Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
9,122
878
126
62
- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề
+ Lý thuyết: giảng viên sẽ phát tài liệu chuẩn bị sẳn để học viên có điều
kiện nghiên cứu trước, sau đó sẽ trao đổi, thảo luận trên lớp. Trong nhiều
trường hợp giảng viên chỉ hướng dẫn học viên cách xây dựng giáo án, bài
giảng, giới thiệu những tài liệu cần thiết cần tham khảo, nghiên cứu, các giảng
viên chỉ đưa ra các định hướng, nội dung cơ bản, hoặc điều chỉnh lại những
nội dung chuẩn bị của học viên khi thấy cần thiết. Nhìn chung, những nội
dung lý thuyết học viên phải tự chủ động nghiên cứu, hoàn thiện, giảng viên
chỉ là người hướng dẫn, bổ sung để hoàn thiện.
Đồng thời đội ngũ giảng viên này còn được tham gia các hội thảo, cuộc
họp sinh hoạt chuyên môn…từ đó nâng cao kiến thức cho bản thân.
+ Thực hành: Giảng viên sẽ thực hành, hoặc làm mẫu trên máy sau đó
yêu cầu học viên làm theo cho đến lúc đạt yêu cầu. Nhiều trường hợp khi học
viên đã thuần thục các động tác, thao tác cơ bản sẽ được giao trợ giảng hay
hướng dẫn trực tiếp sinh viên, có sự giám sát, hỗ trợ của giảng viên. Ngoài ra,
giảng viên sẽ giúp học viên hoàn thiện nội dung giáo án, chuẩn bị các giáo cụ
hay điều chỉnh phương pháp nghiệp vụ sư phạm, cách thuyết trình truyền đạt.
Nhìn chung, những nội dung liên quan đến nghiệp vụ sư phạm và kỹ
năng nghề sẽ được giảng viên tuần tự yêu cầu học viên thực hành bắt đầu từ
lý thuyết, sau đó xem làm mẫu và cuối cùng là yêu cầu học viên thực hành,
thao tác các nghiệp vụ đó cho tới khi thuần thục. Nội dung thực hành chiếm
thời lượng đáng kể trong tổng số thời lượng đào tạo. Riêng những lớp mà nhà
trường đứng ra tổ chức để bổ sung kiến thức sư phạm cấp chứng chỉ nghiệp
vụ có mời giảng viên của các cơ sở đào tạo thì toàn bộ nội dung chương trình
cho đến phương pháp sẽ do cơ sở mời đảm nhiệm chuẩn bị, Trường chỉ hỗ trợ
trong việc theo dõi quản lý lớp về mặt tổ chức và các mặt hậu cần.
- Đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học: Thông thường nếu
số lượng ít không đủ tổ chức thành lớp riêng và mời giảng viên ở các trung
tâm, cơ sở đào tạo thì cán bộ, Giảng viên sẽ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng
63
kiến thức tin học, ngoại ngữ bên ngoài, còn nếu đủ tổ chức thành lớp trường
sẽ mở lớp và ký hợp đồng với các trung tâm ngoại ngữ và mời giảng viên về
dạy tại trường, toàn bộ nội dung chương trình của các lớp hay hình thức cử đi
sẽ do các trung tâm đó chịu trách nhiệm tùy theo trình độ, kiến thức để công
nhận và cấp chứng chỉ theo quy định của nhà nước.
- Đào tạo trình độ trung, cao cấp về lý luận chính trị, quản lý Nhà nước:
Chủ yếu là đội ngũ giảng viên là lãnh đạo các khoa, bộ môn trong diện quy
hoạch cán bộ quản lý của nhà trường. Thời gian đào tạo từ 9 đến 24 tháng tùy
theo trình độ. Theo đó các giảng viên trên sẽ được cử đi học tại các khóa lớp
đào tạo do Học viện Chính trị và hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức.
