Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao hiệu quả quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
3,828
345
111
57
Từ ngày 01/01/2008 đến 31/8/2012, Chi cục KTSTQ đã tiến hành 136 cuộc
kiểm tra, trong đó 127 trường hợp kiểm tra tại cơ quan Hải quan, 9 trường hợp
kiểm
tra tại trụ sở doanh nghiệp. Trong quá trình KTSTQ đã phát hiện 40 trường hợp vi
phạm, trong đó chủ yếu là các vi phạm về trị giá hải quan với 18 vụ (chiếm 45%
về
số vụ vi phạm). Nhờ đó, chỉ trong vòng hơn 4 năm, Chi cục KTSTQ đã tiến hành
ấn
định thuế và truy thu số thuế lên đến hơn 18 tỷ, trong đó truy thu liên quan đến
gian
lận về trị giá hải quan là 8,56 tỷ, chiếm 45%. Gian lận về trị giá hải quan bị
lực
lượng KTSTQ phát hiện và truy thu chiếm 45% về số lượng lẫn trị giá trên tổng số
các vụ vi phạm chứng tỏ tình hình gian lận thương mại qua giá ngày càng tăng
cao.
Riêng trong năm 2008, Chi cục KTSTQ tiến hành kiểm tra 8 cuộc, phát hiện 4
trường hợp có vi ph
ạm, truy thu trên 3,8 tỷ đồng, trong đó vi phạm trong lĩnh vực trị
giá hải quan là 2 vụ, truy thu số tiền thuế trên 950 triệu, chiếm 50% về số vụ
và gần
25% về số thuế truy thu.
Năm 2009, qua kiểm tra hồ sơ của 14 doanh nghiệp, Chi cục KTSTQ phát
hiện ra 10 trương hợp gian lận thương mại qua trị giá hải quan, truy thu về cho
nhà
nước hơn 2,7 tỷ đồng. Đây là năm thực hiện KTSTQ theo chuyên đề liên quan đến
khoản phải cộng, đặc biệt là các trường hợp không cộng phí bốc dỡ tại cảng vào
trị
giá hải quan. Vì vậy, trong năm 2012, các trường hợp gian lận thương mại qua trị
giá hải quan chiếm 100% về số vụ cũng như số thuế.
Riêng trong năm 2010, Chi cục KTSTQ đã tiến hành kiểm tra 10 trường hợp,
phát hiện 7 trường hợp vi phạm, trong đó không có trường hợp nào vi phạm về trị
giá hải quan. Do đây là năm thực hiện kế hoạch kiểm tra việc áp mã số thuế của
các
doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì nên không kiểm tra các vấn đề liên quan đến trị
giá
hải quan.
Từ đầu năm 2011 đến 31/8/2012, qua kiểm tra 97 trường hợp tại cơ quan hải
quan, 5 trường hợp tại trụ sở doanh nghiệp đã phát hiện 19 vụ vi phạm, truy thu
hơn
9,5 tỷ đồng, trong đó có 6 trường hợp vi phạ
m về trị giá hải quan, truy thu hơn 8,5
tỷ đồng. Đây là giai đoạn phát hiện các gian lận về trị giá hải quan với số thuế
truy
thu lớn. Cả 6 trường hợp nêu trên đều do Chi cục KTSTQ phát hiện với hành vi
58
không khái các khoản phí bảo hiểm, phí bốc xếp vào trị giá hải quan trong một
thời
gian dài với số lượng hàng lớn. Điển hình là trường hợp truy thu đối với Công ty
cổ
phần thép Pomina 2 số tiền thuế lên đến hơn 2,3 tỷ đồng; truy thu Tổng công ty
Thép Việt Nam gần 2 tỷ đồng. Những con số trên đây đã minh chứng vai trò quan
trọng của KTSTQ trong công tác quản lý nhà nước về trị giá hải quan.
Nhìn chung, trong những năm qua, nhờ
xác định đúng trọng tâm của công
tác KTSTQ cùng với sự cố gắng của đội ngũ công chức, Chi cục KTSTQ đã khẳng
định vai trò quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về trị giá hải quan.
