Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao - Trung tâm đào tạo Tài năng & chất lượng cao – Trường đại học Bách khoa Hà Nội
416
968
126
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 60 Khoa Kinh tế và Quản lý
Phân tích và đánh giá theo tiêu chuẩn
Ngay từ khi còn đang học tập sinh viên CT KSCLC đã được tiếp cận với các
nhà tuyển dụng tương lai của mình. Nhà trường, Chương trình thường tổ chức các
buổi giới thiệu ngành nghề, hoặc kết hợp với các doanh nghiệp tổ chức hội chợ
việc
làm tại đó sinh viên được tiếp cận trực tiếp với các công ty, được tìm hiểu và
được
tư
vấn nghề nghiệp. Ngoài ra, Hội sinh viên, Đoàn thanh niên cũng thường xuyên tổ
chức các buổi tư vấn, các diễn đàn để sinh viên có cơ hội được phân tích, tư vấn
và
được định hướng nghề nghiệp đúng đắn nhất. Thêm vào đó, từ hai năm trở lại đây,
Trường ĐHBK HN thành lập một đơn vị chuyên trách về tư vấn việc làm và quan
hệ doanh nghiệp, là cầu nối giúp sinh viên tìm đế
n được doanh nghiệp và giúp
doanh nghiệp có thể chọn được người giỏi, người phù hợp.
Theo thống kê việc làm của sinh viên tốt nghiệp Chương trình KSCLC, tỷ lệ
sinh viên chuyển sang ngành kinh tế khác là ít (3.9%), phần lớn (96.1%) sinh
viên
làm đúng lĩnh vực được đào tạo. Sinh viên cũng có việc làm sau một thời gian
ngắn
sau khi tốt nghiệp, trình độ sinh viên được đào tạo phù hợp với yêu cầu của
doanh
nghiệp.
9 Nghiên cứu việ
c làm đầu tiên
Theo thống kê mới nhất tháng 6/2009 cho 2 khoá sinh viên vừa tốt nghiệp, tỷ
lệ sinh viên ra trường làm trong đúng lĩnh vực được đào tạo là 95.4%, chỉ có
4.6%
sinh viên làm không đúng ngành đào tạo. Có 20% trong tổ số sinh viên ra trường
đang tiếp tục học cao học quốc tế. Cũng theo thống kê, các vị trí tại doanh
nghiệp
mà sinh viên KSCLC đã đảm nhiệm là Kỹ sư hệ thống, trưởng nhóm, quản lý đào
tạo, lậ
p trình viên, chuyên viên. Các trưởng ngành và Chương trình thường xuyên
thăm dò ý kiến của cựu sinh viên về nội dung chương trình đào tạo, tình hình làm
việc sau tốt nghiệp để hoàn thiện chương trình đào tạo và thay đổi phương pháp
giảng dạy phù hợp.
2.2.4. Đánh giá chất lượng đào tạo của Chương trình KSCLC bằng khảo sát
Ở mục 2.2.2 và 2.2.3, tác giả đã phân tích đánh giá chất lượng ở đầu ra và
theo 10 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng
đào tạo của Bộ GD &ĐT. Tuy nhiên, để có
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 61 Khoa Kinh tế và Quản lý
kết quả khách quan và toàn diện hơn về chất lượng đào tạo của CT ĐT KSCLC, tác
giả sẽ tiến hành khảo sát thăm dò ý kiến từ phía SV và giảng viên (khảo sát
trong)
và từ người tuyển dụng lao động.
2.2.4.1. Đánh giá chất lượng đào tạo tại cơ sở đào tạo từ phía SV và giảng viên
Từ phía sinh viên
Mô tả phương pháp đánh giá chất lượng đ
ào tạo
Chất lượng giáo dục đào tạo là một vấn đề phức tạp do bản chất khái niệm
chất lượng mang tính đa chiều, tương đối (phụ thuộc vào “người tiêu dùng sản
phẩm”) và là một khái niệm mang tính bối cảnh. Những tiêu chí đánh giá, phản ánh
chất lượng giáo dục biến đổi theo không gian, thời gian trong các môi trường
kinh
tế (thị trường lao động), văn hoá xã hội khác nhau.
Chất lượng giáo d
ục phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực kinh tế đất nước, ý
thức văn hoá, chất lượng của người học, người dạy và các nhà quản lý cũng như
phụ thuộc vào quan niệm về một triết lý giáo dục cho số đông hay cho một thiểu
số
những người có điều kiện về kinh tế tốt hay địa vị xã hội cao hơn và phụ thuộc
vào
định h
ướng XHCN ở nước ta. Nói cách khác chất lượng được coi là đạt yêu cầu nếu
nó thoả mãn đồng thời ba đòi hỏi từ: xã hội, doanh nghiệp và người dân.
