Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Đào tạo đội ngũ giảng viên tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
9,118
878
126
32
năng lực của bản thân; (4) Tạo ra các môi trường và điều kiện để giảng viên có
thể phát triển các năng lực của mình – Xây dựng tổ chức học tập.
Rõ ràng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng và phát triển giảng viên hiện nay ở
nước ta đang là một lỗ hổng lớn. Chúng ta chưa có một hệ thống cũng như
những tiêu chí cụ thể trong việc phát triển giảng viên và đánh giá giảng viên.
Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn bồi dưỡng và phát triển giảng viên tại Trung
tâm Nghiên cứu & Phát triển Quản trị - Đại học Kinh tế TP. HCM đã chỉ ra:
Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị, một giảng viên giỏi là một
giảng viên (1) có năng lực chuyên môn cao nắm bắt được những phát triển mới
nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên môn của mình; (2) có
năng lực giảng dạy phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu của mình; và (3) có
năng lực nghiên cứu sâu trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
Trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển các năng lực giảng dạy cho
giảng viên, cần chú trọng đến các năng lực sau:
- Xây dựng chương trình giảng dạy ở cấp độ môn học (viết một chương
trình môn học): (1) Xác định mục tiêu học tập của môn học và từng đơn vị
học tập của sinh viên; (2) Xác định những nội dung phù hợp để đạt tới các
mục tiêu đã đề ra; (3) Xác định các phương pháp học tập và giảng dạy phù
hợp nhằm chuyển tải được nội dung và đạt tới mục tiêu; và (4) Xác định các
phương pháp đánh giá phù hợp để động viên người học, đánh giá đúng trình
độ của người học.
- Các năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp
với chuyên môn của mình (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm, khám
phá, mô phỏng, dự án...)
- Năng lực truyền đạt (viết bài giảng và tài liệu học tập, trình bày, đặt
câu hỏi, lắng nghe, và phản hồi)
- Năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định
- Năng lực quản lý xung đột và đàm phán
33
- Năng lực sử dụng công nghệ trong giảng dạy (PowerPoint, máy tính,
web, các phần mềm sử dụng trong chuyên môn,...)
- Năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với trường Cao đẳng nghề Cơ
điện Hà Nội
Qua kinh nghiệm thực tiễn về công tác đào tạo đội ngũ giảng viên của
một số trường trên có thể rút ra một số bài học cho Trường Cao đẳng nghề Cơ
điện Hà Nội là:
- Để phát triển đội ngũ giảng viên nói chung và nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác đào tạo đội ngũ giảng viên, Ban giám hiệu cần phải nhận
thức được đầy đủ vai trò và tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác
đạo tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, giảng dạy, kỹ năng tay nghề cho
giảng viên – coi đó là yếu tố quyết định đảm bảo chất lượng đào tạo của
trường. Giảng viên, nhất là giảng viên dạy nghề phải thực sự là ”máy cái”
trong quy trình tạo ra sản phẩm. Máy có tốt thì sản phẩm mới tạo ra sản phẩm
có chất lượng.
- Chi phí cho đào tạo giảng viên là chi phí không nhỏ, nhưng bù vào đó
sẽ mạng lại hiệu quả lớn đối với sự phát triển của tổ chức, của một trường
thông qua đội ngũ giảng viên đạt chuẩn có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay
nghề cao. Bởi vậy, phải đầu tư cho công tác đào tạo giảng viên để mang lại
hiệu quả trước mắt là lâu dài.
- Nhà trường phải chủ động đánh giá, quy hoạch và có chiến lược tổng
thể về phát triển đội ngũ giảng viên cho phù hợp với yêu cầu, đặc điểm, điều
kiện thực tế nhà trường, trong đó có vấn đề đào tạo cán bộ và giảng viên.
Ngoài việc đào tạo bên ngoài, đào tạo chính quy, các trường phải biết khai
thác những tiềm năng, mọi lợi thế sẵn có của nhà trường để tiến hành đào tạo
đội ngũ giảng viên bảo đảm mang lại hiệu quả cao nhất và phù hợp nhất với
điều kiện thực tế của nhà trường. Trong đó, xem xét ưu tiên lựa chọn áp dụng
kết hợp các phương pháp đạo tạo trong công việc và đào tạo ngoài công việc.
34
Thiết kế và mở những lớp học phù hợp với năng lực, thời gian của từng đối
tượng đào tạo.
- Bám sát chủ trương, quan điểm, đường lối về giáo dục đào tạo nói
chung và đào tạo giảng viên dạy nghề nói riêng. Đào tạo con người có tầm
nhìn dài hạn, có quy hoạch cụ thể theo Chiến lược phát triển hệ thống các
trường dạy nghề và Chuẩn giảng viên dạy nghề.
- Chú trọng đến công tác xây dựng nội dung đào tạo và xây dựng môi
trường văn hóa. Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để giảng viên phát triển
năng lực toàn diện; có chế độ, cơ chế, chính sách tốt để thu hút giảng viên
giỏi và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Khuyến khích tinh thần tự
giác vươn lên trong học tập, tự đào tạo, tự hoàn thiện của từng giảng viên
trong nhà trường. Xác định cho giảng viên tư tưởng học tập, đào tạo đúng đắn
– coi học tập nâng cao trình độ là nhiệm vụ, trách nhiệm và công việc thường
xuyên suốt đời của người giảng viên.