Ngoài
việc đảm bảo tránh thất thu cho ngân sách nhà nước, công tác KTSTQ còn là khâu
“chốt chặn” của các khâu nghiệp vụ trong thông quan, đồng thời tạo tính răn đe
đối
với các doanh nghiệp khác đang có ý định lợi dụng kẽ hở pháp luật để h
ưởng lợi bất
chính.
2.2.3.2. Các hình thức gian lận trị giá hải quan.
Gian lận trị giá hải quan được chia làm 02 nhóm cơ bản: khai thấp trị giá hải
quan và khai tăng trị giá so với giá thực thanh toán.
* Khai thấp trị giá hải quan nhằm làm giảm số thuế phải nộp:
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, nước ta luôn được lọt vào nhóm
các nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Đi liền với
đó là sự gia tăng
nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu cũng như hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, cùng với
sự
gia tăng nhập khẩu là sự gia tăng gian lận trị giá hải quan theo hướng khai thấp
trị
giá để giảm số thuế phải nộp. Đây là những gian lận phổ biến mà Cục Hải quan
tỉnh
BR-VT đang tập trung để giải quyết trong những năm qua.
Những gian lận này tập trung chủ yếu
ở các nhóm hành vi sau đây:
Thứ nhất: Sử dụng chứng từ dành riêng cho cơ quan Hải quan (for customs
purpose only) nhằm khai báo giá nhập khẩu thấp hơn giá thực thanh toán. Doanh
nghiệp và người bán lập thành 02 bộ chứng từ thương mại, trong đó có một bộ ghi
số tiền thấp hơn giá thực tế của hàng hóa. Doanh nghiệp sử dụng bộ chứng từ này
làm cơ sở để khai báo với cơ quan Hải quan và thanh toán qua ngân hàng. Song
song vớ
i đó, người nhập khẩu thực hiện việc “chuyển tiền lậu” để chuyển số tiền
59
còn thiếu cho người bán. Như vậy, doanh nghiệp xuất trình được chứng từ “thật”
(vì
chứng từ do đích thân người bán phát hành) và phù hợp với các chứng từ thanh
toán
qua ngân hàng nên cơ quan hải quan sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kiểm tra
“giá thực thanh toán” đối với các lô hàng này.
Thực tế trong những năm qua, Cục Hải quan tỉnh BR-VT đã tiến hành kiểm
tra và phát hiện nhiều trường hợp sử dụng chứng từ
dành riêng cho cơ quan hải
quan, chủ yếu là các lô hàng có trị giá lớn, thuế suất thuế nhập khẩu cao như ô
tô,
xe máy... Các hành vi gian lận này chủ yếu được phát hiện khi có sự vào cuộc của
Chi cục KTSTQ hoặc nhờ sự cung cấp giá bán tại nước xuất khẩu.
Thứ hai: Người nhập khẩu không khai báo các khoản phí phải cộng liên
quan đến lô hàng.
Theo quy định tại Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 của Chính
phủ quy định v
ề việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu,
khoản phải cộng bao gồm: Chi phí hoa hồng bán hàng và phí môi giới; Chi phí bao
bì được coi là đồng nhất với hàng hoá nhập khẩu; Chi phí đóng gói, bao gồm cả
chi
phí vật liệu và chi phí nhân công; Tiền bản quyền, phí giấy phép sử dụng các
quyền
sở hữu trí tuệ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu; Chi phí vận tải, bốc hàng, dỡ
hàng,
chuyển hàng có liên quan đến việc vậ
n chuyển hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập;
Chi phí bảo hiểm để vận chuyển hàng hoá nhập khẩu đến cửa khẩu nhập. Tuy
nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp nhập khẩu không khai báo và xuất trình hóa
đơn thanh toán các loại chi phí này. Qua công tác KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh
BR-VT đã phát hiện nhiều trường hợp gian lận, trong đó phổ biến là hành vi không
khai phí bốc xếp tại cửa khẩu nhập (phí THC – Terminal Handing Charge - Phí xếp
d
ỡ tại cảng). Chi cục KTSTQ đã tiến hành truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực Hải quan đối với các trường hợp vi phạm. Những vi phạm này
thường xảy ra đối với các trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng rời, hàng lỏng
do chi phí bốc xếp đối với loại hàng này cao hơn nhiều lần so với hàng hóa chứa
trong các container.