Cuối khóa có chứng nhận hoặc bằng tốt nghiệp.
Đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm quốc tế…Theo chương trình đào
tạo của Tổng cục Dạy nghề, hoặc nhà trường tự cử giảng viên tham gia đào
tạo tại các cơ sở có uy tín trong và ngoài nước.
Đào tạo sử dụng máy móc, trang thiết bị, công nghệ mới: Theo chương
trình đào tạo của Tổng cục Dạy nghề hoặc theo chương trình chuyển giao
công nghệ máy móc, thiết bị của công ty nơi nhà trường mua máy móc, trang
thiết bị.
Đào tạo để thi nâng ngạch giảng viên và bậc thợ: đây là chương trình
đào tạo ngắn hạn, cấp tốc hay thậm chí chỉ hướng dẫn để các học viên ôn tập,
hệ thống lại các kiến thức để thi và nâng ngách bậc. Qua khảo sát thấy có hai
hình thức đào tạo mà Nhà trường áp dụng đó là: Thi nâng ngạch giảng viên
(giảng viên chính và giảng viên cao cấp) và thi nâng bậc thợ cho giảng viên.
Hình thức thứ nhất, phòng Tổ chức - Hành chính sẽ tập hợp danh sách báo
cáo lãnh đạo phê duyệt và cử đi theo đợt ở các lớp do Tổng cục Dạy nghề và
Ban tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ tổ chức; hình thức thứ hai, nhà trường
thành lập Hội đồng mời giảng viên là chuyên gia hay thợ bậc cao tiến hành
hướng dẫn, ôn tập giúp học viên hệ thống lại kiến thức và kỹ năng trước khi
thi, các lớp này thường được tổ chức tại trường, trừ trường hợp thi nâng bặc
64
thợ bậc cao theo quy định của Tổng cục Dạy nghề phải tổ chức thi ngoài
trường.
Là cơ sở đào tạo nghề vì vậy, hàng năm, Phòng Tổ chức – Hành chính
cũng lập danh sách các giảng viên để thực hiện huấn luyện bồi dưỡng thường
xuyên theo quy định của Tổng Cục Dạy nghề, trong đó chú trọng bồi dưỡng
những nội dung, kiến thức kỹ năng sau đây:
a) Bồi dưỡng thường xuyên: Về chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định về dạy nghề; những kiến thức
chuyên môn, tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy;
kỹ năng nghề; phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình và sử dụng
phương tiện dạy học mới; ngoại ngữ, tin học.
b) Bồi dưỡng chuẩn hoá: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng
nghề; nghiệp vụ sự phạm; ngoại ngữ, tin học và những nội dung khác cho giáo
viên chưa đạt chuẩn hoặc chuẩn chức danh đang đảm nhiệm theo quy định.
c) Bồi dưỡng nâng cao trình độ: Thực hiện cho tất cả hoặc một bộ phận
giáo viên dạy nghề, tuỳ theo yêu cầu của nghề nghiệp và nhiệm vụ được phân
công cần đạt tiêu chuẩn của chức danh cao hơn; nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành.
Nói chung nội dung chương trình đào tạo đối với các khóa đào tạo tại
nhà trường đều do các giảng viên có kinh nghiệm xây dựng có sự tham gia
duyệt và đặt hàng trước tùy theo trình độ, tính chất, đặc điểm của công việc.
Riêng các trường hợp cử đi học tại các cơ sở, trung tâm đào tạo, trường chính
quy ngoài nhà trường đều xem xét khuyến khích cho đi nếu phù hợp với yêu
cầu của nhà trường.
Tuy nhiên, cách tiến hành các chương trình đào tạo của nhà trường vẫn
còn tồn tại một số hạn chế như:
Nội dung chương trình đào tạo ngoài nhà trường: Đối với các chương
trình đào tạo này nhà trường hầu như không tham gia trong việc xây dựng
65
chương trình đào tạo. Vì vậy nội dung các chương trình đó có khi chưa thực
sự đáp ứng và phù hợp nhất với nhà trường.