- Từ xã hội là các yêu cầu: nguyện vọng học tập của xã hội, giảm thiểu thất
nghiệp, tăng việc làm, xã hội ổn định, ít tệ nạn xã hội….
- Từ doanh nghiệp là các yêu cầu: ngành nghề, trình độ tay nghề, kỹ nă
ng làm
việc, kiến thức chuyên môn và thái độ làm việc,…
- Từ người dân: mong muốn được học tập nâng cao trình độ, được có việc
làm, có thu nhập, phát triển và nâng cao trình độ,…
Cách thức đánh giá
Từ thực tế đào tạo tại CT KSCLC, việc đánh giá chất lượng đào tạo sẽ tập
trung đánh giá ở đầu ra. Đánh giá các kết quả học tập của người học đạ
t được, kết
quả sử dụng của các doanh nghiệp và nhận xét từ các chuyên gia từ xã hội (bản
thân
người học, đối tượng giáo viên tham gia giảng dạy tại CT KSCLC, các nhà quản lý
đào tạo). Ngoài ra còn sử dụng đánh giá bên trong: đó là thăm dò ý kiến từ chính
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 62 Khoa Kinh tế và Quản lý
cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý hiện đang công tác tại trường ĐHBK Hà Nội từ đó
có những kết quả khách quan hơn và phản ánh được thực trạng của CT KSCLC
trong giai đoạn hiện nay.
Nội dung đánh giá
Sau khi có mẫu phiếu thăm dò tiến hành khảo sát đánh giá bằng cách phát
phiếu thăm dò cho các đối tượng.
- Sinh viên CT KSCLC (đang và đã tốt nghiệp), số lượng 30 phiếu.
-
Đội ngũ cán bộ giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy tại CT KSCLC và một
số cán bộ phòng ban, số lượng 30 phiếu.
- Các doanh nghiệp số lượng 28 phiếu.
- Đợt thu nhập ý kiến sinh viên về chất lượng đào tạo của CT KSCLC là một
hoạt động, là phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo tại CT KSCLC, đồng
thời cũng qua đó tìm hiểu thu thập thông tin để so sánh và kiểm chứng v
ới
kết quả đánh giá đảm bảo điều kiện chất lượng đào tạo.
Đối tượng sinh viên được tham gia đợt thu thập ý kiến, mỗi một chuyên
ngành chọn ngẫu nhiên một số lớp và của từng khoá học khác nhau để khảo sát.
Sinh viên được chọn để khảo sát là sinh viên năm cuối và một số sinh viên năm
thứ
3 và thứ 4. Bảng câu hỏi gồm 6 phần chính và một số câu hỏ
i mở liên quan đến việc
đóng góp ý kiến để nâng cao chất lượng đào tạo tại CT KSCLC. Nội dung của phiếu
thăm dò ý kiến sinh viên về chất lượng đào tạo bao gồm 06 phần chính như sau:
9 Đánh giá về mức độ tin cậy
9 Đánh giá về khả năng đáp ứng các yêu cầu của sinh viên
9 Đánh giá về mức độ đảm bảo
9 Đánh giá về mứ
c độ cảm thông và thấu hiểu
9 Đánh giá về các yếu tố hữu hình
9 Đánh giá về hình ảnh của CT KSCLC và sự hài lòng của sinh viên CT
KSCLC
Kết quả đánh giá
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 63 Khoa Kinh tế và Quản lý
Tổng số phiếu đã phát ra cho toàn bộ sinh viên của CT KSCLC là 60 phiếu,
số phiếu thu về và thực sự được sử dụng là 60 phiếu đạt tỷ lệ 100% phân bố theo
từng chuyên ngành của CT KSCLC như bảng sau:
Bảng 2.15: Tổng số phiếu khảo sát đã phát ra và nhận lại
Số phiếu khảo sát
STT Tên lớp học
Phát ra Nhận lại Tỷ lệ
1 Cơ khí hàng không 20 20 100%
2 Hệ thống thông tin và truyền thông 20 20 100%
3 Tin học công nghiệp 20 20 100%
9 Đánh giá về mức độ tin cậy
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát mức độ tin cậy về CLĐT từ phía sinh viên
Thang điểm 5
STT Tiêu chí đánh giá khảo sát
Điểm kết quả
khảo sát
1
CT KSCLC cung cấp các học phần giảng dạy như thông tin đã
cung cấp
4,12
2
Giảng viên lên lớp theo đúng thời gian quy định
4,00
3
Giảng viên cung cấp cho sinh viên đủ lượng kiến thức cần thiết
theo yêu cầu của từng học phần
4,06
4
Số lượng các môn học tại chương trình đáp ứng được nhu cầu
học tập của sinh viên
3,84
5
Nhìn chung, thời lượng giảng dạy từng học phần là đủ để có
thể lĩnh hội kiến thức của học phần đó.