60
Ngoài ra, nhiều trường hợp nhà nhập khẩu không khai báo tiền bản quyển,
phí giấy phép hoặc không khai báo phần mềm để trốn thuế.
Hiện nay, khi nhập khẩu các dây chuyền công nghệ, đi kèm với những máy
móc hiện đại là những “hệ điều hành”, phần mềm điều khiển hệ thống. Những phần
mềm này là phần không thể tách rời của dây chuyền và thường chiếm tỷ lệ giá tr
ị
không nhỏ trong toàn bộ dây chuyền. Theo quy định thì đây là khoản phải cộng vào
trị giá tính thuế. Tuy nhiên, các phần mềm là sản phẩm vô hình, thường được
chuyển giao và cài đặt qua hệ thống internet nên cơ quan hải quan sẽ khó kiểm
soát
được hoạt động nhập khẩu.
Thứ ba: Doanh nghiệp lợi dụng quy định hàng giảm giá, khuyến mãi để khai
giảm trị giá tính thuế đối với các mặt hàng thuộc Danh mục rủi ro hàng nhậ
p khẩu
cấp Tổng cục, Danh mục rủi ro hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu cấp Cục. Theo quy
định tại điểm 2.2.4 khoản 2 Điều 14 Thông tư 205/2010/TT-BTC ngày 15 tháng 12
năm 2010, các trường hợp giảm giá được xem xét là khoản điều chỉnh trừ bao gồm:
giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa; giảm giá theo số
lượng hàng hóa mua bán; giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
Bằng việc khai báo khoản giả
m giá, doanh nghiệp sẽ không phải “đối mặt”
với việc “nghi ngờ” về trị giá hải quan mà vẫn hạ thấp được trị giá. Cụ thể:
doanh
nghiệp khai báo trị giá tương đương với mức giá tại Danh mục rủi ro cấp Tổng cục
và cấp Cục đồng thời kê khai khoản chiết khấu, giảm giá 5%. Như vậy, mức giá
khai báo (chưa bao gồm khoản chiết khấu, giảm giá) bằng v
ới mức giá trong Danh
mục rủi ro nên không thuộc đối tượng nghi vấn, nhưng sau khi trừ đi khoản giảm
giá thì trị giá hải quan làm căn cứ tính thuế sẽ thấp hơn. Đây là hành vi gian
lận khá
tinh vi và khó quản lý.
Tại Cục Hải quan Tỉnh, trong thời gian qua, nhiều trường hợp khai báo các
khoản triết khấu, giảm giá. Qua kiểm tra các hồ này, hầu hết liên quán đến mặt
hàng
ô tô, xe máy nhập khẩu. Doanh nghiệp thường mở hợ
p đồng nhập khẩu khoảng 100
đến 200 xe máy loại Honda Air Blade, Honda PCX từ Thái Lan hoặc 80 đến 100 xe
mô tô phân khối lớn, hoặc 5 đến 10 xe ô tô... Các trường hợp này, hồ sơ nhập
khẩu
61
thường rất chặt chẽ, thực hiện việc thanh toán qua ngân hàng hàng bằng phương
thức L/C hoặc TTR cho toàn bộ hàng hoá nhập khẩu thuộc hợp đồng mua bán. Tại
thời điểm đăng ký tờ khai, doanh nghiệp tính, nộp thuế theo giá chưa được trừ
khoản giảm giá; Nộp hồ sơ đề nghị xem xét được trừ khoản giảm giá khi hoàn thành
việc nhập khẩu và thanh toán cho toàn bộ hàng hoá thuộc hợp đồng. Vì vậ
y, khi
kiểm tra trị giá hải quan tại khâu đăng ký tờ khai, công chức được phân công
thường chuyển tham vấn để có thể kiểm tra kỹ lưỡng giá khai báo của doanh
nghiệp. Nếu chưa đủ căn cứ để bác bỏ trị giá khai báo, sau khi kết thúc hợp đồng
nhập khẩu, các Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển hồ sơ về Chi cục KTSTQ để
kiểm tra toàn diện hợp đồng giảm giá của doanh nghiệ
p. Nhờ việc kiểm tra qua
nhiều bước như vậy nên đã phát hiện nhiều vụ sai phạm, bác bỏ khoản giảm giá,
truy thu hàng trăm triệu đồng cho ngân sách nhà nước.
