường Cao đẳng chuẩn quốc gia từng bước nâng chuẩn khu
vực và quốc tế có danh tiếng trong toàn quốc.
+ Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2011-2015: Trở thành một trong 40 trường cao đẳng nghề
chất lượng cao của cả nước, sở hữu đội ngũ giảng viên có năng lực, chất
lượng cao, 100% đội ngũ giảng viên đạt chuẩn theo thông tư 30/TT-
BLDTBXH và 40% đội ngũ giảng viên đạt đủ các tiêu chí quy định đối với
giảng viên giảng dạy tại các trường chất lượng cao theo Chiến lược phát triển
dạy nghề Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 đề ra. Đội ngũ giảng viên đủ trình
độ, tiêu chuẩn tham gia giảng dạy đào tạo các nghề chuẩn quốc gia, trong đó
tối thiểu có 9 ngành nghề đào tạo đạt chuẩn quốc gia và 12 ngành nghề đạo
tạo đạt chuẩn khu vực ASEAN và quốc tế.
83
- Giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2030: Nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên để nhà trường trở thành một trong các trường đào tạo công nghệ kỹ
thuật hàng đầu về đào tạo đa cấp độ, đa ngành nghề, trong đó lấy đào tạo
nguồn nhân lực nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển rộng rãi
thương hiệu của trường trong nước, trong khu vực và quốc tế. 100% đội ngũ
giảng viên đạt trình độ theo mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển dạy
nghề Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
3.1.2. Phương hướng
Trên cơ sở định hướng phương hướng phát triển trong giai đoạn 2012 -
2020, nhà trường đã xây dựng chiến lược đào tạo đội ngũ giảng viên như sau:
* Nhu cầu đào tạo:
Nhu cầu đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ giảng viên nhà trường
là một đòi hỏi cấp bách nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chuẩn của
trường chất lượng cao, với định hướng:
- Mở rộng loại hình đào tạo
- Đào tạo được một đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, đủ về số
lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đáp ứng
yêu cầu phát triển của nhà trường.
- Khuyến khích đội ngũ giảng viên tham gia các khóa đào tạo và nỗ lực
tạo điều kiện cho đội ngũ này khi họ có nhu cầu học tập nâng cao trình độ, kỹ
năng.
- Xây dựng chế độ về thu hút và giữ giảng viên giỏi, giảng viên có kỹ
năng nghề cao.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, phấn đấu 100% giảng viên sau đào tạo
đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Mở rộng quy mô đào tạo và phân phối kinh phí đào tạo cho phù hợp
nhằm tối đa hóa lợi ích cho nhà trường.
* Kế hoạch đào tạo
84
Nhà trường tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ giảng viên, tiến hành
quy hoạch, tuyển bổ sung và thực hiện đào tạo lại, đào tạo mới cho phù hợp vị
trí công việc. Trong quá trình xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên, nhà trường cần lưu ý đảm bảo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học
Các biện pháp đào tạo,bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại các trường Cao
đẳng nghề Cơ điện Hà Nội giai đoạn 2015 – 2020 phải xuất phát từ cơ sở
khoa học và giải quyết được những vấn đề mà thực tiễn nhà trường và xã hội
đặt ra. Đó là những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được nêu tại chương 1 và
chương 2 của luận văn này, đồng thời căn cứ vào những định hướng phát triển
của Tổng cục Dạy nghề trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Biện pháp đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện
Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020 đòi hỏi phải có sự đầu tư các nguồn lực xác
định, do vậy cần có những chi phí về vật chất và tinh thần của các lực lượng
tham gia vào công tác này. Hơn nữa các biện pháp đề xuất là nhằm làm cho
công tác này được tốt hơn, nếu không như vậy các biện pháp được đề xuất sẽ
trở lên tốn kém và vô ích. Do vậy, cần chú trọng tới nguyên tắc tính khả thi
khi đề xuất và thực hiện các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên tại
trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
+ Những biện pháp này phải đưa đến sự phù hợp hơn, thuận lợi hơn
cho những người tổ chức và tham gia công tác này.