Nội dung chương trình đào tạo trong nhà trường: Nội dung chương
trình đào tạo được xây dựng chủ yếu dựa theo kinh nghiệm của từng cá nhân
giảng viên hướng dẫn. Tài liệu tham khảo (nếu có) chỉ dựa trên những tài liệu
cũ, sẵn có và ít được cập nhật kiến thức mới tiên tiến nên có nhiều nội dung
lạc hậu, chưa bám sát với thực tế.
2.2.4.2.Các phương pháp đào tạo đội ngũ giảng viên
Đào tạo đội ngũ giảng viên là hoạt động đầu tư đem lại lợi ích to lớn và
lâu dài nhất, ý thức được điều đó nên từ lâu nhà trường đã chú trọng tới đào
tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Với nền kinh tế tri thức và công
nghệ thay đổi từng ngày, để nguồn nhân lực có thể đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của công việc thì các nhà trường ĐH, CĐ nói chung và trường
CĐN cơ điện Hà Nội nói riêng phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Bởi họ là nhân tố quyết định trực tiếp đến
chất lượng nguồn nhân lực.
Sau khi xác định được nhu cầu đào tạo, các nhà quản lý đào tạo lại phải
trả lời câu hỏi là nên lựa chọn phương pháp đào tạo nào đối với đội ngũ giảng
viên là phù hợp để đáp ứng được mặt chất lượng, thời gian và ít tốn kém nhất.
Ở trường CĐN cơ điện Hà Nội một số phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn: Đối tượng được kèm cặp bởi những
giảng viên có trình độ sư phạm, chuyên môn, kỹ năng nghề cao, có kinh
nghiệm làm việc trong nhà trường. Theo phương pháp này, học viên sẽ học
việc dưới sự hướng dẫn, kèm cặp hỗ trợ của các giảng viên lâu năm, giảng
viên giỏi nghề có uy tín trong các khoa, bộ môn, thường là các giảng viên đã
dạy các học phần, môn học mà giảng mới được tuyển hay phân công tiếp cận
để giảng dạy sau này hướng dẫn. Theo yêu cầu thì học viên sẽ phải thực hành
hết các nghiệp vụ, tác nghiệp cơ bản của học phần hay môn học mới từ khâu
chuẩn bị dự giờ, nghe giảng, chuẩn bị nội dung lý thuyết, tài liệu, soạn giáo
66
án, bài giảng, tập giảng, trợ giảng cho đến khi thành thục tất cả các khâu
nghiệp vụ giảng thử trước khoa, bộ môn và duyệt giảng trước hội đồng nhà
trường trước khi được công nhận đứng lớp chính thức. Trước đây thời gian
này là 6 tháng, còn theo quy định mới hiện nay của trường là 12 tháng tập sự.
Qua thống kê cho thấy, phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn được áp nhiều nhất tại
các khoa, bộ môn trong nhà trường và bất cứ giảng viên nào mới được tuyển
đều phải trải qua giai đoạn đào tạo này. Bởi vậy, có thể nói đây là đào tạo bắt
buộc ban đầu đối với mọi giảng viên.
+ Đào tạo để luân chuyển dạy môn học hay học phần mới:
Đối tượng áp dụng là các giảng viên đã giảng dạy ít nhất là một môn
học, học phần có thời hạn 5 năm trở lên, muốn dạy thêm môn học mới gần
chuyên môn trong phạm vi khoa, bộ môn. Phương pháp luân chuyển này cũng
được tiến hành tương tự như phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn, nhưng có phần
rút họn hơn ở một số thủ tục. Trước đây, một giảng viên muốn chuyển dạy
sang môn học mới kể cả bổ sung khá đơn giản, chỉ cần nghiên cứu, soạn bài
giảng là có thể được chuyển sang dạy môn mới. Nhưng những năm gần đây
nhà trường quy định quy trình này chặt chẽ hơn là phải có sự hướng dẫn, kèm
cặp, kiểm tra, giám sát và nhận xét của giảng viên có kinh nghiệm mới được
thông qua và giảng thử trước khoa, bộ môn. Nếu được giảng viên Khoa, Bộ
môn đồng ý mới được chuyển dạy môn mới.