- Đổi mới nội dung phương pháp đào tạo giảng viên, chú trọng biên
soạn giáo trình, giáo án, tài liệu riêng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm
đào tạo của nhà trường cũng như mục tiêu phát triển chung.
35
Tiểu kết Chương 1
Với mục đích h ệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo giảng viên, chương
1 của Luận văn đã khái quát những nội dung lý thuyết và thực tiễn đào tạo
giảng viên, trong đó tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về đào tạo giảng
viên của các trường cao đẳng.
Trong chương 1, tác giả luận văn đã tập trung làm rõ những nội dung
cơ bản sau đây:
- Các khái niệm liên quan: giảng viên, đào tạo và đào tạo đội ngũ giảng viên,
- Khái quát những nội dung, quy trình thực hiện công tac đào tạo đội
ngũ giảng viên như: xác định nhu cầu đào tạo, xác định mục tiêu đào tạo. Lựa
chọn đối tượng đào tạo; xây dựng nội dung chương trình đào tạo; lựa chọn
phương pháp đào tạo; chuẩn bị tài chính, cơ sở vật chất trang thiết bị và giảng
viên; triển khai nội dung chương trình đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo
giảng viên.
- Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo đội ngũ giảng viên
- Đưa ra những kinh nghiệm về đào tạo đội ngũ giảng viên của một số
trường cao đẳng nghề, qua đó rút ra bài học đối với Trường Cao đẳng nghề Cơ
điện Hà Nội.
36
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI
2.1. Khái quát về Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội được thành lập từ năm 1972,
tiền thân là Trường Trung cấp Kỹ thuật nghề Hà Nội. Trải qua 43 năm trưởng
thành và phát triển, với quy mô đào tạo, đội ngũ giảng viên, cùng hệ thống cơ
sở vật chất, trang thiết bị đào tạo hiện đại không ngừng được nâng cấp và m ở
rộng. Đây là trường Cao đẳng đào tạo đa ngành, đa cấp trực thuộc Bộ Nông
nghiệp PTNT. Theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề, Trường
Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đào tạo nhân lực ở các trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ
cấp nghề;
- Tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số
1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
- Tổ chức nghiên cứu khoa học; Ứng dụng các tiến bộ khoa học -
công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ; Gắn đào tạo với
nghiên cứu khoa học và sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo; Thực
hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của
pháp luật.
- Liên doanh, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, kinh
doanh trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy
nghề; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội
trong việc đào tạo nhân lực cho địa phương và cho vùng.
- Tổ chức xây dựng, duyệt và thực hiện các chương trình đào tạo,
giáo trình, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo.
37
- Tổ chức tuyển sinh, dạy và học; thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp
bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.
- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng đào tạo và chịu sự
quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng đào tạo.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, đất đai và các nguồn
lực khác của Trường theo qui định của pháp luật và phân cấp thẩm quyền
quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Công khai cam kết của trường về chất lượng đào tạo, ch ất l ượng đào tạo
thực tế của trường và các điều kiện đảm bảo chất lượng, về thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ và thu, chi tài chính hàng năm.
Quy mô đào tạo hằng năm của trường là trên 2000 học sinh với 4 hệ
đào tạo như: cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và hệ ngắn hạn dưới 1 năm, bao gồm
12 nghề đạt cấp độ quốc gia, khu vực thuộc các lĩnh vực:
- Điện tử công nghiệp,
- Cơ điện tử,
- Cắt gọt kim loại,
- Hàn,
- Công nghệ ô tô,
- Điện tử công nghiệp,
- Điện tử dân dụng,
- Quản lý đường dây và trạm biến áp,
- Vận hành, sửa chữa trạm bơm điện,
- Cấp thoát nước,
- Cơ điện nông thôn,
- Vận hành máy xúc.
Ngoài ra, trường còn mở thêm các khóa đào tạo khác như Kế toán
doanh nghiệp, Tài chính tín dụng và Quản trị doanh nghiệp.
2.1.2. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến đào tạo giảng viên
2.1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức và đội ngũ nhân lực
38
+ Cơ cấu bộ máy tổ chức:
Cơ cấu bộ máy tổ chức của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội
hiện tại gồm: Ban Giám hiệu ( gồm Hiệu trưởng và 03 hiệu phó), 06 phòng,
01 trung tâm và 07 khoa, tổ bộ môn, được bố trí theo sơ đồ trực tuyến chức
năng, cụ thể được mô tả theo hình 2.1 sau
Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội
39
+ Chức năng, nhiệm vụ của các khoa:
* Khoa điện:
Chức năng nhiệm vụ:
- Đào tạo các trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề,
Liên thông từ Trung cấp nghề lên Cao đẳng nghề, Liên thông từ Cao đẳng
nghề lên Đại học.