Thứ tư: Khi khai báo với cơ quan, người nhập khẩu khai thấp trị giá khi
không ghi số tiền đã ứng trước mua hàng hóa vào phần trị giá thanh toán của lô
hàng nhập.
Thông thường trên thực tế, khi mua hàng các nhà xuất khẩu thường yêu cầu
những nhà nhập kh
ẩu ứng trước cho họ một khoản tiền nhất định. Và khi nhà nhập
khẩu thanh toán hết toàn bộ số tiền của lô hàng thì trên hoá đơn thương mại mà
nhà
xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu chỉ ghi số tiền mà nhà nhập khẩu thanh toán sau
này, mà không ghi số tiền mà nhập khẩu đã ứng trước trên hoá đơn thương mại.
Đây là trường hợp gian lận thương mại qua trị giá hải quan mà các doanh nghiệp
sử
dụng khá nhiều, đặc biệt tại các Cục Hải quan Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương,
Đồng Nai... Tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu hiện đã phát hiện ra một vài
trường hợp nghi vấn, hiện các Chi cục Hải quan cửa khẩu đã lập hồ sơ và chuyển
về
Chi cục KTSTQ theo dõi. Dự báo trong tương lai, loại hình gian lận này sẽ có xu
hướng gia tăng, nên tại đơn vị, lãnh đạo Cụ
c Hải quan Tỉnh đã yêu cầu các công
chức ở các bước có liên quan nghiêm túc theo dõi.
Thứ năm: Lợi dụng mối quan hệ đặc biệt với người bán để thực hiện “mua
bán thỏa thuận”.
62
Đây là hành vi gian lận biến tướng của các loại hành vi trên. Bằng mối quan
hệ đặc biệt với người bán - thường là mối quan hệ công ty mẹ - công ty con, đại
lý
độc quyền của các công ty nước ngoài, doanh nghiệp nhập khẩu thỏa thuận với
người bán cung cấp hàng hóa có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng cho thị trường Việt
Nam.
Vì vậy, cơ quan Hải quan sẽ không có căn cứ “hàng giống hệt, tương tự” để làm cơ
sở
kiểm tra giá. Ví dụ điển hình là trường hợp của Công ty CP ô tô Hyundai Thành
Công nhập khẩu và phân phối xe ô tô Hyundai tại thị trường Việt Nam. Khi công
chức kiểm tra trị giá hải quan hàng nhập khẩu thì không có dữ liệu giá làm cơ sơ
so
sánh, đối chiếu. Khi tiến hành tham vấn, cơ quan hải quan đưa ra giá bán tại
nước
xuất khẩu làm cơ sở nghi vấn thì được doanh nghiệp giải thích hàng nhập khẩu của
doanh nghiệp có tiêu chuẩn kỹ thu
ật thấp hơn như hệ số an toàn, tiêu chuẩn kỹ
thuật, trang bị nội thất thấp hơn so với hàng hóa tại nước xuất khẩu nên giá
thấp hơn
là phù hợp. Vì vậy, Cục Hải quan Tỉnh chưa đủ căn cứ để bác bỏ trị giá khai báo
của doanh nghiệp và đền nghị Chi cục KTSTQ tiếp tục theo dõi và lên kế hoạch
kiểm tra trong thời gian tới.