+ Cử đi học tại các trường chính quy, trung tâm:
Phương pháp này áp dụng cho đối tượng giảng viên biên chế của nhà
trường căn cứ theo yêu cầu nhà trường hoặc do giảng viên đề xuất. Các khóa
đào tạo dài hạn, tại chức tại các trường: ĐH Quốc gia, ĐH Ngoại ngữ…Phần
lớn giảng viên tham dự đào tạo là do nhu cầu bản thân là chủ yếu.
+ Cử đi dự hội thảo trong nước và nước ngoài:
Những người được tham dự hội thảo chủ yếu là đội ngũ giảng viên có
kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, giảng viên là lãnh đạo các khoa, bộ môn…
+ Các phương pháp khác
67
- Ngoài các phương pháp trên, nhà trường còn tổ chức tham quan học
hỏi kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước, Tổ chức các cuộc thi thợ giỏi
hoặc Hội giảng, tổ chức sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dự giờ rút kinh
nghiệm..vv. Đây là những hình thức đào tạo gián tiếp nhưng rất bổ ích đối với
giảng viên, thông qua đó các giảng viên đều rút ra được những kinh, nghiệm
bài học cho bản thân trước đồng nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện huấn
luyện bồi dưỡng thường xuyên cho giảng viên theo quy định.
Các phương pháp đào tạo trong nhà trường về cơ bản khá đầy đủ, phù
hợp với các đối tượng đào tạo, có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên,
đáp ứng nhu cầu lâu dài của nhà trường.
Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp đào tạo đó còn bộc lộ một số
nhược điểm:
- Các phương pháp đào tạo là những phương pháp mang tính truyền
thống, chưa áp dụng các phương pháp đào tạo mới, sử dụng kỹ thuật hiện đại,
mang lại hiệu quả cao: đào tạo thông qua mạng internet…
- Đối tượng tham gia dự các hội nghị hội thảo còn hạn hẹp.
Bảng 2.12: Số lượng giảng viên được đào tạo của nhà trường năm 2012-
2014 phân theo phương pháp đào tạo
ĐVT: Lượt người
STT Phương pháp đào tạo Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Kèm cặp, chỉ dẫn 25 33 26
2
Luân chuyển dạy học phần
mới
2 6 3
3
Gửi đi học ở các trường, lớp
chính quy
40 34 28
4 Cử đi dự hội thảo 13 11 16
(Nguồn: Phòng TC-HC)
Qua bảng 2.12 ta thấy: phương pháp đào tạo chủ yếu là được nhà
trường lựa chọn để đào tạo đội ngũ giảng viên là đào tạo trong công việc bằng
68
phương pháp đào tạo kèm cặp, chỉ dẫn và phương pháp gửi giảng viên đi học
tại các trung tâm, trường, lớp chính quy.
Với phương pháp kèm cặp chỉ dẫn áp dụng cho đối tượng là giảng viên
mới, giảng viên ít kinh nghiệm…với phương pháp này giúp giảng viên nhanh
nắm bắt được kiến thức và làm quen với công việc mà họ được phân công.
Với phương pháp cử giảng viên đi học tại các trung tâm, trường, lớp chính
quy: Áp dụng cho các giảng viên tham gia đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ,
tin học, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề, sư phạm quốc tế…phương pháp này
mặc dù tốn kém nhưng lại giúp đội ngũ giảng viên cập nhật những kiến thức
mới, hiện đại phù hợp với yêu cầu phát triển của nhà trường.