Hiện tại Khoa Điện thực hiện đào tạo 06 nghề gồm:
- Điện công nghiệp:
- Hệ thống điện:
- Điện tử công nghiệp:
- Điện tử dân dụng:
- Vận hành sửa chữa trạm bơm điện:
- Cơ điện tử:
* Khoa công nghệ thông tin
Khoa Công nghệ thông tin có chức năng đào tạo hệ Cao đẳng nghề,
Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề, liên thông, ngắn hạn các nghề:
- Lập trình máy tính;
- Quản trị mạng;
- Quản trị cơ sở dữ liệu.
Mục tiêu của khoa
Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng nhu cầu thị trường về
các lĩnh vực: Lập trình máy tính, Quản trị mạng, Quản trị cơ sở dữ liệu.
* Khoa động lực
+ Chức năng: Tham mưu, giúp Ban giám hiệu quản lý chuyên môn, tổ
chức các hoạt động giảng dạy ,nghiên cứu khoa học lao động sản xuất, học
tập và thực tập tốt nghiệp của các nghề Sửa chữa ôtô - xe máy; Cơ điện nông
thôn, Vận hành máy Xúc, Ủi và các loại máy thi công theo đúng kế hoạch và
tiến độ chung của nhà Trường.
40
+ Nhiệm vụ: Xây dựng đề cương nội dung chương trình Môn học,
Module chuyên môn, tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy theo
Module , tổ chức rút kinh nghiệm Môn hoc, Module của các nghề do khoa
quản lý. Hoàn thiện nội dung chương trình Ðào tạo nghề cũ, xây dựng và phát
triển nghề mới .
* Khoa Cơ khí
Mục tiêu đào tạo của khoa cơ khí
Khoa cơ khí là một khoa chuyên môn có nhiệm vụ đào tạo đạt kiến
thức, kỹ năng nghề ở trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề.
Các bậc trình độ và chuyên ngành đào tạo của khoa cơ khí.
- Đào tạo cao đẳng nghề: gồm các nghề: Cắt gọt kim loại, Công nghệ
hàn, Cấp thoát nước.
- Đào tạo trung cấp nghề: gồm các nghề: Cắt gọt kim loại, Công nghệ
hàn, Cấp thoát nước.
- Đào tạo liên thông: Khoa liên tục tổ chức đào tạo liên thông giữa các
trình độ, Trung cấp lên Cao đẳng, Đại học; Cao đẳng lên Đại học.
- Đào tạo ngắn hạn: Sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên.
* Khoa kinh tế
Khoa kinh tế được trưởng thành cùng với sự hình thành và phát triển
của trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội. Với chức năng nhiệm vụ đào tạo
nghề ở 3 cấp trình độ là cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề chuyên
ngành Kế toán doanh nghiệp; Tài chính tín dụng và quản trị doanh nghiệp.
Ngoài ra khoa còn tham gia giảng dạy môn quản trị doanh nghiệp cho các
chuyên ngành khác trường có đào tạo ở các cấp trình độ.
Ngành nghề đào tạo:
- Kế toán doanh nghiệp
- Tài chính tín dụng
- Quản trị doanh nghiệp
* Khoa Sư phạm dạy nghề
41
+ Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy nghề theo qui định của pháp luật về
đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề.
+ Bồi dưỡng cấp chứng chỉ Sư phạm dạy nghề cho các đối tượng đó có
trình độ chuyên môn kỹ thuật để làm giáo viên dạy nghề.
+ Bồi dưỡng kiến thức về Kỹ năng dạy học, Khởi sự doanh nghiệp, Kỹ
năng nghề và Kỹ năng mềm.
+ Tham gia nghiên cứu khoa học về dạy nghề.
+ Triển khai, phổ biến những kết quả nghiên cứu đó có về dạy nghề vào
công tác giảng dạy ở các trường nghề.
+ Khoa SPDN phối hợp với các khoa chuyên môn, các Doanh nghiệp
tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề, cập nhật kiến thức công
nghệ mới cho giáo viên.
* Khoa Khoa học cơ bản
Chức năng: Giảng dạy các môn học cơ bản gồm: Ngoại ngữ (Tiếng
Anh cơ bản,Tiếng Anh chuyên ngành), Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc
phòng và an ninh, Các môn học văn hóa, Soạn thảo văn bản.
2.1.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực
Để đáp ứng nhu cầu đào tạo từ khi nâng cấp thành Trường cao đẳng đến
nay, đội ngũ cán bộ, giảng viên của Nhà trường tăng lên một cách đáng kể. Nếu
như năm 2013 trường chỉ có 162 cán bộ, giảng viên thì nay con số này đã tăng
lên 199 người, trong đó, có 149 giảng viên cơ hữu và 50 cán bộ quản lý. Đi đôi
với việc tăng lên về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên cũng không
ngừng được cải thiện, đến nay nhà trường đã có 05 tiến sỹ, 117 thạc sỹ, 31 GV
có tay nghề bậc 4/7 trở lên, cụ thể, qua số liệu của Trường Cao đẳng nghề Cơ
điện Hà Nội, cho thấy chất lượng đội ngũ giảng viên năm 2014 như sau: