Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phân tích và xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao - Trung tâm đào tạo Tài năng & chất lượng cao – Trường đại học Bách khoa Hà Nội
399
968
126
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 30 Khoa Kinh tế và Quản lý
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ CHẤT LƯỢNG CAO
2.1 Giới thiệu chung về Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và chương trình
ĐT KSCLC
2.1.1 Tổng quan về trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội được thành lập từ ngày 06/03/1956 với
tên gọi thời kỳ đầu thành lập là Trường Đại học chuyên nghiệp Bách khoa.
Sứ mạng của Nhà trường ĐHBK được công bố năm 1999 và được chỉnh sửa
tháng 12 năm 2008 tại Hội nghị cán bộ chủ chốt đầu nhiệm kỳ 2008- 2013.
“Sứ mạng của Đại học Bách Khoa Hà Nội là đem lại cho xã hội và cộng
đồng các lợi ích với chất lượng tốt nhất từ các hoạt động đào tạo, nghiên cứu
khoa
học, chuyển giao công nghệ và dịch vụ, góp phần đắc lực vào công cuộc công
nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, giữ gìn an ninh quốc phòng và phát triển Hệ
thống Giáo dục Đại học Việt Nam”.
Thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
không chỉ là trung tâm đ
ào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, trình độ cao mà còn là trung
tâm NCKH-CGCN tiên tiến trên cả nước. Nhà trường đã tăng cường quy mô đào
tạo cả hệ Đại học và Sau Đại học, đa dạng hóa loại hình đào tạo, mở thêm ngành
và
chuyên ngành mới, đổi mới căn bản mục tiêu, nội dung chương trình và phương
thức đào tạo.
Việc xây dựng các chương trình đào tạo đặc biệt (kỹ sư
tài năng, kỹ sư chất
lượng cao, chương trình tiên tiến, Việt-Nhật…) và việc đưa vào các ngành đào tạo
hiện đại (Cơ điện tử, Kỹ thuật Y sinh, Công nghệ thông tin,…) cũng là những yếu
tố quan trọng thu hút nhiều sinh viên giỏi, đạt các giải quốc tế và quốc gia
đăng ký
xét tuyển hoặc thi tuyển vào ĐHBK Hà Nội.
2.1.2. Giới thiệu chung về Chương trình KSCLC
Chương trình Đào tạo k
ỹ sư chất lượng cao ra đời năm 1999 trong khuôn khổ
hợp tác, trao đổi về giáo dục giữa 2 Chính phủ Việt Nam và Pháp, thời gian hoạt
động mới chỉ 12 năm.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 31 Khoa Kinh tế và Quản lý
Đây là chương trình quốc gia, được giảng dạy tại 4 trường ở Việt Nam:
- IPH (Trường đại học Bách Khoa Hà Nội)
- EGC (Trường đại học Xây dựng)
- IPD (Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng)
- IPHCMV (Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh)
Hàng năm Chương trình tiến hành tuyển chọn 60 sinh viên giỏi nằm trong
tốp 20% trong số những học sinh đã trúng tuyển vào Trường ĐHBK HN để đ
ào tạo
(tỷ lệ sinh viên nữ thường chiếm khoảng 5%).
Bảng 2.1: Danh sách các trường đại học của Pháp và Việt Nam tham gia
chương trình KSCLC
STT Tên trường Ghi chú
1 ENPC
Trường Quốc Gia Cầu Đường Paris
2 ECP
Trường Trung Tâm Paris
3 ENST Bretagne
Trường Đại Học Viễn Thông Quốc Gia Bretagne -
Tập Đoàn GET
4 ENSEEIHT de Toulouse
Trường Quốc Gia Kỹ Thuật Điện, Điện Tử, Tin Học,
Thủy Lực Và Viễn Thông Toulouse- INP Toulouse
5 ENSMA
Trường Quốc Gia Cơ Khí Hàng Không
6 INPG
Viện Quốc Gia Bách Khoa Grenoble
7 INSA de Lyon
Viện Quốc Gia Khoa Học Ưng Dụng Lyon
8
Trường Trung Học Louis
Le Grand
9 IPH
Đại học Bách khoa Hà Nội
10 ESGC
Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
11 IP- Đà Nẵng
Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
12 IP HCMV
Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh
Kế thừa mối liên hệ lâu năm giữa Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và các
trường ĐH uy tín của Pháp, Chương trình đã hợp tác đào tạo với các trường và
ngành đào tạo như sau:
Bảng 2.2: Danh sách các chuyên ngành của Chương trình ĐTKSCLC:
STT Chuyên ngành Đặt tại trường
1.
Kỹ thuật Hàng không
Đại học Bách khoa Hà Nội
2.
Hệ thống thông tin và Truyền
thông
Đại học Bách khoa Hà Nội
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 32 Khoa Kinh tế và Quản lý
3.
Tin học công nghiệp
Đại học Bách khoa Hà Nội
4.
Hệ thống năng lượng và tái tạo
Đại học Bách khoa Hà Nội
5.
Hạ tầng cơ sở vận chuyển
Đại học Xây dựng Hà Nội
6.
Xây dựng đô thị
Đại học Xây dựng Hà Nội
7.
Xây dựng công trình thủy
Đại học Xây dựng Hà Nội
8.
Vật liệu tiên tiến
Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ
Chí Minh
9.
Kỹ thuật Hàng không
Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ
Chí Minh
10.
Cơ điện tử
Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ
Chí Minh
11.
Hệ thống năng lượng
Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ
Chí Minh
12.
Viễn thông
Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia Tp.Hồ
Chí Minh
13.
Sản xuất tự động
Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
14.
Tin học công nghiệp
Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng
2.2. Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo của Chương trình
Đào tạo KSCLC
2.2.1. Kết quả đào tạo của Chương trình KSCLC
- Tổng số sinh viên tuyển qua 11 khoá là 675 sinh viên.
- Tổng số sinh viên 6 khoá đã tốt nghiệp là 275 SV. (số SV đầu vào là 330)
- Thống kê của 6 khóa đã tốt nghiệp:
* Ngành HTTT&TT 113 SV chiếm 40.9%
* Ngành THCN 87 SV chiếm 31.5%
* Ngành CKHK 76 SV chiếm 27.6%
- Thống kê trên 223 sinh viên của 5 khóa từ năm 2004 đến 2008
o Làm việc tại doanh nghiệp Việt Nam 54.7%
o
Làm việc tại doanh nghiệp Pháp 21.5%
o Học cao học tại Pháp 15.2%
o Học cao học tại nước ngoài khác 5.4%
o Giảng viên 2.2%
o Học cao học trong nước 2%
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 33 Khoa Kinh tế và Quản lý
Các SV PFIEV BKHN tham gia các kỳ thi Olympíc và tham gia cuộc thi Trí
tuệ VN và đã đạt được nhiều giải. Cụ thể từ năm 2000 đã đạt các giải sau:
¾ Olympic quốc gia: Giải nhất: 13; giải nhì: 14;
¾ giải ba: 17; giải KK: 9
¾ Cuộc thi Trí tuệ Việt Nam năm 2000: đạt giải 2.
¾ Cuộc thi lập trình Pro-corn tại Nhật Bản: Giải đặc biệt cho đội BHHN
¾ Olympic trường: giải nhất: 12; giải nhì: 21; gi
ải ba: 22; giải KK: 44
Các hoạt động ngoại khoá khác các sinh viên KSCLC cũng đạt được nhiều
thành tích: Vô địch giải bóng đá trường Đại học BKHN, Giải nhì bóng đá
sinh viên khối cộng đồng pháp ngữ. Tham gia “Rung chuông vàng”.
Bảng 2.3: Thống kê tình hình tuyển sinh của CT KSCLC các năm
Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Số sinh viên 42 42 50 57 60 63 60 65 66 60
Số sinh viên nữ
2
(5%)
2
(5%)
7
(14%)
2
(4%)
5
(8%)
5
(8%)
1
(2%)
1
(2%)
0
(0%)
2
(3%)
Bảng 2.4: Bảng thống kê kết quả tuyển sinh năm học 2007-2008 và năm học
2008-2009: phân loại theo điểm đỗ vào trường đối với 60 sinh viên được tuyển.
Điểm thi đại học (/30)
Tuyển
thẳng
Thủ
khoa
từ 29
đến
29.75
từ 28
đến
28.75
từ 27
đến
27.75
từ 26
đến
26.75
từ 25
đến
25.75
Năm 2007-
2008
2 1 5 25 15 12 0
Năm 2008-
2009
0 0 3 23 16 14 4
- Sinh viên trong chương trình luôn đáp ứng đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ để đi
học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo dự án 322 của Bộ Giáo dục và đào
tạo (12 sinh viên), trong đó năm 2006 và 2007 mỗi năm có 3 sinh viên; năm 2008
và 2009 mỗi năm có 6 sinh viên. Sinh viên tham gia thực tập chuyên đề, thực tập
tốt
nghiệp tại nước ngoài như Nhật (02), Pháp (05), Thái Lan (14 sinh viên ),
Singapore
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 34 Khoa Kinh tế và Quản lý
(02), nhiều sinh viên thực tập tốt nghiệp tại trung tâm MICA. Điều này chứng tỏ
sinh viên có khả năng học tập và làm việc trong môi trường quốc tế.
Bảng 2.5: Danh sách sinh viên KSCLC đi học nước ngoài bằng học bổng
322
STT Năm Khoá Chuyên ngành Số SV Trường PHÁP
CKHK 1 ENSMA
THCN 1 INPG
1 2005 Khoá 3 K46 (2001-2006)
HTTTTT 1 INPG
CKHK 1 ENSMA
THCN 1 INPG
2 2006 Khoá 4 K47 (2002-2007)
HTTTTT 1 INPG
CKHK 1 ENSMA
THCN 1 INPG
3 2007 Khoá 5 K48 (2003-2008)
HTTTTT 1 INPG
CKHK 2 ENSMA
THCN 2 INPG
4 2008 Khoá 6 K49 (2004-2009)
HTTTTT 2 INPG
CKHK 2 ENSMA
THCN 2 INPG
5 2009 Khoá 7 K50 (2005-2010)
HTTTTT 2 INPG
CKHK 2 ENSMA
THCN 2 INPG
6 2010 Khoá 8 K51 (2006-2011)
HTTTTT 2 INPG
Tổng 27
Khi hoàn thiện đồ án tốt nghiệp, sinh viên phải bảo vệ đồ án tốt nghiệp bằng
tiếng Anh hoặc tiếng Pháp trước hội đồng hỗn hợp gồm các giáo sư Pháp và Việt.
Số sinh viên bảo đạt yêu cầu 100% trong ba năm gần đây khẳng định sinh viên có
khả năng trình bày bằng ngoại ngữ các vấn đề thuộc chuyên ngành.
Bảng 2.6: Tình hình bảo vệ tốt nghiệp trước Hội đồng hỗ
n hợp
Khoá Sĩ số Số sinh viên bảo vệ Số đạt Số không đạt
1 (1999-2004) 47 31 28 3 (6,3%)
2 (2000-2005) 44 44 42 2 (4,5%)
3 (2001-2006) 40 40 40 0
4 (2002-2007) 41 41 41 0
5 (2003-2008) 43 43 43 0
6 (2004-2009) 52 48 43 5 (10%)
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 35 Khoa Kinh tế và Quản lý
Bảng 2.7: Thống kê tình hình cựu sinh viên đến tháng 6/2009 (thống kê trên
100% sinh viên tốt nghiệp)
Năm học
1999
đến
2004
2000
đến
2005
2001
đến
2006
2002
đến
2007
2003
đến
2008
Tổng
cộng
%/tổng
sinh viên
Sĩ số
47 43 45 43 45
223
Học cao học tại Pháp
06 05 9 08 6 34 15.2%
Học cao học tại nước
ngoài khác
06 03 01 1 1 12 5.4%
Học cao học trong
nước
00 00 01 02 2 5 2%
Giảng viên
02 01 0 01
(*)
1
(*)
5
(*)
2.2%
(*)
Làm việc tại doanh
nghiệp Pháp họăc
nước ngoài
08 05 12 14 9 48 21.5%
Làm việc tại doanh
nghiệp VN
25 29 23
(*)
18 27 122
(*)
54.7%
(*)
Chờ việc
00000 0
Tổng 47 43 45 43 45 223
Ghi chú: (*) có 1 người đồng thời đang theo học cao học
2.2.2. Phân tích và đánh giá kết quả đào tạo ở đầu ra:
Trong những năm hoạt động vừa qua, Chương trình Đào tạo kỹ sư chất
lượng cao đã đạt được nhiều thành tích trong đào tạo, nâng cao chất lượng giáo
dục
trong đào tạo kỹ sư thể hiện trong các mặt sau:
+ Các chuyên ngành đào tạo của Chương trình KSCLC là những chuyên
ngành thuộc các lĩnh vực đang được ưu tiên phát triển.
+ Văn hóa quốc tế và làm chủ ngôn ngữ (trình độ tiếng Anh): Trong bối cảnh
đất nước đang trên đà hội nhập và phát triển, người kỹ sư không chỉ thành thạo
chuyên môn, họ còn phải thành thạo ngoại ngữ để có khả năng tiếp thu, phát triển
khoa học công nghệ của ngành, chuyên ngành trong phạm vi trong nước và quốc tế.
Sinh viên KSCLC khi tốt nghiệp bắ
t buộc phải có đủ chứng chỉ 2 ngoại ngữ là tiếng
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 36 Khoa Kinh tế và Quản lý
Anh và tiếng Pháp (tiếng Anh TOEFL 450 và tiếng Pháp DELF B1; hoặc tiếng Anh
TOEFL 500 và tiếng Pháp DELF A2), và phải báo cáo đồ án tốt nghiệp bằng tiếng
Anh, tiếng Pháp trước hội đồng bảo vệ tốt nghiệp hỗn hợp gồm các giáo sư Pháp và
Việt.
Trong hai năm đầu thuộc giai đoạn đại cương, sinh viên được học tiếng Anh
với khối lượng 210 giờ. Sinh viên cũng được chú trọng học tiếng Pháp trên lớp,
mỗi
học kỳ 5 giờ/tuần trong giai đoạn I, và với thời lượng 3 giờ/tuần ở giai đoạn
chuyên
ngành. Để nhận được kết quả đào tạo tốt nhất, khoa ngoại ngữ cử những giáo viên
giỏi, có kinh nghiệm nhất để giảng dạy cho chương trình. Thêm vào đó, Chương
trình còn tổ chức các lớp học buổi tối miễn phí luyện thi TOEFL cho sinh viên 2
năm cuối, nhờ đó s
ố sinh viên đạt chứng chỉ TOEFL trong 3 năm gần đây gần như
đạt 100%.
Ngoài giờ học, sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ tiếng nước ngoài. Khoa
ngoại ngữ mời một số chuyên gia bản ngữ hợp tác giảng dạy, tổ chức một số buổi
mô phỏng phỏng vấn xin việc, hoặc hướng dẫn viết thư xin việc, viết sơ yếu lý
lịch
bằng tiếng Pháp cho sinh viên năm cuố
i.
Trình độ ngoại ngữ của sinh viên ngày càng cao, điều này thể hiện ở:
- Số lượng sinh viên KSCLC tiếp tục học cao học ở nước ngoài khá cao,
chiếm 20% sinh viên tốt nghiệp.
- Số lượng sinh viên được học bổng của Đại sứ quán Pháp, của các trường
Pháp mấy năm gần đây tăng đáng kể. Trong số 28 sinh viên theo học sau đại học
tại
Pháp có 25 sinh viên nhận học bổng của Đại s
ứ quán Pháp, 2 học bổng của các
trường Pháp.
+ Mời giáo viên Pháp đến giảng dạy tại Chương trình Đào tạo kỹ sư chất
lượng cao: Hàng năm, Chương trình KSCLC đón khoảng 7 Giáo sư (GS) Pháp đến
tham gia giảng dạy chuyên đề cho sinh viên: 3 GS từ Trường INPG dạy cho sinh
viên năm thứ 4 và năm thứ 5 chuyên ngành THCN và HTTT&TT, mỗi chuyên đề
khoảng 15h; 4 GS Viện Cơ khí và Hàng không quốc gia ENSMA sang giảng dạy 4
môn học cho sinh viên năm thứ 3 và năm thứ 4 ngành CKHK, mỗi môn h
ọc 15h.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 37 Khoa Kinh tế và Quản lý
Các GS ra đề thi và chấm điểm, sinh viên nghe giảng và làm bài thi bằng tiếng
Pháp. Ngoài ra, hàng năm có các GS Pháp sang dự hội đồng bảo vệ tốt nghiệp hỗn
hợp (tiếng Anh và Pháp) và phỏng vấn sinh viên cuối năm thứ 4 của Chương trình
sang học tiếp tại các Nhà trường kỹ sư Pháp để nhận bằng kỹ sư của Nhà trường
này theo kinh phí học bổng 322 của chính phủ Việt Nam.
+ Công nghệ và đổi mới sư
phạm trong giảng dạy: Trong quá trình đào tạo,
Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao luôn chú trọng khuyến khích việc đổi
mới phương pháp sư phạm và áp dụng công nghệ trong giảng dạy. Việc sử dụng các
phương tiện giảng dạy hiện đại (như máy chiếu...) làm tăng tính trực quan sinh
động, giúp sinh viên nắm bắt nhanh kiến thức được truyền đạt.
Nhà trường cử ban nghiệp v
ụ sư phạm kỹ thuật chuyên trách việc theo dõi và
dự giờ giảng của các giảng viên, đặc biệt tổ chức các lớp giới thiệu và đổi mới
phương pháp sư phạm cho cán bộ trẻ như: giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn thảo
luận nhóm. Điều này góp phần đáng kể việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong
Nhà trường cũng như trong Chương trình Đào tạ
o kỹ sư chất lượng cao.
+ Kiểm tra kiến thức và đánh giá năng lực: Việc kiểm tra kiến thức và đánh
giá năng lực sinh viên được thực hiện dựa trên quy chế học tập của Bộ giáo dục
và
đào tạo. Cuối mỗi học kỳ, mỗi năm học, phòng Đào tạo đại học tổng kết và xếp
loại
học tập của sinh viên. Công tác tổ chứ
c thi và chấm thi được thực hiện nghiêm túc.
Các phương pháp đánh giá kiến thức mà chương trình áp dụng là kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra giữa kỳ, thi cuối kỳ, thực tập và đồ án.
Ngoài ra, mỗi học kỳ, mỗi sinh viên được đánh giá rèn luyện về mọi mặt kể
cả chuyên môn, văn hoá xã hội, rèn luyện tư tưởng đạo đức.
+ Theo dõi sinh viên/quản lý sinh viên không đỗ: Phòng Đào tạo tiến hành
xử lý kết quả h
ọc tập cuối học kỳ theo quy định đã thông báo từ đầu năm học. Kết
quả xử lý học tập được gửi về chương trình cho biết số sinh viên được lên lớp,
phải
tạm dừng, phải thôi học; chương trình thông báo kết quả này tại bảng tin đồng
thời
báo cho từng sinh viên.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 38 Khoa Kinh tế và Quản lý
+ Vị trí của thực tập trong đào tạo: Gắn lý thuyết đi đôi với thực hành là một
trong những tiêu chí quan trọng nhất trong đào tạo KSCLC. Trong thời gian học
chuyên ngành, sinh viên có 3 đợt thực tập chính:
Thực tập công nhân trong thời gian 4 tuần cuối năm thứ 3 tại trung tâm thực
hành cơ khí đối với sinh viên ngành CKHK, trung tâm thực hành vô tuyến điện của
khoa điện tử viễn thông đối với sinh viên ngành THCN, tạ
i các cơ sở nghiên cứu
đối với sinh viên ngành HTTT&TT... Kỳ thực tập cho phép sinh viên làm quen và
sử dụng các thiết bị chính trong sản xuất công nghiệp.
Thực tập chuyên ngành diễn trong thời gian 4-5 tuần vào cuối năm thứ 4. Kỳ
thực tập này được thực hiện tại các doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động liên quan
tới chuyên ngành của sinh viên theo học. Sinh viên ngành THCN có thể thực tập
tại
Viện nghiên cứu điện tử và tự
động hoá, nhà máy nhiệt điện Phả lại, công ty giấy
Bãi Bằng, nhà máy xi măng Hoàng Mai, Công ty ASEATEC, ELCOM, …Sinh viên
ngành HTTT&TT thực tập tại Tổng công ty truyền thông VNPT, công ty FPT, công
ty IBM, công ty tin học Tinh Vân... Sinh viên ngành CKHK thực tập tại trung tâm
bảo dưỡng máy bay A76 của Hãng Hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Qua đợt
thực tập chuyên ngành, sinh viên bước đầu làm quen với môi trường hoạt động của
doanh nghiệp, hiểu được những công việc thực tế và nắm bắt được những đòi hỏi cụ
th
ể đối với kỹ sư làm việc trong doanh nghiệp.
Thực tập tốt nghiệp và làm đồ án tốt nghiệp trong 22 tuần của năm thứ 5.
Những sinh viên có thiên hướng nghiên cứu và học tiếp sau đại học sẽ được ưu
tiên
làm thực tập và đồ án tốt nghiệp trong các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên
cứu
trong và ngoài trường (Trung tâm MICA, trung tâm tự động hóa HITECH, trung
tâm Phát triển và ứng dụng phần mềm DASI, Viện Thủy lợi…). Ngoài ra, các sinh
viên khác có thể thự
c tập và làm tốt nghiệp tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất với
đề tài gắn với ứng dụng thực tế. Kì thực tập và làm đồ án tốt nghiệp giúp sinh
viên
biết áp dụng và thực hành những kiến thức đã học trong một vấn đề cụ thể mang
tính nghiên cứu chuyên sâu hoặc ứng dụng thực tiễn.
Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường ĐH Bách khoa Hà Nội
Lê Thị Thanh Minh (Cao học 2008 – 2010) 39 Khoa Kinh tế và Quản lý
+ Theo dõi thực tập tại doanh nghiệp: Tất cả sinh viên khi thực tập đều có
hai cán bộ phụ trách: một thuộc doanh nghiệp có nhiệm vụ hướng dẫn trực tiếp
việc
thực tập tại cơ sở và một là giảng viên của Nhà trường phụ trách việc định hướng
và
theo dõi sinh viên trong quá trình thực tập. Trước khi bắt đầu thực tập, sinh
viên
được nhận phiếu phân công nhiệm vụ và chương trình th
ực tập cụ thể trong đó nội
dung đã được hai cán bộ phụ trách thống nhất. Tình hình thực tập trong mỗi tuần
đều được hai cán bộ phụ trách ghi vào phiếu theo dõi.
Đánh giá bao gồm kiến thức và năng lực tiếp thu được tại doanh nghiệp.
Cuối kì thực tập có buổi báo cáo kết quả thực tập tại doanh nghiệp cũng như tại
Nhà
trường. Điểm thực tập c
ủa sinh viên được đánh giá bởi hai cán bộ phụ trách đại diện
cho doanh nghiệp và cơ sở đào tạo, dựa trên các tiêu chí:
- Tính kỷ luật và đảm bảo tuân thủ thời gian thực tập
- Khả năng hòa nhập và thích nghi của sinh viên tại cơ sở thực tập
+ Điều kiện vật chất đời sống sinh viên và cung cấp dịch vụ: Ký túc xá của
Trường ĐHBK HN gồm 425 phòng cung cấp chỗ ở cho 4.200 sinh viên. Sinh viên
diện chính sách, nữ sinh, kỹ sư tài năng, kỹ sư chất lượng cao, sinh viên có
hoàn
cảnh khó khăn thuộc diện đào tạo của Trường được ưu tiên ở tại ký túc xá.
Trung tâm quản lý ký túc xá còn luôn duy trì các hoạt động văn hoá, thể thao
cho sinh viên, góp phần nâng cao kết quả học tập và rèn luyện nhân cách của sinh
viên. Phòng hội thảo (100 chỗ ngồi) được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại.
Trung tâm ký túc xá đã tổ ch
ức các hoạt động sau:
- Tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo giới thiệu ngành nghề, các buổi giới
thiệu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn tìm việc làm cho sinh viên, đại hội
và
hội nghị các liên chi đoàn, liên chi Hội các Khoa, Viện trong Trường. Tổ chức
các
buổi chiếu phim, truyền hình các trận bóng đá hay trong nước và quốc tế.
- Tổ chức các giải văn nghệ, giải thi đấu th
ể thao thu hút đông đảo sinh viên
tham gia.
+ Hỗ trợ về cơ sở vật chất: Chương trình Đào tạo kỹ sư chất lượng cao tại
ĐHBK HN đã nhận được rất nhiều sự đầu tư về cơ sở vật chất của Đại sứ quán