Với phương pháp cử giảng viên tham dự hội thảo: Phương pháp này
nhà trường không hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng kế hoạch và kinh
phí. Bởi ngoài các hội thảo nhà trường tự tổ chức, còn có các hội thảo liên
quan đến lĩnh vực dạy nghề do Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐTBXH và các cơ
quan tổ chức liên quan khác trong và ngoài nước đứng ra chủ trì.
Để khảo sát mức độ hài lòng với phương pháp đào tạo được nhà
trường áp dụng hay không, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 120 giảng viên của
nhà trường thông qua câu hỏi:
Các anh (chị) có thấy hài lòng với phương pháp đào tạo được áp dụng
của nhà trường hiện nay không?
Kết quả thu được:
Chỉ tiêu
Rất phù
hợp
Phù hợp
Bình
thường
Không
phù hợp
Tổng số
Số lượng
(người)
19 46 34 21 120
% 16 38 28 18 100
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Căn cứ vào kết quả điều tra trên ta nhận thấy phần lớn đội ngũ giảng
viên thấy phù hợp về phương pháp đào tạo sử dụng trong nhà trường chiếm tỷ
69
lệ 54% (16% rất phù hợp và 38% phù hợp). Tuy nhiên còn 46% thấy bình
thường và không thấy phương pháp đào tạo phù hợp. Điều đó cho thấy để có
thể lựa chọn được phương pháp đào tạo phù hợp phụ thuộc rất nhiều vào sự
đề xuất và tầm nhìn của đội ngũ chuyên trách làm công tác đào tạo và nguồn
kinh phí đào tạo sử dụng tại nhà trường.
2.2.5. Chuẩn bị kinh phí đào tạo
Nguồn kinh phí sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cách thức triển khai hình
thức đào tạo. Cán bộ phụ trách công tác đào tạo cần hoạch định được kinh phí
đào tạo cho từng năm. Muốn vậy, cần xác định rõ nhu cầu đào tạo cho từng
năm, từ đó xây dựng nên các chương trình đào tạo cụ thể để xác định được
kinh phí đào tạo. Nếu nguồn kinh phí dồi dào cán bộ phụ trách công tác đào
tạo có thể xây dựng nội dung đào tạo chi tiết hơn, có thể mời các chuyên gia
về giảng cho đội ngũ giảng viên hay gửi giảng viên tham dự các khóa có uy
tín, chất lượng cao. Còn nếu nguồn kinh phí hạn chế thì cán bộ phụ trách công
tác đào tạo có thể sử dụng ngay nguồn nhân lực của nhà trường để tiết kiệm
chi phí. Ở trường CĐN cơ điện Hà Nội nguồn kinh phí cho công tác đào tạo
tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Nguồn 1: Do nhà trường tự bỏ ra. Nguồn này được trích từ quỹ đào tạo
– phát triển nhà trường hàng năm.
Nguồn 2: Do kinh phí hỗ trợ từ các dự án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giảng viên của Tổng cục Dạy nghề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nguồn 3: Giảng viên tự nguyện bỏ tiền ra học nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn của mình để đáp ứng công việc và tạo cơ hội thăng tiến trong
nghề nghiệp.
Hàng năm Nhà trường dự tính chi phí đào tạo bằng cách:
+ Cách 1: là hình thức gửi người đi đào tạo tại các trường chính quy,
hay thuê giảng viên ngoài về đào tạo tại nhà trường thì nhà trường liên hệ với
các trung tâm, trường, giảng viên và qua đó dự tính được chi phí đào tạo cần
thiết. Tùy theo nhu cầu đào tạo và quy định của nhà nước trong lĩnh vực đào
70
tạo bồi dưỡng đội ngũ giảng viên mà lãnh đạo nhà trường sẽ duyệt cấp toàn
bộ học phí hay chỉ hỗ trợ một phần.
+ Cách 2: là hình thức đào tạo tại nhà trường thì căn cứ vào quy định
của nhà trường về chi phí đào tạo cho giảng viên kiêm chức sẽ xác dịnh được
chi phí đào tạo theo hình thức này.Thông thường với hình thức này Ban lãnh
đạo sẽ duyệt chi toàn bộ chi phí cho quá trình đào tạo.
2.2.6. Lựa chọn và đào tạo giảng viên
Với những chương trình đào tạo tại nhà trường, nhà trường có những tiêu
chuẩn để lựa chọn đội ngũ giảng viên, cụ thể cho từng khóa đào tạo như sau:
Với giảng viên của nhà trường: Giảng viên là người có tay nghề, trình
độ chuyên môn cao, có tác phong và phương pháp sư phạm tiên tiến, thành
thạo nghề, có kinh nghiệm công tác, hiểu biết về công việc, có khả năng
truyền đạt kiến thức
Yêu cầu: giảng viên đảm nhận công việc đào tạo, bồi dưỡng phải có
trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo nội dung chương trình phục vụ cho khóa
đào tạo, sau khóa đào tạo đảm bảo phải truyền đạt hết những nội dung cần
thiết để người được đào tạo có khả năng đảm bảo hoàn thành công việc.
Với cán bộ giảng viên thuê bên ngoài: Giảng viên chủ yếu được thuê từ
những trường Đại học, Cao đẳng chính quy, trung tâm đào tạo. Với tiêu chuẩn
đặt ra có trình độ sư phạm, am hiểu về lý thuyết và thực hành, ưu tiên những
người có kinh nghiệm, hiểu biết về công việc của nhà trường.
Yêu cầu: Có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy tốt. Chịu
trách nhiệm trong việc biên soạn đề cương được Hội đồng thi thông qua. Đảm
bảo hoàn thành kiến thức, nội dung chương trình theo đúng thời gian thỏa thuận.
71
Bảng 2.13: Bảng số lượng giảng viên được lựa chọn giảng dạy
ĐVT: Người
STT Giảng viên giảng dạy Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1
Gi
ả
ng viên thuê ngoài
3
3
3
2 Giảng viên của nhà
trường
8 11 15
(Nguồn: Phòng TC-HC)
Số lượng giảng viên thuê ngoài không tăng qua các năm vì số giảng
viên này nhà trường thuê để giảng dạy ngoại ngữ cho đội ngũ giảng viên tham
gia đào tạo tại trường.
Số lượng giảng viên của nhà trường tham gia hoạt động đào tạo đội ngũ
giảng viên tăng qua các năm để đáp ứng với thực tế đào tạo kèm cặp, chỉ dẫn
cho đội ngũ giảng viên trẻ mới được tuyển dụng và giảng viên ít kinh nghiệm
và chuyên môn chưa đáp ứng được thay đổi trong hoạt động giảng dạy của
nhà trường.
Nhìn chung chất lượng giảng viên thuê ngoài đều được nhà trường lựa
chọn cẩn thận, kỹ càng tuy nhiên chất lượng giảng viên trong nhà trường vẫn
còn tồn tại một số hạn chế như:
Đội ngũ giảng viên tham gia hướng dẫn, kèm cặp, chỉ bảo trong nhà
trường mang tính chất kiêm nhiệm, nên thời gian đầu tư cho hoạt động đào
tạo bồi dưỡng bị hạn chế.
Biên soạn nội dung giảng dạy nhiều trường hợp do một cá nhân nên dễ
dẫn đến việc kiến thức, kinh nghiệm truyền đạt mang tính chủ quan, lạc hậu,
khó khăn trong việc cập nhật kiến thức, kĩ thuật mới, hiện đại. Thiếu sự kết
hợp giữa các giảng viên trong nhà trường.
Tiêu chuẩn lựa chọn giảng viên thiên về chuyên môn, chưa xét đến yêu
cầu cụ thể về phẩm chất, trình độ, tuổi tác.