+ Các biện pháp phải thiết thực, phục vụ và mang lại hiệu quả cao cho
công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các trường Cao đẳng nghề.
- Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn:
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đào tạo đội ngũ giảng viên phải
phù hợp với thực tiễn nhà trường và của ngành dạy nghề (bậc Cao đẳng
nghề), những yêu cầu đặt ra đối với hệ Cao đẳng nghề trong bồi cảnh hiện
85
nay, đồng thời phải phù hợp với mục tiêu xây dựng và phát triển đội ngũ GV
trong từng giai đoạn.
Nội dung của nguyên tắc bao gồm:
+ Sự phù hợp với thực tiễn của nhà trường về mục tiêu đào tạo, chương
trình đào tạo, trình độ đội ngũ, cơ sở vật chất.
+ Phù hợp với chủ trương, đường lối chính sách của ngành dạy nghề và
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa:
Bối cảnh và xu thế mới của giáo dục hiện đại, tình hình kinh tế của đất
nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nhu cầu về nguồn nhân
lực có kỹ thuật cao đã đặt ra yêu cầu mới đối trong công tác đào tạo nguồn
nhân lực cho đất nước.
Thành tựu phát triển của ngành dạy nghề trong giai đoạn vừa qua có sự
đóng góp đáng kể của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, giảng
viên dạy nghề. Điều này cho thấy tính hợp lý cũng như giá trị của những kinh
nghiệm được đúc rút từ thực tiễn của công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên,
trước những yêu cầu đổi mới của ngành dạy nghề đòi hỏi cần phải có những
biện pháp đổi mới trong hoạt động bồi dưỡng mạnh mẽ hơn nữa. Những thay
đổi này là sự kế thừa những thành tựu từ giai đoạn trước đồng thời có sự sáng
tạo, đổi mới phù hợp với giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp
đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên dạy nghề được đề xuất mang tính
kế thừa theo hướng: phát huy những mặt tích cực của việc đổi mới chương
trình đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn vừa qua, bổ sung thay đổi những yếu
tố chưa hợp lý nhằm phát huy hơn nữa vai trò của công tác này, phù hợp với
yêu cầu của ngành dạy nghề hiện cũng như yêu cầu phát triển tại các trường
Cao đẳng nghề.
- Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ:
Tính đồng bộ trong các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng
viên tại trường CĐN Cơ điện Hà Nội phải đảm bảo hài hòa các mối quan hệ
86
của các bên có liên quan đến công tác này: từ mối quan hệ các cấp lãnh đạo
trực tiếp như Tổng cục Dạy nghề đến mối quan hệ gián tiếp như các Bộ,
ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn theo sự chỉ
đạo của ngành.
Nội dung của nguyên tắc gồm:
Khi xây dựng các biện pháp đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường CĐN
Cơ điện Hà Nội cũng cần so sánh, đối chiếu và xem xét các mối quan hệ xung
quanh để đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ trong quá trình vận dụng. Từ công
tác tổ chức đào tạo đến việc lập kế hoạch đào tạo, bố trí sắp xếp đội ngũ giảng
viên tham gia đào tạo phải phù hợp với năng lực và yêu cầu, nhiệm vụ đến cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ hoạt động đào tạo. Xây dựng chế độ, chính
sách khuyến khích tham gia hoạt động đào tạovà tự bồi dưỡng tại cơ sở.
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo giảng viên tại
trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
3.2.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo đội ngũ
giảng viên
3.2.1.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ giảng viên
Nâng cao chất lượng dạy nghề được xác định là nhiệm vụ trọng tâm
của chiến lược phát triển dạy nghề trong giai đoạn 2011 -2020, trong đó yếu
tố then chốt là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề. Yêu cầu
trước tiên của việc nâng cao chất lượng là giảng viên dạy nghề phải đạt chuẩn
nghề nghiệp. Theo quy định của Luật dạy nghề, chuẩn của giảng viên dạy
nghề bao gồm chuẩn về chuyên môn, chuẩn về kỹ năng nghề, chuẩn về
nghiệp vụ sư phạm. Do vậy:
- Mỗi CBQL, giảng viên và sinh viên phải nhận thức công tác đào tạo, bồi
dưỡng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực cũng như nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghề.
- Bồi dưỡng là một công việc thường xuyên và lâu dài. Nó là một quá
trình mà bắt đầu phải từ nhận thức. Nhận thức là cơ sở của hành động. Do đó,
87
đòi hỏi những người làm công tác giáo dục, những CBQL, giảng viên phải có
sự kiên trì, bền bỉ và thái độ trách nhiệm cao đối với công việc thì mới có thể
thực hiện tốt việc nâng cao trình độ.
3.2.1.2. Nội dung của giải pháp
Trước hết cần nhận thấy rằng dạy nghề ngày càng có vai trò và nhiệm
vụ quan trọng trong việc “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển nền kinh tế tri thức”.
Để thực hiện mục tiêu đó, đội ngũ giảng viên dạy nghề đóng một vai trò vô
cùng quan trọng bởi vì: Giáo dục kỹ thuật chuyên nghiệp mới thực sự trang bị
cho con người kỹ năng lao động để kiếm sống và phục vụ cộng đồng lâu dài.
Do vậy cần phải:
- Thường xuyên tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức cho giảng viên về
ý nghĩa, vai trò vị trí của người giảng viên trong quá trình đào tạo, phát triển
nhà trường, Xây dựng và phổ biến rộng rãi đến từng giảng viên tiêu chuẩn
công việc ở từng vị trí, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ yêu cầu về nâng cao
trình độ chuyên môn để đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nâng cao nhận thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giảng viên
trong việc tự giác học tập, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Mỗi GV
của nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch cá nhân tham gia đào tạo,
học tập và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức sư phạm,
các kỹ năng nghề nghiệp, xem đây là biện pháp tốt nhất để GV bù đắp những
năng lực thiếu hụt và nâng cao kiến thức, kỹ năng của mình. Chỉ có bản thân
người GV mới biết mình thiếu gì, cần gì, để đặt ra kế hoạch tự bồi dưỡng
chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó nhà trường và các cấp quản lý cần động viên,
khuyến khích nâng cao nhận thức để GV thực hiện tự bồi dưỡng nhằm tận
dụng thời gian, phát huy tinh thần tự lực, nghiên cứu học hỏi của mỗi GV.
3.2.1.3 Điều kiện thực hiện
Để thực hiện có hi ệu quả các biện pháp trên, cần phải có các điều kiện sau:
88
- Cụ thể hóa những tiêu chí, tiêu chuẩn chung đối với giảng viên, có
quy định rõ ràng những yêu cầu cụ thể đối với từng vị trí công việc, xây dựng
các văn bản hướng dẫn về công tác bồi dưỡng giảng viên dạy nghề.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện hoạt động
bồi dưỡng giảng viên dạy nghề trong từng giai đoạn cụ thể.
- Có sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên đối với các trường Cao đẳng
nghề đối với công tác bồi dưỡng giảng viên dạy nghề.