Như chúng ta đã phân tích ở trên xu h
ướng giân lận khai thấp trị giá hàng
nhập khẩu có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn sắp tới. Tuy vậy việc cải cách
hành chính, minh bạch hóa hệ thống tài chính Việt Nam, văn hóa thanh toán hợp
đồng mua bán hàng hóa qua ngân hàng ngày càng phổ biến, cùng với sự quan tâm
lớn của Chính phủ, Bộ Tài Chính và Tổng cục Hải quan, chất lượng công chức làm
công tác trị giá ngày càng tăng, hệ thống cơ sở pháp lý phục vụ công tác đấu
tranh
chống gian lậ
n ngày càng hoàn thiện, công tác thu thập thông tin Hải quan, nghiên
cứu giá thị trường… cơ sở để công tác tham vấn giá hiệu quả hơn. Với một loạt
tín
hiệu tích cực, chúng ta tin tưởng rằng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ
sớm
giải quyết được vấn nạn trên.
* Khai tăng trị giá để tăng số thuế được hoàn hoặc tăng trị giá đầu vào:
Hiện nay, hành vi gian lận về trị giá diễ
n ra hết sức phức tạp và khó kiểm
soát. Không chỉ có hành vi khai trị giá thấp hơn trị giá thanh toán, thực tế còn
diễn
ra tình trạng khai trị giá cao hơn trị giá thực tế, đặc biệt với các máy móc tạo
tài sản
63
cố định. Điều này có vẻ trái ngược với những gì chúng ta thường nghĩ. Vậy tại
sao
doanh nghiệp lại muốn khai trị giá cao hơn trị giá thực tế? “Chìa khoá” của vấn
đề
này nằm ở việc tính khấu hao tài sản cố định.
Theo nguyên tắc kế toán, trị giá của tài sản cố định được xác định như sau:
Trị giá tài
sản cố định
(để xác định
khấ
u hao)
=
Trị giá tính
thuế hàng
nhập khẩu
+
Các khoản thuế
phải nộp (NK,
VAT, TTĐB…)
+
Các chi phí khác (chi
phí vận chuyển, chi phí
vận hành, chạy thử...)
Đối với những lô hàng nhập khẩu là máy móc tạo tài sản cố đinh, doanh
nghiệp khai trị giá cao hơn trị giá thực tế. Nhờ đó, trị giá của “khối tài sản
cố định”
đó được nâng cao; tăng số thuế nhập kh
ẩu và thuế giá trị gia tăng phải nộp (thông
thường, thuế suất thuế thuế nhập khẩu của các loại máy móc bằng 0% nên số thuế
nhập khẩu phải nộp bằng 0). Tùy theo phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
của doanh nghiệp, tuy nhiên trị giá tài sản cố định tăng lên thì khoản khấu hao
tài
sản cố định sẽ tăng. Theo quy định tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Luậ
t số
14/2008/QH12 năm 2008 thì khoản khấu hao tài sản cố định, các khoản thuế phải
nộp ở khâu nhập khẩu là chi phí hợp lý và được trừ ra khi xác định thu nhập chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, với việc khai tăng trị giá tính thuế sẽ dẫn
tới
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Hành vi khai tăng trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tạo tài sản cố định còn đặ
c
biệt nguy hiểm đối với các liên doanh kinh tế mà doanh nghiệp nước ngoài góp vốn
bằng tài sản cố định. Với việc khai tăng trị giá tài sản cố định, doanh nghiệp
nước
ngoài sẽ tăng tỷ lệ vốn góp trong liên doanh (mà trên thực tế phần vốn góp đó có
giá
trị nhỏ hơn).Vì vậy, khi chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần vốn góp, đương nhiên
doanh
nghiệp nước ngoài sẽ được chi phần l
ợi nhuận lớn hơn. Đây chính là hành vi
“chuyển giá” - một hình thức chuyển lợi nhuận ra nước ngoài rất tinh vi mà trong
xu thế phát triển kinh tế hiện nay nước ta cần hết sức cảnh giác và ngăn chặn.
Hoặc
giả trường hợp, vì khấu hao tài sản cố định quá lớn (do trị giá tài sản cố định
khai
quá cao), doanh nghiệp liên doanh lâm vào tình trạng thua lỗ “giả”. Phía doanh
64
nghiệp nước ngoài sẽ lợi dụng cơ hội này dần mua lại phần vốn góp của doanh
nghiệp nước ngoài, biến công ty liên doanh thành công ty 100% vốn nước ngoài.
Hành vi khai sai trị giá đang là vấn đề rất khó quản lý. Từ trước tới nay, công
cụ chủ yếu để cơ quan hải quan xác định căn cứ giá là cơ sở dữ liệu giá hàng hóa
đã
nhập khẩu. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu giá hàng hóa đã nhập kh
ẩu là máy móc, thiết bị
tạo tài sản cố định còn rất ít. Đồng thời, đối với các dây chuyền công nghê, máy
móc, thiết bị thì trị giá phụ thuộc vào các yếu tố như tính năng, năm sản xuất,
công
nghệ đó của năm nào?... Vì vậy, có thể tên gọi của hàng nhập đầu tư giống nhau,
nhưng việc lấy đó làm giá so sánh thì chưa đủ tính thuyết phục. Chính những điều
này khi
ến cho cơ quan hải quan Việt Nam nói chung và Cục Hải quan tỉnh BR-VT
nói riêng gặp khó khăn khi xác định trị giá hàng nhập đầu tư.
Ngoài ra, tình trạng khai tăng trị giá giải quan còn tập trung vào các mặt
hàng là nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài. Tương tự như với
việc nhập khẩu máy móc tạo tài sản cố định, việc khai tăng trị giá nguyên liệu
làm
chi phí hợp lý được trừ ra khỏi doanh thu chịu thuế tăng.
Điều này sẽ làm thu nhập
chịu thuế giảm, dẫn tới giảm số thuế TNDN phải nộp.
Tình hình gia tăng gian lận thương mại về trị giá hải quan trong thời gian tới
là điều khó tránh khỏi. Nhưng với việc phân tích, đánh giá kỹ các hành vi gian
lận
có thể xảy ra sẽ giúp Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề ra được các phương
án phòng, chống gian lận trị giá hải quan có hiệu qu
ả.
2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý trị giá hải quan tại Cục Hải
quan tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.3.1. Những mặt đạt được.
Mặc dù về thực chất, công tác quản lý trị giá hải quan theo nguyên tắc của
Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại mới bắt
đầu đi vào thực hiện từ năm 2002 nhưng cũ
ng đã đạt được những kết quả nhất định,
bao gồm:
2.3.1.1. Đối với công tác quản lý hải quan:
- Công tác quản lý trị giá hải quan đã trở thành một trong những nghiệp vụ
65
quản lý nhà nước về hải quan cơ bản, hình thành một khâu mới trong quy trình
nghiệp vụ hải quan.
Trước khi quản lý trị giá hải quan theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện
Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại, công chức hải quan chỉ
kiểm tra, đối chiếu giá khai báo của doanh nghiệp với Bảng giá tối thiểu.
Kể từ năm 2002 đến nay, công tác quản lý trị giá hải quan
đã trở thành một
khâu nghiệp vụ hải quan quen thuộc đối với công chức hải quan. Các công chức hải
quan ở các khẩu nghiệp vụ Tiếp nhận tờ khai, Phúc tập hồ sơ, KTSTQ, Chống buôn
lậu thực hiện chức năng kiểm tra, xác định trị giá theo quy định. Từ đó, công
chức
có thể xác định được mức độ chính xác, trung thực của trị giá khai báo.
- Nghiệp vụ quản lý trị giá h
ải quan tạo cho cơ quan hải quan một kênh
thông tin mới nhằm thu thập thông tin về nhân thân doanh nghiệp.
Thông qua quá trình kiểm tra giá, công chức hải quan có được nhiều tài liệu,
chứng từ, giấy tờ hay số liệu về quá trình xây dựng và phát triển của từng doanh
nghiệp, hiểu biết lịch sử hoạt động của từng đơn vị kinh doanh, biết những điểm
mạnh, điểm yếu của người khai h
ải quan trong khi khai báo trị giá hoặc khai báo hải
quan. Đây là những thông tin hết sức quan trọng để đánh giá mức độ tin cậy của
doanh nghiệp, hay nói cách khác là đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh
nghiệp, phục vụ áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro trong quản lý giá nói riêng và
quản
lý hải quan nói chung.
- Hoạt động quản lý trị giá hải quan góp phần quan trọng trong việc bảo đảm
thu đúng, thu đủ thuế vào ngân sách nhà nước.
Qu
ản lý trị giá hải quan, về cơ bản là tìm cách xác minh tính trung thực,
chính xác của trị giá khai báo. Trong trường hợp xác định được rằng trị giá khai
báo
là không trung thực, không phản ánh đúng thực tế thương mại, không phải là giá
thực thanh toán của hàng hóa mà đó phải là một mức giá khác thì cơ quan hải quan
có thể bác bỏ trị giá khai báo, yêu cầu người khai hải quan xác định lại hoặc
công
chức hải quan tự xác định rồi ấn định cho doanh nghiệ
p. Do vậy, mức thuế thu được
từ doanh nghiệp sẽ không phải là mức thuế mà doanh nghiệp đã tính toán khi khai
66
báo ban đầu. Đó phải là số thuế phản ánh chính xác hơn nghĩa vụ về kinh tế của
doanh nghiệp đối với ngân sách khi tham gia kinh doanh nhập khẩu hàng hóa. Điều
này cũng chính là mục tiêu cơ bản của thu ngân sách, là thu đúng, thu đủ và nuôi
dưỡng nguồn thu.
- Hoạt động quản lý trị giá hải quan thúc đẩy việc thực hiện các cam kết quốc
tế trong lĩnh vực hải quan và việc áp dụng các chuẩn mực quố
c tế về quản lý hải
quan, sử dụng các công cụ quản lý hải quan hiện đại.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, Việt Nam lần lượt gia nhập nhiều tổ chức
kinh tế đa phương như APEC, WTO, AFTA và ký kết các hiệp định, điều ước hợp
tác song phương và đa phương với các quốc gia, đối tác kinh tế trên thế giới.
Kết
quả của quá trình này là Việ
t Nam cam kết thực hiện hàng loạt các điều ước quốc tế
trong lĩnh vực hải quan như Công ước Kyoto sửa đổi, Hiệp định thành lập khu vực
mậu dịch tự do Asean… Hầu hết các điều ước quốc tế đều hướng đến mục tiêu tạo
thuận lợi cho giao lưu buôn bán quốc tế, giảm thiểu sự can thiệp của cơ quan hải
quan đối v
ới dòng chảy hàng hóa, cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
giữa các nước…
Kết quả là đến năm 2008, Hải quan Việt Nam đã chính thức trở thành thành
viên tham gia Công ước Kyoto sửa đổi, có hiệu lực áp dụng tại Việt Nam từ năm
2011. Hải quan Việt Nam cũng đã ký kết các văn kiện hợp tác với nhiều cơ quan
Hải quan các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Cu Ba, Hàn Quốc, Nga, Hoa Kỳ, v.v…
- Công tác quản lý trị giá hả
i quan thúc đẩy công chức hải quan học tập nâng
cao trình độ nghiệp vụ hải quan và nghiệp vụ kinh tế khác.
Để có thể chuẩn bị tốt cho một hoạt động quản lý trị giá hải quan, hoặc để
hiểu được thấu đáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kiểm tra trị giá, bắt
buộc công chức hải quan phải có kế hoạch tự mình nghiên cứu, học tập nâng cao
trình độ, bên cạnh vi
ệc tham gia những khóa đào tạo, tập huấn do Ngành cung cấp.
Do vậy, hàng loạt công chức hải quan đang làm việc trong lĩnh vực giá, thuế đã
tham gia các khóa học sau đại học, hoặc học thêm các chuyên ngành bổ trợ khác
như ngoại thương, vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, sở hữu trí tuệ, kế toán
doanh