3,04
6
Thứ tự các học phần trong chương trình tại CT KSCLC là hợp
lý
3,86
Thông qua bảng trên ta thấy mức độ tin cậy của sinh viên CT KSCLC về
chất lượng đào tạo với điểm số đánh giá bình quân là 3.82/5 điểm. Với 06 phát
biểu
đưa ra cho sinh viên đánh giá về thuộc tính mức độ tin cậy về chất lượng đào tạo
của CT KSCLC, nhìn chung cách trả lời của sinh viên đánh giá cho các tiêu chí
này
là khá cao, trong đó có 3 tiêu chí được đánh giá là cao nhất đều đạt được trên 4
điểm đó là CT KSCLC cung cấp các họ
c phần giảng dạy cho sinh viên, giảng viên
lên lớp theo đúng thời gian quy định, giảng viên cung cấp cho sinh viên đủ lượng
kiến thức cần thiết theo yêu cầu của từng học phần. Các tiêu chí còn lại cũng
đạt
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 64 Khoa Kinh tế và Quản lý
điểm 3.5 trong thang điểm 5 (hoàn toàn đồng ý). Chỉ riêng tiêu chí “thời lượng
giảng dạy từng học phần là đủ để có thể lĩnh hội kiến thức của học phần đó” đạt
3.04/5.
Nguyên nhân khách quan: Có những đổi mới, cải cách thường xuyên trong
giáo dục những năm gần đây và các yêu cầu từ phía xã hội có những khác biệt
trong
từng thời kỳ hội nhập kinh tế.
Nguyên nhân chủ
quan: Nhà trường - Bộ máy quản lý thay đổi, một số đối
tác thay đổi nên dẫn đến có những thay đổi nhất định. Về phía sinh viên: Chương
trình đào tạo KSCLC vẫn là một chương trình khá nặng đối với không ít các em
sinh viên đang theo học do khối lượng kiến thức lớn, các thầy cô lên lớp chỉ
cung
cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng đòi hỏi các em sinh viên phải tự học nhiều,
có
năng lực tiếp thu nhanh, tối đa chứ không phải cách học thụ động, rập khuôn cũ
và
như vậy sinh viên không đáp ứng được chương trình đào tạo nên bắt buộc phải có
một số thay đổi để phù hợp với khả năng tiếp thu của sinh viên.
Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo của CT KSCLC nhất là để nâng cao
sự tin cậy của sinh viên khi tham gia học tập tại CT KSCLC, ch
ương trình phải xây
dựng chương trình phù hợp với yêu cầu của xã hội, phù hợp với phương pháp giảng
dạy của giáo viên Việt Nam và phù hợp với khả năng của sinh viên Việt Nam.
9 Đánh giá về khả năng đáp ứng các yêu cầu của sinh viên
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về khả năng đáp ứng các yêu cầu
STT Tiêu chí đánh giá khảo sát
Điểm kết quả
khảo sát
1
CT KSCLC luôn thực hiện tốt công tác thông báo cho sinh viên
năm đầu về nhu cầu tuyển sinh vào CT KSCLC
3,70
2
Giảng viên sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của sinh viên trong
quá trình học tập
3,62
3
Các cán bộ giáo vụ luôn sẵn sàng giải đáp, xử lý các vấn đề của
sinh viên trong quá trình học tập tại CT KSCLC
3,63
4
CT KSCLC luôn kịp thời nhắc nhở sinh viên nếu có vấn đề phát
sinh trong quá trình học tập ( kỷ luật, khen thưởng …)
3,66
Bảng câu hỏi phỏng vấn đưa ra 4 phát biểu để có thể đo lường được đánh giá
của sinh viên về khả năng đáp ứng các yêu cầu của sinh viên. Trong các tiêu chí
đưa
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 65 Khoa Kinh tế và Quản lý
ra sinh viên đánh giá cao nhất đối với phát biểu về CT KSCLC luôn luôn thực hiện
tốt công tác thông báo cho sinh viên năm đầu về nhu cầu tuyển sinh và CT KSCLC
luôn luôn kịp thời nhắc nhở sinh viên nếu có vấn đề phát sinh trong quá trình
học
tập (kỷ luật, khen thưởng…), Cán bộ giáo vụ CT KSCLC luôn sẵn sàng giải đáp, xử
lý các vấn đề của sinh viên trong quá trình học tập. Với điểm số trung bình là
3.65
trên mức thang điểm 5 (tức là hoàn toàn đồng ý) ta th
ấy về khả năng đáp ứng yêu
cầu của sinh viên tại CT KSCLC đạt trên mức trung bình khá.
9 Đánh giá về mức độ bảo đảm
Bảng 2.18: Kết quả đánh giá mức độ bảo đảm về CLĐT từ phía sinh viên
STT Tiêu chí đánh giá khảo sát
Điểm kết quả
khảo sát
1
Tôi luôn cảm thấy yên tâm khi chọn CT KSCLC để theo
học
3,41
2
Giảng viên luôn có thái độ cởi mở, nhiệt tình với sinh viên
3,68
3
Các cán bộ giáo vụ luôn có thái độ nhã nhặn, lịch sự với
sinh viên trong khoa
3,62
4
Trình độ chuyên môn của giảng viên đáp ứng được yêu cầu
của môn học.
3,63
5
Trình độ sư phạm (Khả năng truyền đạt) của giảng viên
đáp ứng được yêu cầu của môn học
3,46
6
Kinh nghiệm thực tế của giảng viên tốt, hỗ trợ được cho
quá trình giảng dạy.
3,68
Tất cả 6 tiêu chí đưa ra trong phần đánh giá về mức độ đảm bảo Chương
trình đào tạo KSCLC được sinh viên đánh giá ở mức độ tích cực (Các điểm đánh
giá trung bình trên mức 3,58 trong thang điểm 5, 1 là hoàn toàn phản đối, 5 là
mức
hoàn toàn đồng ý). Trong 6 tiêu chí trên có một tiêu chí đưa ra để đo lường về
cảm
giác sinh viên yên tâm khi theo học tại CT KSCLC được đánh giá ở mức độ được
xem là đảm bảo nhất như
các tiêu chí về giảng viên luôn có thái độ nhã nhặn lịch sự
với sinh viên, trình độ chuyên môn của giảng viên đáp ứng được yêu cầu của môn
học.
9 Đánh giá về mức độ cảm thông và thấu hiểu
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 66 Khoa Kinh tế và Quản lý
Bảng 2.19: Kết quả đánh giá mức độ cảm thông thấu hiểu về CLĐT từ phía SV
STT Tiêu chí đánh giá khảo sát
Kết quả
khảo sát
1 Giảng viên rất quan tâm đến sinh viên trong lớp học 3,24
2 Giảng viên có thái độ ân cần với sinh viên trong CT KSCLC 3,38
3 Giảng viên hiểu được nhu cầu của sinh viên 3,56
4 Cán bộ giáo vụ có thái độ ân cần với sinh viên trong chương
trình CT KSCLC
3,11
5 Các cán bộ giáo vụ của CT KSCLC nắm bắt được nhu cầu của
sinh viên
3,01
6 Giờ học tập chính khoá thuận tiện cho sinh viên 3,02
7 Giờ thực hành thuận tiện cho sinh viên 3,24
Để đo lường mức độ cảm thông và thấu hiểu có 7 tiêu chí đưa ra cho sinh
viên đánh giá. Các tiêu chí trên vẫn dùng mức thang đo 5 điểm, 5 tức là hoàn
toàn
đồng ý. Nhìn chung đánh giá mức độ cảm thông và thấu hiểu này là không quá cao,
nhưng nhìn chung với mức điểm trên vẫn trung bình 3.22/5. Điểm đánh giá ở các
tiêu chí này có tiêu chí được điểm cao nhất là Giảng viên hiểu được nhu cầu của
sinh viên trong chương trình CT KSCLC, tuy nhiên cũng chỉ nhỉnh hơn mức
điểm 3
một chút. Các tiêu chí còn lại đánh giá cũng tương tự như nhau.
9 Đánh giá yếu tố hữu hình
Bảng 2.20: Kết quả đánh giá các yếu tố hữu hình về CLĐT từ phía sinh viên
STT Tiêu chí đánh giá khảo sát
Kết quả
khảo sát
1
Trang thiết bị hỗ trợ cho việc giảng dạy đầy đủ (máy chiếu, loa,
đài…)
4,31
2
Các giảng đường đáp ứng được điều kiện học tập thoải mái cho
sinh viên (Bàn ghế, ánh sáng, micro…)
4,11
3
Phòng máy tính của TT (tầng 4- D6) đáp ứng được nhu cầu của
sinh viên khi đến đây thực hành
4,03
4
Tài liệu của CT KSCLC (Tạp chí khoa học, đồ án, luận án các
khoá trước…) đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu của sinh viên
3,14
5
Giảng viên cung cấp đầy đủ bài giảng, tài liệu, giáo trình cho sinh
viên nghiên cứu học tập.
3,22
6 Văn phòng CT KSCLC được bố trí khoa học 3,63
7 Trang phục của giảng viên lịch sự gọn gàng 4,06
8 Trang phục của cán bộ giáo vụ lịch sự, gọn gàng 4,25
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 67 Khoa Kinh tế và Quản lý
Có 8 tiêu chí được nêu ra cho sinh viên đánh giá về các yếu tố hữu hình, bao
gồm trang thiết bị giảng dạy, phòng máy vi tính của CT KSCLC, tài liệu phục vụ
học tập, trang phục của giáo viên và cán bộ CT KSCLC. Các tiêu chí này được đưa
ra với thang điểm cao nhất là mức 5, có 5 tiêu chí được đánh giá cao đó là các
trang
thiết bị hỗ trợ giảng dạy, giảng đường, phòng máy tính của
TT đáp ứng được yêu
cầu của sinh viên, trang phục của các cán bộ, giáo viên lịch sự gọn gàng, đều
đạt
trên 4 điểm. Tuy nhiên có 1 tiêu chí được đánh giá không cao tại yếu tố này là
tài
liệu của CT KSCLC (Tạp chí khoa học, đồ án…) chưa đáp ứng được so với nhu cầu
của sinh viên.
Nhận xét chung về đánh giá của sinh viên đối với thuộc tính chất lượng chức
năng đào tạo của CT KSCLC. Hầu h
ết các sinh viên đều có đưa ra đánh giá, cho
điểm từng tiêu chí trong 5 thuộc tính chất lượng chức năng của từng chương trình
đào tạo tại CT KSCLC.
- Trong 5 thuộc tính cấu thành khía cạnh chất lượng chức năng được đưa ra
cho sinh viên đánh giá, có 4 thuộc tính được đánh giá với mức độ gần như
xấp xỉ nhau, đó là các thuộc tính về: Mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng các
yêu cầu, mức độ bảo đảm, mức độ cảm thông và thấu hiểu.
- Bốn thuộc tính trên được đánh giá với mức độ gần như giống nhau, có điểm
đánh giá nằm trong khoảng từ trên 3 điểm đến dưới 4 điểm, trong thang đo 5
điểm. Tính trên cả 5 thuộc tính đánh giá, thì chưa có một thuộc tính nào có
tiêu trí được đánh giá với số điểm trung bình trên 4.
-
Trong thuộc tính các yếu tố hữu hình, có 2 tiêu chí được đánh giá với số
điểm tiêu cực đó là phòng máy tính, giảng đường và trang thiết bị phục vụ
học tập. Các tiêu chí còn lại trong thuộc tính các yếu tố hữu hình được đánh
giá khá tốt, có điểm đánh giá trung bình khá cao và tương đối đồng đều nhau.
9 Hình ảnh của CT KSCLC và sự hài lòng của sinh viên.
¾ Đánh giá về hình ảnh của CT KSCLC
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 68 Khoa Kinh tế và Quản lý
Bảng 2.21: Kết quả đánh giá hình ảnh của CT ĐT KSCLC từ phía sinh viên
STT Tiêu chí đánh giá khảo sát
Kết quả
khảo sát
1 CT KSCLC là chương trình có danh tiếng trong trường 4,02
2 CT KSCLC có mô hình đào tạo hay 4,06
3 CT KSCLC có chuyên ngành đào tạo mới 3,91
4
CT KSCLC là nơi có những chuyên ngành đào tạo phù hợp với
yêu cầu của xã hội
4,04
5
CT KSCLC hỗ trợ rất tích cực cho các hoạt động của sinh viên,
đoàn thể
4,15
6 CT KSCLC có mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp 4,01
7
Thường xuyên nghe thấy tên tuổi của CT KSCLC trên các
phương tiện thông tin đại chúng
3,55
Hình ảnh của CT KSCLC là một trong những giả thuyết nghiên cứu để đo
lường chất lượng cảm nhận của sinh viên học tại đây. Có 7 tiêu chí đưa ra để
đánh
giá về hình ảnh của CT KSCLC và có thể thấy sinh viên cho rằng CT KSCLC cũng
là chương trình có danh tiếng trong trường, nhưng lại ít khi nghe thấy tên tuổi
của
CT KSCLC trên các phương tiện thông tin đại chúng. CT KSCLC có mô hình đào
tạo khá hay. Nhận định của sinh viên cho thấy Chương trình CT KSCLC hỗ trợ
một
cách rất tích cực đến các hoạt động đoàn thể xã hội, và mối quan hệ của CT KSCLC
với các doanh nghiệp được đánh giá cũng tương đối tốt.
Sở dĩ có những kết quả đánh giá trên là do đối tượng mà nghiên cứu muốn
thu thập đánh giá là sinh viên đang học tập tại CT KSCLC. Đây là góc nhìn của
sinh
viên chính quy về hình ảnh của CT KSCLC. Một thực tế là hàng năm số lượng sinh
viên theo h
ọc tại chương trình CT KSCLC không tăng lên dù CT KSCLC đang cần
sinh viên để mở thêm một ngành mới. Nguyên nhân của tình trạng đó với những lý
do khách quan như sau:
- Hiện nay học viên có nhiều sự lựa chọn các chương trình học khác nhau
- Điểm thi đầu vào của CT KSCLC đòi hỏi cao.
- Chưa quảng bá được hình ảnh của CT KSCLC một cách rộng rãi trên
phương tiện thông tin để học viên có thể nắm bắt được thông tin tuy
ển sinh
và đào tạo của CT KSCLC.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 69 Khoa Kinh tế và Quản lý
Bên cạnh số sinh viên đăng ký nguyện vọng 1 vào CT KSCLC là không đủ
chỉ tiêu tuyển chọn, nên thường phải lấy thêm sinh viên không đỗ kỹ sư tài năng
tự
nguyện chuyển sang CT KSCLC. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của
CT KSCLC, một yếu tố quan trọng để tạo nên hình ảnh của CT KSCLC.
¾ Đánh giá về mức độ hài lòng của sinh viên
Bảng 2.22: Kết qu
ả đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên
STT Tiêu chí đánh giá khảo sát
Kết quả
khảo sát
1
Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng với chất lượng đào tạo của CT
KSCLC
3,56
2
Tôi cảm thấy hài lòng với trình độ chuyên môn của giảng viên
trong CT KSCLC
3,89
3
Tôi cảm thấy hài lòng với khả năng truyền đạt của các giảng viên
trong CT KSCLC
3,86
4 Tôi cảm thấy hài lòng khi theo học tại chuyên ngành hiện tại 3,78
5 Nếu có thể làm lại, tôi sẽ học một chương trình khác 4,15
Để đánh giá mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo tại CT
KSCLC, có 5 phát biểu đưa ra để sinh viên đánh giá và cho điểm. Cũng bằng thang
đo 5 điểm, 1 là hoàn toàn phản đối, 5 là hoàn toàn đồng ý. Hầu hết các sinh viên
được phỏng vấn đã đưa ra đánh giá của mình về các tiêu chí thể hiện mức độ thoả
mãn của họ với chất lượng đào tạo của CT KSCLC.
Nhìn chung sinh viên t
ỏ ra khá hài lòng về chất lượng đào tạo của CT
KSCLC. Họ tỏ ra hài lòng với trình độ chuyên môn, trình độ sư phạm của giáo viên
giảng dạy tại CT KSCLC và hài lòng khi theo học các chuyên ngành đào tạo của CT
KSCLC, tuy nhiên nếu có thể làm lại để theo học một chương trình nào tốt hơn nữa
thì các em sinh viên vẫn muốn học chương trình khác. Có thể do chương trình đào
tạo KSCLC khá nặng, đòi hỏi sinh viên phải tập trung cao độ để học t
ập, phương
pháp học từ Châu Âu còn mới mẻ với nhiều sinh viên nên các em chưa thực sự hài
lòng với chọn lựa của mình khi theo học CT KSCLC.
¾ Cảm nhận của sinh viên về chất lượng đào tạo tại CT KSCLC
Để đo lường cảm nhận về chất lượng các chuyên ngành đào tạo trong CT KSCLC,
nghiên cứu đưa ra một câu hỏi cho sinh viên đánh giá về chất lượng từng chương