3.2.2. Xác định chính xác nhu cầu đào tạo
3.2.2.1. Định hướng chung
Nhu cầu đào tạo giảng viên phải xuất phát từ cầu thực tế của nhà
trường, dựa trên đánh giá công việc, nhu cầu cá nhân, xu hướng phát triển của
nhà trường và những đặc thù của chính giảng viên. Muốn tìm được các giải
pháp bồi dưỡng cho GV phù hợp, khả thi không chỉ dựa vào cơ sở lý luận,
thực trạng về trình độ, công tác đào tạo, bồi dưỡng mà còn phải căn cứ vào
nhu cầu đào tạo của đội ngũ GV. Nhu cầu sẽ tạo ra động lực thúc đẩy quá
trình đào tạo phát triển. Đội ngũ GV đã thấy được những hạn chế về năng lực
sư phạm, trình độ chuyên môn và sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng về năng
lực sư phạm, công nghệ mới, kỹ năng giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đào tạo
trong thời kỳ mới. Mỗi người GV cần nhìn nhận thẳng vào những mặt mạnh,
mặt yếu của bản thân để tự rèn luyện, bồi dưỡng hoặc mạnh dạn đề xuất các
nhu cầu bồi dưỡng của mình với các cấp quản lý
Những cán bộ làm công tác quản lý, cán bộ trong công tác đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ GV của nhà trường cũng cần có sự thay đổi trong việc tiếp cận
nhu cầu, nguyện vọng đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ. Cần có tầm nhìn xa về
sự phát triển của ngành dạy nghề, của nhà trường cũng như nhu cầu của xã
hội về việc dạy học của giáo viên, giảng viên dạy nghề và người học nghề
trong tương lai.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp
89
Chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của nhà trường
phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động và một trong những yếu tố đó chính là
việc xác định nhu cầu đào tạo. Việc xác định nhu cầu đào tạo không những
làm tăng hiệu quả của chất lượng bồi dưỡng mà điều đó còn thể hiện sự quan
tâm của các cấp quản lý đối với mong muốn của giảng viên. Mặt khác để có
kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV được chính xác và khoa học, trước hết cần
xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của GV tại trường từ đó có kế hoạch xây
dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Để xác định được nhu cầu đào tạo, bồi
dưỡng của GV, có thể tiến hành theo những nội dung sau:
- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức, biện pháp
khác nhau như: lập phiếu khảo sát, trưng cầu ý kiến. Xác định theo trình độ
chuyên môn, năng lực sư phạm, năng lực kỹ thuật.
- Mỗi giảng viên phải tự lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho bản thân
mình nộp cho khoa để tổng hợp, sắp xếp nhu cầu tham gia đào tạo, bồi dưỡng.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ GV của trường. Hàng năm có
thể tổ chức các cuộc thi về kỹ năng nghề, tin học.....cho mọi giáo viên, giảng
viên tham gia. Từ đó mỗi giảng viên thấy được trách nhiệm phải nâng cao
trình độ bản thân, thấy được điểm yếu cần khắc phục và điểm mạnh cần phát
huy đồng thời xác định nhu cầu cần bồi dưỡng của bản thân mình.
- Bên cạnh đó nhà trường phải xây dựng cơ chế cụ thể trong việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, giảng viên, phân loại trình độ chuyên môn đảm bảo cho việc
cử giảng viên tham gia chương trình đào tạo, bồi dưỡng hợp lý và có hiệu quả.
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện có hi ệu quả các biện pháp trên, cần phải có các điều kiện sau:
- Có đầy đủ các văn bản hướng dẫn về việc tiến hành khảo sát và xác
định nhu cầu của giảng viên dạy nghề.
- Thiết kế đầy đủ các mẫu phiếu khảo sát, phiếu thu thập thông tin, nhu
cầu bồi dưỡng trong từng giai đoạn cụ thể.
90
- Song song với chiến lược phát triển dạy nghề nói chung và kế hoạch
phát triển của nhà trường từ đó xây dựng kế hoạch về việc phát triển, nâng
cao chất lượng giảng viên giúp cho giảng viên xác định được nhu cầu của bản
thân, nhà trường xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên cho
phù hợp với từng giai đoạn.
3.2.3. Đánh giá, phân loại giảng viên và mở rộng đối tượng đào tạo
Đánh giá chất lượng, hiệu quả đào tạo là khâu cuối cùng trong quy trình
đào tạo. Công tác này cho biết hoạt động đào tạo đạt được bao nhiêu phần
trăm so với mục tiêu đề ra, thu được những lợi ích gì, hiệu quả ra sao, còn
những mặt hạn chế gì, thiếu sót ở khâu nào, từ đó tìm cách khắc phục, điều
chỉnh cho phù hợp công tác đào tạo lần sau.
Hiện nay ở trường CĐN Cơ điện Hà Nội, công tác đánh giá hiệu quả
công tác đào tạo mới mang tính hình thức, chủ yếu thông qua các bài kiểm tra
chứng chỉ, văn bằng mà không biết thực chất năng lực của cá nhân đó được
đào tạo đến đâu, còn yếu ở mặt nào, một phần vì mục tiêu đào tạo không rõ
ràng nên đánh giá chương trình đào tạo khó có hiệu quả xác thực.
Hiệu quả đào tạo tại trường cần được đánh giá một cách chặt chẽ và
khoa học hơn, căn cứ vào mục tiêu, đi sâu vào chi phí và lợi ích sau khóa đào
tạo.
* Về chỉ tiêu căn bản:
Các khóa đào tạo đều được đánh giá thông qua bài thi, bài kiểm tra, bài
thu hoạch, giấy xác nhận với khóa đào tạo ngắn hạn, các văn bằng chứng chỉ với
khóa đào tạo dài hạn, chất lượng khá giỏi, trung bình của các loại kết quả đó.
* Đánh giá thông qua phản ánh của người học với khóa đào tạo:
Nhà trường nên tiến hành điều tra, thu thập ý kiến của học viên về tất
cả các khâu trong khóa đào tạo: Nội dung chương trình, giáo viên giảng dạy,
cơ sở vật chất kỹ thuật, có hứng thú với khóa đào tạo không, có hiệu quả
không, nếu không hiệu quả thì cho biết nguyên nhân…
Việc thu thập thông tin có thể tiến hành thu thập qua phiếu khảo sát với
phần lớn học viên, tiết kiệm chi phí và mang tính khách quan.
91
* Đánh giá chất lượng sau đào tạo:
Sau khóa đào tạo một thời gian, nhà trường nên tiến hành khảo sát tình
hình, mức độ hoàn thành công việc của giảng viên thông qua một số chỉ tiêu
cụ thể, với từng khóa đào tạo cụ thể.
Bảng 3.1: Đánh giá năng lực của giảng viên sau đào tạo
Chỉ tiêu GV tự đánh giá BGH đánh giá
Trước ĐT
Sau ĐT Trước ĐT Sau ĐT
Lư
ợ
ng công vi
ệ
c hoàn thành
Chất lượng CV thực hiện
Tinh thần trách nhiệm trong
CV
Khả năng xử lý tình huống
Tác phong làm việc
Khả năng sáng tạo trong CV
Thái độ hợp tác trong CV
Chấp hành kỷ luật, nội quy LĐ
Tổng điểm
Phiếu này gửi đến các phòng ban, bộ phận cá nhân được đào tạo, để cá
nhân và thủ trưởng thống nhất ý kiến đánh giá, gửi về phòng tổ chức để bộ
phận phụ trách đào tạo tổng hợp và đưa ra đánh giá cuối cùng về hiệu quả sau
đào tạo của khóa đào tạo đó, để đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp cho các
khóa đào tạo sau.
Việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo ở những mức độ khác nhau
ứng với từng khía cạnh và công cụ tương ứng, từ các mức độ hiệu quả thu
thập được sau quá trình đánh giá ta sẽ có những bước điều chỉnh phù hợp cho
các chương trình, nội dung cũng như hình thức đào tạo phù hợp đối với các
chương trình đào tạo tiếp theo.
Ta có thể sử dụng bảng sau để đánh giá mức độ kết quả đào tạo: